Phương Pháp, Hình Thức Hướng Nghiệp Và  Tư Vấn Việc Làm  Cho Sinh Viên

Tư vấn, giới thiệu việc làm: thiết lập hệ thống thông tin về việc làm, khả năng đáp ứng nguồn nhân lực; Tổ chức, tham gia các cuộc giao lưu, hội thảo, hội nghị, hội chợ việc làm, sàn giao dịch việc làm của các doanh nghiệp tổ chức; Tư vấn cho người học một số kỹ năng khi tìm việc làm; Phối hợp tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn nhằm trang bị cho người học những kỹ năng cần thiết trước khi tốt nghiệp.

1.3.4. Phương pháp, hình thức hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho sinh viên

1.3.4.1. Đối với hoạt động hướng nghiệp

– Tổ chức hoạt động tư vấn nghề nghiệp trong đó có hình thức như:

+ Tư vấn trực tiếp: Là hình thức người tư vấn trực tiếp nói chuyện với sinh viên cần tư vấn.

+ Tư vấn qua điện thoại: Là hình thức người tư vấn nói chuyện với sinh viên cần tư vấn qua điện thoại.

+ Tư vấn cộng đồng: Là hình thức người tư vấn nói chuyện với tập thể sinh viên (chi hội, Câu lạc bộ…).

+ Tư vấn qua thư: Là hình thức người tư vấn trao đổi với sinh viên cần tư vấn về một vấn đề nào đó bằng lá thư.

+ Tư vấn trên phương tiện truyền thanh, bản tin, tập san của nhà trường, của Hội Sinh viên: Là hình thức trao đổi với sinh viên thông qua mục hỏi, đáp.

– Các phương pháp hướng nghiệp như Tổ chức hội thảo chuyên đề về 1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

– Các phương pháp hướng nghiệp như:

+ Tổ chức hội thảo chuyên đề về nghề nghiệp: chia sẻ kinh nghiệm về nghề nghiệp từ các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực mà sinh viên đang theo học.

+ Tổ chức chương trình ngày hội nghề nghiệp cho sinh viên vừa tốt nghiệp hoặc sinh viên đang học, giúp sinh viên tiếp cận được các cơ hội nghề nghiệp phù hợp.

+ Hỗ trợ thực tập: Kết nối giữa doanh nghiệp và sinh viên có nhu cầu thực tập, nhằm gia tăng cơ hội trải nghiệm, cọ sát thực tế, học hỏi từ thực tế doanh nghiệp.

+ Hỗ trợ việc làm: Tìm và thiết lập mối quan hệ bền vững với các doanh nghiệp để thu thập thông tin tuyển dụng, cung cấp các kỹ năng cần thiết cho sinh viên trong quá trình tìm việc.

1.3.4.2. Đối với hoạt động tư vấn việc làm

– Phối hợp với các đơn vị chức năng liên quan tổ chức tuyển dụng theo yêu cầu của các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước, bằng cách phối hợp với với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cùng với Trung tâm hướng nghiệp, Dạy nghề và giới thiệu việc làm của tỉnh nơi trường đóng tổ chức ngày hội tuyển dụng cho sinh viên để sinh viên tiếp cận với các doanh nghiệp.

– Liên lạc với các đối tác, phối hợp với các đơn vị chức năng, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài cơ sở đào tạo về các hoạt động tư vấn việc làm sinh viên. Phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cùng với Trung tâm hướng nghiệp, Dạy nghề và giới thiệu việc làm của tỉnh, mời các doanh nghiệp trên địa bàn tổ chức hoạt động hướng nghiệp, tư vấn việc làm cho sinh viên.

– Cung cấp thông tin tuyển dụng và giới thiệu việc làm cho các đối tượng sinh viên của nhà trường thông qua giáo viên chủ nhiệm, Webside của nhà trường, Đoàn thanh niên.

– Tổ chức các buổi giao lưu, hội thảo, hội nghị, hội chợ việc làm cho sinh viên.

– Xây dựng cơ sở dữ liệu về người học và chuẩn bị tốt nghiệp theo từng năm học để cung cấp cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng lao động.

– Khảo sát, thống kê về việc làm của người học sau khi tốt nghiệp để có số liệu thực tế về việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiêp: tỷ lệ sinh viên làm đúng ngành?, tỷ lệ sinh viên làm trái ngành? Từ đó có các thông tin chính xác tư vấn cho sinh viên lựa chọn ngành, nghề phù hợp với bản thân và nhu cầu của địa phương, xã hội.

– Khảo sát, đánh giá nhu cầu nguồn nhân lực và thông tin phản hồi của đơn vị sử dụng lao động về chất lượng, khả năng đáp ứng yêu cầu công việc của sinh viên đã tốt nghiệp. Tư vấn giúp sinh viên định hướng đúng đắn về nghề nghiệp và xác định được mục đích và động cơ học tập đúng đắn.

1.3.5. Yêu cầu tổ chức hoạt động hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho sinh viên

1.3.5.1. Đối với hoạt động hướng nghiệp

Cần phải đảm bảo tổ chức thực hiện hoạt động hướng nghiệp cho sinh viên trong suốt quá trình đào tạo để đảm bảo sinh viên có định hướng nghề nghiệp rõ ràng, lựa chọn được chuyên ngành học tập phù hợp theo đó đăng ký học tập phù hợp năng lực và tiến độ thực hiện chương trình đào tạo; Đồng thời giúp sinh viên nhận diện rõ yêu cầu nghề nghiệp trong tương lai.

– Tổ chức hướng nghiệp trước đào tạo:

Cần phải tổ chức hướng nghiệp trước khi đào tạo cho học sinh trong các buổi tư vấn tuyển sinh của cơ sở giáo dục. Tư vấn cho học sinh việc lựa chọn ngành phù hợp với năng lực, sở trường và nguyện vọng của bản thân, gia đình cũng như đáp ứng nhu cầu của xã hội.

– Tổ chức hướng nghiệp trong quá trình đào tạo:

Cần phải tổ chức hướng nghiệp cho sinh viên trong quá trình đào tạo như: Tổ chức hướng nghiệp cho sinh viên trong “Tuần sinh hoạt công dân” vào đầu năm học, cho sinh viên sự lựa chọn nghề nghiệp phù hợp nhất.

Tổ chức các buổi tư vấn hướng nghiệp cho sinh viên ở cấp khoa/bộ môn.

Tổ chức các buổi tư vấn hướng nghiệp cho sinh viên lồng ghép với các hoạt động của Đoàn thanh niên, Hội sinh viên,…

Tổ chức các buổi hội thảo, hội chợ tư vấn việc làm cho sinh viên theo chuyên ngành, tạo cơ hội cho sinh viên tiếp xúc với các nhà tuyển dụng giúp sinh viên tìm được việc làm hoặc nơi thực tập hướng nghiệp.

– Tổ chức hướng nghiệp sau đào tạo:

Tổ chức Ngày hội nghề nghiệp dành cho sinh viên vừa tốt nghiệp hoặc sinh viên đang học, giúp các bạn tiếp cận được các cơ hội nghề nghiệp phù hợp. Dành cho tất cả sinh viên các chuyên ngành theo nhu cầu nơi tuyển dụng.

Hỗ trợ thực tập: Tìm và thiết lập mối quan hệ bền vững với các doanh nghiệp, cơ quan tuyển dụng để gửi sinh viên thực tập nhận thức, tốt nghiệp hàng năm nhằm gia tăng cơ hội trải nghiệm, cọ sát thực tế, học hỏi từ thực tế doanh nghiệp. Tổ chức các buổi hướng dẫn sinh hoạt thực tập cho sinh viên đang học.

Tổ chức thăm quan doanh nghiệp, cơ quan tuyển dụng gia tăng hiểu biết dành cho sinh viên đang học. Tổ chức theo nhu cầu doanh nghiệp cho từng nhóm ngành cụ thể. Sẽ có thông báo trên website của Trường, Facebook sinh viên và email sinh viên.

Tổ chức những buổi giao lưu với tất cả các doanh nghiệp và các cơ quan tuyển dụng trong mọi ngành nghề để có sự cập nhật trong chương trình đào tạo, đáp ứng nhu cầu nơi tuyển dụng sinh viên.

1.3.5.2. Đối với hoạt động tư vấn việc làm

– Cần có thông tin nghề chuẩn xác: Việc tư vấn việc làm quan trọng nhất là khâu thông tin ngành nghề. Đó là việc giới thiệu cho các em về những ngành nghề cũng như loại hình sản xuất và thị trường lao động của ngành nghề đó ở cả hiện tại và tương lai. Đặc biệt trong phần tư vấn tuyển sinh cần phải trình bày rõ về nghề nghiệp ấy cần có sự đòi hỏi gì cũng như các em cần có sự hoàn thiện như thế nào để đáp ứng được trình độ nghề nghiệp mà công việc đó yêu cầu.

– Cần có sự định hướng nghề chuẩn xác: Nhà trường và các tổ chức cũng cần phải biết rõ về việc định hướng nghề chuẩn xác đối với các em. Điều này sẽ giúp cho các em có quyết định rõ ràng hơn về con đường chọn nghề nghiệp, xác định được bản thân cần phải nỗ lực như thế nào để đáp ứng được ngành nghề mà mình đã lựa chọn. Để từ đó các em có thể có sự xác định bước đầu về việc học tập của mình sao cho có được sự phù hợp nhất.

– Cần có sự tư vấn nghề đúng đắn và linh hoạt: Chắc chắn rằng không phải bất cứ em học sinh, sinh viên nào cũng giống nhau về mọi khía cạnh để được tư vấn hướng nghiệp giống nhau. Điều này đòi hỏi các nhà tư vấn cần phải đưa ra những lời khuyên một cách bổ ích, cần phải xem xét về đặc điểm của hoạt động nghề có phù hợp hay không để có sự hướng nghiệp đúng đắn. Ngoài ra khi tư vấn tuyển sinh còn đòi hỏi sự linh hoạt để đảm bảo có sự tư vấn chính xác nhất đối với từng bạn học sinh ở mỗi khía cạnh, thực trạng khác nhau.

– Cần có sự tuyển chọn nghề đúng đắn: Khi tư vấn chọn ngành nghề cần phải có những câu hỏi, nội dung đưa ra phù hợp để từ đó có sự tuyển chọn nghề đúng đắn. Cần xác định mức độ phù hợp để từ đó đưa ra những đòi hỏi và tiêu chuẩn cho từng đối tượng khác nhau.

1.3.6. Các lực lượng trong hoạt động hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho sinh viên

Các lực lượng tham gia hoạt động hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho sinh viên đó là:

Các giảng viên các khoa, bộ môn, các cán bộ, chuyên viên phòng Công tác HSSV, CBQL, cựu sinh viên, đội sinh viên tình nguyện của các trường đại học và cao đẳng giúp SV đạt được kiến thức về nghề, biết sử dụng kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết trong quá trình làm việc, trong quá trình sản xuất và hài lòng với các hoạt động khác trong cuộc sống;

Các viên chức thuộc Trung tâm Tuyển sinh – Hỗ trợ việc làm là cầu nối giữa SV với doanh nghiệp, tư vấn hỗ trợ sinh viên lựa chọn ngành nghề và tiếp cận việc làm sau khi tốt nghiệp.

Cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục – đào tạo và lao động – việc làm đưa ra các cơ chế, chính sách về giáo dục, lao động và việc làm

Các doanh nghiệp, tổ chức sử dụng lao động phối hợp với các Đoàn thể, nhà trường tổ chức ngày hội nghề nghiệp, ngày hội tuyển dụng, giải đáp các thắc mắc về ngành nghề cho sinh viên, yêu cầu của doanh nghiệp và nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp, tạo điều kiện cho sinh viên tiếp xúc thực tế công việc.

Các Hiệp hội ngành nghề, Hiệp hội doanh nghiệp và các Đoàn thể cung cấp các thông tin về nhu cầu lao động, thông tin về ngành nghề.

Phụ huynh từ những thông tin về ngành nghề trong xã hội và nhu cầu lao động xã hội, đưa ra góp ý cho SV trong lựa chọn ngành nghề; học sinh sinh viên từ những thông tin về nghề trong xã hội, đặc điểm yêu cầu của từng nghề, khả năng của bản thân đưa ra quyết định lựa chọn nghề phù hợp.

1.4. Quản lý hoạt động hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho sinh viên trường Cao đẳng

1.4.1. Lập kế hoạch hoạt động hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho sinh viên

Để lập kế hoạch hoạt động hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho sinh viên phòng Công tác HSSV phải làm các công việc sau:

* Xác định nhu cầu hướng nghiệp và tư vấn việc làm

– Tìm hiểu việc nhận thức của CBQL, GV, chuyên viên và SV về mục đích, các nội dung, phương pháp và hình thức hướng nghiệp và tư vấn việc làm : Có thể phỏng vấn hoặc khảo sát trực tiếp CBQL, GV, chuyên viên và SV về mục đích, ý nghĩa của hoạt động hướng nghiệp và tư vấn việc làm ; Tìm hiểu nhận thức của CBQL và GV về sự cần thiết phải tổ chức các hoạt động hướng nghiệp và tư vấn việc làm. Đây là những cơ sở ban đầu để tiến hành các nội dung tiếp theo.

– Tiến hành khảo sát nhu cầu hướng nghiệp và tư vấn việc làm. Trong khi khảo sát, có thể điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện, sát với hoàn cảnh thực tế. Sau khi khảo sát, tiến hành phân tích các thông tin đã thu thập được. Đánh giá nhu cầu hướng nghiệp và tư vấn việc làm, đưa ra những kết luận về các nội dung cần hướng nghiệp và tư vấn việc làm. Dựa trên kết quả phân tích, định hướng về những nội dung cần thiết phải bồi dưỡng, tiến hành triển khai trên diện rộng theo kế hoạch đặt ra.

* Xác định lực lượng tham gia làm công tác hướng nghiệp và tư vấn việc làm

– Trên cơ sở định hướng chung về hoạt động hướng nghiệp và tư vấn việc làm cần tạo điều kiện cho mỗi đơn vị, cá nhân, tập thể tham gia vào hoạt động hướng nghiệp và tư vấn việc làm bằng việc:

+ Quy định rõ ai phụ trách, ai tham gia trong mỗi công việc, địa điểm thực hiện mỗi công việc.

+ Hướng dẫn sắp xếp các công việc cần tiến hành theo một trình tự hợp lý kèm theo các biện pháp thực hiện rõ ràng, phù hợp.

– CBQL phải chủ động trong xây dựng kế hoạch tổng thể của nhà trường và chỉ đạo, giao nhiệm vụ cho đơn vị (Phòng Công tác HSSV, Đoàn thanh niên, Trung tâm Tuyển sinh – Hỗ trợ việc làm…).

* Xác định hình thức và phương pháp tổ chức hướng nghiệp và tư vấn việc làm

– Xác định hình thức và phương pháp hướng nghiệp, tư vấn việc làm cho sinh viên;

– Xác định các nguồn lực thực hiện hoạt động hướng nghiệp, tư vấn việc làm cho sinh viên;

* Xác định các điều kiện, cơ chế chính sách về tài chính, thời gian và môi trường hoạt động hướng nghiệp, tư vấn việc làm cho sinh viên;

* Xây dựng hồ sơ đánh giá SV (hồ sơ năng lực nghề nghiệp sinh viên) để đưa ra đưa ra sự tư vấn hữu ích nhất.

– Khi xây dựng kế hoạch hoạt động hướng nghiệp, tư vấn việc làm cho sinh viên; cần xác định đúng, đủ các căn cứ, đảm bảo phù hợp với các yếu tố sau:

+ Phù hợp với mục tiêu đào tạo.

+ Phù hợp với thực tế nhà trường.

+ Phù hợp với đặc điểm tâm lý sinh viên.

+ Phù hợp với thực lực đội ngũ GV và chuyên viên.

+ Phù hợp với CSVC, thiết bị nhà trường.

+ Phù hợp với các nguồn kinh phí cho hoạt động chung trong trường.

– Sắp xếp tiến độ thực thi các hoạt động sao cho phù hợp.

– Xác định biện pháp và cách thức thực hiện các hoạt động.

1.4.2. Tổ chức triển khai kế hoạch hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho sinh viên

Tổ chức thực hiện kế hoạch hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho sinh viên, phòng Công tác HSSV phải làm các công việc sau:

– Xác định các nhiệm vụ cần thực hiện để đạt được mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể.

– Tham mưu cho Hiệu trưởng trong việc hình thành cơ cấu tổ chức làm công tác hướng nghiệp và tư vấn việc làm và xác lập cơ chế phối hợp hoạt động giữa các bộ phận: Phòng CT HSSV, Trung tâm Tuyển sinh – Hỗ trợ việc làm, Khoa, Bộ môn, ĐTN, Phòng TCHC, Ban quản lý và thiết kế Web.

– Phân công người phụ trách các bộ phận, quy định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của các bộ phận và thành viên tham gia công tác hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho sinh viên. Ví dụ như, Trung tâm Tuyển sinh – Hỗ trợ việc làm thực hiện nhiệm vụ liên hệ với các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động nắm được thông tin tuyển dụng, phối hợp với Ban quản lý và thiết kế Web và các khoa, bộ môn đưa thông tin lên webside của trường và đưa thông tin đến các lớp.

Xem tất cả 122 trang.

Ngày đăng: 01/11/2021
Trang chủ Tài liệu miễn phí