Thực Trạng Nhận Thức Của Cán Bộ Quản Lý, Giáo Viên Các Trường Thcs Huyện Gia Bình, Tỉnh Bắc Ninh Về Hoạt Động Tư Vấn Hướng Nghiệp Cho Hs

cao. Năm 2012, huyện Gia Bình cùng 8 huyện thị xã, thành phố của tỉnh Bắc Ninh là tỉnh đầu tiên trong cả nước được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận hoàn thành phổ cập Giáo dục Mầm non cho trẻ 5 tuổi; năm 2017 cũng là đơn vị đầu tiên được Bộ GD&ĐT kiểm tra và công nhận phổ cập giáo dục Tiểu học, phổ cập giáo dục THCS đạt mức độ 3, xóa mù chữ đạt mức độ 2.

Chất lượng giáo dục toàn diện có chuyển biến tiến bộ rõ rệt.

Đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, cơ cấu tương đối hợp lý, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trên chuẩn cao, cơ bản đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục; 100% giáo viên có trình độ đạt chuẩn, trình độ trên chuẩn đạt 90%.

Cơ sở vật chất trường học được quan tâm đầu tư theo hướng chuẩn hoá và hiện đại, tỷ lệ phòng học kiên cố cao tầng đạt 100%, trường chuẩn Quốc gia đạt 100%; 100% các trường hoàn thành công tác Kiểm định chất lượng giáo dục; cảnh quan sư phạm của các nhà trường luôn đảm bảo xanh - sạch - đẹp.

Công tác xã hội hoá giáo dục có hiệu quả, phát huy được các nguồn lực xã hội để phát triển sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo của huyện.

Năm học 2019 - 2020 khối THCS toàn huyện có 162 lớp, 6113 học sinh (Riêng khối lớp 9 toàn huyện có 38 lớp với 1424 học sinh) với đội ngũ CBGVNV là 430 người (trong đó CBQL: 30, GV: 345, NV: 52) (nguồn: từ Kế hoạch phát triển của Phòng GD- ĐT Gia Bình và Quyết định giao chỉ tiêu biên chế công chức, viên chức và số lượng người làm việc năm học 2019- 2020).

2.3. Tổ chức khảo sát thực trạng

2.1.1. Mục đích khảo sát

Khảo sát đánh giá thực trạng nhằm xác định cơ sở thực tiễn đề xuất các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực tư vấn hướng nghiệp cho giáo viên ở các trường THCS huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.

2.1.2. Nội dung khảo sát

Luận văn khảo sát các nội dung sau:

- Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên các trường THCS huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh về hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho học sinh.

- Thực trạng bồi dưỡng năng lực tư vấn hướng nghiệp cho giáo viên các trường THCS huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.

- Thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực tư vấn hướng nghiệp cho giáo viên ở các trường THCS huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.

- Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng năng lực tư vấn hướng nghiệp cho giáo viên ở các trường THCS huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.

2.1.3. Khách thể khảo sát

- Khảo sát 100% cán bộ quản lý (hiệu trưởng, phó hiệu trưởng) của 15/15 trường THCS trong toàn huyện: 30 người.

- Khảo sát 100% đội ngũ giáo viên làm công tác chủ nhiệm khối lớp 9 ở 15/15 trường THCS trong huyện: 38 người

2.1.4. Phương pháp khảo sát và xử lý các kết quả

Sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: Phỏng vấn, đàm thoại, điều tra bằng phiếu hỏi và xử lý kết quả bằng thống kê toán học.

* Khảo sát bằng phiếu hỏi (anket)

Chúng tôi xây dựng phiếu khảo sát ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên các trường THCS với những câu hỏi đóng và mở nhằm thu thập thông tin về thực trạng vấn đề nghiên cứu.

Tổng số phiếu: 68.

* Phương pháp phỏng vấn, đàm thoại

Chúng tôi tiến hành phỏng vấn, đàm thoại với một số cán bộ quản lý và giáo viên để nắm thêm thông tin, qua đó đưa ra những nhận định chính xác hơn về vấn đề khảo sát.

* Xử lý số liệu đối với kết quả điều tra:

+ Số liệu thu được từ phiếu hỏi được chúng tôi tiến hành xử lý theo tỷ lệ

% và tính điểm trung bình để sắp xếp theo thứ bậc.

+ Điểm trung bình các mục trong các bảng được tính theo công thức:

X XiKi XiKi

Ki N


Các đại lượng trong công thức được quy định X : Điểm trung bình;

Ki :

Số người cho điểm số

X i ; N: Số người tham gia đánh giá.

+ Xác định điểm số cho các mức độ đánh giá: Trong quá trình điều tra, để lượng hoá các mức độ đánh giá, chúng tôi đã tiến hành cho điểm tương ứng với các mức độ đó, cách tính điểm được thể hiện như sau:

Về nhận

thức

Rất quan trọng

Quan trọng

Khá quan

trọng

Ít quan trọng

Không

quan trọng

Về mức độ

thực hiện

Đã thực hiện

- Tốt

Đã thực hiện

- Khá

Đã thực hiện

- TB

Đã thực hiện

- Kém

Chưa thực

hiện

Về yếu tố

ảnh hưởng

Rất ảnh hưởng

Ảnh hưởng

Phân vân

Ảnh hưởng ít

Không ảnh

hưởng

Điểm

4

3

2

1

0

3,21 - 4,0

2,41 - 3,2

1,61 - 2,4

0,81- 1,6

0 - 0,8

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.

Quản lý bồi dưỡng năng lực tư vấn hướng nghiệp cho giáo viên ở các trường trung học cơ sở huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh - 8

2.3. Kết quả khảo sát thực trạng

2.3.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên các trường THCS huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh về hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho HS

Nhận thức của giáo viên về hoạt động tư vấn hướng nghiệp trong trường THCS có ý nghĩa quan trọng. Nhận thức đúng sẽ nâng cao tinh thần trách nhiệm của người giáo viên đối với công việc, giúp họ khắc phục được những trở ngại, khó khăn trong hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho học sinh.

Chúng tôi xin ý kiến đánh giá của CBQL, GV về tầm quan trọng của mục tiêu tư vấn hướng nghiệp, yêu cầu đối với hoạt động tư vấn hướng nghiệp và yêu cầu đối với năng lực giáo viên làm công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh. Để tìm hiểu thực trạng trên, chúng tôi sử dụng phối hợp phương pháp khảo sát bằng phiếu hỏi (câu hỏi 1 - phụ lục 1), kết hợp với phỏng vấn CBQL, GV.

Kết quả khảo sát như sau:

2.3.1.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên các trường THCS huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh về mục tiêu của tư vấn hướng nghiệp cho học sinh

Bảng 2.1. Kết quả khảo sát nhận thức của CBQL, GV về mục tiêu của hoạt động tư vấn hướng nghiệp


Stt


Nội dung khảo sát

Ý kiến đánh giá


Rất

quan trọng

Quan trọng

Khá

quan trọng

Ít

quan trọng

Không

quan trọng


ĐTB

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%



1

Giúp học sinh có kiến thức về các ngành nghề

trong xã hội,


40


59


20


29


8


12


0


0


0


0


3,47


2

Giúp học sinh nắm vững có thông tin về thị trường lao động để từ đó có những dự định cho việc lựa chọn nghề

nghiệp sau THCS


50


74


18


26


0


0


0


0


0


0


3,74


3

Hỗ trợ học sinh vượt qua khó khăn, thích ứng với hoàn cảnh của một xã hội phát triển

và có nhiều thay đổi.


58


85


10


15


0


0


0


0


0


0


3,85


4

Giúp cho học sinh có cơ sở và động lực để phát huy tối đa năng lực của mình nhằm đạt được thành công trong

nghề nghiệp tương lai


25


37


23


34


20


29


0


0


0


0


3,07


5

Tăng cường sự phối hợp giữa cơ sở giáo dục với đơn vị sử dụng lao động để hoạt động giáo dục hướng nghiệp của nhà trường tiếp cận với thực tiễn và đáp ứng nhu cầu của xã

hội.


8


12


20


29


33


49


7


10


0


0


2,43


ĐTB











3,31


Nhận xét:

Kết quả khảo sát cho thấy, CBQL, GV đánh giá mục tiêu của hoạt động tư vấn hướng nghiệp ở mức độ quan trọng (ĐTB: 2,98). Tuy nhiên, với từng mục tiêu lại đánh giá ở mức độ quan trọng khác nhau.

Mục tiêu được đánh giá ở mức độ rất quan trọng là “Giúp học sinh có kiến thức về các ngành nghề trong xã hội,” (ĐTB: 3,26). Qua trao đổi với một số GV chúng tôi được chia sẻ, điều quan trong nhất đảm bảo được chất lượng của tư vấn hướng nghiệp là giáo viên phải giúp học sinh có hiểu biết về nghề trong xã hội như hiểu biết về đặc điểm lao động của nghề, cơ hội thăng tiến về nghề,.... từ đó, mới tạo yếu tố mang tính định hướng nghề cho học sinh.

Các mục tiêu còn lại được đánh giá ở mức quan trọng:

“Giúp học sinh nắm vững có thông tin về thị trường lao động để từ đó có những dự định cho việc lựa chọn nghề nghiệp sau THCS” (ĐTB: 3,10);

“Giúp cho học sinh có cơ sở và động lực để phát huy tối đa năng lực của mình nhằm đạt được thành công trong nghề nghiệp tương lai” (ĐTB: 3,07).

“Hỗ trợ học sinh vượt qua khó khăn, thích ứng với hoàn cảnh của một xã hội phát triển và có nhiều thay đổi” (ĐTB: 3,10)

Mục tiêu “Tăng cường sự phối hợp giữa cơ sở giáo dục với đơn vị sử dụng lao động để hoạt động giáo dục hướng nghiệp của nhà trường tiếp cận với thực tiễn và đáp ứng nhu cầu của xã hội” (ĐTB: 2,43) được đánh giá ở mức thấp nhất. Một số CBQL, GV cho rằng, đây là mục tiêu thứ cấp, mục tiêu chính hướng đến đối tượng thụ hưởng là học sinh.

Chúng tôi cũng khảo sát ý kiến đánh giá của CBQL, GV về chất lượng thực hiện các mục tiêu tư vấn hướng nghiệp trên thực tiễn. Kết quả khảo sát được thể hiện ở biểu đồ sau:

90


80


70


60


50


40


30

Rất quan trọng Quan trọng Khá quan trọng Ít quan trọng

Không quan trọng

20


10


0

1

2

3

4

5


Hình 2.1: Biểu đồ so sánh mức độ nhận thức và thực hiện mục tiêu hoạt động tư vấn hướng nghiệp

Qua biểu đồ trên có thể nhận thấy mức độ nhận thức cao (ĐTB: 3,54), nhưng mức độ thực hiện trên thực tế lại ở mức thấp (ĐTB: 2,67 - Khá). Bởi thực tế hiện nay việc phối hợp giữa cơ sở giáo dục phổ thông với các đơn vị sử dụng lao động để hoạt động giáo dục hướng nghiệp của nhà trường chưa có hiệu quả. Các đơn vị sử dụng lao động mới chỉ tập trung phối hợp với các trường nghề để định hướng cho người học việc lựa chọn nghề trước mắt họ chưa hướng tới tất cả các đối tượng nhất là học sinh bậc THCS. Tại các đơn vị trường học phần lớn việc này vẫn chỉ diễn ra dưới dạng 1 chiều (tức là chủ yếu nhà trường vẫn làm nhiệm vụ tư vấn hướng nghiệp là chính) cho nên việc tiếp cận với thực tiễn và đáp ứng nhu cầu của xã hội sẽ khó có thể khách quan và thiết thực.

2.3.1.2. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên các trường THCS huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh về yêu cầu đối với hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho học sinh

Bảng 2.2. Kết quả khảo sát nhận thức của CBQL, GV về yêu cầu đối với hoạt động tư vấn hướng nghiệp‌


Stt


Nội dung khảo sát

Ý kiến đánh giá


Rất quan trọng

Quan trọng

Khá quan

trọng

Ít quan trọng

Không quan

trọng


ĐTB

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%



1

Cần thay đổi những định hướng giá trị nghề nghiệp, trong đó bảo đảm kết hợp hài hoà giữa lợi ích, nhu cầu cá nhân và xã hội; cân bằng các

giá trị, lợi ích vật chất và giá trị tinh thần.


50


73,5


10


15


8


12


0


0


0


0


3,62


2

Tư vấn hướng nghiệp cho học sinh không chỉ hướng đến một nghề mà hướng đến một nhóm

nghề và rộng hơn.


48


70,6


20


29


0


0


0


0


0


0


3,71


3

Tư vấn hướng nghiệp không chỉ bó hẹp trong phạm vi đánh giá năng lực sẵn có mà phải hỗ trợ, đánh giá năng lực cá nhân

ở khía cạnh tiềm năng


20


29,4


48


71


0


0


0


0


0


0


3,29


4

Tư vấn hướng nghiệp phải giúp học sinh có khả năng đối mặt và giải quyết những khó khăn trong nghề nghiệp, giúp HS

dịch chuyển một cách tốt nhất


40


59


18


26


10


15


0


0


0


0


3,44


5

Tư vấn hướng nghiệp cần chú ý đến sự phù hợp, thích ứng

nghề nghiệp của học sinh.


20


29,4


30


44


18


26


0


0


0


0


3,03


6

Tư vấn hướng nghiệp cần quan tâm hơn đến sự say mê, hứng

thú, khám phá thế giới nghề nghiệp của học sinh.


50


73,5


18


26


0


0


0


0


0


0


3,74


7

Phải xây dựng hệ thống thông tin về hướng phát triển của các ngành nghề, dự báo về nguồn

nhân lực và thị trường lao động.


40


58,8


28


41


0


0


0


0


0


0


3,59


ĐTB











3,41

Nhận xét:

Kết quả khảo sát cho thấy, CBQL, GV đánh giá yêu cầu đổi mới của hoạt động tư vấn hướng nghiệp ở mức độ rất quan trọng (ĐTB: 3,41). Tất cả các yêu cầu đều được đánh giá ở mức độ quan trọng và rất quan trọng, điều này cho thấy CBQL và GV đều nhận thức được những yêu cầu đổi mới của hoạt động tư vấn hướng nghiệp hiện nay.

Những yêu cầu được đánh giá cao, đòi hỏi hoạt động bồi dưỡng năng lực tư vấn hướng nghiệp cho giáo viên cần có sự lưu ý, điều chỉnh là:

Tư vấn hướng nghiệp cần quan tâm hơn đến sự say mê, hứng thú, khám phá thế giới nghề nghiệp của học sinh (ĐTB: 3,74)

Tư vấn hướng nghiệp cho học sinh không chỉ hướng đến một nghề mà hướng đến một nhóm nghề và rộng hơn. (ĐTB: 3,71)

Cần thay đổi những định hướng giá trị nghề nghiệp, trong đó bảo đảm kết hợp hài hoà giữa lợi ích, nhu cầu cá nhân và xã hội; cân bằng các giá trị, lợi ích vật chất và giá trị tinh thần. (ĐTB: 3,62)

Những yêu cầu này xuất phát từ thực tế hoạt động tư vấn hướng nghiệp hiện nay ở trường THCS huyện Gia Bình còn chưa thật hiệu quả, chưa xuất phát từ những nhu cầu tìm hiểu của học sinh. Trong bối cảnh phát triển xã hội hiện nay, tư vấn hướng nghiệp không chỉ nhằm mục đích giúp học sinh chọn một nghề, mà chọn lĩnh vực nghề nghiệp phù hợp với bản thân, gia đình, xã hội. Chính từ đó, CBQL, GV nhận thức được yêu cầu đối với hoạt động tư vấn hướng nghiệp cần có sự thay đổi “Tư vấn hướng nghiệp cho học sinh không chỉ hướng đến một nghề mà hướng đến một nhóm nghề và rộng hơn”.

Ngày đăng: 18/02/2023