Bồi Dưỡng Năng Lực Tư Vấn Hướng Nghiệp Cho Giáo Viên

d. Hướng nghiệp qua hoạt động ngoại khoá:

Hoạt động ngoại khóa có khả năng hướng nghiệp to lớn. Thông qua hoạt động ngoại khóa, học sinh có thể thu nhận được những thông tin về các ngành nghề, về nhu cầu nhân lực của xã hội; qua các hình thức sinh hoạt ngoại khóa, sự phát triển năng khiếu cũng như sự phân hóa năng lực sẽ diễn ra rất mạnh, đồng thời các em cũng có điều kiện thử sức mình với những ngành nghề mà các em định chọn, nhờ đó giúp cho khuynh hướng nghề nghiệp ngày càng rõ, càng chính xác.

Có nhiều hình thức hoạt động ngoại khóa về hướng nghiệp ở trong và ngoài nhà trường:

+ Xây dựng các tổ ngoại khóa, đặc biệt là các tổ ngoại khóa về kỹ thuật, nhằm phát triển hứng thú học tập và hứng thú nghề nghiệp của học sinh.

+ Xây dựng góc hoặc phòng hướng nghiệp.

+ Tổ chức cho học sinh đọc sách báo, nghe đài, xem ti vi, xem phim..., tận dụng các phương tiện thông tin đại chúng phục vụ giáo dục hướng nghiệp.

+ Có thể tổ chức cho học sinh tham gia các trò chơi hướng nghiệp giúp các em làm quen dần với hoạt động nghề nghiệp của xã hội.

+ Động viên học sinh tích cực tham gia hoạt động hướng nghiệp của các đoàn thể, của cơ sở sản xuất, các cơ sở giáo dục ở ngoài nhà trường tổ chức.

Các con đường hướng nghiệp nêu trên có mối quan hệ khăng khít, hỗ trợ lẫn nhau, vì thế khi tổ chức hoạt động GDHN trong trường học, cần phải tiến hành đồng bộ các con đường hướng nghiệp đã nêu trên.

Như vậy: Quản lý giáo dục hướng nghiệp là quá trình tiến hành những hoạt động khai thác, lựa chọn, tổ chức và thực hiện các nguồn lực, các tác động của chủ thể quản lý theo kế hoạch chủ động và phù hợp quy luật khách quan để gây ảnh hưởng đến các thành tố của giáo dục hướng nghiệp nhằm tạo ra sự thay đổi hay tạo ra hiệu quả cần thiết của giáo dục hướng nghiệp trong môi trường kinh tế- xã hội

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.

1.2.4. Năng lực tư vấn hướng nghiệp

* Năng lực

Quản lý bồi dưỡng năng lực tư vấn hướng nghiệp cho giáo viên ở các trường trung học cơ sở huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh - 5

Thuật ngữ năng lực (Competency) có nguồn gốc tiếng Latin “Competentia”. Ngày nay, khái niệm năng lực được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Năng lực được hiểu như sự thành thạo, khả năng thực hiện của một cá nhân đối với công việc. Bên cạnh sự khác nhau về nhu cầu, hứng thú, tính tình, khí chất... Con người còn khác nhau về năng lực, thể hiện được sự khác biệt rõ nét giữa cá nhân này và cá nhân khác, mỗi cá nhân có những năng lực nhất định và sự khác biệt về năng lực của mỗi cá nhân tạo nên một bức tranh nhân cách riêng.

Theo tác giả Stephen P. [Dẫn theo 21] “Năng lực là khả năng vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng, thái độ và hứng thú để hành động một cách phù hợp và có hiệu quả trong các tình huống đa dạng của cuộc sống”.

Theo tác giả Nguyễn Quang Uẩn: “Năng lực là tổng hợp những thuộc tính độc đáo của mỗi cá nhân phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định nhằm đảm bảo việc hoàn thành có kết quả tốt trong lĩnh vực hoạt động ấy” [Error! Reference source not found.].

Tác giả Trần Khánh Đức: “Năng lực là khả năng tiếp nhận và vận dụng tổng hợp có hiệu quả mọi tiềm năng của con người (tri thức, kỹ năng, thái độ, niềm tin để thực hiện một công việc hoặc đối phó với một tình huống, trạng thái nào đó trong cuộc sống và lao động nghề nghiệp” [11].

Như vậy, năng lực là khả năng hoàn thành nhiệm vụ đặt ra, gắn với một loại hoạt động cụ thể nào đó. Nó là một yếu tố của nhân cách nên mang dấu ấn cá nhân, thể hiện tính chủ quan trong hành động và được hình thành theo quy luật hình thành và phát triển nhân cách, trong đó tính tích cực hoạt động và giao lưu của cá nhân đóng vai trò quyết định.

Về mặt bản chất năng lực được tạo nên bởi các thành tố: Kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, các yếu tố này không tồn tại riêng mà hòa quyện, đan xen vào

nhau. Do đó năng lực ở mỗi con người có được nhờ vào sự kiên trì học tập, rèn luyện và tích lũy kinh nghiệm của bản thân trong hoạt động thực tiễn.

* Tư vấn hướng nghiệp

Tư vấn - trong tiếng Anh là Consultation - được xem như quá trình tham khảo về lời khuyên hay sự trao đổi quan điểm về vấn đề nào đó để đi đến một quyết định. Tư vấn trong từ điển tiếng Việt được định nghĩa như là sự phát biểu ý kiến về những vấn đề được hỏi đến, nhưng không có quyền quyết định. Hoạt động này phần nhiều diễn ra dưới dạng hỏi và đáp [Error! Reference source n ot found.].

Tác giả Vũ Dũng cho rằng "tư vấn được định nghĩa là sự phán quyết, khẳng định của chuyên gia với tư cách một lời khuyên giúp cho chủ thể giải quyết một vấn đề nào đó. Tư vấn được hiểu là quá trình tìm hiểu vấn đề của khách hàng, đưa ra các giải pháp và lời khuyên để họ có khả năng tự quyết định một phương án hành động tốt nhất. Hiểu theo cách này tư vấn không chỉ giúp cá nhân nâng cao hiểu biết, mà còn là sự hướng dẫn để giúp cá nhân đưa ra được sự lựa chọn tốt nhất cho vấn đề của họ. Với cách tiếp cận này thì tư vấn chính là quá trình đưa ra giải pháp giúp đối tượng được tư vấn giải quyết vấn đề mình đang gặp phải" [dẫn theo 18].

Việt Nam, khái niệm tư vấn hướng nghiệp đã được một số tác giả đề cập đến với nội hàm rộng hẹp khác nhau.

Theo tác giả Nguyễn Văn Hộ: “Tư vấn hướng nghiệp là một hoạt động thông tin nhằm đáp ứng nhu cầu của một cá nhân hay của một nhóm người muốn hiểu biết về một đối tượng, hoạt động nghề mà họ chưa có điều kiện tiếp cận một cách cặn kẽ và hoàn chỉnh” [20].

Theo tác giả Đặng Danh Ánh: “Tư vấn nghề (hướng nghiệp) được hiểu là hệ thống các biện pháp tâm lý - giáo dục và y học nhằm phát hiện và đánh giá nhân cách của học sinh, giúp các em chọn nghề trên cơ sở khoa học. Nói cách khác, tư vấn nghề là việc đối chiếu yêu cầu của nghề, yêu cầu của thị trường lao động với hứng thú, khuynh hướng của học sinh rồi cho các em lời

khuyên nên học nghề nào thì phù hợp” [1].

Tư vấn hướng nghiệp có thể được hiểu như một hoạt động thông tin nhằm giúp HS nâng cao nhận thức, hiểu biết về thị trường việc làm, huy động nghề và lĩnh vực nghề riêng biệt. Trên cơ sở đó giúp cho HS có những định hướng và lựa chọn một cách phù hợp sau khi tốt nghiệp THCS, tránh tình trạng lựa chọn theo cảm tính dẫn đến sự không phù hợp về khả năng của HS và yêu cầu của nghề từ đó kéo theo nhiều hệ lụy khác.

Tư vấn hướng nghiệp là một hoạt động có đối tượng, trong đó chủ thể là một cá nhân hay một tổ chức có kinh nghiệm nắm vững một hoạt động nào đó. Chủ thể tư vấn là nơi thu nhận, sàng lọc, chuyền tải thông tin nghề và có khả năng ứng xử với đối tượng để thỏa mãn nhu cầu của đối tượng tư vấn ở mức độ cần thiết. Mối quan hệ giữa chủ thể tư vấn và đối tượng tư vấn là mối quan hệ tác động, cải biến, trong đó chủ thể tư vấn ở vị trí tạo nên sự tác động nhờ việc chuyển tải thông tin, phân tích, khuyên nhủ. Đối tượng tư vấn ở vị trí của những người được cải biến nhờ việc tiếp nhận những thông tin chưa rõ ràng hoặc thiếu hụt. Kết quả cuối cùng của tư vấn có thể là những chuyển biến về nhận thức của đối tượng về nghề và cũng có thể là sự thay đổi những quyết định lớn của cuộc đời.

* Năng lực tư vấn hướng nghiệp của giáo viên

Đối với lứa tuổi học sinh THCS hoạt động hướng nghiệp là hoạt động chủ đạo đặc biệt với học sinh lớp 9. Lúc này các em đang đứng trước nhiều con đường lựa chọn về nghề nghiệp cho tương lai. Đa số các em chưa định hướng được nghề nghiệp cho bản thân, hầu hết các em đều lựa chọn học tiếp lên THPT, chưa nhiều em chọn các trường nghề sau THCS. Ở lứa tuổi này việc lựa chọn cho mình trường học sau THCS còn thiên về cảm tính và bị những yếu tố bên ngoài hay cha mẹ, bạn bè… chi phối nên không tránh khỏi được việc dự định không phù hợp với năng lực, tính cách của bản thân từ đó dẫn đến sự không phù hợp với khả năng của minh, sự chán nản thất vọng. Chính vì vậy GV là

người cần trang bị cho mình đầy đủ các kiến thức về thế giới nghề nghiệp cũng như những năng lực tư vấn hướng nghiệp để có thể sẵn sàng tư vấn cho học sinh.

Năng lực tư vấn hướng nghiệp được hiểu là tổ hợp các đặc điểm tâm lý của nhân cách người giáo viên, vận dụng linh hoạt kiến thức, kinh nghiệm về thế giới nghề nghiệp của giáo viên để đưa ra những hỗ trợ tích cực cho HS trong quá trình tìm hiểu, lựa chọn học tiếp THPT hay theo học trường nghề, giúp các em lựa chọn được trường phù hợp với trình độ, năng lực, đặc điểm tâm lí của học sinh cũng như nhu cầu của xã hội.

1.2.5. Bồi dưỡng năng lực tư vấn hướng nghiệp cho giáo viên

Theo Đại Từ điển tiếng Việt: Bồi dưỡng là làm cho tăng thêm năng lực hoặc phẩm chất [Error! Reference source not found.].

Theo Từ điển Giáo dục học [19] “bồi dưỡng (nghĩa hẹp) là trang bị thêm các kiến thức, kỹ năng nhằm mục đích nâng cao và hoàn thiện năng lực hoạt động trong các lĩnh vực cụ thể”.

Trong giáo dục và đào tạo, bồi dưỡng là một trong ba quá trình giáo dục nối tiếp và xen kẽ nhau gồm đào tạo, bồi dưỡng và đào tạo lại. Như vậy, bồi dưỡng được hiểu là một dạng đào tạo đặc biệt, về bản chất bồi dưỡng là con đường đi tiếp của đào tạo và đối tượng của bồi dưỡng là hướng vào những người đang đương nhiệm trong các cơ quan giáo dục hoặc trong các nhà trường. Các quan niệm về bồi dưỡng trong giáo dục như sau:

Theo tác giả Nguyễn Minh Đường, bồi dưỡng là làm cho tăng thêm năng lực phẩm chất, gồm có “Bồi dưỡng cán bộ, bồi dưỡng đạo đức, bồi dưỡng giáo viên...”, “Bồi dưỡng là làm cho tốt hơn, giỏi hơn”, “Bồi dưỡng có thể coi là một quá trình cập nhật kiến thức và kỹ năng còn thiếu hoặc đã lạc hậu trong một cấp học, bậc học và thường được xác nhận bằng một chứng chỉ” [12].

Theo tác giả Phạm Minh Hạc, bồi dưỡng giáo viên chỉ việc nâng cao, hoàn thiện trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho các GV đang dạy học. Trong

quá trình hoạt động nghề nghiệp của mình, sau một thời gian phát triển khoa học, kỹ thuật và tri thức của con người, những kiến thức, kỹ năng mà người GV nhận được trước đây trong nhà trường đã trở nên lạc hậu, GV cần cập nhật thêm những tri thức mới về các lĩnh vực nghề nghiệp của mình nhằm nâng cao trình độ mọi mặt cho đội ngũ GV đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của sự nghiệp “trồng người” [16].

Nguyễn Minh Đường quan niệm bồi dưỡng là quá trình cập nhật kiến thức và kỹ năng còn thiếu hoặc đã lạc hậu trong một cấp học, bậc học và thường được xác nhận 21 bằng một chứng chỉ [12].

Như vậy, bồi dưỡng là quá trình bổ sung kiến thức, kỹ năng (nội dung liên quan đến nghề nghiệp) để nâng cao trình độ trong một lĩnh vực hoạt động chuyên môn nhất định giúp khách thể bồi dưỡng có cơ hội củng cố, mở mang, nâng cao kiến thức và nhờ đó nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động nghề nghiệp của mình.

Bồi dưỡng GV thường liên quan đến vấn đề sau [23]:

1) Khi kiến thức và kỹ năng của người GV nhận được khi được đào tạo trong nhà trường đã trở nên lạc hậu trước sự phát triển của tri thức;

2) Nhu cầu của nhà trường hoặc của GV trong việc nâng cao năng lực GV nhằm đáp ứng chất lượng GD của nhà trường;

3) Yêu cầu của xã hội đối với GV trong việc đạt được 1 chuẩn nghề nghiệp nhất định. Chuẩn nghề nghiệp không cố định, được nâng lên theo thời gian nên việc bồi dưỡng theo chuẩn nghề nghiệp là quá trình liên tục;

4) Chủ trương và kế hoạch thay đổi mục tiêu đào tạo, chương trình, nội dung GD và SGK;

Bồi dưỡng năng lực tư vấn hướng nghiệp cho GV là quá trình tổ chức cho giáo viên cập nhật, bổ sung các tri thức về hoạt động tư vấn hướng nghiệp, các kĩ năng sư phạm, khả năng vận dụng thực tiễn để nâng cao năng lực tư vấn

hướng nghiệp của đội ngũ GV, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

Bồi dưỡng năng lực tư vấn hướng nghiệp có thể coi là hoạt động đào tạo lại nhằm đổi mới, cập nhật kiến thức và kĩ năng chuyên môn, nâng cao nghiệp vụ sư của người giáo viên.

1.2.6. Quản lý bồi dưỡng năng lực tư vấn hướng nghiệp cho giáo viên

Từ những quan niệm trên về quản lí và bồi dưỡng năng lực tư vấn hướng nghiệp cho GV, chúng tôi đưa ra khái niệm về quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực tư vấn hướng nghiệp cho giáo viên làm cơ sở cho việc triển khai nghiên cứu đề tài như sau: Quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực tư vấn hướng nghiệp là tổng thể các biện pháp có chủ đích có kế hoạch của chủ thể quản lí (hiệu trưởng) được tiến hành một cách hợp quy luật đối với hoạt động bổ sung tri thức và kĩ năng tư vấn hướng nghiệp cho giáo viên nhằm đạt mục tiêu, yêu cầu đề ra trong điều kiện có những vận động, biến đổi của môi trường giáo dục.

1.3. Những vấn đề cơ bản về bồi dưỡng năng lực tư vấn hướng nghiệp cho giáo viên Trung học cơ sở

1.3.1. Hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho học sinh trung học cơ sở và yêu cầu đối với giáo viên làm công tác hướng nghiệp

Mục tiêu của tư vấn hướng nghiệp cho học sinh ở trường THCS là:

- Học sinh có kiến thức về các ngành nghề trong xã hội, từ đó giúp học sinh chủ động, sáng tạo trong học tập, học tập có sự định hướng rõ ràng.

- Học sinh nắm vững có thông tin về thị trường lao động để từ đó có những dự định cho việc lựa chọn nghề nghiệp sau THCS và tìm được việc làm phù hợp.

- Hỗ trợ học sinh vượt qua khó khăn, thích ứng với hoàn cảnh của một xã hội phát triển và có nhiều thay đổi.

- Học sinh có cơ sở và động lực để phát huy tối đa năng lực của mình nhằm đạt được thành công trong nghề nghiệp tương lai, xây dựng được cuộc sống tốt đẹp cho bản thân.

- Tăng cường sự phối hợp giữa cơ sở giáo dục với đơn vị sử dụng lao động để hoạt động giáo dục hướng nghiệp của nhà trường tiếp cận với thực tiễn

và đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Như vậy, mục tiêu của tư vấn hướng nghiệp không chỉ giúp học sinh lựa chọn nghề nghiệp phù hợp mà còn định hướng tương lai cho các em. Trong xã hội phát triển, hoạt động tư vấn hướng nghiệp trong các nhà trường cần có sự đổi mới như sau:

- Cần thay đổi những định hướng giá trị nghề nghiệp, trong đó bảo đảm kết hợp hài hoà giữa lợi ích, nhu cầu cá nhân và xã hội; cân bằng các giá trị, lợi ích vật chất (thu nhập, lương bổng, đãi ngộ...) và giá trị tinh thần (thỏa mãn, sự hứng thú, say mê công việc…). Tư vấn hướng nghiệp cho học sinh THCS là tư vấn hướng đến thế giới việc làm, không chỉ hướng đến một nghề mà hướng đến một nhóm nghề và rộng hơn. Đồng thời cũng chuẩn bị tâm thế cho học sinh phải linh hoạt, đa dạng, có khả năng thích ứng cao…

- Một điều cần lưu ý là năng lực của con người tiếp tục được hình thành trong quá trình hoạt động nghề nghiệp. Tư vấn hướng nghiệp không chỉ bó hẹp trong phạm vi đánh giá năng lực sẵn có mà phải hỗ trợ, đánh giá năng lực cá nhân ở khía cạnh tiềm năng và tiến hành thẩm định, tổng kết năng lực, kỹ năng của người lao động. Trong bối cảnh xã hội phát triển nhanh về mọi mặt, tư vấn hướng nghiệp phải giúp con người đối mặt và giải quyết những khó khăn trong nghề nghiệp, giúp họ dịch chuyển một cách tốt nhất.

- Tư vấn hướng nghiệp không chỉ chú ý đến sự phù hợp, thích ứng nghề nghiệp mà cần quan tâm hơn đến sự say mê, hứng thú, khám phá thế giới nghề nghiệp. Hướng nghiệp phải hướng đến mục tiêu, thực hiện bốn trụ cột của giáo dục hiện đại theo tinh thần của UNESCO là: học để biết (Learning to know); học để làm (Learning to do); học để chung sống với nhau (Learning to live together); học để tồn tại (Learning to be).

- Phải xây dựng hệ thống thông tin về hướng phát triển của các ngành nghề, dự báo về nguồn nhân lực và thị trường lao động. Hoạt động tư vấn hướng nghiệp không chỉ theo những quy tắc cứng nhắc mà cũng đòi hỏi phải thay đổi

Xem tất cả 140 trang.

Ngày đăng: 18/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí