Quản Lý  Hoạt Động Hướng Nghiệp , Tư Vấn Việc Làm

Tư vấn là một tiến trình, là sự tương tác, là nguồn tiềm năng (năng lực) và sự tự quyết. Các vấn đề xã hội là một tiến trình, cần phải có thời gian quan sát, theo dõi không chỉ trong quá trình tư vấn, mà cả sau khi đã làm tư vấn; là tiến trình giúp thân chủ và nhà tư vấn phát triển (nhận thức,..); là quá trình hướng tới đạo lý làm người; là quá trình không được làm hộ thân chủ.

Tư vấn là một tiến trình tương tác nhằm giúp thân chủ hiểu được vấn đề 1

Tư vấn là một tiến trình tương tác nhằm giúp thân chủ hiểu được vấn đề của mình và khơi dậy tiềm năng để thân chủ tự giải quyết vấn đề của mình. Sự tương tác được thực hiện thông qua việc đối thoại giữa nhà tư vấn và thân chủ, qua đó thân chủ hiểu được hoàn cảnh khó khăn của mình, cảm nhận được vai trò của họ trong việc giải quyết vấn đề của họ. Quá trình này đòi hỏi các thân chủ phải tích cực hợp tác với nhà tư vấn, và phải có sự trung thực từ hai phía thân chủ và nhà tư vấn.

Nguồn tiềm năng là quá trình nhà tư vấn phải khơi gợi được tiềm năng của thân chủ, giúp thân chủ làm chủ được cảm xúc và thích nghi được với hoàn cảnh của mình. Đây là quá trình khích lệ, động viên các thân chủ, cùng thân chủ làm rõ tiềm năng mà họ có, giúp thân chủ mạnh lên, dám nghĩ, dám làm, tự giải thoát khỏi khó khăn của mình.

Sự tự quyết là giúp thân chủ tự chịu trách nhiệm về cuộc đời mình, tự tìm ra cách giải quyết, nhà tư vấn chỉ soi sáng các vấn đề, khơi gợi các vấn đề.

Tư vấn để ý thức về mình, ý thức về thực tại, đặc biệt hiểu biết về cách phòng vệ, cách thức mà bản thân và người khác thường dùng để phản ứng lại với những tác động xung quanh.

Tư vấn để thống nhất trong con người (cảm xúc, hành vi…). Nghề tư vấn không chỉ dựa vào kỹ năng mà còn phải dựa vào tiềm năng (hệ thống thái độ…).

Tư vấn để thích nghi với môi trường, thích nghi với công việc.

Tư vấn để có thể đưa ra quyết định đúng đắn và vững vàng. Trong đề tài này sử dụng cách hiểu tư vấn là hoạt động thu thập, xử lý thông tin, vận dụng kiến thức chuyên môn, phát hiện vấn đề, đề xuất giải pháp, phương án, lập dự án và giám sát đánh giá do các tổ chức chuyên môn, cá nhân thực hiện độc lập, khách quan theo yêu cầu của người sử dụng tư vấn.

1.2.4.2. Việc làm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

Đứng trên các góc độ nghiên cứu khác nhau, người ta đã đưa ra rất nhiều định nghĩa nhằm làm sáng tỏ: “Việc làm là gì”. Và ở các quốc gia khác nhau do ảnh hưởng của nhiều yếu tố (như điều kiện kinh tế, chính trị, luật pháp…) người ta quan niệm về việc làm cũng khác nhau. Chính vì thế không có một định nghĩa chung và khái quát nhất về việc làm.

Theo Điều 9, Bộ luật Lao động 2012: “Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm”.

Như vậy, một hoạt động được coi là việc làm khi có những đặc điểm sau: Đó là những công việc mà người lao động nhận được tiền công, đó là những công việc mà người lao động thu lợi nhuận cho bản thân và gia đình, hoạt động đó phải được pháp luật thừa nhận.

Trên thực tế việc làm nêu trên được thể hiện dưới 3 hình thức:

Một là, làm công việc để nhận tiền lương, tiền công hoặc hiện vật cho công việc đó.

Hai là, làm công việc để thu lợi cho bản thân mà bản thân lại có quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu (một phần hay toàn bộ) tư liệu sản xuất để tiến hành công việc đó.

Ba là làm các công việc cho hộ gia đình mình nhưng không được trả thù lao dưới hình thức tiền lương, tiền công cho công việc đó. Bao gồm sản xuất nông nghiệp, hoạt động kinh tế phi nông nghiệp do chủ hộ hoặc một thành viên khác trong gia đình có quyền sử dụng, sở hữu hoặc quản lý.

Theo quan điểm của Mac: “Việc làm là phạm trù để chỉ trạng thái phù hợp giữa sức lao động và những điều kiện cần thiết (vốn, tư liệu sản xuất, công nghệ,…) để sử dụng sức lao động đó”.

Sức lao động do người lao động sở hữu. Những điều kiện cần thiết như vốn, tư liệu sản xuất, công nghệ,… có thể do người lao động có quyền sở hữu, sử dụng hay quản lý.

Theo khái niệm được đưa ra trong từ điển Tiếng Việt: “Việc làm là công việc được giao cho làm và được trả công” [31, tr.1076]. Khái niệm này tương đối rộng, tuy nhiên còn một thuật ngữ chưa mang tính phổ biến đó là mang tính chất công việc “được giao”. Người lao động hoàn toàn có thể tự tạo ra việc làm để có thu nhập mà không cần phải ai giao việc cho.

Từ các quan điểm trên tác giả thống nhất với khái niệm: Việc làm là hoạt động lao động của các cá nhân trong xã hội nhằm mục đích tạo ra thu nhập (được trả công bằng tiền, hiện vật, trao đổi công; tự làm để tạo thu nhập, tạo lợi ích cho gia đình không hưởng tiền công/lương).

1.2.4.3. Tư vấn việc làm cho sinh viên

Tư vấn việc làm chính là quá trình tương tác giữa người tư vấn và sinh viên, đối chiếu năng lực của họ với những yêu cầu do nghề đề ra đối với người lao động, có cân nhắc đến nhu cầu nhân lực của địa phương và xã hội, trên cơ sở đó cho họ những lời khuyên về chọn nghề có căn cứ khoa học, giúp sinh viên lựa chọn được ngành học, trình độ đào tạo phù hợp, chủ động, sáng tạo trong học tập, loại bỏ những trường hợp may rủi, thiếu chín chắn trong khi chọn nghề; am hiểu về ngành, nghề đang học để phát huy được năng lực nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp, được học tập bồi dưỡng các kỹ năng và tham gia các hoạt động xã hội.

Tư vấn việc làm chính là giúp sinh viên tìm nguồn việc làm từ các tổ chức, công ty, doanh nghiệp có uy tín, môi trường làm việc năng động, chuyên nghiệp, phù hợp với điều kiện và thời gian học tập của sinh viên;

Tư vấn việc làm chính là việc nhà trường tổ chức các buổi tư vấn, giới thiệu việc làm thường xuyên cho sinh viên; tổ chức giao lưu giữa sinh viên và các nhà tuyển dụng, tạo kênh đối thoại giữa hai bên để giúp sinh viên có cơ hội tiếp cận với nghề nghiệp tương lai, giúp các nhà tuyển dụng dễ dàng hơn trong công tác tuyển chọn cán bộ. Từ đó nhà trường đã có nắm bắt về nhu cầu thực tế trong một số ngành nghề từ yêu cầu của các nhà tuyển dụng và đưa ra những điều chỉnh chương trình đào tạo cho phù hợp; Hoặc tổ chức các buổi hội thảo cho sinh viên để cung cấp các kỹ năng về làm hồ sơ xin việc, kỹ năng phỏng vấn. Đồng thời lấy ý kiến của các cơ quan tổ chức, doanh nghiệp về chất lượng đào tạo của nhà trường.

Theo quy định ban hành theo quyết định 68/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 09/12/2008 về việc ban hành quy định về công tác hướng nghiệp và tư vấn việc làm trong các cơ sở giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp [5] thì tư vấn việc làm là: Thiết lập hệ thống thông tin về việc làm, thông tin hai chiều giữa nhà trường và đơn vị sử dụng lao động về khả năng đáp ứng nguồn nhân lực và nhu cầu sử dụng lao động để tư vấn, giới thiệu việc làm cho người học; giúp các đơn vị có nhu cầu sử dụng lao động lựa chọn được người học phù hợp với yêu cầu công việc.

Qua những phân tích trên, đề tài này sử dụng khái niệm tư vấn việc làm là: Thiết lập hệ thống thông tin về việc làm, thông tin hai chiều giữa nhà trường và đơn vị sử dụng lao động về khả năng đáp ứng nguồn nhân lực và nhu cầu sử dụng lao động để tư vấn, giới thiệu việc làm cho người học; giúp các đơn vị có nhu cầu sử dụng lao động lựa chọn được người học phù hợp với yêu cầu công việc.

1.2.5. Hoạt động tư vấn việc làm cho sinh viên

Có thể hiểu hoạt động tư vấn việc làm là một loạt các hoạt động tư vấn, trợ giúp để sinh viên có thể tự tạo việc làm. Sắp xếp việc làm liên quan đến việc chắp nối kỹ năng, khả năng của người tìm việc với yêu cầu của người sử dụng lao động. Tư vấn việc làm liên quan đến việc cung cấp các thông tin về cơ hội tự tạo việc làm, hỗ trợ các kỹ năng cần thiết để tự tạo việc làm.

Tư vấn cho sinh viên một số kỹ năng khi tìm việc như: làm hồ sơ, viết đơn xin việc, xử lý tình huống trong phỏng vấn, giao tiếp với người tuyển dụng,…

Phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn nhằm trang bị cho sinh viên những kỹ năng cần thiết trước khi tốt nghiệp.

1.2.6. Quản lý hoạt động hướng nghiệp, tư vấn việc làm

Từ khái niệm quản lý, hoạt động hướng nghiệp, tư vấn việc làm có thể hiểu quản lý hoạt động hướng nghiệp, tư vấn việc làm là quá trình tác động có chủ định của chủ thể quản lý đến các thành tố của hoạt động hướng nghiệp, tư vấn việc làm thông qua thực hiện các chức năng quản lý để thực hiện hoạt động hướng nghiệp, tư vấn việc làm cho sinh viên, nâng cao hiệu quả đào tạo của nhà trường; hướng dẫn sinh viên tìm hiểu thế giới nghề nghiệp và chọn một nghề phù hợp với nguyện vọng của bản thân để sẵn sàng bước vào lao động, đáp ứng nhu cầu nhân lực của địa phương và đất nước.

1.3. Hoạt động hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho sinh viên trường cao đẳng

1.3.1. Vai trò của hoạt động hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho sinh viên

Làm thế nào để chọn được ngành nghề phù hợp, phát huy được giá trị tài năng, thỏa mãn đam mê và đáp ứng nhu cầu thị trường lao động là điều mà hầu hết sinh viên quan tâm.

Hoạt động hướng nghiệp và tư vấn việc làm là một công đoạn quan trọng trong công tác hướng nghiệp, là hoạt động giúp cho sinh viên định hướng hoặc tìm chọn nghề trên cơ sở đánh giá năng lực bản thân và nắm được định hướng phát triển kinh tế xã hội cũng như nhu cầu nhân lực của địa phương, đất nước trong từng thời kỳ.

Hoạt động hướng nghiệp và tư vấn việc làm có vai trò quan trọng với mỗi cá nhân và xã hội. Việc hướng nghiệp hiệu quả giúp đào tạo nguồn nhân lực có định hướng nghề nghiệp rõ ràng, năng lực nghề nghiệp tốt và qua đó làm tăng năng suất lao động, phát triển kinh tế xã hội.

Đối với sinh viên, thông qua hoạt động hướng nghiệp và tư vấn việc làm sinh viên được cung cấp những nguồn thông tin hữu ích để từ đó có thể định hướng chính xác hơn về nghề và điều chỉnh xu hướng nghề một cách phù hợp. Qua đó có thể cân nhắc kỹ càng, chọn lựa được ngành nghề phù hợp với bản thân và nhu cầu của xã hội.

Hoạt động hướng nghiệp giúp cho tân sinh viên làm quen được với môi trường học tập mới, ổn định tư tưởng, xác định được mục đích và hình thành động cơ học tập đúng đắn. Nó còn giúp kết nối sinh viên với thực tiễn, đưa hoạt động đào tạo gần hơn với nhu cầu xã hội bằng những chương trình tham quan thực tế sản xuất, gặp gỡ doanh nghiệp… Đây cũng là nơi quan tâm, đồng hành và chia sẻ những khó khăn trong quá trình học tập của sinh viên thông qua hoạt động huy động các nguồn lực xã hội. Hỗ trợ về mặt tinh thần cho sinh viên bằng những hoạt động tư vấn, chương trình ngoại khóa, giúp sinh viên hình thành những kỹ năng cần thiết cho hành trang lập nghiệp và tạo cầu nối cho các em tiếp cận những vị trí thực tập, việc làm…

Với xã hội, hoạt động hướng nghiệp và tư vấn việc làm có vai trò đặc biệt quan trọng. Khi bạn chọn nghề đúng đắn sẽ giảm bớt lãng phí nguồn nhân lực và chi phí đào tạo do chuyển đổi ngành nghề. Sẽ rất lãng phí thời gian và tiền bạc nếu như chọn sai nghề nghiệp, vậy nên vấn đề hướng nghiệp tư vấn việc làm luôn được phụ huynh và học sinh quan tâm đến. Hướng nghiệp góp phần phân bố hợp lý về nguồn lao động, giảm sự thay đổi trong các ngành nghề. Điều này cũng giúp làm giảm tỷ lệ thất nghiệp và giảm bớt tệ nạn xã hội. Hướng nghiệp đúng đắn không chỉ mang lại lợi ích cho mỗi cá nhân mà còn có nhiều sự đóng góp cho sự phát triển của xã hội.

1.3.2. Mục đích của hoạt động hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho sinh viên

– Giúp sinh viên có thêm thông tin, kiến thức để lựa chọn nghề nghiệp, hướng đi phù hợp với sở thích, năng lực bản thân, xu hướng phát triển của xã hội; chủ động, sáng tạo trong học tập, am hiểu về ngành, nghề đang học để phát huy được năng lực nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp.

– Giúp sinh viên có nhiều cơ hội tập huấn kỹ năng xin việc, tiếp cận với thị trường lao động và các nhà tuyển dụng để tìm được việc làm phù hợp.

– Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường với đơn vị sử dụng lao động để gắn kết chương trình đào tạo của trường với hoạt động thực tiễn tại doanh nghiệp và đáp ứng nhu cầu của xã hội.

1.3.3. Nội dung của hoạt động hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho sinh viên

Tổ chức hướng nghiệp: Tư vấn, giới thiệu về ngành, nghề đào tạo của nhà trường, cơ hội tìm việc làm sau tốt nghiệp cho sinh viên; cung cấp các thông tin về các chương trình thực tập và tuyển dụng thông qua mối liên hệ với doanh nghiệp, cựu học sinh và cựu sinh viên; Tổ chức các hoạt động trao đổi về phương pháp học tập, nội dung, đặc điểm của ngành học, trình độ đang được đào tạo, các vấn đề chính sách pháp luật; Tổ chức các câu lạc bộ hướng nghiệp, hoạt động ngoại khóa, giao lưu với các đơn vị sử dụng lao động…

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ
Ngày đăng: 31/10/2021