Một Số Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Hướng Nghiệp Và Tư Vấn Việc Làm Cho Sinh Viên Ở Trường Cao Đẳng Thống Kê

Bênh cạnh đó các biện pháp đề xuất chỉ có giá trị, đạt tính khả thi khi chúng nằm trong khuôn khổ của pháp luật, được hiến pháp, các bộ luật, các văn bản pháp quy cho phép. Khi nghiên cứu đề xuất các biện pháp cần tìm hiểu một số công cụ cơ bản trong quản lý nhà nước về giáo dục như: Các văn kiện đại hội Đảng, các Nghị quyết, Luật giáo dục, các Nghị định của Chính phủ, các quyết định của Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, Bộ trưởng Bộ Lao động TB&XH các văn bản hành chính… Trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay, để các biện pháp quản lý hoạt động hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho sinh viên ở Trường Cao đẳng Thống kê phải bám sát vào Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước về giáo dục; Chiến lược phát triển giáo dục, mục tiêu giáo dục và yêu cầu đổi mới giáo dục; Luật giáo dục; Điều lệ trường cao đẳng; Quy chế đào tạo theo hệ thống tín chỉ; quy định về hoạt động hướng nghiệp, tư vấn việc làm; Chương trình đào tạo của nhà trường và các văn bản hướng dẫn thực hiện đào tạo ở Trường Cao đẳng Thống kê theo quy định.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Đảm bảo tính khả thi là một nguyên tắc khi biện pháp đề xuất có những điều kiện để có thể thực hiện được trong hoàn cảnh cụ thể hiện tại của nhà trường như: trình độ đội ngũ cán bộ, giảng viên, khả năng về tài chính, cơ sở vật chất,… và được sự đồng thuận của toàn thể cán bộ, giảng viên, sinh viên và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, với sự nỗ lực phấn đấu cao sẽ đạt hiệu quả trong công tác quản lý, quản lý hoạt động hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho sinh viên ở Trường Cao đẳng Thống kê.

Các biện pháp đưa ra phải thiết thực cụ thể phải đảm bảo tính chặt 1

Các biện pháp đưa ra phải thiết thực, cụ thể, phải đảm bảo tính chặt chẽ, logic; bên cạnh chức năng ưu việt riêng của từng biện pháp thì còn kết hợp với nhau tạo động lực hướng tới giải quyết các khó khăn còn tồn tại trong quản lý hoạt động hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho sinh viên ở Trường Cao đẳng Thống kê. Mặt khác, các biện pháp phải đảm bảo không mâu thuẫn trong quá trình triển khai hỗ trợ, bổ sung cho nhau nhằm hướng tới việc thực hiện quản lý hoạt động hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho sinh viên ở Trường Cao đẳng Thống kê hiệu quả, chất lượng.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa, phát triển

Nguyên tắc kế thừa và phát triển đòi hỏi các biện pháp đưa ra phải đảm bảo tạo được sự đổi mới trong công tác quản lý hoạt động hướng nghiệp và tư vấn việc làm theo hướng nâng cao chất lượng, đáp ứng đầy đủ yêu cầu của thị trường lao động trong và ngoài nước. Những biện pháp đó phải được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát huy được những ưu điểm của hệ thống quản lý hiện tại của nhà trường, loại bỏ những cái lỗi thời, lạc hậu, tránh những xáo trộn không cần thiết.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả

Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp quản lý hoạt động hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho sinh viên ở Trường Cao đẳng Thống kê phải phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của đối tượng quản lý, giúp cho sinh viên định hướng mục tiêu, nội dung cách thức thực hiện hướng nghiệp và tư vấn việc làm trên cơ sở đó SV tự định hướng nghề nghiệp và phấn đấu học tập, rèn luyện, nâng cao năng lực bản thân để đáp ứng yêu cầu đào tạo và thị trường lao động sau khi tốt nghiệp.

3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho sinh viên ở Trường Cao đẳng Thống kê

3.2.1. Lập kế hoạch hoạt động HN & TVVL cho sinh viên trưởng Cao đẳng Thống kê gắn với nhu cầu phát triển nguồn nhân lực

3.2.1.1. Mục đích của biện pháp

Lập kế hoạch hoạt động HN & TVVL của nhà trường là cơ sở để cho các phòng, ban, giảng viên, nhân viên được phân công nhiệm vụ thực hiện hoạt động HN, TVVL lập kế hoạch chi tiết cho từng hoạt động.

Biện pháp này hướng tới xây dựng một kế hoạch tổng thể của hoạt động HN & TVVL để quản lý thực hiện mục tiêu HN & TVVL, được xem như là một công cụ để quản lý tất cả các công việc của hoạt động HN & TVVL trong nhà trường. Bản kế hoạch là một kịch bản toàn thể về quản lý từ mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức, thời gian thực hiện, chủ thể thực hiện, đối tượng, kết quả và các điều kiện đảm bảo cho hoạt động HN & TVVL.

Lập kế hoạch HN & TVVL là chức năng mang tính định hướng cho việc thực hiện các chức năng quản lý khác.

3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

* Nội dung của biện pháp:

Lập kế hoạch hoạt động HN & TVVL, CBQL trường học, đứng đầu là hiệu trưởng, huy động các bên liên quan tham gia thực hiện được các nội dung cơ bản sau:

1) Phân tích bối cảnh nhà trường tại thời điểm lập kế hoạch. Xác lập mục đích, yêu cầu của hoạt động HN & TVVL của nhà trường.

2) Xác định các nguồn lực đảm bảo cho hoạt động HN & TVVL bao gồm: Các nguồn nhân lực, tài lực, vật lực, cơ chế chính sách, thông tin.

Trường Cao đẳng Thống kê là trường Công lập, toàn bộ kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước cấp, do vậy cần khảo sát kỹ nguồn lực hiện có thông qua quy định, định mức trong các văn bản hướng dẫn, Quy chế chi tiêu nội bộ.

* Cách thức thực hiện biện pháp:

Lập kế hoạch hoạt động HN & TVVL cho sinh viên ở trường Cao đẳng Thống kê có thể triển khai theo các công đoạn như sau:

Công đoạn 1, Phân tích đặc điểm tình hình hoạt động HN & TVVL ở trường Cao đẳng Thống kê.

Nhiệm vụ đầu tiên là phân tích và đánh giá những mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội, thách thức đối với hoạt động HN & TVVL của nhà trường và nguyên nhân của tồn tại. Nhằm giúp cho CBQL có cơ sở thực tiễn để lập kế hoạch hoạt động HN & TVVL phù hợp với khả năng, điều kiện nhà trường. Theo đó, phòng CT HSSV tham gia lập kế hoạch phân tích ma trận SWOT để xác định mặt mạnh, mặt yếu của nhà trường, cơ hội, thách thức: nhận thức, nhân lực, cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục, nguồn lực tài chính, sự phối hợp hoạt động và sự hỗ trợ của các lực lượng xã hội đối với hoạt động HN & TVVL. Sự phân tích phải cụ thể, rõ ràng, kết hợp định tính, định lượng, đảm bảo phân tích các mặt trong quan hệ với nhau.

Khi phân tích phải chú ý đến đặc thù địa phương, chính sách đầu tư cơ sở vật chất của ngành, đội ngũ giáo viên có chất lượng, chính sách tiền lương và đãi ngộ. Yếu tố của cuộc cách mạng 4.0 trong giáo dục tác động rất tích cực tới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động HN & TVVL cho sinh viên phải được đề cập đến. Bên cạnh đó phải chú ý đến đặc điểm sinh viên, yếu tố tâm lý, vùng miền, cùng với những hạn chế về đội ngũ CBQL, GV, CV tham gia hoạt động tư vấn, tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động,… đã được xác định trong chương 2 phải được đưa vào xem xét trong xây dựng kế hoạch hoạt động HN & TVVL của nhà trường.

Công đoạn 2, Xác định nhu cầu hướng nghiệp

Về nhu cầu hướng nghiệp cần tiếp cận theo hai góc độ: nhu cầu bên trong và nhu cầu bên ngoài.

Nhu cầu bên trong CBQL xác định nhu cầu hướng nghiệp bằng phiếu hỏi đối tượng là sinh viên với nội dung sau:

1) Nguyện vọng và nhu cầu được cung cấp thông tin HN & TVVL.

2) Nguyện vọng và nhu cầu được tham gia hoạt động HN & TVVL.

3) Nguyện vọng và nhu cầu được tư vấn hướng nghiệp và giới thiệu việc làm.

Về nhu cầu bên ngoài, phòng CT HSSV phải tìm hiểu thông tin về nhu cầu nhân lực của đất nước, của tỉnh Bắc Ninh (nhu cầu nhân lực của các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh) trong vòng 5 năm trở lên, xu hướng biến đổi cơ cấu ngành nghề dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để làm cơ sở xác định mục tiêu hoạt động HN & TVVL trên cơ sở gắn kết nhu cầu bên trong và nhu cầu bên ngoài. Xác định nhu cầu của cha mẹ, gia đình sinh viên về nghê nghiệp tương lai của con em họ để có căn cứ chỉ đạo lựa chọn phương pháp, hình thức tư vấn phù hợp.

Trên cơ sở đó xác định mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện kế hoạch hoạt động HN & TVVL cho phù hợp.

Tuy nhiên việc đa dạng hóa việc tổ chức HN & TVVL cho sinh viên là điều cần thiết nhưng phải tính đến khả năng thực hiện của nhà trường. Vì vậy, Phòng CT HSSV tư vấn, lựa chọn các hình thức HN, TVVL sao cho phù hợp với nguyện vọng số đông sinh viên, phù hợp với hoàn cảnh, nhu cầu địa phương, có tính đến yếu tố sự phát triển của nền kinh tế – xã hội để đưa vào kế hoạch.

Công đoạn 3, Phân định các nguồn lực để thực hiện hoạt động HN & TVVL

Phòng CT HSSV phải xác định rõ các nguồn lực của trường: Đội ngũ GV, CV; cơ sở vật chất phục vụ dạy học; nguồn tài chính được phép sử dụng cho các hoạt động giáo dục; nguồn lực thời gian; các thông tin về HN, TVVL… Thực hiện công đoạn này nhằm đảm bảo các điều kiện cần và đủ cho việc thực hiện nội dung, hình thức HN, TVVL.

Công đoạn 4, Hình thành bản kế hoạch hoạt động HN & TVVL.

Mục đích: Bên cạnh mục đích theo quy định về công tác HN & TVVL trong các cơ sở giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp của Bộ GD & ĐT cần bổ sung mục đích: Tư vấn hướng nghiệp, hỗ trợ việc làm cho sinh viên (SV) trong khi học và sau khi tốt nghiệp; Tố chức các lớp chuyên đề ngắn hạn, các lớp bổ sung kiến thức, kĩ năng… phù hợp với nhu cầu và nguyện vọng của SV; Tổ chức hoạt động câu lạc bộ, giao lưu, văn hóa, văn nghệ, thăm quan thực tế, hội chợ việc làm cho SV.

Yêu cầu: Đảm bảo việc lấy ý kiến của SV về nhu cầu, nguyện vọng tham gia các hoạt động do Trung tâm triển khai; Cán bộ, giảng viên tham gia giảng dạy, trao đổi đảm bảo về nội dung, chương trình phù hợp với mục tiêu; Kiểm tra, đánh giá kết quả đạt được của SV sau mỗi hoạt động; Xem xét các thông tin phản hồi của SV và đề xuất thực hiện biện pháp phù hợp.

Xác lập các chỉ số theo dõi và đánh giá kết quả hoạt động HN & TVVL cho sinh viên.

Kế hoạch hoạt động:

STTNội dung hoạt độngThời gianĐơn vị/ cá nhân phụ tráchĐịa điểmGhi chú

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

I- Tư vấn hướng nghiệp, hỗ trợ việc làm cho sinh viên

1Tư vấn về sức khỏe,
giới tính, tâm lý
phục vụ học tập,
cuộc sống.
Đầu năm học
(Tháng 9)
– Phòng Công
tác HSSV
– Đội ngũ giảng
viên, cố vấn học
tập các Khoa.
– Trung
tâm tuyển
sinh và hỗ
trợ việc
làm
SV đăng
ký trực
tuyến
trên
facebook
Trung
tâm
2Tư vấn về pháp luật,
quy chế học sinh,
sinh viên .
– Định kỳ,
thường
xuyên
– Chuyên viên
phòng Công tác
HSSV.
– Đội ngũ giảng
viên, cố vấn học
tập các Khoa.
– Đơn vị liên
quan
– Trung
tâm tuyển
sinh và hỗ
trợ việc
làm
 
3Giới thiệu cơ sở
thực tập cho sinh
viên.
Theo kế
hoạch năm
học.
– Phòng Công
tác HSSV.
– Đội ngũ giảng
viên, cố vấn học
tập các Khoa.
– Đơn vị liên
quan (Phòng
Đào tạo, Khoa
chuyên ngành)
– Trung
tâm tuyển
sinh và hỗ
trợ việc
làm
 
4Giới thiệu việc làm
cho sinh viên sau
khi ra trường.
– Vào thời
gian hành
chính.
– Chuyên viên
Trung tâm.
– Đội ngũ cộng
tác viên.
– Trung
tâm tuyển
sinh và hỗ
trợ việc
làm
 
5Kết nối doanh
nghiệp, các tổ chức
giáo dục với SV.
– Tổ chức ngày hội
việc làm cho sinh
viên.
– Tổ chức hội nghị
tọa đàm, trao đổi.
– Phối hợp tổ chức
hoạt động đào tạo,
bồi dưỡng
– Định kỳ,
thường
xuyên.
– Trung tâm
tuyển sinh và hỗ
trợ việc làm
– Trung
tâm tuyển
sinh và hỗ
trợ việc
làm
– Liên
tục cập
nhập
thông
tin.

II. Đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng mềm cho sinh viên

1Kỹ năng Tiếng anh
giao tiếp.
– Định kỳ,
thường
xuyên
– Đội ngũ giảng
viên trường
CĐTK
Trung tâm
tuyển sinh
và hỗ trợ
việc làm
.
2Kỹ năng Phỏng vấn,
xin việc.
– Dự kiến
trong tháng
6/ 2015.
– Đội ngũ giảng
viên là cựu SV
của trường
CĐTK
Trung tâm
tuyển sinh
và hỗ trợ
việc làm
 
3Kỹ năng Thuyết
trình.
– Khai giảng
liên tục.
– Đội ngũ giảng
viên trường
CĐTK
Trung tâm
tuyển sinh
và hỗ trợ
việc làm
 
4Kỹ năng Tin học
văn phòng.
– Khai giảng
liên tục.
– Đội ngũ giảng
viên trường
CĐTK
Trung tâm
tuyển sinh
và hỗ trợ
việc làm
 
5Kỹ năng Giao tiếp.– Khai giảng
liên tục.
– Đội ngũ giảng
viên trường
CĐTK
Trung tâm
tuyển sinh
và hỗ trợ
việc làm
 
6– Kỹ năng Làm việc
nhóm.
– Khai giảng
liên tục.
– Đội ngũ giảng
viên trường
CĐTK
Trung tâm
tuyển sinh
và hỗ trợ
việc làm
 
7– Kỹ năng Nghiên
cứu khoa học.
– Khai giảng
liên tục.
– Đội ngũ giảng
viên trường
CĐTK
Trung tâm
tuyển sinh
và hỗ trợ
việc làm
.

III. Hoạt động ngoại khóa cho sinh viên

1– Tổ chức sinh hoạt
Câu lạc bộ trong
nhà trường.
– Định kỳ
theo tháng.
– Chủ nghiệm
Câu lạc bộ.
Trung tâm
tuyển sinh
và hỗ trợ
việc làm
.
2– Tổ chức hội thảo,
chuyên đề sinh hoạt
theo nội dung SV
quan tâm.
– Định kỳ
theo tháng.
– Sinh viên
trường CĐTK
– Mời giảng
viên, chuyên
viên nhà trường
tham dự.
Trung tâm
tuyển sinh
và hỗ trợ
việc làm
– Phòng
CT
HSSV
xây dựng
kế hoạch,
thông
báo đến
SV.
3– Tổ chức hoạt động
giao lưu, hợp tác với
cơ sở giáo dục đại
học.
– Định kỳ
theo quý.
– Sinh viên
trường CĐTK
Trung tâm
tuyển sinh
và hỗ trợ
việc làm
– Phòng
CT
HSSV
xây
dựng kế
hoạch,
thông
báo đến
SV.
4– Tổ chức hoạt động
tham quan thực tế,
dã ngoại…
– Định kỳ.– Sinh viên
trường CĐTK
– Cán bộ trung
tâm.
– Theo kế
hoạch.
– Phòng
CT
HSSV
xây
dựng kế
hoạch,
thông
báo đến
SV.

3.2.1.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Điều kiện đảm bảo để việc lập kế hoạch phù hợp với yêu cầu, điều kiện thực tế nhà trường và địa phương cần có công cụ quản lý phù hợp:

– Có cơ sở dữ liệu về đội ngũ, hoạt động HN & TVVL, kết quả thực hiện hoạt động hàng năm; cơ sở dữ liệu về báo cáo nhân lực của địa phương, đất nước.

– Có văn bản ban hành về việc phân công nhiệm vụ cho các bộ phận tham mưu xây dựng kế hoạch;

– CBQL nhà trường học hiểu thấu đáo văn bản pháp lý, có trách nhiệm và có năng lực quản lý

3.2.2. Chỉ đạo thực hiện hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho sinh viên với nội dung, phương pháp và hình thức đa dạng

3.2.2.1. Mục đích của biện pháp

Mỗi sinh viên với đặc điểm tâm sinh lý khác nhau sẽ phù hợp với nội dung, phương pháp tư vấn khác nhau. Chính vì vậy nội dung của biện pháp nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động hướng nghiệp, tư vấn việc làm cho sinh viên bằng việc đổi mới về nội dung, cách thức thực hiện hoạt động hướng nghiệp, tư vấn việc làm để thu hút sinh viên Nhà trường tham gia vào hoạt động.

Nội dung, phương pháp và hình thức thực hiện HN & TVVL là yếu tố quan trọng dẫn đến sự thành công hay thất bại khi thực hiện hoạt động HN & TVVL.

3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Xem tất cả 122 trang.

Ngày đăng: 01/11/2021
Trang chủ Tài liệu miễn phí