Thực Trạng Thực Hiện Phương Pháp Và Hình Thức Tư Vấn Hướng Nghiệp Cho Sinh Viên Ở Trường  Cao Đẳng Thống Kê

* Hoạt động tư vấn việc làm cho sinh viên:

Về mức độ thực hiện và kết quả thực hiện nội dung hoạt động tư vấn việc làm cho sinh viên, CBQL, GV, CV và SV có mức đánh giá tương đồng. Nhà trường đã làm tốt việc thống kê tình hình việc làm của SV hàng năm và “Tư vấn, trang bị cho SV một số kỹ năng tìm kiếm việc làm” ở thứ bậc 1. Tuy nhiên, nội dung “Tổ chức hội thảo, tọa đàm với đơn vị doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân tuyển dụng lao động” và nội dung “Tham gia giao lưu, hội nghị, hội chợ việc làm” chưa thực hiện tốt. Điều này phản ánh một trong những tồn tại, hạn chế trong công tác hướng nghiệp, tư vấn việc làm của Nhà trường hiện nay đó là sự kết nối với các nhà tuyển dụng. Chúng ta có quá ít mối quan hệ với nhà tuyển dụng để có thể giới thiệu đến họ những SV ưu tú của Nhà trường, phần lớn sau khi tốt nghiệp, SV đều phải tự tìm kiếm việc làm, một số SV do không tìm được công việc phù hợp với ngành nghề đào tạo lại làm trái ngành, tự tạo việc làm, do vậy tỉ lệ khảo sát có việc làm của SV Nhà trường chưa cao như mong đợi.

Như vậy Hoạt động HN TVVL cho sinh viên đã được quan tâm thực hiện song 1

Như vậy, Hoạt động HN & TVVL cho sinh viên đã được quan tâm thực hiện song nhận định một cách khách quan hoạt động chưa mang tính toàn diện, chưa được triển khai sâu rộng cho sinh viên, được thực hiện nhiều nhất vào đầu năm học với các hoạt động tư vấn về ngành nghề đào tạo, việc phối hợp với các đơn vị tuyển dụng trong quá trình hướng nghiệp thiếu hiệu quả. Qua trao đổi với một số SV, đa phần các SV phản hồi rằng các em ít được tham gia các chương trình về hướng nghiệp, hiện nay hằng năm mới chỉ có 1 chương trình ngày hội việc làm cho sinh viên là khá ít, bên cạnh SV ít được tiếp xúc, tìm hiểu, tham quan thực tế tại các đơn vị tuyển dụng phục vụ cho việc học tập của mình.

2.3.2.2. Thực trạng thực hiện phương pháp và hình thức tư vấn hướng nghiệp cho sinh viên ở Trường Cao đẳng Thống kê

Đánh giá thực hiện phương pháp và hình thức tư vấn hướng nghiệp cho sinh viên ở Trường Cao đẳng Thống kê, tác giả điều tra SV bằng câu hỏi số 5 (phụ lục 1), điều tra CBQL, GV, CV bằng câu hỏi số 6 (phụ lục 2), kết quả thu được như sau:

Bảng 2.6. Đánh giá của các khách thể khảo sát về thực hiện phương pháp và hình thức tư vấn hướng nghiệp cho sinh viên ở Trường CĐTK

1 Tư vấn cá nhân 2 74 3 2 65 3 3 51 3 3 44 3 2 Tư vấn trực tiếp tại văn phòng Trung 2

1Tư vấn cá nhân2,7432,6533,5133,443
2Tư vấn trực tiếp tại văn
phòng Trung tâm tuyển
sinh và giới thiệu việc
làm của trường
2,7822,6823,5623,62
3Tư vấn qua điện thoại, e
– mail
2,6152,5853,2553,195
4Tư vấn qua trang
facebook của Trung tâm
2,6542,643,4843,254
5Tư vấn thông qua hoạt
động tuyển sinh, đón
tiếp sinh viên, sinh hoạt
chính trị đầu khóa
2,8212,7513,6513,631
6Phương thức khác (xin
nêu rõ nếu có)……..
06060606
          

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

Nhận xét:

Bảng kết quả điều tra 2.6 cho thấy sự đa dạng về các phương pháp và hình thức thực hiện hoạt động HN & TVVL cho sinh viên, 05 phương pháp tác giả đưa ra trong phiếu điều tra đều là các phương pháp, hình thức mà cán bộ tư vấn sử dụng không có thêm phương thức nào khác, tuy nhiên mức độ thực hiện và kết quả thực hiện các phương pháp và hình thức còn chưa tốt. Hầu hết các phương pháp và hình thức mà tác giả nêu được phần lớn CBQL, GV, CV và SV lựa chọn đánh giá ở mức độ thực hiện và kết quả thực hiện. Tuy nhiên, có thể thấy những phương pháp và hình thức thực hiện hoạt động hướng nghiệp, tư vấn việc làm cho sinh viên của Nhà trường hiện nay còn khá đơn điệu, mới dừng lại ở những phương pháp có tính đại trà, phổ biến, một số phương pháp chuyên sâu được sử dụng trong tham vấn tâm lý như: tư vấn nhóm không được sử dụng, nguyên nhân do thiếu nguồn nhân lực phụ trách hoạt động hướng nghiệp, tư vấn việc làm. Điều đó đặt ra trong công tác quản lý hoạt động hướng nghiệp, tư vấn việc làm cần tăng cường nội dung, phương pháp, hình thức tư vấn đa dạng, phong phú và triển khai rộng rãi đến SV nhiều hơn.

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho sinh viên ở Trường Cao đẳng Thống kê

2.4.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho sinh viên

Để tìm hiểu thực trạng xây dựng kế hoạch hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho sinh viên ở trường Cao đẳng Thống kê, tác giả đã điều tra SV bằng câu hỏi số 6 (Phụ lục 1) và CBQL, GV, CV bằng câu hỏi số 7 (Phụ lục 2). Kết quả xử lý số liệu như sau:

Bảng 2.7. Đánh giá của CBQL, GV, CV về xây dựng kế hoạch hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho sinh viên

STTNội dungMức độ thực hiện   Trung bìnhThứ bậc
  4321  
1Xác định mục tiêu thực hiện
hoạt động hướng nghiệp, tư
vấn việc làm cụ thể, rõ ràng.
60302083,22
2Xác định thời gian thực hiện
hoạt động hướng nghiệp, tư
vấn việc làm theo tháng, quý.
503020182,954
3Phân bổ nguồn lực (con
người, vật lực, tài lực) thực
hiện kế hoạch.
70202083,281
4Dự kiến kết quả mà kế hoạch
cần đạt được.
553020133,083
5Kiểm tra, đánh giá thực hiện kế
hoạch hoạt động hướng nghiệp,
tư vấn việc làm.
502525182,915

Với nội dung trên, tác giả tiến hành khảo sát với sinh viên thu được kết quả sau:

Biểu đồ 2 4 Đánh giá của SV về xây dựng kế hoạch hướng nghiệp và tư 3

Biểu đồ 2.4. Đánh giá của SV về xây dựng kế hoạch hướng nghiệp và tư vấn việc làm

Nhận xét:

Theo kết quả khảo sát chúng ta thấy: Việc triển khai xây dựng kế hoạch hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho sinh viên được thực hiện ở mức độ khá. Trong đó, nội dung “Kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch hoạt động hướng nghiệp, tư vấn việc làm” và nội dung “Xác định thời gian thực hiện hoạt động hướng nghiệp, tư vấn việc làm theo tháng, quý” thực hiện ở mức độ thấp hơn. Nguyên nhân là do việc kiểm tra của lãnh đạo nhà trường, của CBQL chức năng đối với các kế hoạch còn chưa sâu sát, dẫn đến tính hình thức trong xây dựng kế hoạch, tính sáng tạo và đổi mới trong các kế hoạch còn thấp.

Trao đổi với thầy N.N.T – Hiệu trưởng nhà trường, thầy cho rằng: “Để quản lý hoạt động hướng nghiệp và tư vấn việc làm thì nhiệm vụ đầu tiên là xây dựng kế hoạch, tuy nhiên nhà trường mới chủ yếu tập trung vào kế hoạch chung nhà trường. Công tác kiểm tra, đánh giá còn chưa sát sao”.

2.4.2. Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho sinh viên

Công tác tổ chức thực hiện lập kế hoạch hoạt động hướng nghiệp, tư vấn việc làm là việc tổ chức, bố trí, sắp xếp nhân sự, công việc phù hợp để đảm bảo cho hoạt động hướng nghiệp, tư vấn việc làm đạt hiệu quả. Khảo sát ý kiến của CBQL, GV, CV về thực hiện hoạt động hướng nghiệp, tư vấn việc làm tác giả thu được kết quả ở bảng 2.8 sau:

Bảng 2.8. Đánh giá của CBQL, GV, CV về tổ chức thực hiện kế hoạch hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho sinh viên

STTNội dungMức độ thực hiện   Trung bìnhThứ bậc
  4321  
1Tổ chức tìm hiểu nhu cầu tham
gia hướng nghiệp, tư vấn việc
làm của sinh viên của trường
503520133,036
2Đa dạng hóa nội dung, phương
pháp và hình thức thực hiện.
60351583,255
3Phân công cán bộ phụ trách
thực hiện hoạt động hướng
nghiệp, tư vấn việc làm.
9015853,612
4Quy định rõ ràng chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn, trách
nhiệm của các bộ phận và
thành viên tham gia công tác
hướng nghiệp và tư vấn việc
làm cho sinh viên.
9518503,761
5Thiết lập mối quan hệ phối hợp
giữa các lực lượng, các cơ quan
đơn vị sử dụng lao động với
nhà trường trong công tác
hướng nghiệp và tư vấn việc
làm cho SV.
80151583,424
6Tổ chức bồi dưỡng năng lực
cho các cán bộ, giảng viên,
chuyên viên trong triển khai
nhiệm vụ hướng nghiệp và tư
vấn việc làm cho SV.
851310103,473
7Xây dựng hồ sơ đánh giá SV
(hồ sơ năng lực nghề nghiệp
sinh viên) để đưa ra sự tư vấn
hữu ích nhất
403030182,787

Với nội dung trên tác giả khảo sát ý kiến của sinh viên thu được kết quả ở biểu đồ sau:

Biểu đồ 2 5 Đánh giá của SV về tổ chức thực hiện kế hoạch hướng 4

Biểu đồ 2.5. Đánh giá của SV về tổ chức thực hiện kế hoạch hướng nghiệp và tư vấn việc làm

Nhận xét:

Kết quả điều tra cho thấy, công tác hướng nghiệp, tư vấn việc làm của Nhà trường hiện nay còn khá đơn điệu về nội dung và hình thức thực hiện, một số hoạt động chưa được triển khai rộng rãi như kết nối doanh nghiệp, thăm quan tìm hiểu thực tế đơn vị tuyển dụng, việc tổ chức tìm hiểu nhu cầu tham gia hướng nghiệp, tư vấn việc làm của sinh viên của trường và xây dựng hồ sơ đánh giá SV (hồ sơ năng lực nghề nghiệp sinh viên) để đưa ra sự tư vấn hữu ích nhất chưa được thực hiện tốt. Đó cũng là lý do công tác hướng nghiệp, tư vấn việc làm cho sinh viên chưa đạt được kết quả mong đợi.

2.4.3. Thực trạng chỉ đạo thực hiện kế hoạch hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho sinh viên

Sự quan tâm hướng dẫn, chỉ đạo của lãnh đạo có vai trò quan trọng trong việc thực hiện hiệu quả kế hoạch hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho sinh viên, kết quả khảo sát CBQL, GV, CV về thực trạng chỉ đạo thực hiện kế hoạch hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho sinh viên được thể hiện ở bảng 2.9 sau:

Bảng 2.9. Đánh giá của CBQL, GV, CV về chỉ đạo thực hiện kế hoạch hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho sinh viên

STTNội dungMức độ thực hiện   Trung bìnhThứ bậc
  4321  
1Hướng dẫn SV, cán bộ,
giảng viên thực hiện các
hoạt động theo kế hoạch của
trường.
65351083,333
2Động viên, khích lệ SV,
CB, chuyên viên tham gia
hoạt động tư vấn, hoạt động
bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn
hướng nghiệp cho sinh viên.
50352583,085
3Khuyến khích tinh thần tự
học, sáng kiến kinh nghiệm
và các ý kiến đóng góp của
CBQL, GV về hoạt động
hướng nghiệp và tư vấn việc
làm cho sinh viên.
50402533,164
4Điều chỉnh kịp thời những
vấn đề tồn tại trong tổ chức
hướng nghiệp, tư vấn việc
làm cho sinh viên.
7035853,442
5Theo dõi, giám sát hoạt
động của đội ngũ trong hoạt
động hướng nghiệp và tư
vấn việc làm cho SV.
7040803,531

Với cùng nội dung trên, tác giả tiến hành khảo sát sinh viên thu được biểu đồ sau:

Biểu đồ 2 6 Đánh giá của SV về chỉ đạo thực hiện kế hoạch hướng 5

Biểu đồ 2.6. Đánh giá của SV về chỉ đạo thực hiện kế hoạch hướng nghiệp và tư vấn việc làm

 Nhận xét:

Từ số liệu ở bảng 2.9 cho thấy công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch hướng nghiệp và tư vấn việc cho sinh viên Nhà trường đã thực hiện tốt nội dung: Theo dõi, giám sát hoạt động của đội ngũ trong hoạt động hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho SV (điểm TB là 3,53); Điều chỉnh kịp thời những vấn đề tồn tại trong tổ chức hướng nghiệp, tư vấn việc làm cho sinh viên (điểm TB là 3,44); Hướng dẫn SV, cán bộ, giảng viên thực hiện các hoạt động theo kế hoạch của trường (điểm TB là 3,33). Tuy nhiên một số nội dung chưa thực hiện tốt đó là: Khuyến khích tinh thần tự học, sáng kiến kinh nghiệm và các ý kiến đóng góp của CBQL, GV về hoạt động hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho sinh viên (điểm TB là 3,16); Động viên, khích lệ SV, CB, chuyên viên tham gia hoạt động tư vấn, hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn hướng nghiệp cho sinh viên (điểm TB là 3,08).

So với đánh giá của CBQL, GV, CV thì SV quan tâm nhiều hơn đến nội dung chưa thực hiện tốt như: Động viên, khích lệ SV, CB, chuyên viên tham gia hoạt động tư vấn, hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn hướng nghiệp cho sinh viên (điểm TB là 3,79) ở thứ bậc 1. Nội dung “Theo dõi, giám sát hoạt động của đội ngũ trong hoạt động hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho SV” được đánh giá ở thứ bậc 5 với điểm trung bình là 3,67.

Thực tế, khi trao đổi với sinh viên nhà trường cho thấy, các em chưa thực sự nắm bắt đầy đủ thông tin về hoạt động hướng nghiệp, tư vấn việc làm, công tác hướng dẫn sinh viên còn bỏ ngỏ, SV chưa có nhiều cơ hội tiếp cận với các hoạt động hướng nghiệp, tư vấn việc làm cả ở trong và ngoài nhà trường, một số hoạt động tuy thu hút được SV tham gia đông song khi kết thúc việc rút kinh nghiệm, điều chỉnh còn chậm những tồn tại, hạn chế còn chậm, chẳng hạn như mở các lớp bồi dưỡng kỹ năng mềm cho sinh viên… Qua tìm hiểu từ các khách thể khảo sát cho thấy: Một là năng lực tổ chức thực hiện sự chỉ đạo hoạt động của đội ngũ CBQL, GV nhà trường còn có những hạn chế, do phần lớn CBQL, GV thực hiện nhiệm vụ kiêm nhiệm, chưa có trình độ đào tạo chuyên biệt, hơn nữa với khối lượng công việc chuyên môn lớn, nên thời gian dành cho mảng thực hiện hoạt động hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho SV cũng bị ảnh hưởng. Hai là việc phối hợp hoạt động của các phòng, ban, tổ chức đoàn thể trong thực hiện sự chỉ đạo chưa sâu sát, một bộ phận CBQL, GV còn chưa nhiệt tình, chưa phát huy năng lực của mình trong xây dựng các nội dung, tìm kiếm các hình thức tư vấn đa dạng, phù hợp để tổ chức, lôi cuốn sự tham gia của đông đảo SV. Ba là do nguồn kinh phí của nhà trường còn hạn hẹp.

Ngày đăng: 01/11/2021