Thực Trạng Nhận Thức Của Cán Bộ Quản Lý, Giáo Viên Các Trường Thcs Huyện Gia Bình, Tỉnh Bắc Ninh Về Yêu Cầu Đối Với Năng Lực Của Giáo Viên Làm

2.3.1.3. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên các trường THCS huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh về yêu cầu đối với năng lực của giáo viên làm công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh

Bảng 2.3. Kết quả khảo sát nhận thức của CBQL, GV về yêu cầu đối với năng lực của giáo viên làm công tác tư vấn hướng nghiệp


Stt


Nội dung khảo sát

Ý kiến đánh giá


Rất

quan trọng

Quan trọng

Khá

quan trọng

Ít

quan trọng

Không

quan trọng


ĐTB

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%



1

Giáo viên làm công tác tư vấn hướng nghiệp cần phải hiểu và đánh giá đúng các năng lực của học sinh

đang có nhu cầu chọn nghề.


68


100


0


0


0


0


0


0


0


0


4,00


2

Giáo viên làm công tác tư vấn hướng nghiệp cần phải giúp học sinh khám phá các lựa chọn nghề

nghiệp;


58


85,3


10


15


0


0


0


0


0


0


3,85


3

Giáo viên làm công tác tư vấn hướng nghiệp phải theo sát

các yêu cầu của thị trường lao động.


48


70,6


13


19


7


10


0


0


0


0


3,60


4

Giáo viên làm công tác tư vấn hướng nghiệp cần phải giúp đỡ học sinh xây dựng và phát triển các kế hoạch nghề nghiệp

sao cho phù hợp nhất với bản thân.


58


85,3


10


15


0


0


0


0


0


0


3,85


ĐTB











3,83

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.

Quản lý bồi dưỡng năng lực tư vấn hướng nghiệp cho giáo viên ở các trường trung học cơ sở huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh - 9

Nhận xét:

Kết quả khảo sát cho thấy, nhận thức của các đối tượng được khảo sát về yêu cầu đối với giáo viên làm công tác tư vấn hướng nghiệp là cơ sở để xác

định các nội dung bồi dưỡng. Tất cả các nội dung khảo sát đều ở mức rất quan trọng. Điểm trung bình đạt được ở nội dung này là (3,83), cụ thể:

Yêu cầu: “Giáo viên làm công tác tư vấn hướng nghiệp cần phải hiểu và đánh giá đúng các năng lực của học sinh đang có nhu cầu chọn nghề” đạt mức tuyệt đối (4,00). Yêu cầu này được đánh giá cao bởi trên thực tế, GV chưa có công cụ chuẩn và kỹ năng để đánh giá đúng và chính xác năng lực của học sinh. Qua trao đổi với GV L.V.Q trường THCS V.N chúng tôi được biết: “Các GVCN thường là người nắm rõ đặc điểm của học sinh lớp mình chủ nhiệm và thường dựa vào hiểu biết đó để tư vấn cho học sinh, chưa có công cụ và kỹ thuật để đánh giá năng lực và định hướng nghề nghiệp cho học sinh”.

“Giáo viên làm công tác tư vấn hướng nghiệp cần phải giúp học sinh khám phá các lựa chọn nghề nghiệp; và “Giáo viên làm công tác tư vấn hướng nghiệp cần phải giúp đỡ học sinh xây dựng và phát triển các kế hoạch nghề nghiệp sao cho phù hợp nhất với bản thân” có ĐTB 3,85. Đây được coi là những yêu cầu cao về năng lực của GV làm công tác tư vấn hướng nghiệp. Qua tìm hiểu thực tế, chúng tôi được biết GV tập trung tư vấn cho học sinh học tiếp tục lên THPT hoặc chuyển hướng sang học nghề sau THCS, nhưng định hướng cả quá trình để học sinh xây dựng được kế hoạch nghề nghiệp là chưa có.

Yêu cầu “Giáo viên làm công tác tư vấn hướng nghiệp phải theo sát các yêu cầu của thị trường lao động” đạt thấp nhất (ĐTB: 3,60) so với các yêu cầu khác. Điều này phản ánh một thực tế đã và đang diễn ra tại các nhà trường hiện nay là thị trường lao động luôn có sự biến động về các ngành nghề. Năm nay hoặc giai đoạn này còn phù hợp, có nhu cầu cao nhưng thời gian sau chưa chắc vẫn giữ như vậy. Điều này đòi hỏi giáo viên làm công tác tư vấn hướng nghiệp cần quan tâm, tìm hiểu, bám sát nhu cầu và yêu cầu của thị trường lao động ở địa phương để tư vấn hướng nghiệp cho phù hợp đáp ứng được mong muốn của học sinh.

2.3.1.4. Thực trạng năng lực tư vấn hướng nghiệp của giáo viên ở các trường THCS huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.

Năng lực tư vấn hướng nghiệp của giáo viên ở các trường THCS huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh được hình thành thông qua hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng. Đánh giá năng lực tư vấn hướng nghiệp của giáo viên là cơ sở thực tiễn quan trọng để xác định các nhu cầu bồi dưỡng tiếp theo. Để đánh giá năng lực của giáo viên, chúng tôi xin ý kiến tự đánh giá của GV và ý kiến đánh giá của CBQL thông qua (câu hỏi số 10 - phụ lục 1), kết hợp với quan sát các hoạt động tư vấn hướng nghiệp, phỏng vấn GV, CBQL để làm rõ hơn thực trạng trên. Kết quả khảo sát như sau:

Bảng 2.4. Kết quả khảo sát thực trạng năng lực tư vấn hướng nghiệp của giáo viên‌


Stt

Nội dung khảo sát

Ý kiến đánh giá


Tốt

Khá

TB

Kém

Yếu

ĐTB

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%



1

Năng lực hiểu và đánh giá đúng các năng lực của học sinh đang có nhu cầu chọn

nghề.


30


44


20


29


18


26


0


0


0


0


3,18


2

Năng lực tư vấn cho học sinh khám phá các lựa chọn nghề

nghiệp;


20


29


25


37


23


34


0


0


0


0


2,96


3

Khả năng theo sát các yêu cầu của thị trường lao

động.


18


26


20


29


30


44


0


0


0


0


2,82

4

Năng lực giúp đỡ

học sinh xây

10

15

15

22

43

63

0

0

0

0

2,51



dựng và phát triển các kế

hoạch nghề

nghiệp phù hợp với bản thân.













ĐTB











2,87

Nhận xét:

Qua bảng số liệu về kết quả khảo sát ta thấy nhìn chung giáo viên làm công tác TVHN về cơ bản được đánh giá có khả năng tư vấn hướng nghiệp, đánh giá được năng lực cho học sinh ở đơn vị mình công tác (ĐTB: 2,87 ở mức Khá). Tuy nhiên so với yêu cầu và mục tiêu để đạt được chưa cao bởi đây là việc làm rất khó đối với học sinh bậc THCS khi mà còn nhiều em chưa bộc lộ hết khả năng, năng lực của bản thân, chưa định hướng được nghề nghiệp trong tương lai.

Giáo viên mới chỉ bước đầu tư vấn giúp các em lựa chọn trường THPT để dự thi, những HS có lực học hạn chế thì tư vấn đi học ở các TTGDNN- GDTX hay trường nghề trên địa bàn tỉnh. Trao đổi với một số CBQL và GV các trường THCS huyện Gia Bình chúng tôi được biết: Thực tế giáo viên có khi chỉ nắm được chung chung về thị trường lao động và việc làm nên khi HS hỏi về ngành nghề cụ thể mà xã hội hiện tại và tương lai cần thì giáo viên chưa theo sát được. Bên cạnh đó các trường nghề ở địa phương cũng mới chỉ tập trung dạy một số nghề chính mà chưa có sự đa dạng ở các loại hình đào tạo nghề cho nên việc lựa chọn còn bị phụ thuộc và gò ép.

2.3.2. Thực trạng bồi dưỡng năng lực tư vấn hướng nghiệp cho giáo viên các trường THCS huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.

Chúng tôi tìm hiểu thực trạng thực hiện mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức bồi dưỡng năng lực tư vấn hướng nghiệp cho giáo viên các trường THCS huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh theo 5 mức độ từ chưa thực hiện đến thực hiện ở mức độ tốt (Câu hỏi 3 - phụ lục 1.). Kết quả khảo sát được thể hiện ở

các bảng số liệu sau:

2.3.2.1. Thực trạng thực hiện mục tiêu bồi dưỡng năng lực tư vấn hướng nghiệp cho giáo viên ở các trường THCS huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh

Bảng 2.5. Kết quả khảo sát thực trạng thực hiện mục tiêu bồi dưỡng năng lực tư vấn hướng nghiệp cho giáo viên


Stt


Nội dung khảo sát

Ý kiến đánh giá



Tốt


Khá


TB


Kém

Chưa thực

hiện


ĐTB

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%



1

Bổ sung, củng cố và phát triển những kỹ năng TVHN của giáo

viên.


25


37


35


51


8


12


0


0


0


0


3,25


2

Bổ sung cho giáo viên những kiến thức mới về hoạt động nghề

nghiệp trong xã hội phát triển.


33


49


32


47


3


4


0


0


0


0


3,44


3

Nâng cao ý thức, phương pháp, kỹ năng, thói quen tự học của giáo viên. Trên cơ sở đó hình thành năng lực tự học, năng lực phát triển chuyên môn nghề nghiệp liên

tục cho giáo viên.


40


59


28


41


0


0


0


0


0


0


3,59


ĐTB


48,3


46,3


5,33





3,43

Nhận xét:

Tổng hợp số liệu cho thấy mục tiêu bồi dưỡng năng lực tư vấn hướng nghiệp cho giáo viên đã và đang diễn ra ở các nhà trường được thực hiện ở mức Tốt với ĐTB: 3,43.

CBQL các nhà trường thường xuyên triển khai, tuyên truyền để thực hiện mục tiêu bồi dưỡng năng lực cho GV nói chung và năng lực tư vấn hướng

nghiệp cho GV nói riêng tại đơn vị hướng tới trang bị các kiến thức, kỹ năng, phương pháp cho đội ngũ làm công tác này để từ đó góp phần hình thành các năng năng lực tự học, năng lực phát triển chuyên môn nghề nghiệp liên tục cho giáo viên. Chính vì thế mà nội dung này qua khảo sát đánh giá điểm đạt (ĐTB 3,43). Tỷ lệ bình quân mức tốt là 48,3%, mức khá là 46,33%. Tuy nhiên thực tế cho thấy nội dung này vẫn còn có những hạn chế nhất định vì còn 5,33% đánh giá ở mức độ Trung bình. Đây là nội dung cần phải tìm cách khắc phục.

2.3.2.2. Thực trạng nội dung bồi dưỡng năng lực tư vấn hướng nghiệp cho giáo viên ở các trường THCS huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.

Bảng 2.6. Kết quả khảo sát thực trạng thực hiện nội dung bồi dưỡng năng lực tư vấn hướng nghiệp cho giáo viên


Stt


Nội dung khảo sát

Ý kiến đánh giá



Tốt


Khá


TB


Kém

Chưa thực

hiện


ĐTB

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%



1

Thông tin về hệ thống các trường THPT mà các em có thể tiếp tục học sau

tốt nghiệp THCS


50


74


18


26


0


0


0


0


0


0


3,74


2

Thông tin về hệ thống các trường nghề trên địa bàn tỉnh và một số nghề nghiệp trong xã hội và

địa phương cho HS;


60


88


8


12


0


0


0


0


0


0


3,88


3

Phát triển kỹ năng sử dụng công cụ trắc nghiệm định hướng nghề nghiệp cho

HS.


48


71


20


29


0


0


0


0


0


0


3,71


4

Phát triển các kỹ năng chung hỗ trợ cho kỹ năng tư vấn hướng nghiệp như: kỹ năng lắng nghe, kỹ năng giao tiếp, kỹ

năng phản hồi thông tin,


30


44


38


56


0


0


0


0


0


0


3,44



kỹ năng hỏi trong tư vấn,













ĐTB











3,69

Nhận xét:

Kết quả khảo sát thực tế về nội dung bồi dưỡng cho thấy hầu hết các đơn vị thực hiện nội dung khá tốt ( ĐTB 3,69). Tuy vậy mức độ đánh giá vẫn chưa thật sự đồng đều. Nội dung “Thông tin về hệ thống các trường nghề trên địa bàn tỉnh và một số nghề nghiệp trong xã hội và địa phương cho HS” điểm đạt (3,88) trong khi đó nội dung “Phát triển các kỹ năng chung hỗ trợ cho kỹ năng tư vấn hướng nghiệp như: kỹ năng lắng nghe, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phản hồi thông tin, kỹ năng hỏi trong tư vấn” chỉ đạt ( 3,44).

Nội dung bồi dưỡng năng lực tư vấn hướng nghiệp cho giáo viên ở các trường THCS huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh đang đang được triển khai cụ thể dựa trên các văn bản chỉ đạo của cấp trên đồng thời được lồng ghép trong các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn của giáo viên trong từng năm học. Ban giám hiệu các trường hàng năm thông tin đến đội ngũ CBGV của nhà trường về hệ thống các trường THPT, TTGDNN-GDTX, các trường nghề trên địa bàn huyện, tỉnh và trong khu vực lân cận để đội ngũ giáo viên làm công tác tư vấn hướng nghiệp biết được. Đồng thời BGH thông tin thêm về truyền thống, tiêu tuyển sinh hàng năm, chất lượng đào tạo của mỗi trường để từ đó giáo viên có thêm những định hướng để tư vấn giúp học sinh được tốt. Bên cạnh đó CBQL cũng phối hợp sử dụng việc phát triển kỹ năng sử dụng công cụ trắc nghiệm kết hợp với các kỹ năng tư vấn, hướng nghiệp để trang bị cho đội ngũ giáo viên làm công tác này thực hiện có hiệu quả công việc.

Xem tất cả 140 trang.

Ngày đăng: 18/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí