– Nội dung hướng nghiệp, tư vấn việc làm được thực hiện thông qua hoạt động tư vấn ngành nghề, hội thảo, chuyên đề nghề nghiệp, ngày hội việc làm. Hệ thống các phương pháp và kỹ năng tư vấn rất phong phú và đa dạng nhưng không có phương pháp nào là tối ưu. Do vậy, cần phải sử dụng da dạng các phương pháp, phù hợp với đặc điểm sinh viên của từng ngành, từng khóa, và điều kiện của nhà trường.
– Đội ngũ CBQL, GV, CV tham gia hoạt động HN & TVVL tích cực đổi mới phương pháp, hình thức tư vấn HN & TVVL cho sinh viên, kết hợp hài hòa các phương pháp, hình thức để công tác tư vấn đạt hiệu quả cao.
– Tổ chức hướng nghiệp cho sinh viên thông qua các hoạt động như: Tư vấn cho sinh viên về ngành nghề, vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp; Tổ chức các lớp bồi dưỡng kỹ năng mềm (kỹ năng phỏng vấn xin việc; kỹ năng Tiếng Anh, kỹ năng Tin học, Thuyết trình, Giao tiếp). Mỗi nội dung cần được thường xuyên cập nhật tính mới thể hiện trong đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về giáo dục; nhu cầu của thị trường lao động và những thay đổi do cuộc cách mạng 4.0 mang lại. Hình thức tổ chức hướng nghiệp được thực hiện theo các khóa bồi dưỡng ngắn hạn, tư vấn theo nhóm ngành đào tạo, hoặc cụ thể bằng các buổi hội thảo, thăm quan trải nghiệm.
– Tổ chức hoạt động tư vấn việc làm thông qua các hoạt động như: Tiếp nhận thông tin tuyển dụng từ các đơn vị tuyển dụng, giới thiệu việc làm cho sinh viên; tổ chức các chương trình, ngày hội việc làm…
– Phòng Công tác sinh viên, Trung tâm tuyển sinh và hỗ trợ việc làm phối hợp với Khoa chuyên ngành, Đoàn thanh niên tổ chức các hội nghị, hội thảo, chuyên đề, ngày hội hướng nghiệp, việc làm…giúp sinh viên được trao đổi, chia sẻ và học hỏi về ngành nghề đào tạo.
– Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức các chương trình thúc đẩy hoạt động hướng nghiệp, tư vấn việc làm như: Các chương trình Talk show giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm học tập với các thầy cô, các bạn sinh viên có kết quả học tập tốt và các anh chị cựu sinh viên đã thành công; Chương trình Định hướng cho Tân sinh viên.
– Phát huy mô hình các câu lạc bộ học tập theo sở thích cho các sinh viên như mô hình câu lạc bộ Tiếng Anh, câu lạc bộ Tin học, câu lạc bộ Tài năng.
– Tổ chức tham quan thực tế tại các đơn vi tuyển dụng nhằm tạo cơ hội việc làm cho sinh viên. Cho SV nhà trường có điều kiện tham dự Ngày hội sinh viên với các trường đại học, cao đẳng khác để SV được tiếp cận nhiều thông tin bổ ích một cách sinh động từ các trường Đại học, được giải đáp thắc mắc một cách triệt để đồng thời, qua những chuyến tham quan thực tế, các em cũng thay đổi nhận thức, nỗ lực phấn đấu, quyết tâm hơn trong học tập.
– Cần hướng dẫn các em chọn những ngành, nghề đúng năng lực, sở trường của mình, rồi mới theo sở thích, mức thu nhập do ngành nghề đó mang lại và đặc biệt phải chú ý đến nhu cầu của xã hội về ngành, nghề mình chọn.
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Thực Hiện Phương Pháp Và Hình Thức Tư Vấn Hướng Nghiệp Cho Sinh Viên Ở Trường Cao Đẳng Thống Kê
- Thực Trạng Kiểm Tra, Đánh Giá Hoạt Động Hướng Nghiệp Và Tư Vấn Việc Làm Cho Sinh Viên
- Một Số Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Hướng Nghiệp Và Tư Vấn Việc Làm Cho Sinh Viên Ở Trường Cao Đẳng Thống Kê
- Bộ Khung Các Tiêu Chí Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Hn & Tvvl Cho Sinh Viên
- Quản lý hoạt động hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho sinh viên ở trường cao đẳng thống kê - 14
- Quản lý hoạt động hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho sinh viên ở trường cao đẳng thống kê - 15
Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.
– Tổ chức hội nghị chuyên đề, mời các chuyên gia nói chuyện cập nhật các kiến thức khoa học mới đang được áp dụng nhằm nâng cao kiến thức trình độ hiểu biết cho cán bộ tư vấn trên cơ sở đó vận dụng thực tế vào nội dung chính mình cần tư vấn sao cho phù hợp với nhu cầu của sinh viên.
– Trong năm học Nhà trường tổ chức lấy phiếu lấy ý kiến đánh giá của sinh viên về đội ngũ cán bộ tư vấn việc làm cho sinh viên. Nội dung đánh giá về trình độ chuyên môn, phương pháp tư vấn và hiệu quả tư vấn để cải thiện và nâng cao chất lượng hoạt động hướng nghiệp, tư vấn việc làm.
3.2.2.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
– Có sự quan tâm và ủng hộ của Ban giám hiệu nhà trường.
– Có sự đồng thuận và chia sẻ trách nhiệm giữa Khoa, phòng Công tác sinh viên, Phòng quản lý khoa học, Trung tâm tuyển sinh và Hỗ trợ việc làm, Đoàn thanh niên…
– Đội ngũ cán bộ, giảng viên, chuyên viên hiểu rõ hệ thống phương pháp, hình thức HN & TVVL, kết hợp hài hòa, đa dạng các phương pháp, hình thức tư vấn phù hợp với từng đối tượng sinh viên để công tác tư vấn đạt hiểu quả cao.
3.2.3. Tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ CBQL, GV, CV nhà trường về hoạt động hướng nghiệp và tư vấn việc làm
3.2.3.1. Mục đích của biện pháp
Nhằm khai thông tư tưởng, bồi dưỡng năng lực, nhận thức cho tất cả các GV và NV, tạo ra sức mạnh của sự đồng thuận trong việc thực hiện một hệ thống hoạt động HN & TVVL thực sự hiệu quả và chất lượng. Nếu thực hiện tốt giải pháp này, có thể tạo ra hiệu ứng “dây chuyền” tích cực, giúp thay đổi nhận thức, nâng cao năng lực cho GV và NV về hoạt động HN & TVVL, theo đó giúp GV, NV có khả năng lôi cuốn, huy động được SV và các lực lượng xã hội tham gia hoạt động HN & TVVL, làm cho họ hiểu được tầm quan trọng, mục tiêu hoạt động HN & TVVL, cung cấp những thông tin về nhu cầu lao động trong các cơ quan, xí nghiệp nhằm hướng cho hoạt động HN & TVVL giải quyết đúng hướng về nhu cầu nguồn nhân lực phục vụ kinh tế – xã hội của tỉnh.
3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
– Phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường Cao đẳng Thống kê về công tác quản lý hoạt động hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho sinh viên. Trong đó cần giúp cho Cán bộ, chuyên viên nhận thức được nhiệm vụ, trách nhiệm của bản thân trong hoạt động hướng nghiệp, tư vấn việc làm .
– Tổ chức học tập quán triệt các văn bản quy định, nội dung, chương trình hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho sinh viên.
– Nhà trường cần có kế hoạch bồi dưỡng cho CBQL, GV, NV về hoạt động HN& TVVL. Xây dựng nội dung, chương trình, thời gian bồi dưỡng và tập huấn cho đội ngũ CBQL, GV, NV một cách phù hợp và hiệu quả. Nhà trường có các chương trình bồi dưỡng tại chỗ để hỗ trợ cho sự phát triển năng lực của đội ngũ. Qua chương trình này, CBQL, GV, NV có thể tiếp thu những kiến thức và kỹ năng cần thiết để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong hoạt động HN & TVVL do trách nhiệm của họ tăng lên.
– Nhà trường cần tổ chức cho CBQL, GV, NV tham gia hoạt động HN & TVVL đi học tập kinh nghiệm các trường điển hình tiến tiến trong thực hiện hoạt động HN & TVVL. Trao đổi, học tập kinh nghiệm kỹ năng thực hiện hoạt động HN & TVVL, từ đó thể chế hóa các kinh nghiệm sao cho phù hợp với đặc thù của nhà trường.
– Nhà trường cần xây dựng cơ chế chính sách phù hợp, khuyến khích đội ngũ CBQL, GV, NV tham gia hoạt động HN & TVVL tham gia học tập, bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng HN & TVVL cho sinh viên.
– Hình thức bồi dưỡng tập trung trong một số đợt với thời gian ngắn (3 ngày, 5 ngày) cho tất cả CBQL, GV, NV trong trường. – Yêu cầu CBQL, GV, NV tự bồi dưỡng, tự học và cần chỉ rõ nguồn tài liệu tham khảo cho họ.
– Bồi dưỡng qua các buổi sinh hoạt chuyên môn…
3.2.3.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
– Lãnh đạo nhà trường cần chỉ đạo CBQL, GV, CV tham gia trực tiếp hoạt động HN & TVVL đẩy mạnh hoạt động bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ HN & TVVL. Có kế hoạch cho số cán bộ quản lý hoạt động HN & TVVL tham gia nghiên cứu học tập kinh nghiệm theo từng năm học, sát với yêu cầu và thực tiễn nhà trường.
– Lãnh đạo nhà trường xây dựng chế tài đối với cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động HN & TVVL một cách cụ thể. Có tiêu chí đánh giá đối với cá nhân, tổ chức khi thực hiện nhiệm vụ HN & TVVL.
– Lãnh đạo nhà trường cần có các biện pháp khuyến khích việc học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ của đội ngũ tham gia trực tiếp hoạt động HN & TVVL như: Bố trí hợp lý thời gian thực hiện kế hoạch bổi dưỡng, Kinh phí hỗ trợ, tài liệu phục vụ học tập bồi dưỡng, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động HN & TVVL.
3.2.4. Thiết lập mối quan hệ với các doanh nghiệp trong hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho sinh viên
3.2.4.1. Mục đích của biện pháp
Biện pháp nhằm giải quyết những vấn đề hạn chế của hoạt động HN & TVVL cho SV ở trường CĐTK hiện nay, để nâng cao hiệu quả hoạt động HN & TVVL và quản lý hoạt động HN & TVVL cho SV.
Tăng cường công tác phối hợp giữa nhà trường với các doanh nghiệp trong HN & TVVL cho SV nhằm cung cấp thông tin về nhu cầu lao động, về đặc điểm ngành nghề cho SV, phối hợp tổ chức các hoạt động HN bằng tham quan thực tế các DN tạo điều kiện cho SV tiếp cận được công việc và xác định mục tiêu học tập cho bản thân.
3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện
Nhà trường cần có kế hoạch chỉ đạo phân cấp, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị, phòng ban, tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động HN & TVVL, phát huy vai trò của các đơn vị, cá nhân trong thực thi nhiệm vụ.
Phòng CT HSSV lập kế hoạch hợp tác với các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (công ty SamSung, Canon, Flexcom, …) trong sự phối hợp xây dựng kế hoạch, nội dung, hình thức, thời gian tổ chức thực hiện hoạt động HN & TVVL, hợp tác với các công ty cho SV đi thực tế, thực tập tốt nghiệp. Phối hợp trong việc kiểm tra chất lượng hoạt động HN & TVVL, khảo sát đánh giá chất lượng SV sau tốt nghiệp. Phối hợp với các doanh nghiệp tổ chức ngày hội tư vấn hướng nghiệp và tuyển dụng cho SV có cơ hội tiếp cận vói việc làm, cụ thể:
Phòng CT HSSV liên hệ với các doanh nghiệp để thống nhất thời gian, nội dung công việc thực hiện tổ chức ngày hội tư vấn hướng nghiệp và tuyển dụng:
Phát huy vai trò đóng góp của các doanh nghiệp trong thực hiện hoạt động HN & TVVL cho SV.
Sau đây là khung kế hoạch liên kết với các doanh nghiệp về việc tổ chức ngày hội tư vấn hướng nghiệp và tuyển dụng cho SV:
I. MỤC ĐÍCH
Tạo điều kiện cho SV có cơ hội được tư vấn về các kỹ năng cần thiết khi đi phỏng vấn xin việc, tìm kiếm việc làm cũng như phát triển nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp.
II. CÁCH THỨC TỔ CHỨC
1. Về phía nhà trường
2. Về phía các doanh nghiệp tới tham gia
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Phòng CT HSSV
2. Phòng Tổ chức hành chính
3. Các Khoa chuyên môn
IV. KINH PHÍ
Bản kế hoạch cụ thể ở Phụ lục 03 Kế hoạch về việc tổ chức “Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và tuyển dụng năm 2019”
3.2.4.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
– Nhà trường cần có sự phân cấp, phân quyền quản lý và có văn bản chỉ đạo hướng dẫn cụ thể đối với các đơn vị trong quản lý hoạt động HN & TVVL.
– Nhà trường cần có cơ chế chính sách thu hút các doanh nghiệp, tổ chức trong phối hợp thực hiện hoạt động HN & TVVL.
3.2.5. Đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho sinh viên
3.2.5.1. Mục đích của biện pháp
Biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động HN & TVVL và quản lý hoạt động HN & TVVL cho sinh viên; thể hiện rõ chức năng kiểm tra, đánh giá trong quản lý hoạt động HN & TVVL nhằm giải quyết những hạn chế của hoạt động này. Kiểm tra, đánh giá là chức năng quan trọng trong quản lý, nó có tác dụng thúc đẩy hoạt động hướng nghiệp, tư vấn việc làm cho sinh viên, cung cấp thông tin phản hồi cho việc điều chỉnh hoạt động HN & TVVL cho sinh viên, hoạt động quản lý của nhà quản lý và sinh viên tự điều chỉnh hoạt động học tập của mình, hướng tới mục tiêu, yêu cầu nghề nghiệp
3.2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện
– Nội dung kiểm tra, đánh giá hoạt động hướng nghiệp, tư vấn việc làm cho sinh viên phải phản ánh được nội dung hướng nghiệp, tư vấn việc làm.
– Kết hợp nhiều hình thức kiểm tra, đánh giá khác nhau nhằm tạo được hiệu quả thiết thực.