2.3.2.3. Thực trạng phương pháp bồi dưỡng năng lực tư vấn hướng nghiệp cho giáo viên ở các trường THCS huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.
Bảng 2.7. Kết quả khảo sát thực trạng sử dụng phương pháp bồi dưỡng năng lực tư vấn hướng nghiệp cho giáo viên
Nội dung khảo sát | Ý kiến đánh giá | |||||||||||
Tốt | Khá | TB | Kém | Chưa thực hiện | ĐTB | |||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | |||
1 | Phương pháp tự nghiên cứu | 30 | 44 | 20 | 29 | 18 | 26 | 0 | 0 | 0 | 0 | 3,18 |
2 | Phương pháp thuyết trình: | 50 | 74 | 18 | 26 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 3,74 |
3 | Phương pháp thảo luận nhóm. | 20 | 29 | 40 | 59 | 8 | 12 | 0 | 0 | 0 | 0 | 3,18 |
4 | Phương pháp sử dụng tình huống | 8 | 12 | 40 | 59 | 20 | 29 | 0 | 0 | 0 | 0 | 2,82 |
5 | Phương pháp tổ chức trò chơi | 8 | 12 | 30 | 44 | 30 | 44 | 0 | 0 | 0 | 0 | 2,68 |
ĐTB | 3,12 |
Có thể bạn quan tâm!
- Kiểm Tra, Đánh Giá Kết Quả Hoạt Động Bồi Dưỡng Nltvhn Cho Gv
- Thực Trạng Nhận Thức Của Cán Bộ Quản Lý, Giáo Viên Các Trường Thcs Huyện Gia Bình, Tỉnh Bắc Ninh Về Hoạt Động Tư Vấn Hướng Nghiệp Cho Hs
- Thực Trạng Nhận Thức Của Cán Bộ Quản Lý, Giáo Viên Các Trường Thcs Huyện Gia Bình, Tỉnh Bắc Ninh Về Yêu Cầu Đối Với Năng Lực Của Giáo Viên Làm
- Thực Trạng Kiếm Tra, Đánh Giá Hoạt Động Bồi Dưỡng Năng Lực Tư Vấn Hướng Nghiệp Cho Giáo Viên Trường Thcs Huyện Gia Bình, Tỉnh Bắc Ninh
- Các Biện Pháp Quản Lý Bồi Dưỡng Năng Lực Tư Vấn Hướng Nghiệp Cho Giáo Viên Thcs Huyện Gia Bình, Tỉnh Bắc Ninh
- Hỗ Trợ Về Tài Chính, Cơ Sở Vật Chất Cho Hoạt Động Bồi Dưỡng
Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.
Nhận xét:
Kết quả khảo sát thực tiễn cho thấy các đơn vị trường THCS trên địa bàn huyện Gia Bình đều phối hợp và sử dụng các phương pháp trong quá trình triển khai để bồi dưỡng năng lực tư vấn hướng nghiệp cho giáo viên.Chính sự đa dạng về phương pháp trong bồi dưỡng đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ CBGV làm công tác này. Tuy nhiên trong thực tế nhà quản lí sử dụng các phương pháp này không đồng đều, chủ yếu vẫn tập trung bằng các phương pháp truyền thống như Phương pháp tự nghiên cứu (ĐTB: 3,18); Phương pháp thuyết trình (ĐTB: 3,74); Phương pháp thảo luận nhóm (ĐTB: 3,18);
Trao đổi với GV L.V.Q trường V.N chúng tôi được biết: “Trên cơ sỏ định hướng nội dung bồi dưỡng của CBQL, GV làm công tác TVHN tự tìm hiểu, trao đổi thống nhất với nhau,viết và nộp sản phẩm thu hoạch được”.
Phương pháp sử dụng tình huống và tổ chức trò chơi chưa được quan tâm sửa dụng thường xuyên và nếu có sử dụng thì chưa đem lại hiệu quả cao. Các phương pháp phần nhiều vẫn mang tính truyền thống, không có sự sáng tạo và đột phá nên kết quả chưa đạt được như mong muốn.
2.3.2.4. Thực trạng hình thức bồi dưỡng năng lực tư vấn hướng nghiệp cho
giáo viên ở các trường THCS huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.
Bảng 2.8. Kết quả khảo sát thực trạng sử dụng hình thức bồi dưỡng năng lực tư vấn hướng nghiệp cho giáo viên
Nội dung khảo sát | Ý kiến đánh giá | |||||||||||
Tốt | Khá | TB | Kém | Chưa thực hiện | ĐTB | |||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | |||
1 | Tổ chức các đợt sinh hoạt tập thể về chuyên môn, nghiệp vụ tại tổ bộ môn của nhà trường, liên trường hoặc cụm trường. | 10 | 15 | 40 | 59 | 18 | 26 | 0 | 0 | 0 | 0 | 2,88 |
2 | Bồi dưỡng tập trung | 40 | 59 | 28 | 41 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 3,59 |
3 | Tổ chức và phối hợp tổ chức các lớp bồi dưỡng ngắn hạn tập huấn cho GV tại trường | 45 | 66 | 23 | 34 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 3,66 |
4 | Xây dựng các chuyên đề bồi dưỡng thường xuyên theo năm học. | 50 | 74 | 18 | 26 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 3,74 |
5 | Trang bị tài liệu cho giáo viên tự nghiên cứu, tự học, tự rèn luyện. | 0 | 0 | 10 | 15 | 58 | 85 | 0 | 0 | 0 | 0 | 2,15 |
ĐTB | 3,20 |
Nhận xét:
Thực tế hiện nay ở các đơn vị đã và đang sử dụng kết hợp nhiều hình thức bồi dưỡng cho CBGV làm công tác THHN nói riêng và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ nói chung. Những hình thức được sử dụng nhiều và tương đối hiệu quả là: “Bồi dưỡng tập trung”, “Tổ chức và phối hợp tổ chức các lớp bồi dưỡng ngắn hạn tập huấn cho GV tại trường”, “Xây dựng các chuyên đề bồi
dưỡng thường xuyên theo năm học”. Đây là các hình thức bồi dưỡng tổng hợp thường được ưu tiên lựa chọn. Thông qua đội ngũ các nhà quản lí, giáo viên cốt cán có năng lực, có uy tín truyền đạt những chuyên đề mới được quan tâm, những kinh nghiệm, cách làm hay, sáng tạo để từ đó đội ngũ làm công tác TVHN trong mỗi trường cùng học tập, chia sẻ và áp dụng sao cho phù hợp với đơn vị mình. Bên cạnh đó, các nhà trường thường tích hợp lồng ghép các hình thức bồi dưỡng sao cho phù hợp với điều kiện thực tiễn tại đơn vị như tập trung toàn hội đồng, sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn để tuyên truyền các chủ trương, đường lối, chính sách được Đảng, Nhà nước và ngành giáo dục đề ra trong đó có nội dung hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS. Chính vì thế đã góp giúp đội ngũ CBGV nắm vững chủ trương, xác định được nội dung, mục tiêu thực hiện nhiệm vụ. Tuy nhiên các hình thức bồi dưỡng thực hiện chưa đồng đều, có hình thức còn chưa được các nhà quản lí sử dụng hiệu quả: “Trang bị tài liệu cho giáo viên tự nghiên cứu, tự học, tự rèn luyện”các nhà quản lí giao việc cho đội ngũ giáo viên yêu cầu họ phải tự nghiên cứu và thực hiện chưa chỉ đạo hướng dẫn và cùng tìm hiểu. Hình thức “Tổ chức các đợt sinh hoạt tập thể về chuyên môn, nghiệp vụ tại tổ bộ môn của nhà trường, liên trường hoặc cụm trường” cũng ít có hiệu quả bởi một thực tế khi áp dụng có khi phù hợp với đơn vị này nhưng lại không phù hợp với đơn vị kia (do đặc thù địa phương).
2.3.3. Thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực tư vấn hướng nghiệp cho giáo viên ở các trường THCS huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.
Chúng tôi tìm hiểu thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực tư vấn hướng nghiệp cho GV ở các trường THCS huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh theo tiếp cận chức năng quản lý. Nội dung khảo sát được thể hiện ở câu hỏi số 5 (phụ lục 1). Bên cạnh đó, chúng tôi cũng nghiên cứu các bản kế hoạch, trò chuyện với CBQL, GV để làm rõ hơn nội dung khảo sát. Kết quả khảo sát được thể hiện ở các bảng số liệu sau:
2.3.3.1. Thực trạng lập kế hoạch tổ chức bồi dưỡng năng lực tư vấn hướng nghiệp cho giáo viên ở các trường THCS huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh
Bảng 2.9. Kết quả khảo sát thực trạng lập kế hoạch tổ chức bồi dưỡng năng lực tư vấn hướng nghiệp cho giáo viên
Nội dung khảo sát | Ý kiến đánh giá | |||||||||||
Tốt | Khá | TB | Kém | Chưa thực hiện | ĐTB | |||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | |||
1 | Xây dựng kế hoạch dựa vào các kết quả đánh giá năng lực của giáo viên | 38 | 56 | 10 | 15 | 20 | 29 | 0 | 0 | 0 | 0 | 3,26 |
2 | Xây dựng kế hoạch căn cứ vào kết quả xác định nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên | 40 | 59 | 13 | 19 | 15 | 22 | 0 | 0 | 0 | 0 | 3,37 |
3 | Kế hoạch phản ánh đầy đủ nội dung: mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức bồi dưỡng | 31 | 46 | 17 | 25 | 20 | 29 | 0 | 0 | 0 | 0 | 3,16 |
4 | Tiến độ thực hiện kế hoạch được đề ra một cách chi tiết, hợp lý và khả thi | 38 | 56 | 20 | 29 | 10 | 15 | 0 | 0 | 0 | 0 | 3,41 |
5 | Phân công trách nhiệm cho các bộ phận, cá nhân rõ ràng, đầy đủ và chi tiết | 28 | 41 | 10 | 15 | 30 | 44 | 0 | 0 | 0 | 0 | 2,97 |
6 | Chỉ rõ chi tiết, hợp lý và khả thi các nguồn lực cần huy động để thực hiện được kế hoạch | 22 | 32 | 26 | 38 | 20 | 29 | 0 | 0 | 0 | 0 | 3,03 |
7 | Huy động đóng góp ý kiến của tất cả các thành phần trong nhà trường (giáo viên, tổ bộ môn, …) | 33 | 49 | 20 | 29 | 15 | 22 | 0 | 0 | 0 | 0 | 3,26 |
8 | Góp phần định hướng cho việc lập kế hoạch hoạt động bồi dưỡng ở cấp tổ bộ môn và cá nhân GV | 24 | 35 | 21 | 31 | 23 | 34 | 0 | 0 | 0 | 0 | 3,01 |
9 | Công bố, phổ biến kế hoạch rộng rãi trong nhà trường | 40 | 59 | 13 | 19 | 15 | 22 | 0 | 0 | 0 | 0 | 3,37 |
ĐTB | 3,21 |
Nhận xét:
Công tác xây dựng kế hoạch được đánh giá chung ở mức Khá (ĐTB: 3,21).
Các nội dung được thực hiện tốt bao gồm:Xây dựng kế hoạch dựa vào các kết quả đánh giá năng lực của giáo viên; Xây dựng kế hoạch căn cứ vào kết quả xác định nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên; Tiến độ thực hiện kế hoạch được đề ra một cách chi tiết, hợp lý và khả thi; Huy động đóng góp ý kiến của tất cả các thành phần trong nhà trường (giáo viên, tổ bộ môn, …); Công bố, phổ biến kế hoạch rộng rãi trong nhà trường.
Các nội dung thực hiện ở mức khá bao gồm: Các nội dung thực hiện ở mức khá bao gồm: nhà trường lực của giáo viên; Xây dựng kế hoạch; Phân công trách nhiệm cho các bộ phận, cá nhân rõ ràng, đầy đủ và chi tiết; Chỉ rõ chi tiết, hợp lý và khả thi các nguồn lực cần huy động để thực hiện được kế hoạch; Góp phần định hướng cho việc lập kế hoạch hoạt động bồi dưỡng ở cấp tổ bộ môn và cá nhân giáo viên
Ở các trường THCS huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh hiện nay, việc xây dựng kế hoạch TVHN của các đơn vị dựa trên mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức bồi dưỡng cũng như năng lực thực tế của đội ngũ giáo viên làm công tác TVHN, kế hoạch được triển khai cụ thể, rõ ràng góp phần thực hiện được mục tiêu, nhiệm vụ công tác TVHN. Kế hoạch về cơ bản đã xác định được nội dung, đối tượng bồi dưỡng năng lực TVHN, thời gian cho từng nội dung bồi dưỡng và phân công nhiệm vụ chọn từng thành viên phụ trách các mảng bồi dưỡng như Hiệu trưởng làm những công việc gì? Phó Hiệu trưởng, giáo viên làm công tác TVHN phải thực hiện những công việc gì? Trách nhiệm của mỗi thành viên thế nào để kế hoạch triển khai có hiệu quả.
Tuy nhiên trong quá trình xây dựng kế hoạch vẫn còn bộc lộ những hạn chế nhất định. Các đơn vị thường mới xây dựng kế hoạch chung chung bám vào các văn bản chỉ đạo và hướng dẫn từ cấp trên theo năm học. Kế hoạch còn mang tính chủ quan của Hiệu trưởng hay người được giao xây dựng kế hoạch
chưa huy động được các thành phần trong nhà trường tham gia đóng góp ý kiến xây dựng. Một thực tế khác còn kế hoạch được xây dựng chưa có chất lượng, chưa bám sát vào tình hình thực tế bởi CBQL của một vài đơn vị trên địa bàn mới được bổ nhiệm, tuổi đời tuổi nghề còn trẻ, trình độ, năng lực và kinh nghiệm chưa giàu (vừa làm, vừa tìm hiểu) thiếu kiến thức lí luận và thực tiễn cho nên kế hoạch xây dựng chưa thực sự khoa học và khách quan...
2.3.3.2. Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng năng lực tư vấn hướng nghiệp cho giáo viên ở các trường THCS huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh
Bảng 2.10. Kết quả khảo sát thực trạng tổ chức các nguồn lực thực hiện kế hoạch bồi dưỡng năng lực tư vấn hướng nghiệp cho giáo viên
Nội dung khảo sát | Ý kiến đánh giá | |||||||||||
Tốt | Khá | TB | Kém | Chưa thực hiện | ĐTB | |||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | |||
1 | Thành lập Ban chỉ đạo tổ chức chỉ đạo bồi dưỡng giáo viên | 25 | 37 | 23 | 34 | 20 | 29 | 0 | 0 | 0 | 0 | 3,07 |
2 | Thành lập tổ tư vấn của nhà trường | 60 | 88 | 8 | 12 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 3,88 |
3 | Tập huấn bồi dưỡng nâng cao năng lực tư vấn hướng nghiệp và năng lực hướng dẫn đồng nghiệp cho giáo viên cốt cán | 20 | 29 | 25 | 37 | 23 | 34 | 0 | 0 | 0 | 0 | 2,96 |
4 | Phân công rõ ràng trong quá trình tổ chức bồi dưỡng từ người chỉ huy đến người điều hành và các cá nhân chịu trách nhiệm phục vụ, giám sát hoạt động bồi dưỡng giáo viên. | 40 | 59 | 28 | 41 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 3,59 |
5 | Sắp xếp công việc hợp lí xây dựng các cơ chế phối hợp để mọi người hướng vào mục tiêu chung của hoạt động bồi dưỡng NLTVHN cho GV. | 30 | 44 | 38 | 56 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 3,44 |
ĐTB | 3,39 |
Nhận xét:
Quan số liệu khảo sát cho thấy việc tổ chức các nguồn lực thực hiện kế hoạch bồi dưỡng TVHN được các nhà trường quan tâm và thực hiện tương đối tốt (ĐTB 3,39).
Các nội dung được đánh giá cao là: “Thành lập tổ tư vấn của nhà trường” (ĐTB: 3,88); “Phân công rõ ràng trong quá trình tổ chức bồi dưỡng từ người chỉ huy đến người điều hành và các cá nhân chịu trách nhiệm phục vụ, giám sát hoạt động bồi dưỡng giáo viên” (ĐTB: 3,59); “Sắp xếp công việc hợp lí xây dựng các cơ chế phối hợp để mọi người hướng vào mục tiêu chung của hoạt động bồi dưỡng NLTVHN cho GV” (ĐTB: 3,44). Điều này được thể hiện ở việc hàng năm các nhà trường đều thành lập được ban chỉ đạo mà nòng cốt là BGH, tổ trưởng chuyên môn và giáo viên cốt cán, thành lập tổ TVHN tại trường chủ công là GVCN và giáo viên dạy Văn, Toán, phân công nhiệm vụ cho các thành viên một cách phù hợp với khả năng và năng lục của các thành viên trong tổ TVHN.
Các nội dung được đánh giá ở mức Khá: “Thành lập Ban chỉ đạo tổ chức chỉ đạo bồi dưỡng giáo viên”(ĐTB: 3,07); “Tập huấn bồi dưỡng nâng cao năng lực tư vấn hướng nghiệp và năng lực hướng dẫn đồng nghiệp cho giáo viên cốt cán”(ĐTB: 2,96). Trên thực tế, Hiệu trưởng các nhà trường đã quan tâm đến việc chỉ đạo triển khai đến hoạt động trong mỗi học kỳ và năm học. Chính những việc làm này đã góp phần tích cực giúp các nhà trường phần nào thực hiện được kế hoạch đã xây dựng.Tuy nhiên cũng phải nhìn nhận từ thực tiễn công tác này hàng năm mới chỉ được giao cho một nhóm CBQL, GV trong hội đồng chứ chưa huy động được ở tất cả các thành viên tham gia. Việc phối hợp để đề ra các giải pháp hữu hiệu cho việc nảy sinh chưa thực hiệu quả. Hơn nữa khi thực hiện công tác này mà có người trong ban chỉ đạo luân chuyển công tác, nghỉ công tác thì những người kế nhiệm rất khó có thể thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ được giao.
2.3.3.3. Thực trạng chỉ đạo thực hiện kế hoạch bồi dưỡng năng lực tư vấn hướng nghiệp cho giáo viên ở các trường THCS huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh
Bảng 2.11. Kết quả khảo sát thực trạng chỉ đạo thực hiện kế hoạch bồi dưỡng năng lực tư vấn hướng nghiệp cho giáo viên
Nội dung khảo sát | Ý kiến đánh giá | |||||||||||
Tốt | Khá | TB | Kém | Chưa thực hiện | ĐTB | |||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | |||
1 | Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch và triển khai kế hoạch bồi dưỡng năng lực TVHN cho GV | 30 | 44 | 38 | 56 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 3,44 |
2 | Chỉ đạo xây dựng chương trình nội dung bồi dưỡng năng lực TVHN cụ thể; chỉ đạo việc xác định chủ đề bồi dưỡng năng lực TVHN và đối tượng bồi dưỡng năng lực TVHN; | 38 | 56 | 30 | 44 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 3,56 |
3 | Chỉ đạo việc đánh giá và hiệu chỉnh kế hoạch bồi dưỡng năng lực TVHN cho GV. | 20 | 29 | 40 | 59 | 8 | 12 | 0 | 0 | 0 | 0 | 3,18 |
4 | Chỉ đạo thực hiện kế hoạch thời gian, khối lượng và kiến thức; kiểm tra việc thực hiện các bước lên lớp, phương pháp giảng dạy và nội dung kiến thức giảng dạy của báo cáo viên; | 30 | 44 | 38 | 56 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 3,44 |
5 | Chỉ đạo kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực TVHN, kiểm tra việc ghi chép sổ sách mẫu biểu giáo vụ như sổ ghi đầu bài, sổ sinh hoạt chuyên môn, sổ tay giáo viên, các báo cáo thu hoạch.... | 20 | 29 | 40 | 59 | 8 | 12 | 0 | 0 | 0 | 0 | 3,18 |
6 | Chỉ đạo huy động các nguồn lực: tài chính, cơ sở vật chất, nguồn thông tin phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng năng lực TVHN cho GV. | 25 | 37 | 23 | 34 | 20 | 29 | 0 | 0 | 0 | 0 | 3,07 |
ĐTB | 3,31 |