Kết Quả Nghiên Cứu Trong Và Ngoài Nước Có Liên Quan Đến Nội Dung Của Đề Tài


Theo Nguyễn Xuân Bình (2005) [1] thì lợn nái mất sữa sau khi đẻ kế phát từ viêm vú, viêm tử cung. Do khi viêm cơ thể mẹ thường hay bị sốt 2 - 3 ngày liên tục, mất nước, nước trong tế bào và mô bào bị giảm ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, nhất là sự hấp thu dinh dưỡng ở đường tiêu hóa bị giảm, dần dẫn đến mất sữa. Khả năng phục hồi chức năng tiết sữa bị hạn chế ảnh hưởng đến các lứa đẻ tiếp theo.

Theo Nguyễn Hữu Ninh và Bạch Đăng Phong (2002) [11] thì khi con vật bị viêm vú sẽ dẫn đến các biến chứng sau:

- Teo đầu vú: Phần lớn tế bào tuyến vú bị tổn thương, cơ năng tiết sữa không thể hồi phục được. Thể tích thùy vú bị bệnh nhỏ hơn vú bình thường. Tuy các tuyến vú không nhất thiết phải có hiện tượng xơ cứng rò rệt, nhưng khả năng tiết sữa của chúng đã giảm, thậm chí là mất hẳn. Hiện tượng này chính là hiện tượng teo đầu vú. Sau khi bị teo, các thùy vú lành phải tiết sữa bù cho thùy vú bệnh nên chúng phát triển nhiều hơn.

- Bầu vú bị xơ cứng: Tổ chức liên kết tăng sinh và trở thành rắn, còn tổ chức của bản thân tuyến vú lại teo đi.

- Bầu vú bị hoại tử: Các tổ chức của bầu vú bị thối loét và phân giải.

* Chẩn đoán bệnh viêm vú

- Dựa vào triệu chứng lâm sàng: Bằng mắt thường quan sát thấy bầu vú sưng đỏ, khi xoa bầu vú thấy có cảm giác nóng và hơi cứng, khi vắt thấy không có sữa, lợn nái có cảm giác đau và chỉ thấy nhiều dịch trong hay sữa đặc như bã đậu. Một số trường hợp bầu vú chuyển sang thâm đen rất nguy hiểm cho con vật, đó là viêm thối rữa rất khó điều trị. Lợn nái thường nằm úp và cho con bú ít, lợn con bú ít sẽ kêu la, gầy yếu, ỉa chảy…

* Phòng và điều trị bệnh viêm vú

- Phòng bệnh: Vệ sinh sát trùng chuồng đẻ, đảm bảo đủ diện tích và nền chuồng khô ráo, bằng phẳng, mài răng nanh cho lợn con trong vòng 24 giờ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 72 trang tài liệu này.


sau đẻ; cung cấp nước uống sạch. Có thể trộn một số loại kháng sinh khác nhau vào trong thức ăn để phòng bệnh.

Áp dụng quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ nuôi tại công ty CP khai thác khoáng sản Thiên Thuận Tường, Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh - 5

Ngoài ra, những biện pháp phòng bệnh viêm tử cung cũng có thể áp dụng cho phòng bệnh viêm vú. Trong thực tế người ta thường làm công tác phòng bệnh cho cả hai bệnh trên khi có lợn nái sắp đẻ.

- Trị bệnh: Trong nhiều trường hợp viêm vú do nhiều nguyên nhân gây ra nên việc điều trị cần phải tiến hành kết hợp giữa kháng sinh và phong bế giảm đau.

Theo Trương Lăng (2000) [9], điều trị viêm vú bằng cách: Rửa và chườm đá vào đầu vú viêm để giảm sưng, giảm sốt. Ngày hai lần xoa bóp nhẹ cho vú mềm dần, mỗi ngày vắt cạn sữa viêm 4 - 5 lần để tránh lây lan sang vú khác. Cho lợn uống Sulphat Magie với liều nhẹ 20 - 30 g/con. Vú bị viêm chưa có mủ chỉ điều trị 2 - 3 ngày sẽ mềm trở lại, lợn khỏi bệnh và cho sữa bình thường. Nếu 2 - 3 ngày không khỏi phải dùng:

Penicillin: 10.000 UI/kg KL Streptomycin: 10 mg/kg KL

Mỗi ngày tiêm một lần, tiêm quanh vú bị viêm cho đến khi hết. Tiêm dung dịch tetramycin vào vú viêm theo lỗ sữa sau khi đã vắt cạn sữa.

2.2.2.2.Những bệnh thường gặp ở lợn con theo mẹ

a. Bệnh viêm phổi

- Nguyên nhân

Bệnh viêm phổi hay “Dịch viêm phổi địa phương ở lợn” (Enzootic pneumonia) là bệnh truyền nhiễm mạn tính ở lợn. Tỷ lệ chết không cao nhưng bệnh gây ra thiệt hại lớn trong ngành chăn nuôi lợn làm giảm tốc độ tăng trọng và gia tăng tỷ lệ mắc các bệnh kế phát, đặc biệt là những bệnh về đường hô hấp. Mycoplasma hyopneumoniae (MH) là mầm bệnh chính gây dịch viêm phổi địa phương ở lợn và được quan tâm đến như là một nguyên nhân chủ yếu


gây nên bệnh hô hấp phức hợp ở lợn. Nếu kết hợp với các vi trùng gây viêm phổi khác sẽ tạo nên tình trạng viêm phổi nặng với triệu chứng sốt cao, ho nhiều, khó thở. Mycoplasma được coi là nguồn gốc gây viêm đường hô hấp trên lợn ở nước ta và các nước trên thế giới.

- Triệu chứng

Bệnh thường phát triển rất chậm trên nền của viêm phế quản, phổi và thông thường có 2 thể biểu hiện: Á cấp tính và mạn tính.

+ Thể á cấp tính:

Lợn bệnh sốt nhẹ 40,4 - 41oC, bắt đầu từ triệu trứng hắt hơi chảy nước mũi, sau đó chuyển thành dịch nhầy.

Lợn thở khó, ho nhiều, sốt ngắt quãng, ăn kém.

Lúc đầu ho khan từng tiếng, ho chủ yếu về đêm, sau đó chuyển thành cơn, ho ướt nghe rò nhất là vào sáng sớm đặc biệt là các buổi khi trời se lạnh, gió lùa đột ngột, nước mũi nước mắt chảy ra nhiều.

Vì phổi bị tổn thương nên lợn thở thể ngực phải chuyển sang thở thể bụng, nhiều con thở ngồi như chó thở. Rò nhất là sau khi bị xua đuổi, có những con mệt quá nằm lỳ ra mà không có phản xạ sợ sệt, vẻ mặt rầu rĩ, mí mắt sụp, tai không ve vẩy. Xương sườn và cơ bụng nhô lên hạ xuống theo nhịp thở gấp.

Nhịp tim và nhịp thở đều tăng cao.

Khi sờ nắn hoặc gò để khám bệnh, lợn cảm thấy đau ở vùng phổi. Lợn vẫn thèm ăn nhưng ăn uống thất thường.

Nếu không điều trị, lợn bệnh sẽ chết sau 7 - 20 ngày. Tỷ lệ chết phụ thuộc rất nhiều vào lứa lợn nuôi, sức đề kháng cơ thể và điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng cũng như bệnh thứ phát.

+ Thể mạn tính:

Đây là thể bệnh thường gặp nhất ở những đàn mang trùng.


Lợn bệnh ho húng hắng liên tục và bệnh kéo dài gây cảm giác khó chịu. Đàn lợn ăn uống bình thường, nhưng lợn chậm lớn còi cọc.

Da lợn kém bóng, lông cứng và xù dựng đứng, nhiều trường hợp thấy da bị nhăn và xuất hiện nhiều vảy nâu.

Nếu bị bội nhiễm thì lợn bệnh ho thường xổ mũi như mủ.

Cả hai thể dưới cấp và thể mạn tính đều có tiên lượng xấu đi do lợn còi cọc, chậm lớn hao hụt số đầu con, chi phí thức ăn thuốc men tăng.

Nếu lợn bệnh qua được thì khả năng hồi phục cũng rất kém, do phổi bị tổn thương nặng, lợn trở nên còi cọc và chậm lớn.

- Phòng bệnh

Hiệu quả của các biện pháp phòng bệnh viêm phổi do Mycoplasma phụ thuộc rất nhiều vào các biện pháp quản lý đàn lợn. Cần phải tạo được môi trường thuận lợi cho đàn lợn như không khí sạch sẽ, thông gió thường xuyên, nhiệt độ ấm áp và mật độ trong chuồng phù hợp. Trong dãy chuồng không nên nuôi lẫn lộn các đàn lợn có lứa tuổi cách nhau quá 3 tuần.

Ở các trại lợn cung cấp giống, để xây dựng đàn lợn không nhiễm Mycoplasma cần sử dụng kháng sinh cho lợn nái từ giai đoạn cuối của quá trình mang thai cho đến khi cai sữa.

Ngoài ra còn phòng bệnh bằng vắc xin phòng mycoplasma hoặc cho uống thuốc định kì sẽ giúp đàn lợn giảm thiểu được sự xâm nhập và gây bệnh của vi khuẩn.

- Điều trị

Những kháng sinh có hiệu lực điều trị với mycoplasma là tetracycline, tylosin và tiamulin, ngoài ra còn kết hợp các kháng sinh kháng viêm và một số thuốc bổ trợ để rút ngắn quá trình điều trị cho hiệu quả cao.


Có thể sử dụng hanflor kết hợp với bromhexin 0,3% Bên cạnh đó, em bổ sung thêm thuốc bổ là han - tophan liều 2ml/con/lần liên tục từ 3 – 5 ngày. Nếu phát hiện và điều trị sớm thì đạt được hiệu quả chữa bệnh cao.

b. Hội chứng tiêu chảy ở lợn con

* Nguyên nhân

- Do nhiễm khuẩn đường tiêu hoá (có thể là do E. coli).

- Do điều kiện thời tiết thay đổi đột ngột (nhiệt độ cao quá hoặc giảm đột ngột khiến lợn bị nhiễm lạnh), các chất thải của chăn nuôi khiến môi trường và nền chuồng ẩm ướt, có mùi hôi nồng (khí NH3, H2S).

- Do thức ăn, nước uống cho lợn mẹ không đảm bảo vệ sinh, đặc biệt quá trình bảo quản thức ăn không tốt làm cho thức ăn bị nấm mốc sinh độc tố aflatoxin hoặc đôi khi do thay đổi đột ngột loại thức ăn của lợn mẹ.

Bệnh mắc ở lợn con từ 2 - 3 giờ sau khi sinh ra đến 21 ngày tuổi.

* Triệu chứng

Lợn kém bú, rồi bỏ hẳn, ủ rũ, đi đứng siêu vẹo. Lợn đi ỉa, da khô nhăn nheo, đầu to bụng hóp, lợn gầy sút rất nhanh, hậu môn thường dính bết phân. Niêm mạc mắt nhợt nhạt, 4 chân lạnh, thở nhanh. Lợn rặn rất nhiều khi ỉa. Màu phân lúc đầu trắng sữa sau đó chuyển sang trắng đục, có mùi tanh, khắm đặc trưng. Phân dính nhiều vào đít, vào khoeo.

* Bệnh tích

- Dạ dày giãn rộng, đường bề cong lớn bị chảy máu (xuất huyết).

- Dạ dày chứa đầy sữa đông vón không tiêu.

- Ruột non chứa đầy hơi, xuất huyết từng đoạn

* Phòng, điều trị bệnh

- Phòng bệnh bằng vệ sinh dinh dưỡng: chăm sóc, nuôi dưỡng lợn mẹ, lợn con tốt. Cần chú ý khâu thức ăn cho mẹ phải tốt cả về số lượng và chất lượng, không nên thay đổi thức ăn của lợn mẹ trong quá trình đang cho lợn con


bú sữa. Thực hiện tốt 3 khâu: chống lạnh, chống ẩm và chống bẩn; chuồng trại thoáng mát mùa hè, ấm mùa đông,… Tập cho lợn con ăn sớm với thức ăn có chất lượng cao, tiêm sắt cho lợn con. Ngoài ra có thể bổ sung chế phẩm sinh học vào khẩu phần ăn cho lợn từ 18 ngày tuổi trở lên, cứ 2 ngày cho ăn một lần theo hướng dẫn ghi trên bao bì của sản phẩm. Cho ăn liên tục sẽ giúp lợn tăng cường khả năng tiêu hóa, tăng sức đề kháng…

- Phòng bằng vắc xin cho cả mẹ và con: Tiêm cho mẹ 1 - 2 tuần trước khi đẻ. Tiêm cho lợn con vào ngày tuổi thứ 14.

- Điều trị bệnh: dùng các thuốc như: dùng thuốc điều trị là kháng sinh Tiamulin 10% có thể kết hợp với thuốc co mạch atropin để giảm nhu động ruột, kết hợp thêm thuốc bổ như B-complex (hoặc han - tophan) pha với dung dịch muối 0,9% truyền xoang bụng nhằm bổ sung nước cho lợn con.

2.2.3. Kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến nội dung của đề tài

2.2.3.1 Tình hình nghiên cứu trong nước

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2005)

[18] tại Xí nghiệp giống vật nuôi Mỹ Văn - Hưng Yên thuộc Công ty giống lợn miền Bắc cho biết một số đặc điểm sinh lý sinh dục của lợn nái lai (LY): tuổi động dục lần đầu là 226,68 ngày, khối lượng động dục lần đầu là 109,31 kg, tuổi phối giống lần đầu 247,79 ngày, khối lượng phối giống lần đầu 123,76 kg, tuổi đẻ lứa đầu 362,10 ngày, khoảng cách lứa đẻ 171,07 ngày.

Sau đẻ lợn mẹ bị mất sức nhiều do mất nước, mất máu và ăn kém. Trong những lứa đẻ đầu lợn nái thường bị rách âm đạo nên bị viêm nhẹ gây sốt, làm giảm sữa. Ở những lợn nái đẻ khó phải can thiệp bằng tay thì tỷ lệ viêm tử cung lên tới 100% (Nguyễn Văn Thanh, 2007) [17].

Bệnh viêm vú do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh. Các loại vi khuẩn đều có thể gây viêm vú nhưng chủ


yếu là liên cầu khuẩn: 86%, tụ cầu khuẩn: 5,4%, trực khuẩn sinh mủ: 2,7%, E. coli: 1,2%, các vi khuẩn khác: 4,7% (Nguyễn Như Pho, 2002) [14].

Theo tác giả Nguyễn Xuân Bình (2005) [1], cho biết: Ở những nái bị viêm tử cung thường biểu hiện sốt theo quy luật sáng chiều (sáng sốt nhẹ, chiều sốt nặng).

Theo tác giả Trần Tiến Dũng và cs (2002) [3], khi gia súc bị bệnh viêm tử cung ở thể viêm cơ, viêm tương mạc thì không nên tiến hành thụt rửa bằng các chất sát trùng với thể tích lớn. Vì khi bị tổn thương nặng, cơ tử cung co bóp yếu, các chất bẩn không được đẩy ra ngoài, lưu trong đó làm cho bệnh nặng thêm. Các tác giả đề nghị nên dùng oxytoxin kết hợp PGF2α hoặc kết hợp với kháng sinh điều trị toàn thân và cục bộ.

Theo Nguyễn Xuân Bình (2005) [1], bệnh viêm tử cung xảy ra ở những thời gian khác nhau, nhưng thường xảy ra nhiều nhất vào thời gian sau khi đẻ từ 1 - 10 ngày.

Theo Trần Tiến Dũng (2002) [3], bệnh viêm đường sinh dục ở lợn chiếm tỷ lệ cao từ 30 - 50%, trong đó viêm cơ quan bên ngoài ít, chiếm tỷ lệ 20%, còn lại 80% là viêm tử cung.

Nguyễn Hoài Nam, Nguyễn Văn Thanh (2016) [10] kết luận: Tỷ lệ viêm tử cung sau đẻ ở lợn nái rất cao. Các yếu tố can thiệp bằng tay và thời gian đẻ dài làm tăng nguy cơ bị mắc bệnh. Hạn chế sử dụng biện pháp can thiệp, giảm thời gian đẻ bằng các chế phẩm thuốc và vệ sinh, điều kiện thoải mái cho lợn nái sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh viêm tử cung sau đẻ.

2.2.3.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Chăn nuôi lợn là một nghề chiếm tỷ lệ khá cao trong ngành chăn nuôi ở nhiều nước trên thế giới. Để khai thác hiệu quả hơn giá trị dinh dưỡng và sinh khối của loài, các nước phát triển trên thế giới không ngừng đầu tư cải tạo đàn giống lợn và áp dụng khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao khả năng sinh sản của chúng. Trong lĩnh vực thú y đặc biệt quan tâm đến các vấn đề về bệnh sinh sản.


Trong vài thập niên trở lại đây nhiều nghiên cứu trên thế giới đã áp dụng thành công các thành tựu khoa học kỹ thuật mới vào lĩnh vực chăn nuôi lợn và đã đưa năng suất sinh sản của đàn lợn nái lên rất cao. Giống lợn L và Y, (LY), (YL) được nuôi phổ biến trên thế giới. Đó là nguyên liệu để sản xuất con lai và là nguồn cung cấp giống lợn thương phẩm cho tiêu dùng.

Theo Jan Gordon (1997) [24], lai giống trong chăn nuôi lợn đã có từ 50 năm trước, việc sử dụng lai 2, 3 hay 4 giống để sản xuất lợn thịt thương phẩm đã trở nên phổ biến.

Theo Bidwell C. và William S. (2005) [22] đã có những nghiên cứu về tình hình mắc bệnh sinh sản của lợn nái sinh sản so virus, vi khuẩn… gây ra. Các tác giả cũng đưa ra các biện pháp nhằm phát hiện và giảm khả năng mắc bệnh PRRS trên lợn nái sinh sản.

Theo Andrew Gresham (2003) [21], điều tra tình hình mắc bệnh sinh sản tại Vương Quốc Anh, thì bệnh sinh sản ở lợn có một căn nguyên không nhiễm trùng và thường liên quan đến yếu tố chăm sóc quản lý, dinh dưỡng hay môi trường. Tuy nhiên, bệnh suyễn lợn và bệnh dịch sinh sản truyền nhiễm kéo dài có thể gây ra thiệt hại đáng kể. Bệnh truyền nhiễm sinh sản của lợn ở Anh thường là do nhiễm trùng bởi vi khuẩn, vi rút và đôi khi nấm và động vật nguyên sinh cư trú trong đàn gia súc. Ngoài ra, bệnh sinh sản xảy ra do nhiễm các mầm bệnh như: hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp (PRRS), Parvovirus Leptospires (đặc biệt là loài gây bệnh Leptospira interrogans).

Theo Smith Bradford B. và cs (1995) [25]: Tăng cường vệ sinh chuồng trại, vệ sinh thân thể lợn nái là yếu tố quan trọng trong việc phòng ngừa nhiễm trùng sau khi sinh. Khi mổ khám những lợn vô sinh đã xác định được nguyên nhân do cơ quan sinh sản là 52,5%, lợn nái đẻ lứa đầu là 32,1%, lợn nái cơ bản có biến đổi bệnh lý là viêm tử cung có mủ.

Xem tất cả 72 trang.

Ngày đăng: 30/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí