Chỉ Đạo Hoạt Động Hướng Nghiệp Và Tư Vấn Việc Làm Cho Sinh Viên

– Lựa chọn các hình thức tổ chức phù hợp để triển khai hoạt động hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho sinh viên, theo phương châm đa dạng hoá các hình thức hoạt động. Có thể tổ chức dưới hình thức câu lạc bộ, hội chợ việc làm, thông qua hội nghị đối thoại sinh viên hàng năm, thông qua các cố vấn học tập, thông qua dạy – học các môn trên lớp, qua webside của trường…

– Mở rộng các mối quan hệ với các tổ chức, đơn vị trong việc tiếp nhận sinh viên đến thực tập, tìm hiểu về việc làm sau tốt nghiệp… để có cơ sở thực tiễn cho việc hướng nghiệp và tư vấn việc làm.

– Xây dựng kênh thông tin về nhu cầu nhân lực, giới thiệu việc làm cho sinh viên sau tốt nghiệp.

– Xây dựng thời gian biểu làm việc khoa học để thường xuyên tổ chức được các hoạt động hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho sinh viên;

– Chú trọng bồi dưỡng năng lực cho các cán bộ, chuyên viên của phòng công tác HSSV trong triển khai nhiệm vụ hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho sinh viên.

 – Theo dõi đánh giá hiệu quả của việc tổ chức hướng nghiệp và tư vấn 1

 – Theo dõi đánh giá hiệu quả của việc tổ chức hướng nghiệp và tư vấn việc làm nhằm giúp CBQL biết được cơ cấu tổ chức, việc phân công, phân nhiệm vụ và sự hỗ trợ có hợp lý, khoa học và hiệu quả không. Từ đó, có sự điều chỉnh kịp thời nhằm đạt mục tiêu đề ra.

1.4.3. Chỉ đạo hoạt động hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho sinh viên

Phòng Công tác HSSV chỉ đạo hoạt động hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho sinh viên:

– Hướng dẫn cán bộ tư vấn, giảng viên thực hiện các hoạt động theo kế hoạch nhà trường.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

– Chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ tư vấn cho đội ngũ cán bộ tư vấn, giảng viên của nhà trường.

– Động viên, khích lệ đội ngũ tham gia hoạt động tư vấn, hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn hướng nghiệp cho sinh viên.

– Khuyến khích tinh thần tự học, sáng kiến kinh nghiệm và các ý kiến đóng góp của đội ngũ giáo viên, cán bộ tư vấn, về hoạt động hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho sinh viên.

– Theo dõi, giám sát hoạt động của đội ngũ trong hoạt động hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho sinh viên để đảm bảo các kế hoạch được thực hiện đúng tiến độ và có chất lượng.

1.4.4. Kiểm tra, đánh giá hoạt động hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho sinh viên

Phòng Công tác HSSV thực hiện kiểm tra, đánh giá hoạt động hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho sinh viên:

Thường xuyên phải rà soát, đánh giá hiệu quả của hoạt động hướng nghiệp và tư vấn việc làm bằng phương thức phù hợp, chỉ ra những điểm mạnh và những hạn chế cần khắc phục để nâng cao hiệu quả hoạt động hướng nghiệp và tư vấn việc làm.

Căn cứ vào đặc điểm ngành nghề đào tạo, chất lượng đầu vào của sinh viên, các điều kiện của nhà trường mà có thể xây dựng tiêu chí để đánh giá hiệu quả của hoạt động hướng nghiệp và tư vấn việc làm.

Đối chiếu và đo lường kết quả đã đạt được của mỗi hoạt động hướng nghiệp và tư vấn việc làm, đối chiếu với tiêu chí đánh giá đã đề ra để đánh giá kết quả và có hiệu chỉnh, sửa lại những tiêu chí đánh giá nếu cần thiết.

Khi kiểm tra, đánh giá hoạt động hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho sinh viên cần lưu ý:

– Sử dụng nhiều phương pháp và nhiều công cụ đánh giá khác nhau để đánh giá.

– Xem xét thời điểm kiểm tra, đánh giá để đưa ra những kết luận chính xác về hiệu quả của việc hoạt động hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho sinh viên

– Sử dụng hình thức đánh giá trên nhiều đối tượng sinh viên để có kết luận một cách khách quan.

– Đánh giá trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt chú ý tính hiệu quả của hoạt động hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp hàng năm để có sự điều chỉnh kịp thời, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.

– Phối hợp với các lực lượng kiểm tra của nhà trường để có được các thông tin xác thực về việc thực hiện hoạt động hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho sinh viên.

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho sinh viên

1.5.1. Bối cảnh kinh tế, xã hội

Trong bối cảnh toàn cầu hoá, và xu thế hội nhập, dưới sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, đặc biệt làm cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang phát triển mạnh thì vấn đề việc làm trong giới trẻ đang trở thành một vấn đề quan trọng, với nhiều vấn đề đặt ra. Ở Việt Nam, những khó khăn trong tìm kiếm cơ hội việc làm, đáp ứng nhu cầu nhà tuyển dụng của đối tượng sinh viên mới ra trường là một trở lực, gây lãng phí nguồn nhân lực. Vấn đề đặt ra trong hướng nghiệp là: làm thế nào để giúp con người đối mặt và giải quyết những khó khăn trong nghề nghiệp, giúp họ dịch chuyển một cách tốt nhất? Do đó hướng nghiệp và tư vấn việc làm trong thời đại hiện nay phải giúp cá nhân đương đầu với những thay đổi bằng việc phân tích các tình huống… Nhà tư vấn có thể không đưa ra lời khuyên cụ thể mà giúp cá nhân thích ứng với hoàn cảnh mới, vượt qua khó khăn, hình thành lại niềm tin… Trong quản lý công tác hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho sinh viên cần chú ý xây dựng lực lượng làm công tác hướng nghiệp và tư vấn phải làm được điều đó mới đạt được mục tiêu đã đề ra.

1.5.2. Đặc điểm tâm sinh lý của sinh viên

1.5.2.1. Sự phát triển của tự ý thức

Nhờ có tự ý thức phát triển, sinh viên có những hiểu biết, thái độ, có khả năng đánh giá bản thân để chủ động điều chỉnh sự phát triển bản thân theo hướng phù hợp với xu thế xã hội. Chẳng hạn sinh viên đang học ở các trường cao đẳng, đại học sư phạm, họ nhận thức rõ ràng về những năng lực, phẩm chất của mình, mức độ phù hợp của những đặc điểm đó với yêu cầu của nghề nghiệp, qua đó họ sẽ xác định rõ ràng mục tiêu học tập, rèn luyện và thể hiện bằng hành động học tập hàng ngày trong giờ lên lớp, thực tập nghề hay nghiên cứu khoa học. Nhờ khả năng tự đánh giá phát triển mà sinh viên có thể nhìn nhận, xem xét năng lực học tập của mình, kết quả học tập cao hay thấp phụ thuộc vào ý thức, thái độ, vào phương pháp học tập của họ.

1.5.2.2 Về đặc điểm tâm lý

Lứa tuổi sinh viên có những nét tâm lý điển hình, đây là thế mạnh của họ so với các lứa tuổi khác như: tự ý thức cao, có tình cảm nghề nghiệp, có năng lực và tình cảm trí tuệ phát triển (khao khát tìm cái mới, thích tìm tòi, khám phá), có nhu cầu, khát vọng thành đạt, nhiều ước mơ và thích trải nghiệm, dám đối mặt với thử thách.

Ở sinh viên đã bước đầu hình thành thế giới quan để nhìn nhận, đánh giá vấn đề cuộc sống, học tập, sinh hoạt hàng ngày. Sinh viên là những trí thức tương lai, ở lứa tuổi này sớm nảy sinh nhu cầu, khát vọng thành đạt. Học tập ở các trường chuyên nghiệp là cơ hội tốt để sinh viên được trải nghiệm bản thân, vì thế, sinh viên rất thích khám phá, tìm tòi cái mới, đồng thời, họ thích bộc lộ những thế mạnh của bản thân, thích học hỏi, trau dồi, trang bị vốn sống, hiểu biết cho mình, dám đối mặt với thử thách để khẳng định mình.

Một đặc điểm tâm lý nổi bật nữa ở lứa tuổi này là tình cảm ổn định của sinh viên, trong đó phải đề cập đến tình cảm nghề nghiệp – một động lực giúp họ học tập một cách chăm chỉ, sáng tạo, khi họ thực sự yêu thích và đam mê với nghề nghiệp lựa chọn.

1.5.2.3 Về đặc điểm xã hội

Đây là thời kỳ phát triển tích cực nhất về tình cảm đạo đức và thẩm mỹ, là giai đoạn hình thành và ổn định tính cách, đặc biệt là họ có vai trò xã hội của người lớn. sinh viên có kế hoạch riêng cho hoạt động của mình và độc lập trong phán đoán và hành vi, đây là thời kỳ có nhiều biến đổi mạnh mẽ và động cơ, về thang giá trị xã hội. Họ xác định con đường sống tương lai, tích cực nắm vững nghề nghiệp và bắt đầu thể nghiệm mình trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.

1.5.2.4 Về đặc điểm nhân cách

Thế giới nội tâm của sinh viên các trường chuyên nghiệp vô cùng phức tạp khi họ đã có trình độ nhất định, phát triển nhân cách là một quá trình biện chứng của sự nảy sinh và giải quyết các mâu thuẫn, là quá trình chuyển từ yêu cầu bên ngoài thành yêu cầu của bản thân họ và là quá trình tự vận động và hoạt động tích cực của chính bản thân họ.

Đặc điểm nhân cách của sinh viên được thể hiện rõ:

– Nhu cầu phát triển phong phú, đa dạng.

– Hứng thú của sinh viên từ rộng tới sâu.

– Quan điểm sống hình thành rõ nét.

– Đời sống nội tâm phong phú, phức tạp.

– Ý chí và năng lực tự lập phát triển.

Nắm được đặc điểm tâm sinh lý của sinh viên giúp CBQL lập kế hoạch, nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động hướng nghiệp và tư vấn việc làm phù hợp nhằm đạt mục tiêu đề ra.

1.5.3. Năng lực quản lý của cán bộ quản lý

Quản lý là một trong yếu tố quyết định chất lượng hoạt động hướng nghiệp và tư vấn việc làm. Hoạt động hướng nghiệp và tư vấn việc làm chỉ có thể thực hiện hiệu quả khi CBQL nhà trường có sự hiểu biết về hoạt động hướng nghiệp và tư vấn việc làm, nhiệm vụ của hiệu trưởng và CBQL trong tổ chức hoạt động hướng nghiệp và tư vấn việc làm. Nhận thức đúng về vị trí, nội dung và phương pháp tổ chức hoạt động hướng nghiệp và tư vấn việc làm sẽ giúp CBQL chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên, ĐTN, các lực lượng tham gia phối hợp thực hiện hoạt động hướng nghiệp và tư vấn việc làm đạt được mục tiêu đề ra.

CBQL có năng lực sẽ thực hiện có hiệu quả các chức năng lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá hoạt động hướng nghiệp và tư vấn việc làm theo đúng các quy định, phù hợp với địa phương, nhà trường, tạo được lòng tin trong sinh viên và cộng đồng, có khả năng lôi cuốn các lực lượng xã hội cùng tham gia hoạt động hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho sinh viên.

1.5.4. Trình độ, phẩm chất, năng lực và nhận thức của các lực lượng tham gia

Trình độ, phẩm chất, năng lực của các lực lượng tham gia (cán bộ tư vấn) là yếu tố quyết định trực tiếp đến hiệu quả hoạt động hướng nghiệp và tư vấn việc làm và quản lý hoạt động HN&TVVL. Vì nếu các cán bộ tư vấn có trình độ chuyên môn, thấu hiểu đối tượng sinh viên, có kiến thức về thị trường lao động, giúp sinh viên hiểu được mối quan hệ gắn kết giữa năng lực, sở thích nghề nghiệp và nhu cầu xã hội để có quyết định đúng đắn trong lựa chọn ngành nghề và ý thức trong học tập. Đồng thời phối hợp thực hiện với các đơn vị để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, giúp CBQL quản lý hoạt động HN&TVVL có hiệu quả.

Nhận thức của các lực lượng tham gia là yếu tố rất quan trọng giúp nhà quản lý thực hiện công việc hiệu quả. Nếu cán bộ tư vấn và sinh viên nhận thức rõ tầm quan trọng của hoạt động hướng nghiệp và tư vấn việc làm đối với hoạt động giáo dục của nhà trường, họ sẽ sẵn sàng hợp tác, tham gia vào hoạt động do nhà trường tổ chức, đồng thời nỗ lực để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Quan tâm, bồi dưỡng năng lực cho cán bộ tư vấn là yêu cầu và điều kiện nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động hướng nghiệp và tư vấn việc làm.

1.5.5. Cơ chế chính sách sử dụng lao động xã hội

Đây là yếu tố có tác động mạnh đến quản lý hoạt động hướng nghiệp và tư vấn việc làm. Vì việc thực hiện hoạt động hướng nghiệp và tư vấn việc làm cũng như quản lý HĐHN&TVVL đều phải đảm bảo tính pháp lý, tức là phải tuân thủ các chủ trương, chính sách của Nhà nước, của Ngành; Các chủ trương về phát triển kinh tế – xã hội; dự báo nhu cầu nhân lực, chính sách về sử dụng nhân lực của quốc gia, vùng và của địa phương; qui định về chương trình HĐHN&TVVL và phát triển đội ngũ thực hiện HĐHN&TVVL …tác động trực tiếp đến HĐHN&TVVL và quản lý hoạt động này. Nếu chủ trương, chính sách cụ thể, cơ chế rõ ràng, minh bạch sẽ thuận lợi cho thực hiện HĐHN&TVVL và quản lý HĐHN&TVVL cho sinh viên và ngược lại.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu, công trình nghiên cứu khoa học tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý hoạt động hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho sinh viên các trường cao đẳng.

Quản lý hoạt động hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho sinh viên là bộ phận của quản lý đào tạo và quản lý nhà trường nói chung. Nội dung và yêu cầu quản lý hoạt động hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho sinh viên cần phải tuân thủ quan niệm chung về quản lý, hướng nghiệp và tư vấn việc làm. Quản lý hoạt động hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho sinh viên bao gồm:

Xem tất cả 122 trang.

Ngày đăng: 01/11/2021
Trang chủ Tài liệu miễn phí