Thực Trạng Kiểm Tra, Đánh Giá Hoạt Động Hướng Nghiệp Và Tư Vấn Việc Làm Cho Sinh Viên

Thầy Đ.M.C – Phó Phòng Đào tạo & QLKH kiêm Phụ trách Trung tâm tuyển sinh và hỗ trợ việc làm chia sẻ: “Thực hiện sự chỉ đạo của nhà trường, Trung tâm chú trọng tổ chức thực hiện các hoạt động hướng nghiệp, tư vấn việc làm cho sinh viên, liên kết với các đơn vị, Đoàn trong trường mở các lớp bồi dưỡng kỹ năng mềm, các phương pháp học tập hiệu quả, tổ chức các buổi giao lưu với các đơn vị sử dụng lao động giải đáp các thắc mắc về ngành nghề, thực tế công việc cho sinh viên. Tuy nhiên, do hạn chế về nguồn lực nên nhiều hoạt động chưa mang lại hiệu quả thiết thực..”

2.4.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho sinh viên

Để tìm hiểu thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho sinh viên ở trường Cao đẳng Thống kê, tác giả điều tra CBQL, GV, CV bằng câu hỏi số 7 (Phụ lục 2) và điều tra sinh viên bằng câu hỏi số 6 (Phụ lục 1), kết quả xử lý số liệu thu được ở bảng sau:

Bảng 2.10. Đánh giá của CBQL, GV, CV về kiểm tra, đánh giá hoạt động hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho sinh viên

STTNội dungMức độ thực hiện   Trung bìnhThứ bậc
  4321  
1Xây dựng tiêu chí đánh giá
hiệu quả hoạt động hướng
nghiệp, tư vấn việc làm.
603015133,164
2Kiểm tra việc thực hiện hoạt
động hướng nghiệp, tư vấn việc
làm nghiêm túc.
70251583,332
3Sử dụng hình thức đánh giá
trên nhiều đối tượng SV để có
kết luận một cách khách quan
75301033,51
4Phối hợp với các lực lượng
kiểm tra để có được các thông
tin xác thực về việc thực hiện
hoạt động hướng nghiệp và tư
vấn việc làm cho sinh viên.
70202083,293
 Điểm trung bình các X    3,32 

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

Với cùng nội dung trên, tác giả tiến hành khảo sát sinh viên thu được kết quả sau:

Biểu đồ 2 7 Đánh giá của SV về kiểm tra đánh giá hoạt động hướng 1

Biểu đồ 2.7. Đánh giá của SV về kiểm tra, đánh giá hoạt động hướng nghiệp và tư vấn việc làm

Nhận xét:

Từ kết quả khảo sát cho thấy, việc kiểm tra, đánh giá hoạt động HN & TVVL cho sinh viên ở trường Cao đẳng Thống kê cũng được nhà trường quan tâm, thực hiện. Tuy nhiên, công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động HN & TVVL của nhà trường còn khó khăn và hạn chế: Chưa xây dựng tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động hướng nghiệp và tư vấn việc làm ( X CBQL,GV,CV = 3,16; X SV = 3,42), việc phối hợp với các lực lượng kiểm tra để có được các thông tin xác thực về việc thực hiện hoạt động hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho sinh viên còn chưa tốt ( X CBQL,GV,CV = 3,29; X SV = 3,49). Nguyên nhân vấn đề này là do: chưa có đội ngũ chuyên biệt thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá hoạt động hướng nghiệp, tư vấn việc làm; chưa xây dựng được những tiêu chí để kiểm tra hoạt động hướng nghiệp, tư vấn việc làm, các hình thức kiểm tra còn chưa đánh giá được chất lượng hoạt động.

Từ thực trạng đó, nhiệm vụ đặt ra đối với lãnh đạo nhà trường là cần xây dựng tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động hướng nghiệp và tư vấn việc làm, xây dựng đội ngũ chuyên biệt thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá hoạt động hướng nghiệp và tư vấn viêc làm. Điều đó đòi hỏi cần có sự nghiên cứu, tham mưu cho lãnh đạo nhà trường của các phòng, khoa, đoàn thể để xây dựng tiêu chí đánh giá phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho sinh viên ở nhà trường.

2.5. Thực trạng mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho sinh viên

Để tìm hiểu thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho sinh viên, tác giả tiến hành khảo sát các khách thể bằng câu hỏi số 7 (Phụ lục 1 – khảo sát SV), câu hỏi số 8 (phụ lục 2 – khảo sát CBQL, GV, CV). Kết quả xử lý số liệu thu được ở bảng 2.11 sau:

Bảng 2.11. Đánh giá của CBQL, GV, CV và SV về yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho sinh viên

STTNội dungMức điểm đánh giá  Thứ bậc
  CBQL, GV, CVSVChung 
1Những tác động từ cộng cách mạng
4.0 mang lại.
2,572,722,655
2Nhận thức của SV về hoạt động
hướng nghiệp, tư vấn việc làm.
2,652,772,714
3Nhận thức của CBQL, giảng viên,
chuyên viên nhà trường trong thực
hiện hoạt động hướng nghiệp, tư
vấn việc làm
2,762,792,782
4Năng lực, trình độ, phẩm chất của
đội ngũ CBQL, giảng viên, chuyên
viên tham gia hoạt động hướng
nghiệp, tư vấn việc làm.
2,742,842,791
5Nội dung, phương pháp và hình
thức tổ chức hoạt động hướng
nghiệp, tư vấn việc làm cho SV.
2,782,722,753
6Hệ thống cơ sở vật chất, thiết bị
phục vụ cho công tác hướng
nghiệp, tư vấn việc làm cho SV.
2,442,722,587
7Cơ chế quản lý, phối hợp giữa các
đơn vị liên quan trong thực hiện
hoạt động hướng nghiệp, tư vấn
việc làm cho sinh viên.
2,42,612,519
8Đặc điểm tâm sinh lý của sinh viên2,532,682,616
9Cơ chế chính sách sử dụng lao
động xã hội
2,402,652,538
10Yếu tố khác000 
Điểm trung bình của nhóm2,592,722,67  

Nhận xét:

Kết quả bảng 2.11 cho thấy ngoài các yếu tố ảnh hưởng tác giả đưa ra trong phiếu khảo sát cả CBQL, GV, CV và SV đều không đưa thêm yếu tố ảnh hưởng nào. Đánh giá chung về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến hoạt động hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho sinh viên ở mức ảnh hưởng cao (điểm trung bình 2,67), trong đó đánh giá mức độ ảnh hưởng của CBQL, GV, CV thấp hơn so với đánh giá của SV ( X CBQL,GV,CV = 2,59; X SV = 2,72). Như vậy, có thể thấy những yếu tố ảnh hưởng có tác động rất lớn đến hoạt động hướng nghiệp, tư vấn việc làm cho sinh viên. Những yếu tố này vừa là động lực để nhà trường triển khai có hiệu quả hoạt động hướng nghiệp, tư vấn việc làm như nguồn lực con người; cơ chế quản lý; hệ thống cơ sở vật chất cùng với năng lực trình độ của CBQL, giảng viên, nhân viên sẽ tác động đến những thay đổi về nội dung, phương thức quản lý, tổ chức thực hiện hoạt động hướng nghiệp, tư vấn việc làm. Tuy nhiên, cũng phải nói thêm rằng những ảnh hưởng từ cơ chế quản lý, phối hợp giữa các đơn vị liên quan trong thực hiện hoạt động hướng nghiệp, tư vấn việc làm cho sinh viên nếu bị xem nhẹ, sẽ đưa đến những ảnh hưởng không nhỏ trong quản lý hoạt động hướng nghiệp, tư vấn việc làm.

2.6. Đánh giá chung về quản lý hoạt động hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho sinh viên ở Trường Cao đẳng Thống kê

2.6.1. Điểm mạnh

– Hầu hết sinh viên có nhận thức đúng đắn về hoạt động hướng nghiệp và tư vấn việc làm và tầm quan trọng của hoạt động này trong việc định hướng nghề nghiệp, trong quá trình học tập và rèn luyện của bản thân đặc biệt là sau khi tốt nghiệp.

– Nhà trường có đội ngũ CBQL, giảng viên, chuyên viên đạt chuẩn về trình độ, có năng lực, đội ngũ giảng viên, chuyên viên nhiệt tình, tâm huyết với nghề, sẵn sàng tham gia tư vấn, giải đáp thắc mắc của sinh viên về ngành nghề đào tạo.

– Cơ sở vật chất, thiết bị của Nhà trường đáp ứng cơ bản yêu cầu đào tạo nói chung và hoạt động hướng nghiệp, tư vấn việc làm nói riêng.

– Công tác xây dựng kế hoạch hướng nghiệp, tư vấn việc làm của Phòng CT HSSV được triển khai khoa học, có trọng tâm, trọng điểm, các nội dung hướng nghiệp, tư vấn việc làm được tổ chức dưới nhiều phương pháp và hình thức.

– Quản lý hoạt động hướng nghiệp và tư vấn việc làm được Phòng CT HSSV thực hiện theo đúng quy chế. Lãnh đạo nhà trường đã quan tâm và xác định quản lý hoạt động hướng nghiệp và tư vấn việc làm là một trong những nhiệm vụ của nhà trường. Công việc này đã được đưa vào nội dung của kế hoạch năm học. Ban giám hiệu nhà trường đã có sự lãnh đạo và chỉ đạo thực hiện công tác này, có sự phân cấp, phân quyền đối với các phòng ban, khoa, cá nhân trong quản lý hoạt động hướng nghiệp và tư vấn việc làm.

2.6.2. Điểm hạn chế

Bên cạnh những nội dung, công việc trong quản lý hoạt động hướng nghiệp và tư vấn việc làm những năm qua tại trường Cao đẳng Thống Kê đã làm được thì vẫn còn có những hạn chế nhất định trong quản lý hoạt động này như sau:

– Một bộ phận sinh viên chưa nhận thức rõ vai trò quan trọng của hoạt động hướng nghiệp, tư vấn việc làm nên chưa tham gia tích cực vào các hoạt động do Đoàn thanh niên và Phòng công tác HSSV tổ chức.

– Phần đông sinh viên vẫn coi giảng viên là nguồn thông tin duy nhất để tìm hiểu về ngành nghề, vị trí sau khi tốt nghiệp, việc quảng bá hình ảnh của Trung tâm tư vấn và giới thiệu việc làm chưa rộng khắp nên nhiều sinh viên chưa biết đến Trung tâm như một kênh thông tin hữu ích về hướng nghiệp, tư vấn việc làm;

– Nhà trường chưa xây dựng được các kế hoạch sát với tình hình thực tế đối với nhà trường, kế hoạch hoạt động thường chậm so với thời gian dự kiến; đội ngũ cán bộ chuyên trách hoạt động hướng nghiệp, tư vấn việc làm còn mỏng, nội dung, hình thức tổ chức hoạt động chưa phong phú, hấp dẫn và thu hút sinh viên tham gia, đây là một mảng rất quan trọng xong chưa được quan tâm chỉ đạo sát sao, công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động còn nặng nề hình thức, chưa xây dựng được những tiêu chí cụ thể để đánh giá chất lượng hoạt động.

– Quản lý hoạt động hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho sinh viên còn nặng về văn bản, tổ chức hành chính, chưa quan tâm nắm bắt tâm lý, nhu cầu của sinh viên.

– Chưa có biện pháp tích cực để hỗ trợ người học; các hoạt động đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên (như tăng cường kỹ năng giao tiếp, khả năng ngoại ngữ và tin học) chưa hiệu quả, nhiều sinh viên yếu về kỹ năng mềm. Bên cạnh đó, việc kết nối với các đơn vị tuyển dụng còn yếu, SV ít có điều kiên tiếp xúc với các đơn vị tuyển dụng; các hoạt động giới thiệu việc làm còn rời rạc và không thường xuyên; chưa khảo sát tình hình việc làm một cách khoa học và có hệ thống để hỗ trợ sinh viên sau khi tốt nghiệp; chưa tổ chức cho sinh viên đánh giá chất lượng đào tạo trước khi ra trường.

2.6.3. Nguyên nhân

Những hạn chế trong quản lý hoạt động hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho sinh viên ở Trường Cao đẳng Thống kê là do nguyên nhân chủ quan, khách quan như:

– Nguyên nhân trước hết là do đội ngũ CBQL, GV, CV trực tiếp tham gia hoạt động hướng nghiệp và tư vấn việc làm còn thiếu kỹ năng, kinh nghiệm. Việc xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL tham gia hoạt động HN & TVVL chưa tốt. Sự phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ chưa chặt chẽ.

– Một nguyên nhân nữa làm cho quản lý hoạt động HN & TVVL của trường còn nhiều bất cập, mặc dù lãnh đạo nhà trường đã có sự quan tâm, cán bộ, giảng viên trong trường thấy được tầm quan trọng trong của hoạt động HN & TVVL nhưng vẫn còn một bộ phận CBQL, GV chưa nhận thức đầy đủ và toàn diện về vai trò của quản lý hoạt động HN & TVVL.

– Một bộ phận sinh viên chưa hiểu rõ về ngành học của mình (về mục tiêu đào tạo, yêu cầu đào tạo, chuẩn đầu ra,…) nên chưa xác định được mục tiêu học tập của bản thân.

– Có những sinh viên mất lòng tin về ngành học của mình, hay xem nhẹ việc đi học là nghĩa vụ nên thiếu tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập. Những nguyên nhân cơ bản này dẫn đến quản lý hoạt động hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho sinh viên của nhà trường còn tồn tại những hạn chế, đòi hỏi phải có những biện pháp mang tính đột phá để quản lý hoạt động này của nhà trường có những chuyển biến theo hướng đáp ứng mục tiêu và yêu cầu của công tác hướng nghiệp và tư vấn việc làm tại trường trong giai đoạn hiện nay.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Với yêu cầu của đổi mới giáo dục đại học, cao đẳng chất lượng đào tạo của Nhà trường cần phải được nâng cao để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao trong giai đoạn hiện nay, Trường Cao đẳng Thống kê đã xác định quan điểm và định hướng đổi mới quá trình đào tạo, đặc biệt quan tâm đến hoạt động HN & TVVL cùng công tác quản lý hoạt động HN & TVVL cho sinh viên ở Nhà trường. Trên cơ sở lý luận về quản lý hoạt động HN & TVVL cho sinh viên, đề tài đã tập trung khảo sát thực trạng hoạt động HN & TVVL và thực trạng quản lý hoạt động HN & TVVL cho sinh viên Trường Cao đẳng Thống kê cho thấy: Nhìn chung, công tác quản lý hoạt động HN & TVVL được quan tâm triển khai, tổ chức thực hiện và đã đạt được những hiệu quả nhất định góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường nói chung và giúp sinh viên định hướng nghề nghiệp nói riêng. Tuy nhiên, đi sâu vào đánh giá tình hình thực hiện và mức độ đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đề ra trong quản lý hoạt động HN & TVVL còn một số hạn chế xuất phát từ nguyên nhân chủ quan của bản thân sinh viên và từ phía nhà trường. Trong quản lý hoạt động HN & TVVL khâu xây dựng kế hoạch, xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng, phối kết hợp các lực lượng trong hoạt động HN & TVVL, kết nối với các đơn vị tuyển dụng là các vấn đề cần quan tâm cải thiện. Thực trạng nói trên sẽ là cơ sở thực tiễn cùng với cơ sở lý luận đã trình bày ở chương 1 giúp tác giả có căn cứ để đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động hướng nghiệp, tư vấn việc làm cho sinh viên ở Trường Cao đẳng Thống kê sẽ được trình bày ở chương 3.

Chương 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HƯỚNG NGHIỆP VÀ TƯ VẤN VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG THỐNG KÊ

3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu

Mục tiêu của một tổ chức là kim chỉ nam xuyên suốt các hoạt động của tổ chức ấy. Mọi hoạt động của tổ chức đều hướng đến hoàn thành những mục tiêu đã đề ra. Bởi thế, khi đề xuất các biện pháp để quản lý hoạt động hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho sinh viên ở Trường Cao đẳng Thống kê cần phải bám sát mục tiêu đào tạo. Các biện pháp đề xuất phải nhằm thực hiện theo mục đích của quá trình đào tạo, nhằm hướng đến mục đích nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

Xem tất cả 122 trang.

Ngày đăng: 01/11/2021
Trang chủ Tài liệu miễn phí