Cơ Sở Lý Luận Về Quản Lý Bồi Dưỡng Năng Lực Tư Vấn Hướng Nghiệp Cho Giáo Viên Ở Các Trường Thcs.

kiến nghị về quản lý hoạt động bồi dưỡng tư vấn hướng nghiệp.

Phương pháp phỏng vấn: Gặp gỡ và đặt câu hỏi cho cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên, học sinh để thu thập chính xác thêm các thông tin có liên quan đến công tác tư vấn hướng nghiệp, hỗ trợ thêm cho phương pháp sử dụng phiếu hỏi.

Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến của chuyên gia, những người có trình độ cao, nhiều kinh nghiệm về chuyên ngành, phương pháp sư phạm, năng lực quản lý để tìm kiếm các kết luận thỏa đáng trong việc đánh giá thực trạng và trong việc đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tư vấn hướng nghiệp giáo dục.

Phương pháp quan sát: Quan sát để thu thập thông tin về điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương; điều kiện giảng dạy của giáo viên, học tập của học sinh; thu thập các dữ liệu về hoạt động tư vấn hướng nghiệp giáo dục.

Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Qua nghiên cứu các văn bản triển khai hoạt động tư vấn hướng nghiệp giáo dục của các cấp quản lý, nghiên cứu kế hoạch tổ chức tư vấn hướng nghiệp giáo dục của các nhà trường để tìm hiểu thêm thông tin về thực trạng vấn đề nghiên cứu.

7.3. Phương pháp thống kê Toán học.

Vận dụng các công thức toán học, thống kê để xử lý số liệu điều tra, kết quả nghiên cứu, hỗ trợ cho các phương pháp nghiên cứu thực tiễn đã nêu ở trên nhằm rút ra kết luận khoa học.

Phân tích, lập biểu đồ, hình ảnh minh họa nhằm nâng cao tính thuyết phục và tính cụ thể của dữ liệu.

8. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Kiến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính của luận văn được cấu trúc thành 3 chương:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.

Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý bồi dưỡng năng lực tư vấn hướng nghiệp cho giáo viên ở các trường THCS.

Chương 2: Thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực tư vấn hướng nghiệp cho giáo viên ở các trường THCS huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.

Quản lý bồi dưỡng năng lực tư vấn hướng nghiệp cho giáo viên ở các trường trung học cơ sở huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh - 3

Chương 3: Một số biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực tư vấn hướng nghiệp cho giáo viên ở các trường THCS huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP CHO GIÁO VIÊN‌

Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ


1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề

Trên thế giới và tại Việt Nam, hoạt động bồi dưỡng giáo viên là yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng chất lượng đội ngũ góp phần quyết định việc nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục học sinh. Hoạt động bồi dưỡng giáo viên không chỉ là giải pháp để thực hiện các mục tiêu phát triển giáo dục, đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục mà còn là con đường có hiệu quả để mỗi GV phát triển liên tục nghề nghiệp của bản thân. Quản lý bồi dưỡng giáo viên nhằm thực hiện hiệu quả các hoạt động GDĐT đáp ứng với sự phát triển kinh tế - xã hội là phương châm hành động của các cấp quản lý giáo dục ở mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ.

1.1.1. Trên thế giới

Tại Hàn Quốc, bồi dưỡng giáo viên đương nhiệm nhằm trang bị cho GV lý luận và phương pháp luận về giáo dục để nâng cao khả năng, hiệu quả giảng dạy trong lớp học. Các chương trình bồi dưỡng được thiết kế riêng cho từng đối tượng: Hiệu trưởng, GV, cán bộ thư viện... Bồi dưỡng giáo viên thường có 2 loại: bồi dưỡng lấy chứng chỉ và bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ. Mỗi chương trình bồi dưỡng thường kéo dài 30 ngày hoặc lâu hơn. Chương trình bồi dưỡng được phân loại phù hợp với mục đích bồi dưỡng, bao gồm: bồi dưỡng chung, bồi dưỡng về soạn thảo chương trình giảng dạy, bồi dưỡng năng lực dạy học... người thiết kế chương trình sẽ quyết định nội dung và thời gian cho mỗi khóa bồi dưỡng. Việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng cho GV thường chú ý đến cập nhật kiến thức mới. Chương trình bồi dưỡng nâng cao được tiến hành đều đặn thông qua nhiều hình thức đào tạo khác nhau, GV có thể lựa chọn các trường mà mình đến học, lựa chọn các khóa đào tạo phù hợp với thời gian biểu của

mình. Ngoài ra, họ có thể theo học các khóa đào tạo từ xa, hoặc các khóa học đặc biệt do các viện khoa học tổ chức [13].

Ở Nhật Bản, việc bồi dưỡng và đào tạo lại cho GV và CBQL giáo dục là nhiệm vụ bắt buộc đối với người lao động sư phạm. Bộ Giáo dục tổ chức các lớp tập huấn ở trung ương để bồi dưỡng cho Hiệu trưởng, Hiệu phó, GV tư vấn các bộ môn, hằng năm gửi khảng 5000 GV ra nước ngoài để học nhằm mục đích mở rộng tầm nhìn, nâng cao ý thức nghề nghiệp. Bộ Giáo dục cung cấp kính phí bồi dưỡng GV cấp tỉnh. Ban Giáo dục tỉnh lên kế hoạch và thúc đẩy việc bồi dưỡng giáo viên. Từ năm 1989, Nhật Bản quan tâm đặc biệt việc bồi dưỡng giáo viên tập sự mới được bổ nhiệm trong các trường quốc lập, kể cả trường dành cho trẻ em khuyết tật. Chương trình huấn luyện tập sự được rải ra trong một năm học với tổng số ít nhất 90 ngày, trong đó 60 ngày là thời gian ở trường để GV tập sự, các GV tư vấn chỉ dẫn về giảng dạy và không ít hơn 30 ngày tham gia các buổi giảng bài, hội thảo, thực hành. Một loại bồi dưỡng khác là các lớp học trục tiếp đáp ứng nhu cầu học tập của GV ở những cương vị khác nhau như Hiệu trưởng, Hiệu phó, GV tư vấn [Error! Reference source not f ound.].

Pháp là một trong những nước có chính sách rất thiết thực về đào tạo lại và BDTX cho GV. Tất cả GV đều phải tham gia học tập đầy đủ các nội dung chương trình về nâng cao trình độ và nghiệp vụ chuyên môn theo quy định. Trong bài viết “Những đổi mới gần đây trong đào tạo, bồi dưỡng sử dụng GV trung học ở một số nước”, tác giả Trần Bá Hoành có nêu 49 nguyên tắc mới cho giáo dục của Bộ Giáo dục quốc gia Pháp có đề cập đến hoạt động bồi dưỡng giáo viên: Mỗi GV được hưởng ít nhất cho 35 giờ cho công tác đào tạo tiếp tục hằng năm, thực hiện ngoài giờ trực và giờ lên lớp. Tăng cường làm việc theo nhóm giáo viên để chia sẻ và học hỏi lẫn nhau. Chú trọng việc đào tạo bồi dưỡng các nhà quản lý giáo dục [21].

Ở Mỹ, người ta coi trọng phát triển nghề nghiệp cho GV là một quá trình

phát triển cá nhân liên tục thông qua các chương trình, các hoạt động các dự án được thiết kế để tăng cường thực hành phát triển nghề nghiệp. Ngày nay, dựa vào internet việc phát triển nghề nghiệp có thêm phương tiện thuận lợi. Các Bang đều có trang Web của Bộ Giáo dục đưa ra các chương trình miễn phí online và các hội thảo online để giúp GV phát triển nghề nghiệp liên tục trong quá trình dạy học [dẫn theo 21].

1.1.2. Ở Việt Nam

Ngay sau năm 1975, việc đào tạo và bồi dưỡng giáo viên nói chung được thực hiện trong bối cảnh cả nước phải khắc phục hậu quả khốc liệt của cuộc chiến tranh chống Mỹ, nên gặp rất nhiều khó khăn. Chương trình đào tạo giáo viên ở các vùng miền được tổ chức theo các hình thức khác nhau, nội dung đào tạo khác nhau dẫn tới trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên cũng khác nhau. Để đáp ứng yêu cầu của cải cách giáo dục, Đảng và Nhà nước ta có những chủ trương cấp bách để đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên giáo dục hướng nghiệp theo nhiều loại hình khác nhau đặc biệt là đội ngũ GVTHPT như: đào tạo chính quy, tại chức, ngắn hạn và cấp tốc theo các hệ khác nhau... dẫn đến trình độ của GV THCS không đồng đều.

Từ năm 1986, cả nước ta bước vào thời kỳ đổi mới toàn diện để thực hiện mục tiêu CNH-HĐH, Đảng và Nhà nước ta hết sức coi trọng phát triển giáo dục nhằm tạo động lực phát triển KT-XH. Bắt đầu từ đây, việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đã có những chuyển biến tích cực nhằm dần dần chuẩn hoá đội ngũ này, mặc dù nguồn ngân sách giáo dục còn rất hạn hẹp. Hai chu kì bồi dưỡng thường xuyên 1992-1996 và 1997-2000 đã cho phép đúc rút được những kinh nghiệm bổ ích về hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên phổ thông nói chung và GV THCS nói riêng; đồng thời cũng bộc lộ nhiều điều bất cập về nội dung, chương trình, hình thức tổ chức, cơ sở vật chất, tài liệu, thời gian,... và đặc biệt cho thấy những hạn chế trong các công tác quản lý của các cấp,việc thực hiện dẫn đến hiệu quả bồi dưỡng thường xuyên chưa cao, chưa đáp ứng kịp với sự phát triển giáo dục.

Hiện nay, mạng lưới giáo dục nghề nghiệp của nước ta đang phát triển và hoàn thiện. Các trường dạy nghề đào tạo đáp ứng nhu cầu phát tiển nguồn nhân lực có kĩ thuật cho nền kinh tế CNH,HĐH. Để đáp ứng được yêu cầu của xã hội, mỗi người lao động tương lai đều phải thành thạo một nghề và biết nhiều nghề để dễ dàng chuyển đổi nghề khi được yêu cầu. Việc cho học sinh lời khuyên lựa chọn những ngành nghề phù hợp là rất khó. Mặt khác mỗi giáo viên làm công tác tư vấn nghề nghiệp cũng cần phải giúp học sinh những lời khuyên về hướng học tập để đạt được mục đích nghề nghiệp trong tương lai. Nhiệm vụ của cán bộ tư vấn hướng nghiệp là đồng hành với học sinh để tư vấn, định hướng giúp học sinh chọn ra hướng đi phù hợp nhất với năng lực, đáp ứng được yêu cầu của nghề định chọn cũng như nhu cầu của xã hội “Giáo dục hướng nghiệp và tư vấn nghề nghiệp cần phải được tiến hành liên tục trong quá trình định hình nhân cách của học sinh, không đợi đến cuối cấp THCS và không phải là kết thúc khi học sinh đưa ra lựa chọn của mình về khối thi và ngành thi trong các kì thi tuyển sinh. Tư vấn nghề nghiệp trong các cơ sở giáo dục thường xuyên, giáo dục cộng đồng cũng như các cơ sở giáo dục sau trung học là một việc làm rất quan trọng, cần được phát triển và kế thừa kết quả của công tác hướng nghề trong nhà trường phổ thông” [6].

Do đó vấn đề quản lý hoạt động bồi dưỡng nâng cao chất lượng của đội ngũ giáo viên nói chung và GV tư vấn hướng nghiệp nói riêng còn cần phải tiếp tục nghiên cứu để đề ra những biện pháp hữu hiệu và có tính khả thi đáp ứng yêu cầu của giai đoạn mới.

Khái quát các kết quả nghiên cứu nêu trên, có thể rút ra kết luận:

- Cùng với những nghiên cứu về GDHN, TVHN cho học sinh đã được quan tâm nghiên cứu với tư cách là một nội dung của GDHN cho học sinh. Tuy vậy, những nghiên cứu về TVHN cho học sinh cũng có bước thăng trầm. Các công trình nghiên cứu không được thường xuyên và có giai đoạn (giữa những năm 90 trở đi) vắng bóng các công trình nghiên cứu về vấn đề này.

- Nhìn chung, những công trình nghiên cứu trên đã có những tác động nhất định đối với lĩnh vực tư vấn hướng nghiệp cho học sinh trong nhà trường phổ thông ở các cấp độ, các bình diện khác nhau, nhưng vẫn còn thiếu những công trình đi sâu vào bồi dưỡng năng lực tư vấn hướng nghiệp cho GV THCS trong giai đoạn nền kinh tế thị trường hiện nay, gắn với một khu vực, một vùng, miền nhất định. Điều này, một lần nữa khẳng định tính cấp thiết của việc triển khai nghiên cứu luận văn.

1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.1. Quản lý và quản lý giáo dục

a. Quản lý

Thuật ngữ quản lý được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau.

Theo tác giả Đặng Quốc Bảo thì “Quản lý là quá trình gây tác động của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu chung” [9].

Theo tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc “Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng tối ưu các chức năng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra” [Error! Reference source not found.].

- Theo tác giả Phan Văn Kha: “Quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra công việc của các thành viên thuộc một hệ thống đơn vị và việc sử dụng các nguồn lực phù hợp để đạt được các mục đích đã định” [Error! R eference source not found.].

- Theo tác giả Vũ Ngọc Hải: “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đề ra” [18].

Từ những quan niệm khác nhau của các nhà khoa học, chúng tôi cho rằng: Quản lý là sự tác động có tổ chức, có tính hướng đích của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý, bao gồm nhiều giải pháp khác nhau, thông qua cơ chế quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống để đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi trường.

Hoạt động quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các chức năng quản lý bao gồm: Kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra. Bốn chức năng của quản lý quan hệ khăng khít, tác động qua lại lẫn nhau và

tạo thành chu trình quản lý. Mỗi chức năng có vai trò, vị trí riêng trong chu trình quản lý. Trong đó thông tin có vai trò như là mạch máu của quản lý. Chức năng của hoạt động quản lý được thể hiện ở sơ đồ sau:



Kế hoạch

Kiểm tra

Thông tin

Tổ chức

Chỉ đạo


Sơ đồ 1.1: Các chức năng của quản lý


b. Quản lý giáo dục

Quản lý được thực hiện đối với những lĩnh vực kinh tế - xã hội khác nhau, trong đó có giáo dục. Giáo dục là một bộ phận của xã hội, nên quản lý giáo dục là một loại hình quản lý xã hội.

Tác giả Trần Kiểm lại cho rằng “quản lý giáo dục là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và hướng đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau nhằm đảm bảo sự hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở nhận thức và vận dụng những quy luật chung của xã hội, của sự phát triển tâm lý và thể lực của trẻ em” [24].

1.2.2 Hướng nghiệp

Có nhiều quan niệm khác nhau về hướng nghiệp. Sự khác nhau này là do bắt nguồn từ những góc độ chuyên môn khác nhau:

- Các nhà giáo dục học cho rằng: “Hướng nghiệp là một hoạt động của các tập thể sư phạm, của các cán bộ thuộc các cơ quan, nhà máy khác nhau,

Xem tất cả 140 trang.

Ngày đăng: 18/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí