Bảng 3.2. Giới thiệu một số dụng cụ thông thường phục vụ công việc sửa chữa hệ thống ĐHKK ôtô
Hình dáng | công dụng, mô tả | |
Cảo ly hợp máy nén | Cảo tháo đĩa ly hợp puly máy nén | |
Chìa khóa tháo đĩa bộ ly hợp | Tháo đai ốc trục máy nén và đĩa puly máy nén | |
Chìa khóa tháo ốc chặn | Tháo ốc khóa |
Có thể bạn quan tâm!
- Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống hòa khí Nghề Công nghệ ô tô - CĐ TC - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp - 2
- Nguyên Lý Làm Việc Của Máy Néncó Lưu Lượng Thay Đổi
- Lớp Chịu Áp Lực Bằng Polyester 2-Lớp Cao Su Chịu Giản Nở
- Hệ Thống Điều Khiển Máy Điều Hoà Không Khí Kiểu Thermostat Khi Ly Hợp Điện Từ Đóng
- Sơ Đồ Khối Hệ Thống Điều Khiển Máy Nén Kiểu A/c Khi Nhiệt Độ Giàn Lạnh Lớn Hơn 4Oc
- Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống hòa khí Nghề Công nghệ ô tô - CĐ TC - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp - 8
Xem toàn bộ 86 trang tài liệu này.
Rút chân không | ||
Thiết bị điện phát hiện xì ga | Tìm kiếm xì ga | |
Nhiệt kế | Đo kiểm nhiệt độ | |
Bộ đồng hồ đo áp suất | Xả và nạp môi chất lạnh |
3.3. An toàn kỹ thuật
a. Những điều cần chú ý khi làm việc với hệ thống điều hòa không khí
Trong quá trình thực hiện công tác bảo trì sửa chữa một hệ thống ĐHKK ôtô, người thợ phải đảm bảo tốt an toàn kỹ thuật bằng cách tôn trọng các chỉ dẫn của nhà chế tạo. Sau đây giới thiệu thêm một số quy định về an toàn kỹ thuật mà người thợ cần lưu ý:
1. Phải tháo tách dây cáp âm ắc quy trước khi thao tác sửa chữa các bộ phận ĐHKK ôtô trong khoang động cơ cũng như phía sau bảng động cơ.
2. Khi cần thiết phải đo kiểm trắc nghiệm các bộ phận điện cần đến nguồn điện ắc quy thì phải cẩn thận tối đa.
3. Dụng cụ và vị trí làm việc phải tuyệt đối sạch sẽ
4. Trước khi tháo tách một bộ phận ra khỏi hệ thống ĐHKK phải lau chùi sạch sẽ bên ngoài các đầu ống nối
5. Các nút bít đầu ống, các nút che kín cửa của một bộ phận ĐHKK mới chuẩn bị thay vào hệ thống, cần phải giữ kín cho đến khi lắp ráp vào hệ thống.
6. Trước khi tháo một bộ phận ĐHKK ra khỏi hệ thống, cần phải xả sạch ga môi chất, phải thu hồi ga môi chất vào trong một bình chứa chuyên dùng
7. Trước khi tháo lỏng một rắc co nối ống, nên quan sát xem có vết dầu nhờn báo hiệu xì hở ga để kịp thời xử lý, phải siết chặt bảo đảm kín các đầu nối ống
8. Khi thao tác mở hoặc siết một đầu nối ống rắc co phải dùng hai chìa khóa miệng tránh làm xoắn gãy ống dẫn môi chất lạnh như hình dưới.
9. Trước khi tháo hở hệ thống ĐHKK để thay mới bộ phận hay sửa chữa, cần phải xả hết sạch ga, kế đến rút chân không và nạp ga mới. Nếu để cho môi chất lạnh chui vào máy rút chân không trong suốt quá trình bơm rút chân không hoạt động sẽ làm hỏng thiết bị này.
10. Sau khi tháo tách rời một bộ phận ra khỏi hệ thống ĐHKK, phải tức thì bịt kín các đầu ống nhằm ngăn cản không khí và tạp chất chui vào.
11. Không bao giờ được tháo nắp đậy trên cửa một bộ phận ĐHKK mới, hay tháo các nút bít đầu ống dẫn khi chưa sử dụng các bộ phận này
12. Khi ráp trở lại một đầu rắc co phải thay mới vòng đệm O có thấm dầu nhờ bôi trơn chuyên dùng
13. Lúc lắp đặt một ống dẫn môi chất nên tránh uốn gấp khúc quá mức, tránh xa vùng có nhiệt và ma sát..
14. Siết nối ống và các đầu rắc co phải siết đúng mức quy định, không được siết quá mức
15. Dầu nhờn bôi trơn máy nén có ái lực với chất ẩm (hút ẩm) do đó không được mở hở nút bình dầu nhờn khi chưa sử dụng, đậy kín ngay nút bình dầu nhờn khi đã sử dụng.
16. Tuyệt đối không được nạp môi chất lạnh thể LỎNG vào trong hệ thống khi máy nén đang bơm, môi chất lạnh ở thể lỏng sẽ phá hỏng máy nén.
17. Môi chất lạnh có tác dụng phá hỏng bề mặt của kim loại, bề mặt xi mạ, sơn, vì vậy phải giữ gìn không cho môi chất lạnh vấy vào những bề mặt này.
18. Không được chạm đồng hồ đo vào các ống dẫn, ống thoát hơi nóng cũng như quạt gió đang quay
3.5. An toàn và vệ sinh công nghiệp
Vệ sinh bên ngoài hệ thống điều hòa không khí. Vệ sinh dụng cụ
Sắp xếp dụng cụ đúng nơi quy định
Câu hỏi
1. Trình bài quy trình tháo lắp các bộ phận trong hệ thống điều hòa không khí nói chung.
2. Nêu các hư hỏng các bộ phận, hiện tượng, cách kiểm tra, sửa chữa
3. Nêu các hư hỏng trên máy nén, hiện tượng, cách kiểm tra, sửa chữa.
BÀI 2: KIỂM TRA VÀ SỬA CHỮA MẠCH ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ
1. Khái quát về mạch điện điều khiển hệ thống điều hoà không khí
Những hệ thống điều hòa không khí của các ôtô đời cũ luôn hoạt động tại một nhiệt độ khí thổi vào và tốc độ thổi khí do tài xế đặt trước. Tuy nhiên, những yếu tố như sự tỏa nhiệt của mặt trời, nhiệt động cơ, nhiệt từ ống xả, nhiệt do hành khách tạo ra,v.v. sẽ ảnh hưởng đến nhiệt độ trong xe theo thời gian. Vì vậy, hệ thống phải điều chỉnh lại nhiệt độ, tốc độ thổi khí hay cả hai khi cần thiết. Hệ thống điều hòa không khí tự động đã được phát triển để loại bỏ những thao tác không thuận tiện này.
Ngoài các bộ phận chính trong hệ thống điều hòa không khí, hệ thống điều hòa không khí tự động còn lắp thêm các bộ phận:
- Cảm biến: các cảm biến sẽ phát hiện sự thay đổi nhiệt độ và sự tỏa nhiệt của mặt trời.
- Các bộ điều khiển: để xác định các chế độ làm việc dựa trên các tín hiệu từ cảm biến.
- Bộ phận chấp hành: được điều khiển bởi các bộ điều khiển để làm dịch chuyển các cánh gió và các bộ phận khác.
2. Cảm biến
Các cảm biến loại nhiệt điện trở âm (nhiệt độ càng tăng điện trở càng giảm) cảm nhận sự thay đổi nhiệt độ.
Cảm biến nhiệt độ không khí trong xe hay cảm biến khoang: cảm biến được đặt tại ngõ vào của motor hút khí trong khoang hành khách để xác định nhiệt độ trong khoang hành khách.
Cảm biến nhiệt độ không khí môi trường: cảm biến được đặt kín trong một vỏ nhựa đúc nhằm không cho phản ứng với những thay đổi đột ngột về nhiệt độ, nó cho phép nhận biết chính xác nhiệt độ môi trường.
Cảm biến giàn lạnh: phát hiện nhiệt độ của khí đi qua giàn lạnh.
Cảm biến nhiệt độ nước hoặc công tắt nhiệt độ nước: phát hiện nhiệt độ nước làm mát. Cảm biến này dùng để ngăn chặn hoạt động của hệ thống cho đến khi nhiệt độ nước làm mát đủ cao.
Cảm biến mặt trời hay cảm biến bức xạ: dùng diode quang học (photodiode). Ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào photodiode để nhận biết sự thay đổi về sự tỏa nhiệt của mặt trời.
3. Các chức năng điều khiển trong hệ thống điều hòa không khí tự động
3.1. Điều khiển nhiệt độ
Có 3 kiểu điều khiển nhiệt độ trong xe:
a. Kiểu hòa trộn không khí
Hình 3.1. Hệ thống điều khiển máy điều hoà không khí kiểu hoà trộn làm việc ở nhiệt độ thấp
Khi cài đặt chế độ nhiệt độ thấp, cửa trộn khí nối với cần điều chỉnh nhiệt độ sẽ di chuyển tới vị trí che kín giàn sưởi (lạnh nhất). Khí được quạt thổi qua giàn lạnh và được làm mát mà không qua giàn sưởi.
Hình 3.2. Hệ thống điều khiển máy điều hoà không khí kiểu hoà trộn làm việc ở nhiệt độ trung bình
Khi cài đặt chế độ nhiệt độ trung bình (medium), cửa trộn khí nối với cần điều chỉnh nhiệt độ sẽ di chuyển tới vị trí trung gian cho một nửa khí lạnh qua giàn sưởi và một nửa không đi qua giàn sưởi.
Hình 3.3. Hệ thống điều khiển máy điều hoà không khí kiểu hoà trộn làm việc ở nhiệt độ ấm
Khi cài đặt chế độ nhiệt độ ấm (warm), cửa trộn khí nối với cần điều chỉnh nhiệt độ sẽ di chuyển tới vị trí che hoàn toàn khí lạnh không qua giàn sưởi và khí hoàn toàn đi qua giàn sưởi.
b. Loại nhiệt điện trở
Hình 3.4. Hệ thống điều khiển máy điều hoà không khí kiểu nhiệt điện trở
Cụm sưởi và cụm làm lạnh độc lập với nhau. Thermistor có điện trở thay đổi theo nhiệt độ, điện trở tăng khi nhiệt độ giảm và điện trở giảm khi nhiệt độ tăng.
Hình 3.5. Nguyên lý làm việc của máy điều hoà không khí kiểu nhiệt điện trở
Hệ thống điều hòa loại này dùng nhiệt điện trở kết hợp với một biến trở lắp ở bảng điều khiển. Biến trở này dùng để điều chỉnh nhiệt độ trong xe. Tín hiệu điều khiển được lấy từ cầu phân áp gồm giá trị nhiệt điện trở và biến trở.