Cơ Cấu Tổ Chức, Chức Năng Và Quyền Hạn Của Công Ty Dvlh Saigontourist.


Năm 1990, phòng Hướng dẫn Du lịch đổi tên thành Trung Tâm Điều Hành Du lịch, trực thuộc Công Ty Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh. Mảng kinh doanh chủ yếu trong thời kỳ này là du lịch quốc tế.

Năm 1999, trung tâm Điều hành Du lịch chính thức đổi tên thành Công ty Dịch vụ Lữ hành Saigontourist, trực thuộc Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn.

Hành trình thương hiệu Saigontourist 38 năm trải qua những giai đoạn, sự kiện, nhưng tựu trung gắn liền bốn cột mốc quan trọng ghi những dấu ấn sâu sắc.

Giai đoạn đầu tiên từ 1975 – 1985: Là giai đoạn Saigontourist thiết lập và

đặt những nền móng ban đầu. Tiếp nhận và quản lí các khách sạn nổi tiếng trước ngày 30/04/1975 như Continental, Majestic, Rex, Caravelle, Palace, Grand…Vào năm 1979, Saigontourist trực tiếp kí kết và phục vụ khách tại các thị trường Ấn Độ, Nhật, Pháp, Ý, Canada, Úc…Năm 1984, lần đầu tiên Saigontourist tham dự hội chợ du lịch quốc tế ITB tại Cộng hòa Liên bang Đức. Trong bối cảnh lịch sử thời bấy giờ, sự nổ lực vươn lên của Saigontourist là rất đáng ghi nhận.

Giai đoạn thứ hai từ 1986 – 1996: Là giai đoạn Saigontourist xây dựng chiến lược và phát triển kinh doanh đồng thời kết nối những đối tác lớn trong và ngoài nước với Saigontourist, nhất là khi Việt Nam chính thức mở cửa nền kinh tế và thu hút đầu tư nước ngoài. Nhờ đó đã hình thành liên doanh Saigontourist tại Nhật, đồng thời tham gia góp vốn vào công ty cổ phần Pacific Airline, khánh thành liên doanh khách sạn Saigontourist tại Hà Nội và khai trương các khách sạn quốc tế và sân golf tại TP.HCM

Hàng Loạt các khách sạn ở trung tâm TP.HCM như Rex, Kinh Đô, Quê Hương, Place và các khách sạn tại quận 5 như Đồng Khánh, Hạnh Long…được sửa chữa và nâng cấp đạt tiêu chuẩn quốc tế từ 3 đến 4 sao. Đồng thời, Saigontourist hợp tác với 168 hãng lữ hành tại 19 quốc gia, tiếp đón và phục vụ 96% lượng khách quốc tế đến TP.HCM

Saigontourist gia nhập các tổ chức du lịch quốc tế lớn như PATA, ASTA, JATA, USTOA và mở rộng hoạt động tiếp thị ở nước ngoài thông qua các hội chợ du lịch như IT & ME (Mỹ), TOP RESA (PHÁP), WTM (ANH), ITB (ĐỨC), bên cạnh đó, Saigontourist còn đẩy mạnh hoạt đông tuyên truyền và quảng bá trong và ngoài nước


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Giai đoạn thứ ba từ 1996 – 2003:

Saigontourist chính thức thành lập vào ngày 30/3/1999; được Thủ tướng

Chính phủ xếp loại doanh nghiệp hạng đặc biệt. Đây là thời kì du lịch Việt Nam và Saigontourist phải đương đầu với nhiều khó khăn khách quan, do tác động từ tình hình bất ổn thế giới. Với những chiến lược mở rộng quy mô, xây dựng, phát triển thương hiệu Saigontourist thông qua việc áp dụng kịp thời các công nghệ quản lý, điều hành đã đưa Saigontourist đi dần vào ổn định và không ngừng phát triển, thương hiệu Saigontourist tiếp tục phủ khắp các địa bàn du lịch trong nước và quảng bá hiệu quả hình ảnh tại các thị trường quốc tế trọng điểm.

Saigontourist ghi nhiều dấu ấn nhất trong hành trình xây dựng và phát triển thương hiệu Saigontourist, thể hiện sự năng động, sáng tạo vạch ra các chiến lược, với trọng tâm hội nhập và phát triển, khẳng định công nghệ quản lý, thương hiệu Saigontourist, tiếp tục đứng đầu ngành du lịch Việt Nam, vươn lên thị trường khu vực và quốc tế. Ngày 18/4/2005, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt mô hình Công ty mẹ – Công ty con, là tiền đề để Tổng Công ty cấu trúc mô hình hoạt động, tăng tốc phát triển trong hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng đầu tư cả chiều rộng và chiều sâu, đặc biệt tập trung các công trình trọng điểm, tập trung đào tạo nguồn nhân lực, tăng cường quảng bá tiếp thị, tối ưu hóa lợi nhuận.

Giai đoạn thứ tư từ 2003 – 2012:

Bên cạnh những thuận lợi, ngành du lịch phải chịu áp lực nặng nề từ đại dịch SARS năm 2003, dịch cúm gia cầm 2005, khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu từ năm 2008… Trong bối cảnh đó, được sự quan tâm và chỉ đạo sâu sát của Thành Ủy, Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch, sự hỗ trợ giúp đỡ của các Bộ, Ngành TW và các Sở, Ban Ngành thành phố, Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn đã nỗ lực triển khai tổ chức thực hiện đồng bộ nhiều chương trình, giải pháp, biện pháp cụ thể nên đã đạt được hiệu quả kinh tế cao, hoàn thành nhiệm vụ chính trị do Thành ủy và Ủy ban Nhân dân thành phố giao.

Trong giai đoạn này, tổng lượt khách đạt tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 1,8%; tổng doanh thu đạt tốc độ tăng doanh thu hàng năm 18,1%; tổng lãi gộp đạt tốc độ tăng lãi gộp hàng năm là 24,5%; tổng nộp ngân sách đạt tốc độ tăng trưởng


hàng năm là 24,3%; tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn đạt 24%. Năm 2002, tổng số khách đón tiếp và phục vụ đạt 1.384.830 lượt, tổng doanh thu 2.514 tỷ đồng, tổng nộp ngân sách 249 tỷ đồng. Đến năm 2012, tổng số khách đạt 1.625.691 lượt, tổng doanh thu

13.037 tỷ, tổng nộp ngân sách 1.881 tỷ đồng.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức, chức năng và quyền hạn của Công ty DVLH Saigontourist.

a- Sơ đồ cơ cấu tổ chức hoạt động của Công ty DVLH Saigontourist. Bảng 2.1. Sơ đồ tổ chức hoạt động của Công ty DVLH Saigontourist

b Chức năng và quyền hạn trong bộ máy quản lí Giám đốc Là người có thẩm 5


b- Chức năng và quyền hạn trong bộ máy quản lí: Giám đốc:

Là người có thẩm quyền cao nhất, đề ra các quyết định cho việc vận hành bộ máy hoạt động của công ty trong việc kinh doanh hãng lữ hành, hợp tác tổ chức du lịch, xây dựng lựa chọn mục tiêu xác thực với hoàn cảnh của công ty, quyết định việc kinh doanh dài hạn và trực tiếp chỉ đạo nhân viên thực hiện công việc được giao.

Là người chịu trách nhiệm mọi hoạt động của công ty trước Hội đồng quản trị và Ban Tổng Giám đốc.

Có quyền phân công, bổ nhiệm cán bộ cấp dưới, quyết định các hình thức khen thưởng và kỷ luật.

Trực tiếp quản lý các phòng ban. Phó Giám đốc:

Là phụ tá đắc lực, giúp Giám đốc trong việc điều hành quản lý đơn vị, trực

tiếp phụ trách một số lĩnh vực hoạt động của công ty được Giám đốc phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về nhiệm vụ được phân công.

Phòng Inbound:

Phục vụ thị trường khách quốc tế (bao gồm các thị trường Anh, Pháp, Hoa, Đức, Nga, Nhật, Hàn). Đây là phòng mang lại doanh thu chính cho công ty.

Thực hiện các công tác tiếp thị ở thị trường nước ngoài, có quan hệ đối tác mở rộng đến 36 quốc gia trên thế giới.

Cung cấp các chương trình du lịch trọn gói trải dài trên khắp đất nước, với nhiều loại hình đa dạng như du lịch thuần túy, du lịch khám phá, tìm hiểu văn hóa xã hội, du lịch thám hiểm, du lịch sinh thái, lặn biển, chơi golf, du lịch ẩm thực, du lịch khảo sát chuyên đề, du lịch cho người khuyết tật…

Thiết kế và tổ chức chương trình theo yêu cầu và mong muốn riêng cho du khách quốc tế.

Thiết kế các chương trình du lịch cho khách quốc tế lẻ đi công tác và sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Phòng outbound:

Chuyên đảm trách việc tổ chức tour cho công dân Việt Nam đi du lịch nước


ngoài. Đồng thời thực hiện công tác quảng cáo cho các tour du lịch nước ngoài. Trên cơ sở quan hệ hợp tác với các đối tác lớn có uy tín tại nước ngoài đồng thời luôn bám sát nhu cầu khách hàng, Phòng thường xuyên đưa ra các loại hình du lịch nước ngoài trọn gói đa dạng như du lịch thuần túy, tham quan giải trí, du lịch khảo sát thị trường, du lịch thăm thân nhân…

Phòng Domestic:

Tổ chức các chương trình tham quan định kỳ và các chương trình du lịch

trọn gói mở dành cho khách lẻ với những điểm du lịch trải dài trên mọi miền đất nước với hơn 80 sản phẩm du lịch nội địa.

Tổ chức các chương trình theo yêu cầu dành cho khách đoàn.

Phòng du lịch nội địa thực hiện công tác lo xe, khách sạn, hướng dẫn viên cho người Việt Nam đi du lịch trong nước.

Khi khách có nhu cầu mua tour, nhân viên sẽ gợi ý một số tuyến điểm, điểm du lịch để khách lựa chọn tùy ý theo ý thích và khả năng.

Phòng tàu biển quốc tế và đại lý hàng hải:

Khai thác và phát triển du lịch tàu biển tại Việt Nam, phục vụ các đoàn tàu biển lớn, sang trọng cùng lúc các loại du thuyền và thuyền buồm

Đem đến cho du khách quốc tế nhiều cơ hội tìm hiểu, khám phá sự đặc biệt cũng như sự phong phú, đa dạng về tuyến điểm du lịch, văn hóa phong tục tập quán lịch sử Việt Nam…

Cung cấp dịch vụ đại lý hàng hải và dịch vụ cảng biển cho các loại tàu khách, du thuyền và thuyền buồm đến Việt Nam.

Từ năm 2006, chính thức triển khai dự án phát triển loại hình du lịch định tuyến bằng tàu biển tại Việt Nam.

Phòng tài chính, kế toán:

Phòng tài chính, kế toán: giúp Giám đốc tổ chức chỉ đạo thực hiện toàn bộ

công tác kế toán, thống kê, thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế trong công ty theo chế độ quản lý mới, đồng thời làm nhiệm vụ kiểm soát viên kinh tế tài chính của Nhà nước tại công ty.

Tổ chức công tác kế toán thống kê và bộ máy kế toán trong toàn công ty. Tổ


chức ghi chép, tính toán và phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời đầy đủ toàn bộ tài sản và phân tích hoạt động kinh doanh trong công ty, tính toán và có trách nhiệm nộp đúng, đủ, kịp thời các khoản phải nộp ngân sách, thanh toán đúng hạn các khoản vay, các khoản công nợ.

Lập đầy đủ và đúng hạn các báo cáo kế toán thống kê theo đúng chế độ Nhà nước quy định, tổ chức bảo quản lưu trữ các tài liệu kế toán, giữ bí mật các tài liệu và số liệu kế toán.

Kiểm tra việc chấp hành chế độ bảo vệ tài sản, vật tư, tiền vốn trong công ty.

Kiểm tra việc thực hiện thanh toán tiền mặt, đồng thời kiểm tra việc thực hiện các kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính, kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản.

Kiểm tra việc xử lý và giải quyết các khoản tiền thiếu hụt, mất mát, hư hỏng, các khoản công nợ tồn động và các khoản thiệt hại khác.

Phòng kế hoạch tiếp thị:

Phòng kế hoạch tiếp thị chịu trách nhiệm về hoạt động tiếp thị, quảng cáo

của công ty trong và ngoài nước như: Hội chợ du lịch, roadshow, quảng cáo, nghiên cứu thị trường, phát hành ấn phẩm, xây dựng sản phẩm mới…Xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng năm và dài hạn (3-5 năm) của công ty.

Xây dựng sản phẩm mới- phát hành ấn phẩm- quảng cáo.

Xây dựng hệ thống dữ liệu về hình ảnh, thông tin tuyến điểm phục vụ các

yêu cầu in poster, ấn phẩm, brochure, buổi giới thiệu sản phẩm mới, website của công ty…

Phụ trách quan hệ các báo đài. Cung cấp thong tin hình ảnh cho các báo đài

một cách kịp thời (theo sự chỉ đạo của BGĐ công ty và Lãnh đạo phòng). Biên tập thông tin báo chí trong và ngoài nước. Phối hợp các phòng thị trường để phát hành thông tin báo chí sử dụng cho các hội chợ, các sự kiện quảng cáo ở nước ngoài.

Phòng quản lý chất lượng:

Hàng tháng làm báo cáo tổng hợp các tour chưa đảm bảo chất lượng (số

lượng sản phẩm không phù hợp) trình lãnh đạo. Đảm bảo hồ sơ xin việc được giải quyết đúng thời hạn. Theo dõi việc hệ thống quản lý chất lượng. Mỗi đầu tháng lập báo


cáo tổng hợp ý kiến phản hồi của khách hàng và báo cáo của hướng dẫn viên trình ban Giám đốc.

Phòng hướng dẫn:

Quản lý chung về nhân sự và nghiệp vụ hướng dẫn viên của phòng

Tìm hiểu và tuyển dụng cộng tác viên và phiên dịch ngoại ngữ khác nhau theo yêu cầu.

Tính toán và đàm phán thuê hướng dẫn viên và cộng tác viên vào mùa thấp điểm của công ty.

Giải quyết các sự cố liên quan đến hướng dẫn viên.

Phối hợp với các phòng Inbound và Outbound thực hiện cung cấp hướng dẫn cho các chương trình du lịch cho khách quốc tế và khách trong nước.

Phòng tổ chức hành chính:

Thực hiện việc tổ chức quản lý nhân sự và quản trị văn phòng.

Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về quản lý và điều hành hoạt động chung của

phòng.

Tham mưu cho Ban Giám đốc các vấn đề có liên quan đến tổ chức, nhân sự,

lao động, tiền lương, hành chính, quản trị.

Tuyển dụng, đào tạo, quản lý nhân sự của công ty.

Xây dựng hệ thống lương, thưởng và các chế độ liên quan đến người lao động.

Dự thảo các quy định, quy trình liên quan đến lĩnh vực liên quan đến lĩnh vực phụ trách.

Đôn đốc, kiểm tra việc nhận, phát hành và lưu trữ công văn. Chịu trách nhiệm về công tác lễ tân, hậu cần của công ty.

Chịu trách nhiệm về việc tiến hành thủ tục cho cán bộ công nhân viên trong tổng công ty đi công tác nước ngoài.

Hướng dẫn nghiệp vụ cho nhân viên của phòng.

Giải quyết những phát sinh trong công việc khi nhân viên của phòng báo cáo.

Tổ chức phối hợp các bộ phận có liên quan trong việc triển khai các công việc liên đới.

2.1.3. Tình hình sử dụng nguồn nhân lực của Công ty DVLH Saigontourist



2012

a- Tóm tắt cơ cấu nguồn nhân lực tại Công ty DVLH Saigontourist:

Bảng 2.2. Biểu đồ lao động bình quân tại Công ty DVLH Saigontourist 2007 –


Nguồn văn kiện đại hội đại biểu Đảng bộ Công ty DVLH Saigontourist Tổng 16

(Nguồn: văn kiện đại hội đại biểu Đảng bộ Công ty DVLH Saigontourist)

Tổng số CB.CNVC - LĐ: gần 17.000 người (tại TP.HCM có gần 12.000 người).

Tổng số phòng ban, đơn vị trực thuộc: 11 phòng ban, 18 đơn vị phụ thuộc, 02 đơn vị độc lập, 43 đơn vị là CTy CP - TNHH, 8 LDNN.

Tổng số Đảng viên: 1.295 ; Tổng số ĐVCĐ: 11.488

Với đội ngũ công nhân viên chức và người lao động trên 17.000 người trong đó cơ cấu lao động quản lý chiếm tỷ trọng khá cao (25%); lao động phục vụ trực tiếp ở các ngành nghề chuyên sâu chiếm 75%, trong đó lễ tân là 9%, phục vụ buồng là 14,8%, phục vụ ăn uống (bàn, bar) là 15%, nhân viên nấu ăn là 10,6%, nhân viên lữ hành và hướng dẫn viên là 4,9%, nhân viên lái xe, tàu du lịch là 10,6% và 36,5% còn lại là các lao động làm các nghề khác. Đã có 56,86% lao động được đào tạo (0,21% cán bộ đạt trình độ sau đại học; 12,75% đại học và cao đẳng; 25,8% trung cấp và 18,1% sơ cấp (nghề). Có 32% lao động thành thạo tiếng Anh; 3,2% biết tiếng Pháp; 3,6% biết tiếng Trung Quốc ở các mức độ khác nhau; các ngoại ngữ khác cũng đã được quan tâm đào tạo, nhưng số lượng người thông thạo không nhiều.

b- Thực trạng nguồn nhân lực tại Công ty DVLH Saigontourist:

Nguồn nhân lực là tài sản vô giá của doanh nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực du lịch. “Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist) với đội ngũ lao động gần 17.000 người; với hơn 400 nhân viên chính thức, hầu hết có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngũ', yêu nghề, tận tâm với công việc, giàu kinh nghiệm, bản lĩnh, Công ty

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 31/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí