Đánh Giá Chung Về Văn Hóa Kinh Doanh Tại Khu Du Lịch - Di Tích Đền Sóc Sơn



STT

Nội dung

Cán bộ, công

nhân viên


vụ rõ ràng, chi tiết


2

Mối quan hệ giữa cán bộ và nhân viên trong đơn vị

tốt đ p, thân thiện, đúng mực

2,94

3

Mối quan hệ giữa các nhân viên đoàn kết, thân thiện,

luôn sẵn sàng giúp đỡ nhau

3,26


4

Đơn vị luôn quan tâm đến việc đào tạo, bồi dưỡng,

xây dựng một đội ngũ nhân viên có năng lực, tâm huyết với nghề


3,14

5

Các cán bộ, công nhân viên luôn chủ động quan tâm

đến du khách

3,2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Văn hóa kinh doanh tại khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn - 11

Nguồn: Kết quả khảo sát thực tế của tác giả, tháng 5/2018 Kết quả khảo sát cho thấy, các nội dung của khía cạnh ngầm định nền tảng chưa nhận được nhiều đánh giá cao từ cán bộ, công nhân viên. Đặc biệt là các nội dung như mối quan hệ giữa cán bộ, nhân viên tốt đ p, thân thiện, đúng mực (2,94 điểm); công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ (3,14 điểm). Các nội dung khác như phân công rõ công việc, nhiệm vụ cho cán bộ, công nhân của Trung tâm; mối quan hệ giữa các nhân viên trong Trung tâm và các cán bộ, công nhân viên của Trung tâm luôn quan tâm đến du khách được cho điểm lần lượt là 3,31; 3,26 và 3,2 điểm. Các điểm số này chỉ ở mức khá, chưa thể hiện sự quan tâm và thực hiện tốt các ngầm định nền tảng. Hơn nữa, vẫn còn một số vấn đề về công tư cần rõ ràng, việc phát triển du lịch bền vững và vì sức khỏe cộng đồng của người lao động và người kinh

doanh cần tiếp tục đào tạo thêm.


3.2.3.3. Đánh giá chung về Văn hóa kinh doanh tại Khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn

Đánh giá chung về văn hóa kinh doanh tại khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn được các cán bộ, công nhân viên đánh giá như sau:

Bảng 3.5: Đánh giá chung về văn hóa kinh doanh tại Khu Du lịch - Di tích đền Sóc S n

STT

Nội dung

Cán bộ, công

nhân viên

1

Cơ chế quản lý, mô hình tổ chức, quản trị của Trung

tâm quản lý với Khu di tích có hiệu quả cao

3,2

2

Các cán bộ, công nhân viên nhận thức rõ vai trò về

văn hóa kinh doanh, đạo đức kinh doanh

2,86

3

Trung tâm quản lý thường xuyên thanh tra, kiểm tra,

kiểm soát hoạt động của các chủ thể kinh doanh

3,06

4

Hình thức xử phạt các hành vi vi phạm đạo đức kinh

doanh được quy định rõ

3,11

5

Trung tâm quản lý Khu di tích có hình thức khen

thưởng cho những cán bộ, tập thể xuất sắc

3,06

6

Vấn đề vệ sinh, an ninh, bảo vệ môi trường tại Khu

di tích được đề cao

3,6

Nguồn: Kết quả khảo sát thực tế của tác giả, tháng 5/2018

Kết quả về đánh giá chung về Văn hóa tổ chức cho thấy vấn đề vệ sinh, an ninh, bảo vệ môi trường tại Khu du tích được đề cao (3,6 điểm). Có biển nhắc nhở mọi người giữ gìn vệ sinh chung tại các điểm tập trung du khách, thùng rác cũng được đặt tại nhiều nơi. Cơ chế quản lý, mô hình tổ chức, quản trị của Trung tâm với Khu di tích được cơ cấu theo quy định của Nhà nước, đảm bảo phát huy hiệu quả (3,2 điểm). Tuy nhiên, các nội dung còn lại chưa


được đánh giá cao như cán bộ, công nhân viên chưa nhận thức rõ vai trò về văn hóa kinh doanh, đạo đức kinh doanh (2,86 điểm); Trung tâm quản lý chưa thường xuyên thanh tra, kiểm tra, kiểm soát hoạt động của các chủ thể kinh doanh (3,06 điểm); hình thức xử phạt các hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh chưa được quy định rõ ràng và đủ sức răn đe (3,11 điểm) và chưa có nhiều hình thức khen thưởng cho những cán bộ, tập thể xuất sắc (3,06 điểm). Nhìn chung, Trung tâm quản lý chưa có quy định rõ ràng về các hoạt động đảm bảo xây dựng văn hóa tổ chức cụ thể. Mọi hoạt động xử phạt hay khen thưởng thường là tự phát, không theo một quy định cụ thể nào nên không tạo nên văn hóa doanh nghiệp xuyên suốt trong các cán bộ, công nhân viên.

3.4. Đánh giá chung về văn hóa kinh doanh của tại khu Du lịch - Di tích đền Sóc S n hiện nay

Việc phân tích thực trạng được thực hiện dựa trên kết quả khảo sát bảng hỏi để lượng hóa sự đánh giá của nhân viên về các yếu tố văn hóa kinh doanh tại Khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn. Trên cơ sở đó, đánh giá sự phù hợp, tầm quan trọng của các yếu tố nêu trên nhằm đưa ra nhận định về văn hóa tổ chức đã đạt được đến đâu.


3.4.1. Nhữn th nh tựu đã đạt đ ợc

Trung tâm quản lý khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn được thừa hưởng và chịu sự chi phối của văn hóa công sở dựa trên các quy định đối với công chức, viên chức, quản lý hành chính của thành phố Hà Nội. Cùng với đó, sự thường xuyên cập nhật và điều chỉnh dựa trên các giá trị của ngành du lịch đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận.


Một là, đã triển khai thành công một hệ thống văn hóa tổ chức đã có bài bản, chất lượng, hiệu quả thực tiễn, xây dựng được các giá trị nền tảng tinh thần chung của mọi thành viên và nhận được đồng thuận cao.

Bản chất các quy định của luật công chức viên chức và các quy định của ngành đã xây dựng nên một văn hóa tổ chức cho đơn vị. Đó là văn hóa ứng xử, văn hóa giao tiếp, văn hóa làm việc, văn hóa công sở, văn hóa tiếp dân... mà mỗi nhân viên phải vượt qua trong các kỳ tuyển dụng và sát hạch. Bên cạnh đó, là các quy định của ngành du lịch được triển khai thường xuyên cũng hình thành nên các thói quen tốt trong công tác tổ chức thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và văn hóa giao tiếp, văn hóa công sở.

Cùng với đó, với nhiệm vụ đặc thù, Trung tâm quản lý khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn cũng xây dựng các quy chế làm việc, chương trình công tác hàng tháng, quý với cùng một nội dung cũng tạo nên một nét đặc trưng văn hóa riêng. Việc thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn nhằm nâng cao k năng nghiệp vụ, phương pháp làm việc, bồi dưỡng kiến thức cho nhân viên và tuyên truyền đến các chủ thể kinh doanh trong khu di tích cũng giúp cho hình thành nên các cách ứng xử tốt, góp phần xây dựng văn hóa cho tổ chức tốt.

Hai là, sáng tạo là một trong những nhân tố cấu tạo nên văn hóa tổ chức được thống nhất hành động tác động tích cực đến công tác quản trị

Với việc sử dụng các chuẩn mực của công chức viên chức trong hoạt động nghiên cứu phát triển cũng như trong đời sống của nhân viên như bộ hướng dẫn ứng xử, hệ thống hỗ trợ quản lý tuân thủ, cùng với những bài học cụ thể, thiết thực đã giúp cho nhân viên xác định được rõ ràng đâu là sự thật, bằng cách nào xác định được chân lý và sai lầm ; những ngầm định về thời gian và không gian, về con người…. Kết quả khảo sát cũng cho thấy văn hóa tổ chức đã thực sự đi vào chiều sâu, định hướng cho các mối quan hệ, hành vi của mỗi cá nhân trong công việc cũng như cuộc sống hàng ngày. Bên cạnh đó


là việc khuyến khích sáng tạo thông quan các cơ chế chính sách đã tạo cho nhân viên có cơ sở để mạnh dạn thay đổi, chủ động trong công việc và nâng cao chất lượng, hiệu quả cho công tác quản trị của đơn vị.

Cụ thể như việc hàng ngày phải phục vụ khách hàng khác nhau về quan niệm sống, trình độ văn hóa, sở thích... nếu nhân viên không chủ động và sáng tạo trong từng hành vi cụ thể mà áp dụng cứng các nguyên tắc sẽ rất khó khăn trong công tác điều hành đơn vị. Việc chủ động kết nối các bộ phận sẽ giải quyết được các vấn đề đơn giản trong công tác quản trị, làm giảm khối lượng cộng việc của người lãnh đạo và phù hợp với đặc điểm tình hình cụ thể. Điều đó giúp cho những chiến lược hoạt động của cấp lãnh đạo dễ dàng triển khai, phản ứng linh hoạt hơn đáp ứng được yêu cầu thay đổi nhanh chóng về thị hiếu và xu hướng khách hàng.

Ba là, văn hóa kinh doanh đã tạo được môi trường làm việc chuyên nghiệp, nâng cao vị thế của đơn vị

Một thương hiệu mạnh cần có bản sắc riêng đặc trưng. Điều này đã và đang được Trung tâm quản lý khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn thể hiện thông qua các tiết chế văn hóa của tổ chức. Với những tiêu chuẩn rõ ràng và các ngầm định, nguyên tắc hoạt động cụ thể của mình tạo ra một môi trường làm việc năng động, chủ động cho nhân viên. Việc xác định nhiệm vụ rõ ràng cho từng bộ phận giúp cho bộ máy hoạt động được trơn chu, không có sự chồng chéo, không lặp lại và dẫm chân lên nhau. Cùng với đó là sự tạo điều kiện tối đa về trang bị cơ sở vật chất, điều kiện sinh hoạt, môi trường thuận lợi để nhân viên làm việc, sự tôn trọng quyền riêng tư,... cùng các cơ chế chính sách khuyến khích, động viên, khen thưởng, cơ hội thăng tiến giúp cho nhân viên phát huy tối đa năng lực cán nhân. Bên cạnh đó, thường xuyên trao đổi tương tác giữa nhân viên và bộ phận quản trị, sửa đổi các quy chế làm


việc phần nào tạo đã được môi trường làm việc thúc đẩy tinh thần sáng tạo của nhân viên.

Bốn là, Đạo đức trong kinh doanh được phát huy

Tất cả cán bộ, người lao động và các chủ thể kinh doanh trong khu di tích xác định được ý thức chấp hành pháp luật, tôn trọng du khách và hướng tới sự phát triển bền vững. Hạn chế buôn gian bán lận, kinh doanh trái phép, bắt ch t du khách… làm ảnh hưởng tới văn hóa chung.

Năm là, vai trò văn hóa doanh nhân được phát huy

Tính tiền phong gương mẫu được thể hiện rõ, có trình độ, kiến thức chuyên môn, phát huy được vai trò cá nhân. Tinh thần xung kích, dám nghĩ dám làm và dám chịu trách nhiệm, có ý thưc cao thúc đẩy sự phát triển của đơn vị.

Sáu là, công tác bảo vệ môi trường, vệ sinh, an ninh tại được đề cao và thực hiện nghiêm túc. Trung tâm có quy định rõ ràng về việc giữ gìn môi trường.


3.4.2. t s tồn tại

Mặc dù đơn vị đã xây dựng được một nền tảng văn hóa tổ chức tương đối hoàn chỉnh và được đánh giá là hiệu quả, tuy nhiên trong môi trường luôn biến động như hiện nay để nâng tầm tổ chức, phát triển bền vững đòi hỏi đội ngũ lãnh đạo và toàn thể nhân viên phải nổ lực hơn nữa để khắc phục những vấn đề tồn tại giúp cho văn hóa tổ chức được phát triển sâu rộng hơn, việc áp dụng như một thói quen tốt của tổ chức. Dựa trên kết quả khảo sát và thực tế quan sát được tác giả đưa ra một số vấn đề tồn tại trong công tác xây dựng văn hóa kinh doanh tại Khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn như sau:

Thứ nhất, về cấp độ thực thể hữu hình, chưa tận dụng triệt để các nhân tố hữu hình


Thông qua kết quả khảo sát ta có thể thấy còn tồn tại một số nhân tố được nhân viên đánh giá chưa cao là: “Nội thất” được đánh giá là 2,78 điểm, “Ấn phẩm điển hình” 2,64 điểm, thấp hơn nhiều so với các nhân tố khác. Điều đó cho thấy mực độ đầu tư cơ sở vật chất, quan tâm đến điều kiện làm việc của nhân viên chưa được cao, một số yêu cầu chưa được đáp ứng,

Chưa tạo được môi trường làm việc thuận lợi. Các ấn phẩm chưa tạo được sự quan tâm đối với nhân viên, nội dung chưa đáp ứng được yêu cầu trong công tác giới thiệu, quảng bá hình ảnh và đặc biệt là các thông tin hữu dụng, không có tính sinh động, khó tạo ấn tượng, không hấp dẫn với nhân viên, phần nào làm giảm đi giá trị của một căn cứ để nhận biết và thực thi văn hóa của tổ chức.

Thứ hai, cấp độ niềm tin và các giá trị tuyên bố, văn hóa kinh doanh vẫn chưa đạt tới sự yêu thích, ý thức chủ động cao

Việc tạo nên cảm nhận sâu sắc và hình thành ý thức chủ động là một thách thức đòi hỏi thời gian và tâm sức là không nhỏ đối với đội ngũ lãnh đạo cũng như những người làm công tác quản trị của đơn vị. Các yếu tố quyết định sức mạnh của văn hóa kinh doanh không nằm ở các cấu trúc hữu hình, các giá trị được tuyên bố... mà nó nằm ở việc mỗi thành viên trong tổ chức có thấm nhuần những giá trị văn hoá tốt đ p đó hay không, có xem nó như một phần của chính mình không thì khi đó văn hóa còn hơn cả luật lệ được đặt ra.

Kết quả khảo sát bảng hỏi cũng cho thấy, hầu hết các nhân tố trong cấu trúc văn hóa kinh doanh đều được đánh giá cao và nhất là các nhân tố thể hiện niềm tin và các giá trị được tuyên bố đạt sự đồng thuận khá lớn, ở lớp văn hóa thứ 3 - các ngầm định nền tảng, chứng tỏ có sự thống nhất hình thành quan niệm hành vi chung, nhưng theo kết quả khảo sát về mức độ yêu thích và ý thức chủ động phát huy văn hóa kinh doanh có số điểm thấp hơn so với nhân tố khác. Để phát triển bền vững, duy trì được văn hóa mạnh bắt buộc cấp lãnh


đạo phải tìm ra phương pháp hiệu quả hơn, và hiện tại đang có một lỗ hổng trong công tác quản trị đó là công tác truyền thông nội bộ về văn hóa kinh doanh vẫn chưa thực sự được chú trọng cũng là một trong những nguyên nhân. Bên cạnh đó, sức ỳ của cơ chế chính sách và ý thức hệ của đội ngũ nhân viên vẫn còn nặng về quản lý nhà nước trong khi xã hội thay đổi đòi hỏi sự thay đổi nhanh chóng của văn hóa kinh doanh, thay đổi về nhận thức và điều quan trọng nhất là cập nhật các phương pháp làm việc, hành vi ứng xử phù hợp, văn hóa giao tiếp..., tác giả nhận định việc giáo dục tốt, đẩy mạnh truyền thông cho nhân viên cần được chú trọng đầu tư để duy trì một văn hóa mạnh hướng tới mục tiêu và định hướng phát triển trong tương lai của đơn vị.

Thứ ba là, cấp độ ngầm định nền tảng

Tại khía cạnh ngầm định về con người, các hoạt động và mối quan hệ xuất hiện văn hóa bộ phận và sự khó khăn hợp tác giữa các bộ phận.

Du lịch là ngành kinh doanh đặc thù, các hành vi trực tiếp của con người là bộ phận của sản phẩm, vì vậy các sản phẩm là không đồng nhất, việc mắc lỗi là không tránh khỏi mặc dù đơn vị đã tạo tối đa cơ hội để nhân viên phát huy năng lực, hoàn thiện các sản phẩm của mình. Mỗi sản phẩm mang tính sáng tạo của từng nhân viên hoặc nhóm nhỏ bộ phận, có sự độc lập tương đối với bộ phận khác. Vì vậy, có sự độc lập tương đối giữa các bộ phận với nhau do công việc tính chất khác nhau, không đồng nhất, sự tương tác không lớn dẫn tới các bộ phận có xu hướng hoạt động độc lập, quan hệ nội bộ là chính, từ đó hình thành văn hóa bộ phận đi ngược với các định hướng, chủ trương đường lối phát triển văn hóa của nhà quản trị, dẫn tới sự kìm hãm phát triển văn hóa tổ chức, văn hóa kinh doanh của đơn vị.

Ảnh hưởng của văn hóa doanh nhân với vai trò lãnh đạo

Vai trò dẫn dắt của người lãnh đạo trong tổ chức chưa được cao, còn hạn chế về một số mặt. Trong đó, chủ yếu là công tác quản lý bằng mệnh lệnh

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 05/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí