Quản lý bồi dưỡng năng lực tư vấn hướng nghiệp cho giáo viên ở các trường trung học cơ sở huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh - 2

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


BDTX : Bồi dưỡng thường xuyên CBQL : Cán bộ quản lý

CNH - HĐH : Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa GD : Giáo dục

GDĐT : Giáo dục đào tạo GDHN : Giáo dục hướng nghiệp GV : Giáo viên

HS : Học sinh

KT - XH : Kinh tế - Xã hội SGK : Sách giáo khoa

THCS : Trung học cơ sở

THPT : Trung học phổ thông

TVHN : Tư vấn hướng nghiệp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.

XHCN : Xã hội chủ nghĩa

DANH MỤC CÁC BẢNG

Quản lý bồi dưỡng năng lực tư vấn hướng nghiệp cho giáo viên ở các trường trung học cơ sở huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh - 2

Bảng 1.1. Chương trình dạy hướng nghiệp ở THCS 17

Bảng 2.1. Kết quả khảo sát nhận thức của CBQL, GV về mục tiêu của hoạt động tư vấn hướng nghiệp 48

Bảng 2.2. Kết quả khảo sát nhận thức của CBQL, GV về yêu cầu đối với hoạt động tư vấn hướng nghiệp 51

Bảng 2.3. Kết quả khảo sát nhận thức của CBQL, GV về yêu cầu đối với năng lực của giáo viên làm công tác tư vấn hướng nghiệp 53

Bảng 2.4. Kết quả khảo sát thực trạng năng lực tư vấn hướng nghiệp của giáo viên 55

Bảng 2.5. Kết quả khảo sát thực trạng thực hiện mục tiêu bồi dưỡng năng lực tư vấn hướng nghiệp cho giáo viên 58

Bảng 2.6. Kết quả khảo sát thực trạng thực hiện nội dung bồi dưỡng năng lực tư vấn hướng nghiệp cho giáo viên 59

Bảng 2.7. Kết quả khảo sát thực trạng sử dụng phương pháp bồi dưỡng năng lực tư vấn hướng nghiệp cho giáo viên 61

Bảng 2.8. Kết quả khảo sát thực trạng sử dụng hình thức bồi dưỡng năng lực tư vấn hướng nghiệp cho giáo viên 62

Bảng 2.9. Kết quả khảo sát thực trạng lập kế hoạch tổ chức bồi dưỡng năng lực tư vấn hướng nghiệp cho giáo viên 64

Bảng 2.10. Kết quả khảo sát thực trạng tổ chức các nguồn lực thực hiện kế hoạch bồi dưỡng năng lực tư vấn hướng nghiệp cho GV.. 66

Bảng 2.11. Kết quả khảo sát thực trạng chỉ đạo thực hiện kế hoạch bồi dưỡng năng lực tư vấn hướng nghiệp cho giáo viên 68

Bảng 2.12. Kết quả khảo sát thực trạng kiếm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực tư vấn hướng nghiệp cho giáo viên 70

Bảng 2.13. Kết quả khảo sát thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng năng lực tư vấn hướng nghiệp cho giáo viên 72

Bảng 3.1. Đánh giá của CBQL, GV về mức độ cấp thiết của các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực tư vấn hướng nghiệp cho giáo viên THCS huyện Gia Bình 91

Bảng 3.2. Đánh giá của CBQL, GV về mức độ khả thi của các biện pháp bồi dưỡng năng lực TVHN cho giáo viên THCS huyện Gia Bình.. 93

DANH MỤC CÁC HÌNH


Sơ đồ 1.1: Các chức năng của quản lý 12

Hình 2.1: Biểu đồ so sánh mức độ nhận thức và thực hiện mục tiêu hoạt

động tư vấn hướng nghiệp 50

Biểu đồ 3.1. Đánh giá của CBQL, GV về mức độ cấp thiết của các biện pháp bồi dưỡng năng lực tư vấn hướng nghiệp cho giáo viên

THCS huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh 91

Biểu đồ 3.2. Đánh giá của CBQL, GV về mức độ khả thi của các biện pháp bồi dưỡng năng lực tư vấn hướng nghiệp cho giáo viên

THCS huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh 93

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Đất nước ta đang trong thời kỳ hội nhập phát triển với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Chính xu hướng hội nhập và phát triển với mục tiêu xây dựng đất nước như hiện nay đã góp phần tích cực làm thay đổi bộ mặt xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống, tạo nhiều cơ hội cho con người được học tập, mở rộng giao lưu hợp tác quốc tế sâu rộng. Do đó, việc lựa chọn được một nghề để mưu sinh hiện nay không quá khó với mỗi người trong độ tuổi lao động. Tuy nhiên chọn được một nghề phù hợp với bản thân mỗi người thì không phải muốn là được. Bởi nghề nghiệp là một phần quan trọng của mỗi người, thể hiện sự thành công, hạnh phúc của mỗi cá nhân. Chọn nghề làm sao cho đúng, cho phù hợp với năng lực, sở trường của bản thân là ước mơ, khát vọng của mỗi người trong xã hội. Việc chọn đúng nghề sẽ phát huy hết khả năng sáng tạo của bản thân, làm việc sẽ có hiệu quả. Điều này không chỉ tạo điều kiện giúp cho cá nhân phát triển mà còn góp phần thức đẩy sự phát triển của xã hội. Muốn có được điều đó đòi hỏi cần phải có những người làm công tác tư vấn hướng nghiệp có đủ trình độ, năng lực, kinh nghiệm... để tư vấn cho học sinh ngay từ khi các em học sinh chuẩn bị học xong bậc học THCS.

Hoạt động tư vấn hướng nghiệp đã được các nước trên thế giới quan tâm như một khoa học từ những năm đầu thế kỷ XX, nhất là ở các nước phát triển như Mỹ, Anh, Pháp, Ý...Tại các nước này, các nhà khoa học và hoạch định chính sách rất chú ý đến việc trợ giúp cá nhân lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với chính mình, mở ra một tương lai sáng lạn đối với công dân của họ. Bởi vậy phần lớn công dân của họ chọn đúng nghề phù hợp với khả năng và sức khỏe của bản thân.

Ở nước ta, vấn đề hướng nghiệp cũng đã được quan tâm nhất là từ khi có quyết định 126/CP ngày 19/3/1981 của Chính phủ có hiệu lực. Tuy vậy, việc tư vấn hướng nghiệp cho học sinh bậc Trung học nói chung và bậc THCS nói

riêng chưa được quan tâm thỏa đáng. Các thông tin về nghề nghiệp cho học sinh thu nhận được cho các em trước khi quyết định chọn thi vào THPT hay học ở các trường trung học nghề tuy có được các nhà trường tuyên truyền, phổ biến nhưng kết quả đạt được chưa cao. Phần lớn các em vẫn thực hiện theo lối mòn truyền thống tức là sau khi tốt nghiệp THCS xong vẫn tiếp tục thi vào THPT, nếu không đỗ trường công lập mới chuyển sang học trường Dân lập hoặc mới đi học nghề.Mặc dù thế giới nghề nghiệp vô cùng phong phú và đa dạng nhưng việc lựa chọn đúng nghề lại là điều rất khó vượt ra ngoài khả năng của các em. Do đó các em rất cần sự trợ giúp của các nhà làm công tác chuyên môn làm công tác tư vấn hướng nghiệp. Trước yêu cầu về công tác tư vấn hướng nghiệp hiện nay ở nước ta, một số trung tâm tư vấn được hình thành đã đáp ứng được phần nào mong muốn của phụ huynh và học sinh. Nhưng vì được thành lập theo hướng tự phát, thiếu cơ chế quản lý mang tính pháp lý, phần lớn các cán bộ tư vấn chưa được đào tạo bài bản đúng chuyên ngành, thiếu các cơ sở khoa học khi tư vấn, điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu thốn.

Thực tế hiện nay ở các trường THCS trên địa bàn huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh việc tư vấn hướng nghiệp cho học sinh tuy đã có nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu của học sinh, chưa giải quyết được các vấn đề mới nảy sinh nên vẫn còn nhiều học sinh chưa xác định và lựa chọn được nghề nghiệp phù hợp với năng lực của cá nhân. Nguyên nhân là do đội ngũ giáo viên chưa có kỹ năng tư vấn hướng nghiệp, các nhà quản lý chưa đề xuất được những giải pháp mang tính đồng bộ, hiệu quả trong công tác tư vấn cho học sinh để đạt được hiệu quả. Vì thế vai trò của hoạt động tư vấn hướng nghiệp giáo dục trong trường THCS ngày càng quan trọng được đặt lên hàng đầu bởi việc hướng nghiệp chọn nghề liên quan đến tương lai sau này của các em. Do đó mỗi CBQL và giáo viên trong mỗi nhà trường cần phải có kiến thức, kỹ năng tư vấn hướng nghiệp. Để đáp ứng yêu cầu đó việc bồi dưỡng năng lực tư vấn hướng nghiệp cho đội ngũ giáo viên là việc làm vô cùng cần thiết và cấp thiết. Đứng trước thực tiễn và

nhu cầu của người học rất cần phải có những công trình nghiên cứu khoa học về vấn đề này để có cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn nhằm vừa đáp ứng yêu cầu của xã hội vừa phù hợp với mục tiêu giáo dục phổ thông được thể hiện trong luật Giáo dục: “Học sinh có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển tiếp tục học...”.

Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài: “Quản lý bồi dưỡng năng lực tư vấn hướng nghiệp cho giáo viên ở các trường THCS huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh” làm luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng tổ chức bồi dưỡng năng lực tư vấn hướng nghiệp cho giáo viên ở các trường THCS huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, luận văn đề xuất các biện pháp tổ chức bồi dưỡng năng lực tư vấn hướng nghiệp cho giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo đáp ứng yêu cầu giáo dục trong thời kỳ mới.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Hoạt động bồi dưỡng năng lực tư vấn hướng nghiệp cho giáo viên trung học cơ sở.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực tư vấn hướng nghiệp cho giáo viên ở các trường THCS huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu

4.1. Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về quản lý bồi dưỡng năng lực tư vấn hướng nghiệp cho giáo viên ở trường trung học cơ sở.

4.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực tư vấn hướng nghiệp cho giáo viên ở các trường THCS huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.

4.3. Đề xuất và khảo nghiệm một số biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực tư vấn hướng nghiệp cho giáo viên ở các trường THCS huyện Gia Bình, tỉnh

Bắc Ninh.

5. Giả thuyết khoa học

Công tác bồi dưỡng tư vấn hướng nghiệp cho giáo viên ở các trường THCS trên địa bàn huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh đã được quan tâm nhưng kết quả chưa thật tốt, còn bộc lộ những hạn chế nhất định. Nếu xây dựng và thực hiện một số biện pháp quản lý bồi dưỡng tư vấn hướng nghiệp phù hợp với đặc điểm giáo viên và tình hình giáo dục của huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh thì sẽ nâng cao được chất lượng chất lượng giáo dục, đào tạo của bậc THCS ở địa phương.

6. Phạm vi nghiên cứu

- Về đối tượng: Giáo viên ở các trường THCS huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh để từ đó đề xuất các biện pháp quản lí bồi dưỡng tư vấn hướng nghiệp phù hợp.

- Về thời gian: Từ tháng 8 năm 2019 đến tháng 04 năm 2020.

- Về khách thể khảo sát: Cán bộ quản lý, giáo viên các trường THCS huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.

7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa các công trình nghiên cứu về quản lý giáo dục, tư vấn học đường, tư vấn hướng nghiệp và các văn bản Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Chính phủ và các văn bản có liên quan đến đề tài, các quy định hiện hành của Bộ GD&ĐT về công tác tư vấn hướng nghiệp đối với học sinh.

7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Phương pháp điều tra viết: Tổ chức điều tra, trưng cầu ý kiến đối với các đối tượng: Ban giám hiệu và giáo viên các trường THCS huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.

Nội dung điều tra: Đánh giá về công tác bồi dưỡng và tư vấn hướng nghiệp cho học sinh thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện, những

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/02/2023