Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững tỉnh Ninh Bình - 3

8


Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa, 2004); Kinh tế Du lịch (Nguyễn Hồng Giáp, 2002); Du lịch và Kinh doanh du lịch (Trần Nhạn, 1996); Kinh tế học du lịch, (Lanque, 1993); Tổ chức phục vụ các dịch vụ du lịch (Trần Văn Mậu, 2001); Kinh tế du lịch và Du lịch học (Đổng Ngọc Minh và Vương Đình Lôi, 2000); Nghiên cứu đề xuất đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch Việt Nam tại một số thị trường du lịch quốc tế trọng điểm, (Đỗ Thanh Hoa, 2006). Cùng với đó là một số luận án tiến sĩ đã bảo vệ tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân có liên quan đến đề tài du lịch, như: Một số vấn đề về tổ chức và quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch ở Việt Nam (Trịnh Xuân Dũng, 1989); Những giải pháp chủ yếu để phát triển du lịch trên địa bàn Hà Nội (Bùi Thị Nga, 1996); Những giải pháp cơ bản phát triển ngành du lịch Quảng Trị (Nguyễn Văn Dùng, 1997); Những điều kiện và giải pháp chủ yếu để phát triển Du lịch Việt Nam thành ngành kinh tế mũi nhọn (Vũ Đình Thụy, 1997); Những giải pháp tổ chức và quản lý hệ thống khách sạn trên địa bàn Hà Nội (Võ Quế, 2001); Hoàn thiện quản lý nhà nước về lao động trong kinh doanh du lịch ở Việt Nam (Hoàng Văn Hoan, 2002); Những giải pháp nhằm phát triển kinh doanh du lịch lữ hành trên địa bàn Hà Nội (Nguyễn Văn Mạnh, 2002); Phương hướng và một số giải pháp để đa dạng hoá loại hình và sản phẩm du lịch ở Quảng Nam- Đà Nẵng (Trương Sỹ Quý, 2003); Khai thác và mở rộng thị trường du lịch quốc tế của các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn Hà Nội (Phạm Hồng Chương, 2003). Điều kiện và các giải pháp chủ yếu để phát triển du lịch Campuchia thành ngành kinh tế mũi nhọn (Ouk Vanna, 2004); Một số giải pháp nâng cao chất lượng chương trình du lịch cho khách du lịch quốc tế đến Hà Nội của các công ty lữ hành trên địa bàn Hà Nội (Lê Thị Lan Hương, 2004); Phát triển kinh doanh lưu trú du lịch tại Vùng du lịch Bắc bộ của Việt Nam (Hoàng Thị Lan Hương, 2011),…

Nhóm 4: Nghiên cứu về phát triển du lịch bền vững. Các nghiên cứu này có thể nêu thành một số nội dung sau:

Thứ nhất, quan điểm về du lịch bền vững và du lịch không bền vững. Du lịch bền vững được một số công trình đề cập đến như Ecotourism and Sustainable Development: Who Owns Paradise? (Honey, 1998); Sustainable Tourism in Protected Areas: Guidelines for Planning and Management (Eagles và cộng sự, 2002); "Du lịch bền vững Cái gì là thực sự?"; Tourism and Environment (Hens, 1998); Báo cáo của WCED (WCED, 1996); Sustainable Tourism Management (Swarbrook, 1999);

9


Tổ chức Du lịch thế giới (United National World Tourist Organization, (UNWTO) định nghĩa như sau: "Sự phát triển bền vững của ngành du lịch đáp ứng nhu cầu hiện tại của du khách và của địa phương du lịch, đồng thời bảo vệ và thúc đẩy cơ hội phát triển cho tương lai. Butler (1993) cho rằng phát triển du lịch bền vững là quá trình phát triển và duy trì trong một không gian và thời gian nhất định (ở đó tồn tại cộng đồng, môi trường), thêm nữa sự phát triển sẽ không làm giảm khả năng thích ứng môi trường của con người trong khi vẫn có thể ngăn chặn những tác động tiêu cực tới sự phát triển lâu dài. Đây là quan điểm đã nhận được sự đồng thuận của các tác giả khác như Murphy (1994), Mowforth và Munt (1998). Trong khi đó, Machado (2003) lại nhấn mạnh đến tính bền vững của các sản phẩm trong phát triển du lịch. Nghiên cứu của Tosun (1998) đề xuất phát triển du lịch bền vững là một thành phần của phát triển du lịch và nó tạo ra những đóng góp đáng kể hoặc ít hoặc phủ nhận sự duy trì các nguyên tắc của sự phát triển trong thời kỳ nhất định mà không tổn hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu và mong muốn của thế hệ tương lai. Bổ sung vào quan điểm này, Hens (1998) chỉ ra rằng phát triển du lịch bền vững đòi hỏi sự quan tâm của các bên liên quan đến việc quản lý các nguồn tài nguyên theo các cách thức khác nhau nhằm khai thác và cung cấp các sản phẩm du lịch đáp ứng các nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm mỹ trong khi vẫn duy trì được bản sắc văn hóa, đa dạng hệ sinh thái và đảm bảo sự sống cho thế hệ mai sau.

Tuy có nhiều khái niệm về du lịch bền vững nhưng tập trung lại nó phải có những nội dung chủ yếu sau đây: Giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên và môi trường nhân văn. Du lịch phải thân thiện với môi trường; Đảm bảo lợi ích nhiều mặt của cộng đồng dân cư địa phương. Tăng thu nhập cho địa phương; Phải có trách nhiệm về phát triển du lịch hôm nay và cả mai sau. Vì vậy du lịch bền vững đồng nghĩa với du lịch trách nhiệm.

Du lịch bền vững khác với du lịch đại chúng như thế nào? Du lịch đại chúng không được lập kế hoạch cẩn thận cho việc nâng cao công tác bảo tồn hoặc giáo dục, không mang lại những lợi ích cho cộng đồng địa phương và có thể phá huỷ nhanh chóng các môi trường nhạy cảm. Và kết quả là có thể phá huỷ hoặc làm thay đổi một cách không thể nhận ra được các nguồn lợi và văn hoá mà chúng phụ thuộc vào. Ngược lại, du lịch bền vững thì được lập kế hoạch một cách cẩn thận từ lúc bắt đầu để mang lại những lợi ích cho cộng đồng địa phương, tôn trọng văn hoá, bảo tồn nguồn lợi tự nhiên và giáo dục du khách và cả cộng đồng địa phương. Du lịch bền vững có thể tạo ra một lợi tức tương tự như du lịch đại chúng, nhưng có

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

10


Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững tỉnh Ninh Bình - 3

nhiều lợi ích được nằm lại với cộng đồng địa phương và các nguồn lợi tự nhiên, các giá trị văn hoá của vùng được bảo vệ.

Trong nhiều trường hợp, các hoạt động du lịch đại chúng trong quá khứ có thể mang đến những tác động xấu đến bảo tồn cảnh quan do việc thiếu các điều khiển quản lý và cơ chế lập kế hoạch hiệu quả. Ngược lại, du lịch bền vững có những kế hoạch được tính toán cẩn thận để giảm thiểu các tác động xấu của du lịch, đồng thời còn đóng góp vào công tác bảo tồn và sức khoẻ của cộng đồng về cả mặt kinh tế và xã hội. Du lịch bền vững cũng tạo ra lợi nhuận như du lịch đại chúng, tuy nhiên cộng đồng địa phương được hưởng nhiều hơn từ lợi tức đó, và các nguồn lợi tài nguyên thiên nhiên và văn hoá của vùng được bảo vệ. Trong một số trường hợp, các hoạt động du lịch đại chúng trước đây đã gây ra những đe doạ cho bảo tồn biển do thiếu các cơ chế quản lý và các kế hoạch hiểu quả. Ngược lại, du lịch bền vững cân nhắc tìm kiếm để giảm thiểu đến mức tối thiểu các tác động xấu của du lịch, trong khi đóng góp cho bảo tồn và các giá trị tốt cho cộng đồng địa phương, cả về kinh tế và xã hội. Du lịch đại chúng không cung cấp nguồn quỹ tài trợ cho cả các chương trình bảo tồn lẫn cộng đồng địa phương bảo vệ vùng tránh khỏi những hoạt động và phát triển mà có thể gây hại đến cảnh đẹp tự nhiên của vùng. Những cơ hội và các đe doạ có thể chỉ được điều khiển thông qua du lịch bền vững đã được lập kế hoạch và quản lý cẩn thận.

Muốn củng cố khái niệm du lịch bền vững, nhiều nhà nghiên cứu đã nghiên cứu tác động của du lịch và so sánh các yếu tố được coi là bền vững với các yếu tố được coi là không bền vững. Có một số cuộc nghiên cứu đã chỉ ra tác động của du lịch trên cả ba lĩnh vực kinh tế, môi trường, xã hội đã đưa ra so sánh các yếu tố được coi là không bền vững và các yếu tố được coi là bền vững trong phát triển du lịch (Eagles và cộng sự, 2002; Hens, 1998; Machado, 2003).

Thứ hai, các nghiên cứu khẳng định vai trò của phát triển du lịch bền vững: Ngay từ những năm 1980, khi các vấn đề về phát triển bền vững bắt đầu được đề cập đã có nhiều nghiên cứu khoa học được thực hiện nhằm phân tích những ảnh hưởng của du lịch đến sự phát triển bền vững. trọng tâm của các nghiên cứu này nhằm giải thích cho sự cần thiết phải đảm bảo tính vẹn toàn của môi trường sinh thái trong khi tiến hành các hoạt động khai thác tài nguyên phục vụ phát triển du lịch tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững. Krippendorf (1975) Jungk (1980) là những nhà khoa học đầu tiên trên thế giới cảnh báo về những suy thoái do hoạt động du lịch gây ra và đưa ra khái niệm “du lịch rắn” (hard tourism) để chỉ kiểu du lịch ồ ạt và “du lịch mềm” (soft tourism) để chỉ một chiến lược du lịch mới

11


tôn trọng môi trường. Inskeep (1991) nhấn mạnh về sự đóng góp của của hoạt động du lịch đối với môi trường và kinh tế. Tác giả nhấn mạnh, để phát triển du lịch bền vững phải đạt 4 mục đích: tối ưu hoá các lợi ích kinh tế - xã hội; bảo tồn môi trường và tài nguyên thiên nhiên, văn hoá, xã hội và khai thác có hiệu quả các tài nguyên này; bảo vệ các giá trị bản địa truyền thống và khai thác tốt các giá trị này; bảo đảm chia sẻ lợi ích kinh tế một cách công bằng cho cộng đồng dân cư và sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương trong hoạt động du lịch. Ngày 14/6/1992, tại Hội nghị của Liên hiệp quốc về môi trường và phát triển (UNCED) đã diễn ra hội nghị thượng định về Trái đất (The Earth summit). Tại hội nghị này 182 chính phủ đã thông qua CTNS 21 (2004), một chương trình hành động toàn diện nhằm đảm bảo một tương lai bền vững cho nhân loại bước vào thế kỷ XXI. Chương trình nghị sự 21 đã nêu ra các vấn để liên quan đến môi trường và phát triển có nguy cơ gây ra những tác động nguy hại về kinh tế và sinh thái từ đó đề ra chiến lược nhằm hướng tới các hoạt động mang tính bền vững hơn.

Từ đầu những năm 1990, nhiều nghiên cứu về phát triển du lịch bền vững nhằm hạn chế các tác động tiêu cực của hoạt động du lịch, đảm bảo sự phát triển lâu dài. Một số loại hình du lịch quan tâm đến môi trường đã bắt đầu xuất hiện như: du lịch sinh thái, du lịch gắn với thiên nhiên, du lịch khám phá, du lịch thay thế, du lịch mạo hiểm, … đã góp phần nâng cao hình ảnh về một loại hình du lịch có trách nhiệm, đảm bảo sự phát triển bền vững.

Năm 1996, hưởng ứng chương trình Nghị sự Trái đất, ngành du lịch toàn cầu đại diện bởi ba tổ chức quốc tế gồm: Hội đồng lữ hành du lịch thế giới (WTTC), Tổ chức du lịch thế giới (WTO) và Hội đồng Trái đất (Earth council) đã ứng dụng những nguyên tắc của Agenda 21 vào du lịch, phối hợp xây dựng một chương trình hành động với tên gọi “Chương trình nghị sự 21 về du lịch: Hướng tới sự phát triển về môi trường”. Chương trình này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp du lịch, các chính phủ, các cơ quan du lịch quốc gia, các tổ chức thương mại và người đi du lịch.

Chương trình nghị sự 21 về du lịch đã đưa ra các lĩnh vực ưu tiên hành động với mục đích xác định và dự kiến các bước tiến hành. Chương trình này nhấn mạnh sự cần thiết phối hợp hành động giữa các chính phủ, phân tích tầm quan trọng về chiến lược và kinh tế của ngành du lịch, đồng thời nêu bật những lợi ích to lớn của việc phát triển du lịch theo hướng bền vững.

12


Thứ ba, các nghiên cứu nêu những nguyên tắc cơ bản đảm bảo phát triển du lịch bền vững. Có lẽ hơn bất cứ hoạt động nào khác, ngành du lịch phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của môi trường cũng như tài nguyên du lịch thiên nhiên và nhân văn. Nhìn chung, ngành du lịch mang đặc tính phát triển nhanh, ngắn hạn và hội chứng "bùng nổ" thường làm tổn hại đến "tài sản" của chính ngành du lịch. Du lịch thường tìm mọi cách khai thác triệt để tài nguyên du lịch vì mục đích lợi nhuận và khi "tài sản du lịch" ở một nơi nào đó bị tổn thương nghiêm trọng, tàn lụi thì cách làm của du lịch đơn giản là chuyển hoạt động du lịch đi nơi khác. Nếu du lịch không muốn làm tăng thêm sự xuống cấp của môi trường và tự phá huỷ mình trong quá trình hoạt động, nhất là trong tương lai, thì ngành du lịch cũng giống như các ngành kinh doanh khác phải nhận biết được trách nhiệm của mình đối với môi trường, kinh tế, xã hội và phải biết làm thế nào để du lịch trở nên bền vững hơn. Để cho sự phát triển du lịch được bền vững, đòi hỏi phải đề cập đúng mức đến môi trường rộng hơn về kinh tế, chính trị, xã hội. Chính vì lẽ đó, phát triển du lịch bền vững cần phải tuân thủ các nguyên tắc của mình. Các công trình của các tác giả đề cập đến vấn đề này như: Tourism and Environment (Hens, 1998); Tourism and Sustainability: New Tourism in the Third World (Mowforth và Munt, 1998). National and Regional Tourism planning: Metholodogies and Case Studies (Inskeep, 1995). Mowforth và Munt (1998) có đề cập đến phát triển du lịch bền vững và đưa ra một số nguyên tắc bền vững thường được dùng trong du lịch bao gồm: bền vững sinh thái, bền vững văn hoá, bền vững kinh tế, có tính cách giáo dục, có sự tham gia của cộng đồng.

Thứ tư, các nghiên cứu chỉ ra những dấu hiệu nhận biết về phát triển du lịch bền vững: "Chỉ tiêu cho phát triển bền vững: Lý thuyết, Phương pháp, áp dụng" bài viết trong Hội thảo về “Du lịch sinh thái và Phát triển bền vững ở Việt Nam, Hà Nội; Sustainable Tourism Management (Swarbrook, 1999). Trong cuốn Definition and Ecotourism Principles của TIES (2004): Du lịch bền vững có 3 hợp phần chính, đôi khi được ví như “ba chân”, đó là: i) Thân thiện môi trường, du lịch bền vững có tác động thấp đến nguồn lợi tự nhiên và các khu bảo tồn nói riêng. Nó giảm thiểu các tác động đến môi trường (động thực vật, các sinh cảnh sống, nguồn lợi sống, sử dụng năng lượng và ô nhiễm …) và cố gắng có lợi cho môi trường; 2i) Gần gũi về xã hội và văn hoá, Nó không gây hại đến các cấu trúc xã hội hoặc văn hoá của cộng đồng nơi mà chúng được thực hiện. Thay vào đó thì nó lại tôn trọng văn hoá và truyền thống địa phương. Khuyến khích các bên liên quan (các cá nhân,

13


cộng đồng, nhà điều hành tour, và quản lý chính quyền) trong tất cả các giai đoạn của việc lập kế hoạch, phát triển và giám sát, giáo dục các bên liên quan về vai trò của họ; 3i) Có kinh tế, nó đóng góp về mặt kinh tế cho cộng đồng và tạo ra những thu nhập công bằng và ổn định cho cộng đồng địa phương cũng như càng nhiều bên liên quan khác càng tốt. Nó mang lợi ích cho người chủ, cho nhân viên và cả người xung quanh. Nó không bắt đầu một cách đơn giản để sau đó sụp đổ nhanh do các hoạt động kinh doanh nghèo nàn. Theo đó, một đơn vị kinh doanh du lịch mà có đủ 3 tiêu chí trên thì “sẽ kinh doanh tốt nhờ làm tốt”. Điều này có nghĩa là việc thực hiện kinh doanh du lịch trong nhiều cách có thể không phá huỷ các nguồn lợi tự nhiên, văn hoá và kinh tế, nhưng cũng khuyến khích đánh giá cao những nguồn lợi mà du lịch phụ thuộc vào. Việc kinh doanh mà được thực hiện dựa trên 3 tiêu chí này có thể tăng cường việc bảo tồn nguồn lợi tự nhiên, đánh giá cao giá trị văn hoá và mang lợi tức đến cho cộng đồng và có thể cũng sẽ thu lợi tức. Wall và cộng sự (1993) đề ra một số chỉ tiêu đánh giá cho phát triển du lịch bền vững. Có thể xem là các tiêu chuẩn chung cho đánh giá sự thành công của phát triển du lịch bền vững, cụ thể là: i) Nhóm loại hình du lịch nằm trong phạm trù du lịch bền vững, bao gồm: Du lịch sinh thái: hướng đến các điểm thiên nhiên, bảo tồn tài nguyên môi trường và cải thiện phúc lợi cho người dân địa phương; Du lịch bền vững: không làm giảm nguồn lực của thiên nhiên. Du lịch trách nhiệm: làm giảm thiểu các yếu tố tiêu cực của du lịch ảnh hưởng đến môi trường; Du lịch thiên nhiên: các hoạt động du lịch và trải nghiệm tập trung vào thiên nhiên; Du lịch văn hóa: du khách trải nghiệm nền văn hóa tại điểm đến; Du lịch khám phá. Du lịch sức khỏe và spa: các hoạt động vật lý trị liệu, giải pháp xả căng thẳng…

Theo nghiên cứu của tổ chức chuyên gia cao cấp Hà Lan (PUM), hiện có 12 quốc gia tham gia xu hướng du lịch bền vững là Mỹ, Anh, Đức, Úc, Pháp, Thụy Điển, Hà Lan, Đan Mạch, Na Uy, Áo, Canada và Ireland. Đặc điểm đi du lịch của du khách các nước này là đi một vài cá nhân hoặc nhóm người, có độ tuổi trên 60, lập kế hoạch và tự tổ chức, tìm hiểu thông tin du lịch tại các điểm đến chủ yếu qua internet; thường tham gia các hoạt động du lịch ngoài trời gắn với thiên nhiên, khám phá, trị liệu, tham quan các bản làng dân tộc, vùng hoang sơ…

Thứ năm, các nghiên cứu chỉ ra những tiêu chí đánh giá tính bền vững của du lịch. Là một ngành kinh tế trọng yếu của thế giới, du lịch phụ thuộc rất nhiều vào sự thành công của các lĩnh vực kinh tế khác, đồng thời du lịch có thị trường biến động rất nhanh. Chính vì vậy, du lịch là ngành kinh tế đặc biệt mong manh, rất dễ bị tổn

14


thương dưới tác động không chỉ của các điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội mà còn chính trị và cả thiên nhiên. Một thảm hoạ thiên tai, một vụ khủng bố, một cuộc nổi loạn, một thay đổi về chính trị hay một vụ việc nhỏ như ô nhiễm một bãi biển nào đó cũng có thể tác động khốc liệt đến các hoạt động du lịch ở đây; vì đơn giản khách du lịch sẽ chọn một điểm du lịch khác. Để đánh giá tính bền vững của các hoạt động du lịch tại một điểm du lịch, khu du lịch, cần phải có những phương pháp thích hợp, rẻ tiền và tốn ít thời gian. Những phương pháp này một mặt là để đo sự thành công của công tác điều hành, quản lý du lịch, mặt khác, là để xây dựng hệ thống cảnh báo giúp cho các nhà quản lý phát hiện sớm tình trạng lâm nguy của một điểm du lịch, khu du lịch để đưa ra những giải pháp cụ thể, kịp thời và có hiệu quả. Hiện nay, có hai phương pháp đánh giá tính bền vững của du lịch được sử dụng: dựa vào việc xác định sức chứa (khả năng tải) và dựa vào bộ chỉ tiêu môi trường. Theo D'Amore (1983), "sức chứa là điểm trong quá trình tăng trưởng du lịch mà người dân địa phương bắt đầu thay mất cân bằng do mức độ tác động xã hội không thể chấp nhận được của hoạt động du lịch". Shelby và Heberlein, 1987 thì cho rằng "sức chứa là mức độ sử dụng mà vượt qua nó thì vi phạm tiêu chuẩn môi trường". Năm 1990, Bob đã đưa ra "sức chứa là số lượng du khách cực đại sử dụng điểm du lịch có thể thoả mãn nhu cầu cao nhưng ít gây tác động xấu đến tài nguyên". Còn theo Hens (1998) thì "sức chứa là số lượng người cực đại có thể sử dụng điểm du lịch mà không gây suy thoái đến mức không thể chấp nhận được đối với môi trường tự nhiên và không làm suy giảm đến mức không thể chấp nhận được việc thoả mãn các nhu cầu của du khách". Tổ chức du lịch thế giới UNWTO định nghĩa "sức chứa là số lượng người tối đa đến thăm một điểm du lịch trong cùng một thời điểm mà không gây thiệt hại tới môi trường sống, môi trường kinh tế và môi trường văn hoá - xã hội; đồng thời không làm giảm sự thoả mãn của du khách tham quan".

Đối với điểm du lịch, phương pháp xác định sức chứa gặp những trở ngại sau: Ngành du lịch phụ thuộc nhiều thuộc tính của môi trường - mỹ học, cuộc sống hoang dã, lối ra bờ biển và khả năng hỗ trợ những cách sử dụng tích cực như thể thao chẳng hạn. Mỗi thuộc tính đó có phản ứng riêng của nó tới nhiều cấp độ sử dụng khác nhau; Hoạt động của con người tác động lên hệ thống có thể từ từ và có thể tác động lên những bộ phận khác nhau của hệ thống với những mức độ khác nhau; Mọi môi trường du lịch là môi trường đa mục tiêu, cho nên phải tính đến cả việc sử dụng vào các mục đích khác, đồng thời xác định chính xác mức độ sử dụng cho du lịch; Cách sử dụng khác nhau sẽ dẫn đến tác động khác nhau. Tác động của 100 người đi bộ thì khác với 100 người đi xe đạp; 10 nhà nhiếp ảnh thì có tác động

15


khác với 10 tay thợ săn; Các nền văn hoá khác nhau có mức độ nhạy cảm khác nhau với thay đổi. (Machado, 1990; Manning, 1996)

Boullón (1985) đã đưa ra một công thức chung đơn giản để xác định sức chứa của một khu du lịch. Đánh giá tính bền vững của các hoạt động du lịch dựa vào bộ chỉ tiêu môi trường của Tổ chức du lịch thế giới UNWTO. Ngoài các chỉ tiêu chung cho ngành du lịch, một số chỉ tiêu đặc thù của điểm du lịch cũng đã được UNWTO đưa ra, nhằm đánh giá tính bền vững của một điểm du lịch cụ thể. Bộ chỉ tiêu của UNWTO đã được sử dụng nhiều nơi để đánh giá tính bền vững của một điểm du lịch và hoạt động du lịch. Tuy nhiên, nhiều chỉ tiêu không xác thực, khó đánh giá và rất khó xác minh chính xác như mức độ thoả mãn của du khách dựa trên phiếu thăm dò, loại bảo vệ điểm du lịch, tỷ lệ động vật trên bờ biển động vật dưới biển, độ xói mòn đất, lượng tiền rò rỉ… Chính vì vậy, việc áp dụng các chỉ thị này chưa thật rộng rãi.

Tháng 10/2008, nhà sáng lập đồng thời là chủ tịch Quỹ tài trợ Liên hợp quốc (United Nations Foundation), ông Ted Turner, đã tập hợp Liên minh Rừng nhiệt đới, Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) và Tổ chức Du lịch Thế giới Liên hợp quốc (UNWTO) nhằm công bố tiêu chí du lịch bền vững toàn cầu lần đầu tiên tại Hội nghị Bảo tồn Thế giới của IUCN. Bộ tiêu chí mới này được xây dựng dựa trên cơ sở hàng nghìn các tiêu chí đã được áp dụng thực tiễn hiệu quả trên khắp thế giới. Các tiêu chuẩn này được phát triển để cung cấp một khung hướng dẫn hoạt động du lịch bền vững, giúp các doanh nhân, người tiêu dùng, chính phủ, các tổ chức phi chính phủ và các cơ sở giáo dục bảo đảm rằng hoạt động du lịch là nhằm giúp đỡ chứ không làm hại cộng đồng và môi trường địa phương. Dự án xây dựng Tiêu chuẩn toàn cầu về du lịch bền vững là một nỗ lực nhằm hướng đến mục tiêu giúp mọi người hiểu biết thấu đáo về du lịch bền vững. Đối với các nhà kinh doanh du lịch đó là những tiêu chí đầu tiên cần đạt đến. Tiêu chuẩn du lịch bền vững toàn cầu hướng tới 4 mục tiêu chính: hoạch định phát triển bền vững và hiệu quả, nâng cao lợi ích kinh tế xã hội cho cộng đồng địa phương, gìn giữ di sản văn hóa và giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường (IUCN, 1980).

Thứ sáu, các nghiên cứu đề xuất giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững tại các vùng địa phương. Điển hình là công trình - Mô hình lý thuyết về phát triển du lịch bền vững ở Phong Nha - Kẻ Bàng (Trần Tiến Dũng, 2006); Giải pháp phát triển du lịch bền vững: Để phát triển du lịch bền vững, các nghiên cứu cũng cho rằng cần thực hiện các giải pháp sau đây:

1. Bảo vệ và khai thác hợp lý môi trường tự nhiên (bãi biển, dòng sông, cánh rừng, hệ sinh thái,…)

2. Bảo vệ và tôn tạo môi trường nhân văn (danh lam thắng cảnh, di sản văn

Xem tất cả 176 trang.

Ngày đăng: 16/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí