STT
Tên và nội dung bồi dưỡng | Mục tiêu bồi dưỡng | |
- Thái độ: Nhận thức được tầm quan trọng của thiết kế giáo án trong dạy học, thông qua đó thực hiện nghiêm túc việc soạn giáo án trong dạy học phân hóa tại các trường tiểu học vùng đặc biệt khó khăn. | ||
9 | Tổ chức dạy học phân hóa cho học sinh tiểu học vùng đặc biệt khó khăn. | - Kiến thức: Giáo viên nhận diện, phân tích được quy trình, điều kiện tổ chức dạy học phân hóa và có thể tổ chức dạy học phân hóa nhằm đảm bảo tính vừa sức với đối tượng và phát huy được tính tích cực của người học. - Kỹ năng: Giúp giáo viên hình thành kỹ năng tổ chức, kỹ năng quản lý, kỹ năng khai thác sử dụng nguồn học liệu trong việc tổ chức dạy học phân hóa. - Thái độ: Chủ động, tích cực trong việc tổ chức dạy học phân hóa cho học sinh tiểu học vùng đặc biệt khó khăn. |
10 | Đánh giá kết quả học tập của học sinhvùng đặc biệt khó khăn trong dạy học phân hóa. | - Kiến thức: Giúp giáo viên hiểu được khái niệm, quy trình và cách thức tổ chức đánh giá kết quả học tập của học sinh vùng đặc biệt khó khăn theo dạy học phân hóa. - Kỹ năng: Hình thành kỹ năng đánh giá, kỹ năng nhận xét, kỹ năng tổng hợp…nhằm đưa ra được kết quả đánh giá học sinh một cách chính xác. - Thái độ: Có thái độ công bằng, khách quan trong việc đánh giá kết quả học tập của học sinh. |
Có thể bạn quan tâm!
- Phương Pháp Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Học Phân Hóa Cho Giáo Viên Các Trường Tiểu Học Vùng Đặc Biệt Khó Khăn Tỉnh Bắc Kạn
- Thực Trạng Tổ Chức Thực Hiện Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Học Phân Hóa Cho Giáo Viên Các Trường Tiểu Học Vùng Đặc Biệt Khó Khăn Tỉnh Bắc Kạn
- Các Biện Pháp Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Học Phân Hóa Cho Giáo Viên Các Trường Tiểu Học Vùng Đặc Biệt Khó Khăn Tỉnh Bắc Kạn
- Tăng Cường Huy Động Lực Lượng Tham Gia Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Học Phân Hóa Cho Giáo Viên Tiểu Học Vùng Đặc Biệt Khó Khăn
- Khảo Nghiệm Các Biện Pháp Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Học Phân Hóa Cho Giáo Viên Các Trường Tiểu Học Vùng Đặc Biệt Khó Khăn Tỉnh Bắc Kạn
- Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên các trường tiểu học vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn - 13
Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.
STT
Tên và nội dung bồi dưỡng | Mục tiêu bồi dưỡng | |
11 | Đặc điểm tâm lý học sinh tiểu học vùng đặc biệt khó khăn | - Kiến thức: Giúp giáo viên nhận diện được đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học vùng đặc biệt khó khăn, từ đó lựa chọn phương pháp, hình thức dạy học phân hóa cho học sinh một cách phù hợp. - Kỹ năng: Giúp giáo viên hình thành kỹ năng tìm hiểu đặc điểm tâm lý học sinh vùng đặc biệt khó khăn; kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, tư duy phản biện. - Thái độ: Tích cực, nghiêm túc trong tìm hiểu đặc điểm tâm lý học sinh vùng đặc biệt khó khăn. |
STT
Căn cứ vào khảo sát thực trạng bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên tiểu học vùng đặc biệt khó khăn, hiệu trưởng nhà trường cần xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên tiểu học các vùng đặc biệt khó khăn.
Thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, đợt tập huấn và bồi dưỡng giáo viên để xác định nhu cầu bổi dưỡng của các giáo viên. Việc xác định nhu cầu có thể tiến hành bằng các cách sau: Xây dựng phiếu điều tra nhu cầu bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa của các giáo viên nhà trường. Lập bảng tổng hợp và xử lý thông tin để cho ra các kỹ năng dạy học phân hóa mà giáo viên cần bồi dưỡng nhiều nhất. Lập bảng kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên nhà trường trong từng giai đoạn hoặc từng năm trên cơ sở nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên, dự kiến kết quả đạt được theo từng giai đoạn.
Sau mỗi đợt bồi dưỡng cần phải khảo sát, đánh giá mức độ hiệu quả của từng chuyên đề bồi dưỡng. Trên cơ sở các giải pháp để điều chỉnh các đợt bồi dưỡng tiếp theo đạt hiệu quả hơn. Việc khảo sát có thể thông qua bằng các phiếu hỏi đồng thời phối hợp các kênh thông tin từ các báo cáo viên, giáo viên bồi dưỡng để điều chỉnh nội dung bồi dưỡng cho phù hợp sát với thực tiễn dạy học của giáo viên.
* Điều kiện để thực hiện biện pháp:
Để xây dựng một chương trình bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên tiểu học vùng đặc biệt khó khăn người Hiệu trưởng cần phải nắm rõ chương trình giáo dục phổ thông mới và yêu cầu năng lực dạy học phân hóa cần có của giáo viên, Hiệu trưởng cần xác định đúng nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên, đặc điểm của nhà trường và năng lực dạy học phân hóa của giáo viên để xây dựng nội dung cần bồi dưỡng.
3.2.2. Thực hiện đa dạng hóa các hình thức bồi dưỡng theo định hướng tiếp cận năng lực thực hiện
*Mục đích của biện pháp:
Đa dạng hóa các hình thức tổ chức bồi dưỡng, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và của địa phương, sát với nhu cầu của GV, đáp ứng yêu cầu có tính đặc thù của địa phương để công tác bồi dưỡng đạt hiệu quả tốt hơn so với hiện nay.
*Nội dung và cách tiến hành biện pháp:
Ngoài công tác giảng dạy người GV còn phải kiêm nhiệm rất nhiều công tác khác. Vì vậy khi áp dụng hình thức tổ chức bồi dưỡng cần lưu ý đến trình độ, điều kiện công tác và hoàn cảnh thực tế của GV. Hình thức tổ chức có thể áp dụng bồi dưỡng GV trong những năm tới là:
Bồi dưỡng qua các lớp tập trung dài hạn, ngắn hạn:
Hình thức mở lớp tập trung dài hạn, ngắn hạn phù hợp với chủ trương bồi dưỡng năng lực dạy học cho GV. Khi áp dụng hình thức này phải căn cứ vào thực trạng đội ngũ GV, vào kế hoạch bồi dưỡng và nhu cầu về GV. Các nhà trường cần có cách thức quản lý tối ưu để đội ngũ GV khi tham gia học tập đạt hiệu quả cao.
Bồi dưỡng theo các chuyên đề:
Đây là hình thức phù hợp với GV, tùy theo nội dung của từng chuyên đề để bố trí thời gian hợp lý. Các chuyên đề về chuyên môn với những nội dung khác nhau nhằm giúp GV luôn nắm được sự đổi mới của giáo dục TH, cập nhật, bổ sung kiến thức, bù lấp những thiếu hụt về tri thức và phương pháp, có thể thảo luận, trao đổi những vấn đề nảy sinh ở trường TH trong quá trình giảng dạy.
- Các chuyên đề bồi dưỡng này có thể được tổ chức ngay tại trường hoặc cụm trường và cấp thị xã. Giảng viên là các GV cốt cán bộ môn của huyện, tỉnh hoặc của các nhà trường.
- Bồi dưỡng theo hình thức này đảm bảo được tính linh hoạt, đáp ứng nhu cầu cá nhân của người học. Nhu cầu về nội dung gì sẽ được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về nội dung đó. Qua đó phát huy được tính tích cực chủ động của GV. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả cần có sự liên hệ mật thiết, hai chiều từ cơ sở đến các cấp lãnh đạo trong ngành giáo dục làm cho việc bồi dưỡng trở thành khép kín.
Bồi dưỡng ngay tại trường thông qua các hoạt động chuyên môn.
Một trong những hình thức bồi dưỡng GV có kết quả tốt là tổ chức bồi dưỡng GV thông qua các hoạt động chuyên môn ngay tại trường, nơi các GV công tác. Các hoạt động chuyên môn ở trường rất đa dạng và rất phong phú, do đó GV qua đó có nhiều cơ hội đề bồi dưỡng. Có thể sử dụng biện pháp cụ thể như sau:
+ Nâng cao hiệu quả sinh hoạt tổ chuyên môn.
Có kế hoạch xây dựng nội dung sinh hoạt chuyên môn hàng tuần, hàng tháng một cách thiết thực qua các buổi sinh hoạt chuyên môn. Thông qua đó GV có cơ hội trao đổi, thảo luận về nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, phương pháp GD và nhiều vấn đề khác. Có thể cải tiến các buổi sinh hoạt chuyên môn thành các buổi họp câu lạc bộ nhóm, nghe báo cáo chuyên đề,...
+ Hiệu trưởng tăng cường dự giờ, thăm lớp, rút kinh nghiệp giờ dạy.
Đây là biện pháp đem lại hiệu quả tương đối tốt. Vì qua dự giờ, thăm lớp, giáo viên được đánh giá, rút kinh nghiệm giờ dạy của mình từ khâu chuẩn bị, nội dung, phương pháp và hiệu quả bài dạy. Qua đó người dạy thấy được mặt mạnh, mặt hạn chế, những ưu điểm nên phát huy, những nhược điểm cần khắc phục để từ đó điều chỉnh, nâng cao dần chất lượng giờ dạy. Mặt khác những người được dự cũng rút ra được những bài học kinh nghiệm. Qua xếp loại các giờ dạy, GV sẽ tự đánh giá được năng lực của mình để từ đó có hướng phấn đấu.
+ Hiệu trưởng tổ chức thi GV dạy giỏi cấp trường, hội giảng trong các đợt tổ
chức phong trào thi đua chào mừng 20/11 và 8/3.
Biện pháp này tăng thêm hiệu quả của việc dự giờ, thăm lớp. Qua các lần dự giờ sẽ lựa chọn được những GV có giờ dạy giỏi, chuyên môn tốt để tham gia hội giảng, hội thi. Những GV tham gia hội thi thường sẽ là lực lượng nòng cốt cho hoạt động chuyên môn, họ có ý thức tốt, có chuyên môn vững vàng, luôn cố gắng trau dồi bản thân để có thể tham gia thi và đạt được danh hiệu. Mặt khác đây là lực lượng có ảnh hưởng rất lớn tới lực lượng GV, là tấm gương cho mọi GV trong nhà trường noi theo và học tập.
+ Hiệu trưởng tổ chức cho GV nghiên cứu, viết sáng kiến và phổ biến sáng kiến
đó.
Qua việc nghiên cứu, viết sáng kiến, GV được bồi dưỡng về nội dung nghiên
cứu khoa học. Để các sáng kiến có tác dụng và đem lại hiệu quả, các GV cần được đăng ký đề tài nghiên cứu ngay từ đầu năm học. Trong quá trình nghiên cứu sẽ rèn luyện kỹ năng vận dụng, thu thập, xử lý thông tin và nâng cao được tính độc lập, tự tin, sáng tạo. Các đề tài nghiên cứu sau khi hoàn thành cần được Hội đồng khoa học của nhà trường đánh giá, thẩm định và có thể áp dụng để kiểm nghiệm kết quả. Ngoài hình thức nghiên cứu cá nhân có thể nghiên cứu theo nhóm, tổ chuyên môn.
+ Hiệu trưởng tổ chức các hoạt động ngoại khoá.
Các hoạt động ngoại khoá như tổ chức kỷ niệm ngày lễ, thi nghiệp vụ sư phạm, thi GV tài năng duyên dáng, thi GV chủ nhiệm giỏi, thi ứng xử sư phạm, các hoạt động thăm quan, du lịch, học tập các trường tiên tiến điển hình, là những hoạt động rất bổ ích, bồi dưỡng cho GV tình cảm nghề nghiệp, gần gũi đồng nghiệp, thêm yêu quý học sinh, mở mang hiểu biết và luôn có ý thức để hoàn thiện mình về mọi mặt.
Bồi dưỡng trực tuyến
Hiện nay, ở các trường tiểu học vùng đặc biệt khó khăn Tỉnh Bắc Kạn đã có mạng Internet, tất cả giáo viên đều sử dụng điện thoại thông minh có kết nối mạng Internet nên có thể sử dụng hình thức bồi dưỡng trực tuyến tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên về thời gian di chuyển, kinh phí tổ chức, tâm lý giáo viên…
Như vậy, bồi dưỡng cho GV ngay tại trường qua các hoạt động chuyên môn là hình thức rất đa dạng phong phú và linh hoạt. Hình thức này cũng rất gần gũi và đem lại hiệu quả cho GV, bởi nó diễn ra hằng ngày ngay tại nhà trường. Quá trình công tác của GV chính là quá trình kết hợp lí luận và thực tiễn để tích luỹ những
kinh nghiệm.
Chúng tôi cụ thể hóa hình thức bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên tiểu học ở các vùng đặc biệt khó khăn trong bảng sau:
Hình thức bồi dưỡng | Mục tiêu | Nội dung | Gợi ý cách thức thực hiện | Điều kiện thực hiện | |
1 | Bồi dưỡng qua các lớp tập trung dài hạn, ngắn hạn. | Nhằm trang bị cho giáo viên những kiến thức về dạy học phân hóa một cách bài bản, khoa học. | Nội dung theo sự hướng dẫn chỉ đạo của cơ quan quản lý giáo dục cấp trên và theo nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên tiểu học vùng đặc biệt khó khăn. | Sở cần phối hợp với Bộ giáo dục và đào tạo, các trường sư phạm chuyên nghiệp để tiến hành bồi dưỡng cho giáo viên về dạy học phân hóa. | Sở giáo dục và đào tạo, nhà trường và giáo viên phải nhận thức được tầm quan trọng của dạy học phân hóa. |
2 | Bồi dưỡng theo các chuyên đề. | Cập nhật bổ sung những kiến thức còn thiếu cho giáo viên một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất. | Theo nhu cầu được bồi dưỡng của giáo viên tiểu học vùng đặc biệt khó khăn | Sở giáo dục và đào tạo cần tìm hiểu nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên, thông qua đó tìm nguồn báo cáo viên giỏi phù hợp với từng chuyên đề bồi dưỡng. | Sở giáo dục và đào tạo cần có nguồn kinh phí phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng. |
Hình thức bồi dưỡng | Mục tiêu | Nội dung | Gợi ý cách thức thực hiện | Điều kiện thực hiện | |
3 | Bồi dưỡng ngay tại trường thông qua các hoạt động chuyên môn. | Giáo viên được bổ sung, trang bị những kiến thức còn thiếu hụt trong dạy học phân hóa thông qua quá trình sinh hoạt thường xuyên tại bộ môn. | Theo nhu cầu của nhà trường và của giáo viên trường tiểu học vùng đặc biệt khó khăn. | Xây dựng đội ngũ báo cáo viên giỏi ngay tại nhà trường, thực hiện bồi dưỡng trực tiếp thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn của khoa của nhà trường. | Hiệu trưởng nhà trường cần nhận thức được tầm quan trọng của sinh hoạt chuyên môn trong nhà trường. |
4 | Bồi dưỡng trực tuyến | Giáo viên được cập nhật kiến thức dạy học phân hóa, quan sát tiết dạy mẫu, trao đổi chuyên môn và quan sát video hướng dẫn dạy học phân hóa. | Nội dung theo sự hướng dẫn chỉ đạo của cơ quan quản lý giáo dục cấp trên và theo nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên tiểu học vùng đặc biệt khó khăn. | Phòng giáo dục chỉ đạo các trường tiểu học để tiến hành bồi dưỡng cho giáo viên về dạy học phân hóa. | Các trường phải có mạng Internet |