Giao thoa nghệ thuật giữa hai khuynh hướng văn xuôi lãng mạn và văn xuôi hiện thực thời kì 1932 - 1945 - 25


Tái hiện được đời sống tâm lí đa diện, nhiều chiều, vận động theo quy luật là thành công của các nhà văn hiện thực phê phán khi miêu tả tâm lí nhân vật. Biện

pháp độc thoại nội tâm được vận dụng linh hoạt, trở thành “chìa khóa” để khám

phá chiều sâu các tầng bậc của thế giới tâm trạng. Thành công trong yếu tố nghệ thuật này phải kể tới Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng và đặc biệt là Nam Cao.

Như đã trình bày ở phần trên, các nhà văn hiện thực Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng thành công khi miêu tả tâm lí qua ngoại hiện, song không phải nhà văn nào cũng thành công trong việc sử dụng độc thoại nội tâm. Trong Tắt đèn, tâm lí nhân vật của Ngô Tất Tố được biểu hiện nhiều qua hành động và ngôn ngữ đối thoại. Nhưng ta vẫn thấy có những “sen” thể hiện độc thoại nội tâm. Ở chương XV, khi chị Dậu bị đẩy tới hoàn cảnh nghiệt ngã, chồng bị bắt, bị trói ở đình, chị vừa phải bán con, bán chó mà vẫn chưa đủ tiền để trả “món nợ nhà nước”… thì thiên nhiên ánh trăng đưa chị về với “cái đời ngây thơ của chị”: “Phải, trong hồi chị còn ngây thơ, còn độ lên sáu lên bảy, tuy không sung sướng cho lắm nhưng cũng được cha mẹ nuông chiều. Bấy giờ, chị chỉ cần ăn rồi lại chơi, chưa phải ẵm em, chưa phải quét nhà, đun bếp như cái Tý nhà chị bây giờ. Những đêm trời khô, trăng sáng như đêm nay, chị vẫn luôn được nô đùa với tre con hàng xóm. Nào nhảy nô, nào hú tim, nào đánh trống rắn…” Tuy vận dụng độc thoại nội tâm, song ngôn ngữ độc thoại đơn giản và nổi bật vẫn là giọng của tác giả. Tác giả kể về khoảng thời gian sung sướng ngắn ngủi trong tuổi thơ của chị Dậu chỉ để tô đậm hoàn cảnh khốn khổ của thực tại.

Nguyễn Công Hoan thành công ở thể loại truyện ngắn, đặc biệt là truyện ngắn trào phúng. Truyện dài Bước đường cùng được các nhà nghiên cứu đánh giá cao về tư tưởng, song về nghệ thuật còn để lộ “chỗ sở đoản” của mình. Tâm lí nhân vật hiện lên qua hành Động và ngôn ngữ trần thuật trực tiếp kể về tâm trạng của nhân vật. Phải Đến Vũ Trọng Phụng, Độc thoại nội tâm mới Đýợc vận dụng nhý một phýõng tiện hữu hiệu Để miêu tả tâm lí con ngýời. Song không phải nhân vật nào, ông cũng vận dụng biện pháp này. Với các nhân vật tha hóa trong Giông tố và một số nhân vật trong Vỡ đê, tác giả đã sử dụng độc thoại nội tâm như biện pháp nghệ thuật chính để khai thác tâm lí nhân vật. Ngoài ra, độc thoại nội tâm còn xuất hiện ở một số nhân vật như Huyền trong Làm đĩ, Liêm trong Lấy nhau vì tình, Phúc trong Trúng số độc đắc.


Ở chương V (Giông tố), ông đã sử dụng biện pháp độc thoại nội tâm đan xen hài hòa với trần thuật để miêu tả tâm trạng tủi hổ ê chề của Mịch trong những ngày ở viện. Tâm trạng của cô thôn nữ cũng ngổn ngang “trăm mối tơ vò”, vừa buồn tủi cho cuộc sống nghèo túng vất vả của gia đình, vừa nghĩ và nhớ về người chồng chưa cưới với niềm trăn trở, ao ước sự cảm thông xen lẫn sự hối hận… Đó vừa là tâm lí của nạn nhân một vụ cưỡng bức song cũng là tâm lí của một kẻ “dại dột, tham tiền”: “…Mịch hối hận lắm, không còn mặt mũi nào mà trông thấy người yêu. Nếu anh ấy hiểu cho, thương cho, thì chẳng nói làm gì. Nhưng anh ấy do thế mà giảm cái lòng yêu, hoặc lại nỡ rẻ rúng mình thì còn gì nữa? Mà nếu bị coi rẻ thì

đó chẳng phải lỗi tại mình, cái lỗi thấy tiền híp mắt lại mà ra đó ư? Trời ơi

nhục!”[Nguyễn Đăng Mạnh, Trần Hữu Tá (1998)(sưu tầm, tuyển chọn), Tuyển tập Vũ Trọng Phụng, tập 1, 2, Nxb Văn học, Hà Nội.; tập 1; tr 219]. Nhờ độc thoại nội tâm, Vũ Trọng Phụng miêu tả tâm lí của Mịch với những mâu thuẫn nội tại trong tâm hồn nhân vật: “Nghĩ đến cái nghèo của bố mẹ, cái ý muốn bán gánh rạ để mẹ đỡ đầu tắt mặt tối, nó gây ra việc bị hiếp… Mịch tủi thân, giận đời, chỉ muốn chết. Cô tưởng rằng ở đời cứ việc ăn ở cho hiếu thuận, làm ăn chăm chỉ, thấy ai túng thiếu thì không dè dặt, cởi ngay hầu bao đưa cái đồng bạc đã để dành trong mười ngày, và không ngồi lê bắt chấy, kháo chuyện nhà người, thế là đủ lắm. Bị hiếp! Chưa bao giờ Mịch ngờ lại có khi… Trong cơn đau khổ, cô thấy mình hồng nhan bạc mệnh, thấy đời độc ác vô cùng, thấy chị em bạn gái trong làng là tồi tệ, thấy

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 220 trang tài liệu này.

bố mẹ

không đủ

Giao thoa nghệ thuật giữa hai khuynh hướng văn xuôi lãng mạn và văn xuôi hiện thực thời kì 1932 - 1945 - 25

sức chống chọi, thấy trời và phật là những đồ

thong

manh.”[Nguyễn Đăng Mạnh, Trần Hữu Tá (1998)(sưu tầm, tuyển chọn), Tuyển tập Vũ Trọng Phụng, tập 1, 2, Nxb Văn học, Hà Nội.; Tập 1; tr 219]. Vũ Trọng Phụng đã chạm tới được chiều sâu và khơi dậy những miền khuất lấp trong tâm hồn thị Mịch. Các trạng thái cảm xúc dằn vặt, ân hận, hối tiếc, thất vọng, chán chường, mất niềm tin lần lượt hiện lên qua sự tự tranh luận, bác bỏ diễn ra trong tâm hồn Mịch. Vũ Trọng Phụng đã miêu tả quá trình vận động trong đời sống tâm trạng của nhân vật, cùng một lúc, ông đưa nhân vật trở về với quá khứ với kỉ niệm, niềm vui và nỗi buồn. Bằng độc thoại nội tâm, cuộc đời, quan niệm sống, tình cảm của nhân vật hiện lên độc đáo, hấp dẫn. Thời điểm đau khổ nhất cũng là lúc những kí ức về cái tuổi ngây thơ xuất hiện trong Mịch: là “sự nghèo khổ và nhẫn nhục của cha mẹ, là sự siêng năng làm ăn của cô” đan xen ý nghĩ hơn người khi tự thấy mình danh giá bởi “dẫu nghèo khổ thì cha cô cũng là một ông đồ”; là mối tình “xứng đôi vừa lứa”


giữa Mịch và Long - giữa một gái có nhan sắc với đôi mắt ngây thơ với chàng trai có học, thư kí của một trường tư thục ở kinh đô… Cùng một thời điểm, trong Mịch chất chứa ngổn ngang cảm xúc, tâm trạng. Càng nghĩ quá khứ càng thấy hiện tại là đau khổ cô độc, lẻ loi,… và đó là nguyên nhân đẩy Mịch tới quyết định chạy trốn cuộc đời bằng hành động tự vẫn.

Bằng biện pháp độc thoại nội tâm, ông khiến nhân vật của mình tự mổ xẻ, phân tích các mâu thuẫn, tự đánh giá, phán xét về mình, về các nhân vật khác. Đoạn độc thoại sau đây của Long là một ví dụ: “Thế rồi ngẫu nhiên, Long nghĩ đến mình… Thì Long cũng thay đổi một cách đáng sợ, cũng chỉ trong vòng nửa năm nay mà thôi. Từ một anh hàn sĩ đầy lòng thương đời, ghét cay ghét độc những cái xa hoa vật chất và căm hờn sự vô tình của bọn trưởng giả đối với nòi giống. Long đã trở nên một kẻ hư hỏng có tư cách con nhà phá của, đem tuổi thanh xuân ra miệt mài những nơi ca lâu tửu quán, và qua nữa, lại đi thông dâm với vợ người! Cái tâm hồn trong sạch, cái chí khí cao cả, những tư tưởng hy sinh cho nòi giống đã đâu mất cả! Ngày nay, Long hóa ra người ích kỉ, khốn nạn, người thuộc vào cái hạng mà chính

Long đã rất khinh bỉ xưa kia!...”[Nguyễn Đăng Mạnh, Trần Hữu Tá (1998)(sưu

tầm, tuyển chọn), Tuyển tập Vũ Trọng Phụng, tập 1, 2, Nxb Văn học, Hà Nội.; tập 1; tr 419, 420]. Có thể cách giải thích của Vũ Trọng Phụng về sự hư hỏng của Long, sự tha hóa của Mịch còn có sự bất cập, cực đoan nhưng qua biện pháp này, ông đã mạnh dạn mổ xẻ, phân tích đời sống tâm lí của nhân vật. Nhà nghiên cứu Đinh Trí Dũng đã chỉ ra những cách tân khi bàn về độc thoại nội tâm trong sáng tác của Vũ Trọng Phụng: “Các độc thoại nội tâm trong tiểu thuyết của ông không chỉ được sử dụng nhiều hơn, mà các độc thoại cũng đa dạng, biến hóa hơn.” và “Độc thoại nội tâm… có khi hướng ngoại, có khi hướng nội… Mặt khác, những độc thoại nội tâm nhiều lúc xoáy sâu vào thế giới bên trong, các nhân vật tự đánh giá, tự phê phán mình, tự mổ xẻ con người mình.”[Đinh Trí Dũng, Phan Huy Dũng (2001), Góp phần tìm hiểu con đường vận động, phát triển của tiểu thuyết hiện thực Việt Nam từ 1920 đến 1945 (Đề tài cấp bộ), Trường ĐHSP Vinh.; tr 83]. Chúng tôi cho rằng, đây là yếu tố tương đồng giữa Vũ Trọng Phụng với các cây bút của xu hướng tiểu thuyết Tự lực văn đoàn khi hướng tới miêu tả tâm lí bằng độc thoại nội tâm.


Trong Sống mòn, Nam Cao phát biểu quan niệm nghệ thuật về con người: “Sống tức là cảm giác và tư tưởng. Sống cũng là hành động nữa, nhưng hành động chỉ là phần phụ: có cảm giác, có tư tưởng mới sinh ra hành động”[Hà Minh Đức (1999), Sống mòn, “Nam Cao toàn tập”, tập 3, Nxb Văn học, Hà Nội., tập 3; tr 172]. Với quan điểm đó, Nam Cao tập trung vào khám phá đời sống bên trong với những mâu thuẫn phức tạp, khó nắm bắt của con người, hay nói cách khác, ông đi tìm “Con người trong con người”. Nam Cao cũng là nhà văn vận dụng thành công biện pháp độc thoại nội tâm để miêu tả thế giới bên trong tâm hồn. Độc thoại nội tâm trở thành chiếc chìa khóa giúp Nam Cao phát hiện, miêu tả các tầng bậc của tâm trạng.


Ở Chí Phèo, nhân vật không chỉ đơn giản là con người tha hóa tận cùng với biến đổi nhân hình, nhân tính mà là con người với những rung cảm, những biến đổi tinh vi của nhiều trạng thái tâm lí khác nhau, đối lập lẫn nhau. Bằng độc thoại nội tâm, tác giả đã miêu tả thành công diễn biến tâm lí phức tạp đó. Cơn ghen vô cớ của Bá Kiến và nhà tù thực dân đã biến Chí Phèo trở thành con quỷ của làng Vũ Đại. Mở đầu tác phẩm, Chí xuất hiện trong trạng thái dở say dở tỉnh với tiếng chửi uất hận, căm phẫn. Và cuộc đời Chí là những cơn say và “cơn say của hắn tràn từ cơn này sang cơn khác, thành một cơn dài, mênh mông, hắn ăn trong lúc say, ngủ trong lúc say, thức dậy vẫn còn say, đập đầu rạch mặt, chửi bới, dọa nạt trong lúc

say, để rồi say nữa, say vô tận”.[Hà Minh Đức (sưu tầm & giới thiệu), (1975,

1976), Nam Cao tác phẩm, tập 1,2, Nxb Văn học, Hà Nội.; tr 84]. Có lẽ hắn sẽ không bao giờ tỉnh nếu như không gặp thị Nở cùng với trận ốm báo hiệu tuổi già. Bằng độc thoại nội tâm kết hợp với ngôn ngữ trần thuật, Nam Cao không chỉ miêu tả tinh tế sự thay đổi tâm lí của Chí Phèo mà còn giúp người đọc thấy được diễn biến quá trình biến đổi, vận động trong tâm lí của hắn. Chí thực sự tỉnh với cảm giác vừa quen vừa lạ “bâng khuâng, lòng mơ hồ buồn” và bắt đầu cảm nhận được những âm thanh quen thuộc của cuộc sống. Hơn cả sợ rượu, Chí thấy sợ sự cô độc và với hắn, nỗi sợ này còn “đáng sợ hơn đói rét và ốm đau”. Đây là lần thứ hai Chí Phèo có cảm giác sợ trong cuộc đời. Lần thứ nhất, nỗi sợ xuất hiện trong lần gặp Bá Kiến với khát vọng trả thù (nỗi sợ cố hữu trong tiềm thức của người nông dân). Cảm giác sợ lần thứ hai lôgic hơn, sâu sắc và nhân bản hơn bởi Chí Phèo cảm nhận và ý thức được hiện tại và tương lai của mình: tuổi già gắn với sự cô độc. Sử dụng độc thoại nội tâm, Nam Cao không chỉ miêu tả tinh tế và sâu sắc cảm giác về sự sự hãi mà còn phân tích, lí giải khiến cho mỗi cảm giác có màu sắc riêng.


Trong tác phẩm viết về đề tài người trí thức tiểu tư sản nghèo, độc thoại nội tâm trở thành phương tiện quan trọng, hiệu quả để miêu tả tâm lí nhân vật. Những truyện ngắn tiêu biểu về đề tài người trí thức như Trăng sáng, Đời thừa, Nước mắt, Quên điều độ, Mua nhà… Đời thừa nhiều độc thoại nội tâm, ít hành động, tình tiết và sự việc. Nếu có thì tình tiết và sự việc chỉ là cái cớ để nhân vật phô diễn trạng thái cảm xúc, trình bày các quan niệm về cuộc sống qua Độc thoại nội tâm dýới các hình thức khác nhau. Thế giới tâm lí trong Đời thừa là các trạng thái đối lập giữa một bên là những ước mơ, hoài bão, dự định lớn lao của tâm hồn ý thức sâu sắc về giá trị cá nhân, giá trị của nghề nghiệp và giá trị của cuộc sống với một bên là nỗi buồn, đau đớn… sự khốn nạn của người trí thức bị cảnh “áo cơm ghì sát đất”, phải sống một cuộc đời thừa, vô nghĩa lí. Song đó không phải là các trạng thái tĩnh mà luôn dao động phức tạp. Hộ thấy sung sướng khi cưu mang Từ và gia đình thị trong lúc khó khăn dù phải hi sinh nghệ thuật. Song Hộ lại là người yêu nghệ thuật, ý thức rất sâu sắc về nghệ thuật, văn chương: “Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có”[Hà Minh Đức (sưu tầm & giới thiệu), (1975, 1976), Nam Cao tác phẩm, tập 1,2, Nxb Văn học, Hà Nội.; tập 2; tr 69]. Hắn từng phát biểu: “Một tác phẩm thật giá trị phải vượt lên bên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn… Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình… Nó làm cho người gần người hơn”[Hà Minh Đức (sưu tầm & giới thiệu), (1975, 1976), Nam Cao tác phẩm, tập 1,2, Nxb Văn học, Hà Nội.; tập 2; tr 76]. Và hơn thế, Hộ là kẻ ý thức rất sâu sắc vể lẽ sống, nhân cách của con người. Với Hộ, “kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỷ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác lên trên đôi vai mình”[Hà Minh Đức (sưu tầm & giới thiệu), (1975, 1976), Nam Cao tác phẩm, tập 1,2, Nxb Văn học, Hà Nội.; tập 2,tr 68]. Nhưng cái đói, cái nghèo bám riết cuộc đời Hộ khiến Hộ trở thành kẻ bất lương, “bất lương đến đê tiện” khi phải viết “những bài báo để người ta đọc rồi quên ngay sau lúc đọc”, viết thứ văn chương “cẩu thả”, “toàn những cái vô vị, nhạt nhẽo…”. Chưa hết, cái đói nghèo đẩy Hộ tới những ý nghĩ và hành động của một kẻ “khốn nạn”[Hà Minh Đức (sưu tầm & giới thiệu), (1975, 1976), Nam Cao tác phẩm, tập 1,2, Nxb Văn học, Hà Nội.; tr 69]. Bằng độc thoại nội tâm đan xen với ngôn ngữ trần thuật, hiện thực xã hội được Nam Cao diễn tả sâu sắc qua trạng thái tâm lí dao động giữa khát vọng, sự say mê lí tưởng với ý tưởng phó mặc tất cả, giữa giá trị, mục đích cao cả


của nghề nghiệp với những suy nghĩ nhỏ nhen, tầm thường.


Đến Sống mòn, xuất hiện nhiều đoạn độc thoại nội tâm kéo dài như để diễn tả những dòng kí ức triền miên, hoặc diễn tả những xung đột tâm lí nối tiếp, không dứt trong tâm hồn nhân vật. Chương V, VI có rất nhiều đoạn độc thoại kéo dài với những liên tưởng, kỉ niệm, và dòng tâm trạng chất chứa những mâu thuẫn, nghịch lí

của nhân vật. Cuộc đời, số

phận, tình yêu, nỗi khổ

đau… cũng xuất hiện trên

những dòng tâm trạng ấy. Chương V mở ra với tâm trạng thoải mái của Thứ vì chắc chắn sẽ không phải trông thấy Oanh cau có và nghe Oanh gắt gỏng trong ngày nghỉ. Dòng tâm trạng được khơi nguồn từ câu chuyện lấy vợ của Mô. Thứ nhớ về những kỉ niệm hồi y học ở thành chung với cảm nhận về tình yêu của Mô và Hà. Và y chạnh lòng khi nghĩ về gia đình mình rồi lại nghĩ về Tư, một cô gái mới lớn có tình ý với y. Song những ý nghĩ về Tư gắn liền với tâm trạng mặc cảm, tự ti về cái nghèo của mình: “Chưa bao giờ y dám đến gần Tư. Y chỉ nhìn Tư xa xa và lặng lẽ mà thôi. Nhìn để mà buồn, để chua chát nghĩ rằng những người đàn bà đẹp cũng như những miếng ăn ngon… chẳng bao giờ đến được tay y. Y xấu, y nghèo, y ngờ nghệch, vụng về. Y chỉ là anh giáo khổ trường tư…”[Hà Minh Đức (1999), Sống mòn, “Nam Cao toàn tập”, tập 3, Nxb Văn học, Hà Nội., tập 3; tr 50]. Cũng có khi là cuộc đấu tranh gay gắt, quyết liệt trong tâm hồn Thứ khi có những ý nghĩ và cử chỉ “tàn nhẫn” và “thô tục” và “đê tiện” trong bữa ăn. Hàng loạt câu hỏi, rồi tự đay nghiến, trách móc, ân hận, đau đớn đến chảy máu trong tâm hồn Thứ: “Xưa nay, y có phải là hạng người như thế đâu? Y có thể kèn cựa, tèm nhèm, nhỏ nhặt đến thế ư? Y lấy làm nhục cho y lắm…” và càng đau đớn hơn Thứ liên tưởng tới nghề dạy học của mình… Trong sự hối hận, Thứ đã nhận ra một sự thật phũ phàng: “Chừng nào người còn phải giật của người từng miếng ăn thì mới có ăn, chừng nào một số người còn phải giẫm lên đầu những người kia để nhô lên thì loài người còn phải xấu xa, bì ổi, tàn nhẫn và ích kỷ. Chất độc ở ngay trong sự sống”[Hà Minh Đức (1999), Sống mòn, “Nam Cao toàn tập”, tập 3, Nxb Văn học, Hà Nội., tập 3; tr 60, 61, 62]. Hình thức đối thoại trong nội tâm cũng diễn ra ở trong ngôn ngữ độc thoại nội tâm của Nam Cao. Và đây cũng là hình thức nghệ thuật trong sáng tác của Vũ Trọng Phụng, Thạch Lam và các cây bút tiểu thuyết Tự lực văn đoàn. Nếu như sau xung đột tâm lí, nhân vật của các nhà văn Nhất Linh, Khái Hưng, Vũ Trọng Phụng thường kéo theo các hành động biểu hiện cho quan điểm của mình thì nhân vật của Thạch Lam và Nam Cao thường gắn với sự tự nhận thức về một bài học hay một trải nghiệm, một triết lí sống.

Xem tất cả 220 trang.

Ngày đăng: 15/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí