Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã ở tỉnh Phú Thọ hiện nay - 11

bộ chính quyền cấp xã có tâm huyết phục vụ nhân dân, hết lòng vì công việc sau khi nghỉ hưu đời sống gặp khó khăn.

Cán bộ chính quyền cấp xã là những người trực tiếp triển khai tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các mục tiêu kinh tế - xã hội an ninh quốc phòng ở cơ sở; thực hiện việc quản lý nhà nước trên địa bàn theo thẩm quyền được giao; hướng dẫn và giám sát các hoạt động tự quản của nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân và các doanh nghiệp trên địa bàn hoạt động đúng pháp luật. Việc thực hiện chính sách đãi ngộ về lợi ích vật chất một cách thỏa đáng, công bằng, hợp lý đối với họ sẽ góp phần làm tăng thêm lòng nhiệt tình, sức sáng tạo trong công việc, tinh thần học tập nâng cao trình độ kiến thức... và đồng thời đây cũng sẽ là những rào cản, hạn chế tình trạng quan liêu, tiêu cực trong đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã.

Thực hiện đồng bộ các chính sách, chế độ để đảm bảo lợi ích vật chất và động viên tinh thần đối với đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã, tạo cho họ có cuộc sống tinh thần và vật chất tương xứng với mặt bằng chung. Đây sẽ là những yếu tố góp phần làm cho cán bộ yên tâm công tác, hết lòng với công việc, hạn chế được những tiêu cực dễ phát sinh ở cơ sở, nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã thực sự là những "công bộc" của dân.

3.2.7. Nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã gắn với quá trình đổi mới tổ chức, hoạt động của chính quyền cấp xã

Khác với huyện, tỉnh và Trung ương, chính quyền cấp xã là cấp trực tiếp tổ chức cho nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ cấp trên giao; trực tiếp lo giải quyết công ăn, việc làm, đời sống của nhân dân; trực tiếp giải quyết mối quan hệ trong nội bộ nhân dân và mối quan hệ giữa dân với Đảng và Nhà nước. Cấp xã ổn định thì huyện, tỉnh, Trung ương ổn định. Cấp xã mạnh thì huyện, tỉnh, trung ương mạnh.

Từ trước đến nay, Đảng và Nhà nước ta luôn chăm lo kiện toàn và củng cố cấp xã trong đó quan tâm nhiều tới chính quyền cấp xã. Nhưng từ khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã chậm được đổi mới, công tác cán bộ và chế độ, chính sách đối với cán bộ cấp xã chưa được chú ý đúng mức nên đã ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng, hiệu quả hoạt động của chính quyền cấp xã

và hiệu lực quản lý nhà nước ở cấp xã. Tổ chức bộ máy cồng kềnh, chức năng, nhiệm vụ hoạt động chồng chéo nhau.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương khóa VIII đã chỉ rõ: "Phải tập trung sức kiện toàn chính quyền cơ sở"; trong Thông báo số 304/TB-TW ngày 22/6/2000, Bộ Chính trị đã giao nhiệm vụ cho "Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ chủ trì phối hợp với một số Ban của Đảng sớm tiến hành nghiên cứu một cách toàn diện về cấp xã".

So với giai đoạn trước, khung pháp lý quy định tổ chức, hoạt động của HĐND đầy đủ hơn, cụ thể hơn. Đã có sự phân định rõ ràng, rành mạch về thẩm quyền, nhiệm vụ của HĐND. Hoạt động giữa hai cơ quan HĐND và UBND không bị chồng chéo như trước. Hiệu quả hoạt động của HĐND đã có những chuyển biến tốt. Tuy vậy tổ chức và hoạt động của HĐND còn bộc lộ khá rõ những mặt hạn chế sau:

Một là, chất lượng hoạt động của HĐND chưa cao, còn mang nặng tính hình thức và chưa thực quyền so với quy định của luật, nhất là hoạt động của HĐND phường. Thể hiện: Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội do Đảng ủy quyết định; kế hoạch tài chính và chi tiêu ngân sách hàng năm do cấp trên phân bổ và phê duyệt. Do đó, nghị quyết của HĐND chỉ mang tính hình thức, chỉ là sự thể hiện những vấn đề cấp ủy và cấp trên đã quyết định.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Hàng năm, HĐND phường vẫn ra nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng cơ sở hạ tầng, nhưng cơ sở hạ tầng của phường do cấp trên và các cơ quan chức năng xây dựng và quản lý trực tiếp; Cải tạo ngõ, hẻm thì dân bàn, dân quyết định, dân góp tiền để làm nên nghị quyết của HĐND về những vấn đề này trở nên rất hình thức. Về việc giải quyết công ăn, việc làm cho nhân dân, chính quyền phường chỉ đóng vai trò như cơ quan trung gian, như trung tâm giới thiệu việc làm chứ không có khả năng tổ chức công ăn, việc làm cho nhân dân.

Hai là, hiệu lực, hiệu quả giám sát của HĐND cấp xã cũng còn rất hạn chế. Việc giám sát của HĐND mới chỉ được thực hiện thông qua các kỳ họp. Có thể có nhiều vấn đề được chất vấn tại kỳ họp, nhưng giải quyết, xử lý như thế nào thì vấn đề không thuộc thẩm quyền của HĐND cấp xã. Đại biểu HĐND còn ngại tiếp xúc với dân, chưa thể hiện được vai trò của mình trong đời sống hàng ngày, chưa được nhân dân tin cậy. Khi có thắc

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã ở tỉnh Phú Thọ hiện nay - 11

mắc, kiến nghị dân không tìm đến đại biểu HĐND. Hoạt động của đại biểu HĐND chỉ bó hẹp trong các cuộc tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp HĐND.

Ba là, hoạt động của UBND còn mang nặng tính hành chính, quan liêu, không sát thực tế, không gần dân, không nghe ý kiến của dân, ngại tiếp dân. Công tác tiếp dân còn mang nặng tính hình thức, kém hiệu quả. Lãnh đạo còn né tránh, đùn đẩy khi tiếp xúc với những vụ khiếu kiện phức tạp. Một bộ phận cán bộ vi phạm pháp luật, làm trái các quy định, chính sách, pháp luật của nhà nước. Tình trạng cấp đất, bán đất trái pháp luật, không đúng thẩm quyền xảy ra phổ biến.

Bốn là, quản lý kinh tế, tài chính còn nhiều yếu kém, tùy tiện, không tuân thủ đúng các quy định của Nhà nước. Tình trạng thu để ngoài sổ sách, thu sai quy định của nhà nước, xâm tiêu công quỹ, tham ô các khoản đóng góp của nhân dân xảy ra ở nhiều xã, phường, thị trấn.

Để hoạt động của HĐND cấp xã thực sự có hiệu lực, hiệu quả, không mang tính hình thức. Cần phải xác định rõ vai trò, vị trí, chức năng và nhiệm vụ, thẩm quyền của HĐND cấp xã. Phân biệt sự khác nhau giữa HĐND xã, thị trấn và phường. Trên cơ sở đó, xây dựng tổ chức HĐND phù hợp, đồng thời xác định tiêu chuẩn cụ thể của đại biểu HĐND và hình thức, biện pháp hoạt động của HĐND cấp xã.

Do điều kiện lịch sử để lại, đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã hiện nay phần đông là những người đã từng tham gia trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước chuyển qua làm công tác quản lý. Đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã phần lớn được hình thành thông qua chế độ dân cử. Việc thực hiện chế độ bầu cử đối với đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã là sự biểu hiện nền dân chủ XHCN và nguyên tắc tập trung dân chủ về tổ chức và hoạt động của Đảng và Nhà nước ta. Phần đông đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã chưa qua đào tạo, những kết quả công tác mà họ đạt được là sản phẩm của sự kết hợp giữa lòng nhiệt tình và kinh nghiệm. Họ có khả năng nhìn nhận, nắm bắt và giải quyết công việc một cách rất nhanh chóng, cụ thể, phù hợp với địa phương; họ có uy tín trong nhân dân. Nhưng đi vào các nghiệp vụ chuyên môn cụ thể thì họ lúng túng. Đứng trước những đòi hỏi của sự nghiệp đổi mới họ cảm thấy sự bất cập. Đồng thời, cũng do chế độ Đảng cử, dân bầu và những điều kiện lịch sử, văn hóa, chính trị và dân trí mà đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã luôn thay đổi. Nhiều khi có những cán bộ được đào tạo, có chuyên môn nghiệp vụ, nhưng chỉ vì những lý do cục bộ địa phương, dòng

họ, do ý ăn, ý ở... Khi bầu không trúng cử buộc phải nghỉ, thay vào đó là những người hoàn toàn mới. Chính từ sự không ổn định này mà cán bộ cấp xã không quan tâm đến học tập, nâng cao kiến thức. Đi học đối với họ là một sự bắt buộc của tổ chức, của cấp trên. Học hay không học, có năng lực hay không có năng lực đối với cán bộ chính quyền cấp xã không quan trọng lắm. Đối với họ, miễn là Đảng cử, dân bầu, trúng cử là được. Chính vì điều đó, cần thực hiện chế độ "có lên, có xuống", "có vào, có ra", bảo đảm cho bộ máy chính quyền xã phát triển lành mạnh, tạo điều kiện cho các nhân tài, nhân tố mới có cơ hội được cống hiến cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Kiên quyết bãi nhiệm và đưa ra khỏi cương vị lãnh đạo những cán bộ kém phẩm chất, yếu về năng lực, không đảm đương được nhiệm vụ. Bố trí lại những cán bộ phân công chưa hợp lý. Cần xóa bỏ quan niệm hễ là cấp ủy viên, đã được HĐND bầu giữ các chức vụ lãnh đạo chủ chốt thì cứ thế làm việc cho hết nhiệm kỳ mặc dù năng lực yếu.

3.2.8. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với nhiệm vụ xây dựng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã

Đảng ta là Đảng cầm quyền, Đảng thực hiện sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Chính quyền cấp xã không chỉ có nhiệm vụ thực hiện tốt Hiến pháp, luật, các chỉ thị, nghị quyết của cơ quan nhà nước cấp trên mà còn phải phục tùng sự lãnh đạo của Đảng, thực hiện các chủ trương, chính sách của của Đảng, các nghị quyết của cấp ủy Đảng.

Văn kiện Hội nghị lần thứ 3 khóa VIII, Đảng ta đã khẳng định: "Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước nhằm giữ vững bản chất giai cấp công nhân của nhà nước, đảm bảo mọi quyền lực thuộc về nhân dân, đưa công cuộc đổi mới đi đúng định hướng xã hội chủ nghĩa" [17, tr. 59].

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với chính quyền, thực chất là giải quyết đúng đắn mối quan hệ "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ". Vấn đề đặt ra là làm thế nào để phát huy được vai trò lãnh đạo của Đảng, đồng thời vẫn phát huy được vai trò quản lý nhà nước của chính quyền. Đảng lãnh đạo chính quyền thông qua công tác cán bộ, đào tạo, bồi dưỡng đảng viên để giới thiệu, ứng cử vào các cơ quan trong bộ máy chính quyền các cấp. Đảng thường xuyên kiểm tra hoạt động của chính quyền, kịp thời phát hiện và uốn nắn những lệch lạc trong công tác quản lý nhà nước,

trong công tác cán bộ và nhất là đưa ra những định hướng trong công tác quy hoạch cán bộ.

Xuất phát từ thực trạng chất lượng của đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã tỉnh Phú Thọ, cùng với yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước cũng như xu hướng nâng cao vị thế của đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã theo Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh cán bộ, công chức. Đưa đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã trở thành cán bộ, công chức nhà nước. Đòi hỏi phải nâng cao hơn nữa chất lượng của đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã.

Xây dựng đội ngũ cán bộ cấp xã là một nội dung trọng yếu của công tác cán bộ, bảo đảm cho công tác cán bộ đi vào nề nếp, chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng nhiệm vụ trước mắt và lâu dài. Tỉnh Phú Thọ đã có Kế hoạch số 04/KH-TU ngày 03/4/1998 "Quy hoạch cán bộ năm 2000 đến năm 2005 và 2010"; yêu cầu quy hoạch cán bộ phải bảo đảm có đủ nguồn để mỗi nhiệm kỳ có thể đổi mới, trẻ hóa khoảng 30-40% đội ngũ cán bộ lãnh đạo. Ban thường vụ các huyện, thành, thị ủy có trách nhiệm trực tiếp xây dựng quy hoạch cán bộ dự nguồn các chức danh cán bộ lãnh đạo chủ chốt chính quyền xã; Ban thường vụ Đảng ủy xã xây dựng quy hoạch cán bộ đối với các chức danh còn lại của xã.

Thông qua việc xây dựng quy hoạch cán bộ, cấp ủy các cấp tiến hành tổ chức điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã; dự báo nhu cầu cán bộ, lựa chọn nguồn cán bộ. Đặc biệt chú trọng đào tạo cán bộ trẻ, đưa họ thử thách ở nhiều công tác khác nhau để nắm bắt được khả năng, sở trường, sở đoản của họ.

Phải xuất phát từ xây dựng quy hoạch cán bộ để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng cán bộ đúng người, đúng việc. Để công tác xây dựng đội ngũ cán bộ cấp xã đi vào nề nếp, Ban thường vụ các huyện, thành, thị ủy: Ban thường vụ các Đảng ủy xã hàng năm phải tiến hành kiểm điểm tiến độ thực hiện quy hoạch về tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển cán bộ cho phù hợp với quy hoạch. Để đảm bảo nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, tập thể Ban thường vụ huyện, thành, thị ủy phải có Nghị quyết về việc giới thiệu những người tham gia ứng cử để bầu vào các chức danh trong đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã.

3.2.9. Tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động của cán bộ chính quyền cấp xã

Chính quyền cấp xã tồn tại ngay tại cơ sở, nơi diễn ra cuộc sống và mọi hoạt động của dân, nơi cán bộ, đảng viên hàng ngày, hàng giờ thường xuyên cùng sinh sống với dân nhưng lại nhiễm phải thói quan liêu, hành chính hóa, không nắm được dân, không hiểu dân. Những yếu kém bất cập của cán bộ chính quyền cấp xã trước những đòi hỏi của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, của sự chuyển đổi cơ chế kinh tế, của tiến trình xây dựng nhà nước pháp quyền. Đội ngũ cán bộ cấp xã đông nhưng không mạnh. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh:

Cấp xã là gần gũi nhân dân nhất, là nền tảng của hành chính. Cấp xã làm được việc thì mọi công việc đều xong xuôi. Thế mà vì hẹp hòi, bao biện, không biết phân công. Vì dân chưa biết lựa chọn để cử những người có năng lực. Vì cấp trên không biết cân nhắc, giúp đỡ, đốc thúc, kiểm tra, huấn luyện. Thành thử phần nhiều cấp xã là uể oải, thiếu năng lực, kém tinh thần [39, tr. 371].

Thực tiễn những năm qua cho thấy, những sai phạm của cán bộ chính quyền cấp xã nếu không được kiểm tra, uốn nắn kịp thời sẽ tạo cơ hội cho cán bộ sai lầm lớn hơn dẫn đến mất lòng tin trong nhân dân, Đảng mất cán bộ, uy tín của Đảng, của Nhà nước đối với nhân dân bị giảm sút. Công tác quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động của cán bộ chính quyền cấp xã phải được tiến hành thường xuyên, không chờ khi cán bộ vi phạm nghiêm trọng mới kiểm tra xử lý kỷ luật. Thực hiện chế độ nhân dân tham gia xây dựng và giám sát, kiểm tra hoạt động của cán bộ chính quyền cấp xã theo tinh thần của quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: "Khi đã có chính sách đúng, thì sự thành công hoặc thất bại của chính sách đó là do nơi cách tổ chức công việc, nơi lựa chọn cán bộ và do nơi kiểm tra. Nếu ba điểm ấy sơ sài, thì chính sách đúng mấy cũng vô ích" [39, tr. 520].

Cán bộ là nhân tố quyết định, là khâu then chốt trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng. Bước vào thời kỳ CNH, HĐH đất nước đòi hỏi phải tiếp tục đổi mới công tác cán bộ, nhất là cách thức quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động của cán bộ chính quyền cấp xã. Nhằm xây một đội ngũ cán bộ ngang tầm, có đủ bản lĩnh chính trị, phẩm chất cách mạng, năng lực và trí tuệ, đủ sức hoàn thành nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ mới.

Kết luận


Chính quyền cấp xã và đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã là trung tâm của hệ thống chính trị cấp xã, là chỗ dựa của Đảng và Nhà nước để thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh trong tiến trình CNH, HĐH đất nước, đưa đất nước ta vững bước vào thế kỷ XXI trong xu thế hòa nhập chung với thế giới.

Thực tế cho thấy, trong mọi điều kiện và hoàn cảnh của đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn chú trọng tới cấp xã, từng bước quan tâm xây dựng, đổi mới chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã theo hướng không ngừng nâng cao vị thế, cũng như chính sách đãi ngộ, cải thiện đời sống của đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã để đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã yên tâm công tác, có điều kiện hoàn thành nhiệm vụ. Đảng và Nhà nước coi công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã là một trong những nhiệm vụ hàng đầu trong xây dựng và củng cố chính quyền nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

Chính quyền cấp xã trong bất cứ thời kỳ lịch sử nào cũng có vị trí hết sức quan trọng. Cán bộ là một yếu tố quan trọng nhất trong việc xây dựng và củng cố chính quyền cấp xã vững mạnh. Cán bộ và công tác cán bộ luôn là "khâu then chốt trong vấn đề then chốt " của toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Đảng. Bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước đòi hỏi phải tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nói chung và đặc biệt là nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã, nhằm xây dựng một đội ngũ cán bộ có đủ bản lĩnh chính trị, phẩm chất cách mạng, năng lực và trí tuệ, đủ sức hoàn thành nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ mới.

Ngoài những kiến nghị cụ thể trên về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã. Xuất phát từ thực tiễn của quá trình đổi mới đất nước, trong bối cảnh Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh cán bộ công chức vừa được ban hành và đã có hiệu lực, đã đưa đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã trở thành cán bộ, công chức nhà nước. Luận văn có một số kiến nghị nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã, đảm bảo xây dựng một đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã vừa có đức, vừa có tài, đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

1- Cần có sự nghiên cứu, sửa đổi những hạn chế của Luật tổ chức và hoạt động của HĐND và UBND (Sửa đổi). Quy định rõ hơn, cụ thể hơn quyền hạn, nhiệm vụ của HĐND và UBND cũng như cơ chế để thực hiện các quyền đó. Trong đó cũng cần có các quy định để đảm bảo cho hoạt động của HĐND có hiệu lực, hiệu quả hơn.

2- Chính phủ cần sớm đưa ra những quy định cụ thể hơn về chế độ chính sách đãi ngộ cũng như các tiêu chuẩn cần phải có về trình độ năng lực đối với đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã. Quy định cụ thể những đối tượng nào ở cấp xã được tính là cán bộ, công chức nhà nước cũng như số lượng biên chế của từng loại xã, phường, thị trấn. Trên cơ sở đó để các cấp chính quyền xây dựng quy hoạch cán bộ khoa học, hợp lý. Đồng thời cũng tạo sự an tâm, cũng như ý thức phấn đấu vươn lên của cán bộ cấp xã.

3- Đối với các chức danh cán bộ chủ chốt chính quyền cấp xã phải qua bầu cử như Chủ tịch, Phó chủ tịch HĐND; Chủ tịch UBND có một số kiến nghị như sau: Đối với chức danh Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND có thể sử dụng cơ chế dân bầu trực tiếp; đối với chức danh chủ tịch UBND trong những trường hợp cần thiết mà chưa đến thời điểm bầu cử mà cần bố trí một đồng chí không phải là thành viên HĐND làm Chủ tịch UBND cùng cấp thì đưa ra HĐND bầu để đồng chí đó làm Chủ tịch UBND. Điều này cần được bổ sung vào Luật tổ chức và hoạt động HĐND và UBND chứ không nên chỉ thể hiện trong văn kiện.

4- Cần thực hiện nhất quán chiến lược cán bộ, sử dụng cán bộ, đào tạo cán bộ theo đúng quy hoạch. Tránh tình trạng cán bộ trong diện quy hoạch được cử đi đào tạo tập trung, dài hạn, sau khi học xong về địa phương thì bị "hết ghế ", không được bố trí vào các chức danh chủ chốt như dự kiến quy hoạch.

5- Tổ chức các cuộc thi kiểm tra trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã, trên cơ sở đó có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng thích hợp. Có chế độ kiểm tra, giám sát, kịp thời xử lý nghiêm minh những cán bộ chính quyền cấp xã vi phạm đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 26/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí