Thảo Luận Theo Nhóm Về Tinh Bột Và Xenlulozơ (12 Phút)


- Nhóm 3: Tìm hiểu về tính chất hóa học chung của tinh bột và xenlulozơ, chứng minh cấu tạo mạch của chúng; cách nhận biết tinh bột có trong thực phẩm.

- Nhóm 4: Tìm hiểu về các ứng dụng chính của tinh bột và xenlulozơ trong đời sống và sản xuất, quá trình tổng hợp tinh bột của cây xanh, cách chế biến thực phẩm nhiều tinh bột và xenlulozơ (chất xơ) để đảm bảo ngon miệng và giữ dinh dưỡng.

- Ngoài ra mỗi nhóm cần chuẩn bị và đem tới một mẫu vật chứa tinh bột và chứa xenlulozơ tùy chọn.

Phân tích sự phát triển các tiêu chí của NLVDKTKN:

Hoạt động này phát triển TC 1, 2 của NLVDKTKN

- Phát hiện ra các vấn đề liên quan đến tinh bột và xenlulozơ.

- Đặt câu hỏi cho các vấn đề đã đặt ra


Nội dung 3: Tinh bột – Xenlulozơ

Hoạt động 1: Khởi động (2 phút)

- GV chiếu hình ảnh một cây lúa lên màn hình, hỏi: Khi thu hoạch lúa, những phần nào của cây sử dụng được? Cho mục đích gì? Phần nào bỏ đi? Vì sao?

- HS cùng đưa ra ý kiến và bổ sung cho nhau, kết luận lại được: Không có phần nào của cây lúa bỏ đi: hạt thóc được tuốt, loại bỏ trấu, sau đó đem xát lấy gạo làm lương thực vì có chứa tinh bột; phần trấu dùng ủ men; phần thân cây phơi khô làm rơm rạ cho gia súc ăn vì nhiều xenlulozơ.

- GV: Như vậy tinh bột và xenlulozơ đều có những vai trò rất quan trọng trong đời sống vào bài để tìm hiểu thêm.

Phân tích sự phát triển các tiêu chí của NLVDKTKN:

- Phát triển TC1, TC2: HS phát hiện và nêu vấn đề trong việc sử dụng những phần nào của cây lúa.

- Phát triển TC3: thu thập thông tin dựa vào KT, KN đã học để trả lời vấn đề đặt ra.


Hoạt động 2: Hình thành kiến thức trọng tâm

2.1. Thảo luận theo nhóm về tinh bột và xenlulozơ (12 phút)

- GV sử dụng phương pháp chuyên gia cho tiết học: hướng dẫn HS ở 4 nhóm đã chia và thực hiện nhiệm vụ từ tiết trước di chuyển sang vị trí các nhóm khác, sao cho ở 4 nhóm mới đều có các HS ở 4 nhóm ban đầu.

- GV phát khay nhựa cho 4 nhóm để đựng mẫu vật chứa tinh bột và chứa xenlulozơ đã đem đi. (Sự đa dạng của mẫu vật phụ thuộc vào mức độ tìm hiểu của HS, với mẫu vật chứa tinh bột các em có thể đem gạo, hạt ngô, lát khoai, bột sắn,…; với mẫu vật chứa xenlulozơ các em có thể đem tăm tre, sợi bông tự nhiên, bã mía, giấy, hạt lanh, hạt chia,…)

- GV phát bút và bảng phụ đã in sẵn nội dung thảo luận cho các nhóm, yêu cầu rõ với mỗi nội dung, các “chuyên gia” trong nhóm có nhiệm vụ giải thích những điều mình đã biết cho tất cả thành viên nhóm. Thời gian thảo luận là 10-15 phút.

Chú ý Mô hình phân tử thủ công của các phân tử mà nhóm 2 tiết trước đã 1



Chú ý: Mô hình phân tử thủ công của các phân tử mà nhóm 2 (tiết trước) đã chuẩn bị, cùng với các khay mẫu vật được chuyển giữa các nhóm để HS cùng quan sát.

Nhóm … Lớp …

BẢNG THẢO LUẬN NHÓM

TÌM HIỂU VỀ TINH BỘT VÀ XENLULOZƠ


Thảo luận và biểu diễn (viết, vẽ hình, vẽ sơ đồ) câu trả lời cho mỗi câu hỏi dưới đây.

1. Trong tự nhiên tinh bột và xenlulozơ thường có ở đâu?


2. Nhận xét về trạng thái tồn tại, tính tan trong nước lạnh và nước nóng của tinh bột và xenlulozơ.


3. Mô tả cấu tạo phân tử tinh bột và xenlulozơ.


4. Viết PTHH biểu diễn tính chất hóa học chung của tinh bột và xenlulozơ.


5. Nêu cách nhận biết tinh bột.


6. Nêu một số ứng dụng quan trọng của tinh bột và xenlulozơ. Tinh bột có được tổng hợp trong tự nhiên không?


2.2. Trình bày, tổng kết kiến thức trước lớp và làm thí nghiệm kiểm chứng (15 phút)

- Kết thúc thời gian thảo luận nhóm, GV yêu cầu đại diện các nhóm dùng nam châm gắn bảng thảo luận của nhóm mình lên bảng lớn.

GV nhận xét, chữa các ý chưa đúng trong câu trả lời của mỗi nhóm.

GV gọi ngẫu nhiên HS ở các nhóm tổng kết nội dung của mỗi câu hỏi đã thảo luận sau khi nghe nhận xét, chữa bài; GV hướng dẫn HS ghi bài vào vở.



Tinh bột

Xenlulozơ



Trạng thái tự nhiên

có nhiều trong các loại hạt, ngũ cốc...

có trong sợi bông, gỗ...



Tính chất vật lý

chất rắn, không tan trong nước lạnh, tan được trong nước nóng tạo dung dịch keo (hồ tinh bột).

chất rắn, màu trắng, không tan trong nước ngay cả khi đun nóng.



Cấu tạo phân tử

- Được tạo thành do nhiều nhóm (-C6H10O5-) liên kết với nhau

- Viết gọn: (- C6H10O5 -)n




Tính chất hóa học

1. Phản ứng thủy phân

o

( - C6H10O5- )n+ nH2O axit,t nC6H12O6

2. Tác dụng của tinh bột với hồ iot

- Nhỏ vài giọt dd iot vào ống nghiệm đựng hồ tinh bột sẽ thấy xuất hiện màu xanh.

- Đun nóng, màu xanh biến mất, để nguội lại hiện ra.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 300 trang tài liệu này.





Ứng dụng


+ Dùng làm lương thực.

+ Sản xuất đường glucozơ, rượu etylic, axit axetic.

+ Sản xuất giấy

+ Vật liệu xây dựng

+ Sản xuất đồ gỗ

+ Sản xuất vải sợi


- GV hỏi: Giải thích sự biến đổi về mùi vị của quả chuối, quả xoài khi chuyển từ xanh sang chín?

HS: Dưới tác dụng của enzim trong quả, tinh bột trong quả xanh bị thủy phân thành glucozơ trong quả chín.

- GV: Làm thế nào để chứng minh điều đó?

HS: Làm thí nghiệm với dung dịch iot.

- GV phát khay thí nghiệm đã chuẩn bị về 4 nhóm, yêu cầu HS làm thí nghiệm kiểm chứng; GV quan sát thao tác thí nghiệm của mỗi nhóm.

2.3. Nhận xét vai trò của tinh bột và xenlulozơ trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày (5 phút)

- GV đưa ra câu hỏi thảo luận giữa các nhóm: Làm thế nào để chế biến thực phẩm giàu tinh bột và chất xơ đảm bảo ngon miệng mà vẫn giữ được dinh dưỡng.

- Các nhóm HS lần lượt đưa ra quan điểm, bổ sung ý kiến cho nhau, thống nhất ý kiến: Với cấu tạo phân tử mạch dài bền vững, không tan trong nước, tinh bột và chất xơ khó bị phá hủy do nhiệt khi chế biến, ngay cả khi chiên rán, ninh kĩ, nướng; Với món rau chỉ cần chú ý nhiệt khi nấu để tránh mất vitamin có trong rau; với thực phẩm chứa tinh bột cần chú ý lượng nước phù hợp khi chế biến để tránh thành phẩm bị nhão vì tinh bột tạo keo trong nước nóng.

Phân tích sự phát triển các tiêu chí của NLVDKTKN:

- Phát triển TC4, 5, 6, 7 thông qua hoạt động 2.1 và 2.2 bao gồm lập kế hoạch, lựa chọn phương án, thực hiện, rút ra kết luận và đánh giá phương án GQVĐ.

- Phát triển TC8,9 thông qua việc vận dụng GQVĐ trong tình huống mới: giải thích sự biến đổi mùi vị của quả chuối, quả xoài khi chuyển từ xanh sang chín.

- Phát triển TC10 thể hiện thái độ và hành động ứng xử phù hợp: nêu được vai trò của tinh bột, xenlulozơ trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày.


Hoạt động 3: Củng cố - Luyện tập (10 phút)

- GV chiếu nội dung các bài tập lên màn hình, yêu cầu HS cùng suy nghĩ, làm bài tập vào vở.

Bài 1: Viết phương trình hoá học hoàn thành sơ đồ chuyển hoá sau: Tinh bột Glucozơ Rượu etylic Axit axetic

Bài 2: Nêu phương pháp nhận biết các chất sau: Tinh bột, xenlulozơ, glucozơ.

- GV quan sát bài làm cá nhân của HS, nhận xét.


Nội dung 4: Protein

Hoạt động 1: Khởi động (6 phút)

- GV: Trong chế độ ăn uống hàng ngày, ngoài nhóm chất béo và carbohydrate thì còn nhóm chất nào thiết yếu?

HS trả lời: chất đạm (protein).

- GV: Vậy các em đã biết những gì về chất đạm?

Phát bảng thảo luận KWL về các nhóm, yêu cầu HS suy nghĩ và hoàn thành các mục “Em đã biết” và “Em muốn biết” trong khoảng 5 phút.

Nhóm … Lớp …

BẢNG THẢO LUẬN NHÓM

TÌM HIỂU VỀ PROTEIN (CHẤT ĐẠM)

K W L

(Em đã biết)

(Em muốn biết)

(Em học được)


- GV quan sát phần thảo luận của các nhóm. Sau thời gian thảo luận, đại diện các nhóm treo bảng thảo luận của mình lên bảng lớn, GV tổng kết các nội dung mà các nhóm ghi trong bảng, dẫn vào bài mới.

Phân tích sự phát triển các tiêu chí của NLVDKTKN:

Phát triển TC1, TC2, TC3: HS phát hiện vấn đề và đặt câu hỏi cho vấn đề liên quan đến chế độ ăn uống hàng ngày của con người thông qua việc dựa vào vốn kiến thức đã biết điền các thông tin trong phiếu KWL.


Hoạt động 2: Hình thành kiến thức trọng tâm

2.1. Tổng kết kiến thức HS đã biết về trạng thái tự nhiên, thành phần và cấu tạo nguyên tử, ứng dụng của protein (10 phút)

- Từ nội dung HS đã nêu được trong cột “Em đã biết” của hoạt động khởi động, GV dùng bút dạ đỏ, gạch chân vào các nội dung kiến thức quan trọng, cần nhớ.

- GV phát bảng phụ và bút về 4 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận và thể hiện các kiến thức đã lưu ý dưới dạng sơ đồ tư duy. Thời gian thảo luận là 5-7 phút.

GV có thể chiếu khung sơ đồ tư duy để gợi ý cách sắp xếp ý tưởng cho HS lên màn chiếu, khuyến khích HS sử dụng hình vẽ trong sơ đồ:


Trạng thái tự nhiên



Protein

Thành phần nguyên tố


Cấu tạo phân tử


Ứng dụng


- GV yêu cầu đại diện 4 nhóm treo sơ đồ của mình lên, gọi HS nhận xét chéo, GV tổng kết và đánh giá.

2.2. Mở rộng kiến thức về tính chất của protein qua thí nghiệm nghiên cứu (12 phút)

- GV: Phân tử protein cũng là một đại phân tử có kích thước và khối lượng lớn, cấu tạo từ nhiều đơn phân giống như tinh bột và xenlulozơ. Vậy có thể phân tách phân tử protein thành các đơn phân được không? Dự đoán tên quá trình được sử dụng.

HS đưa ra dự đoán dựa trên kiến thức đã học ở các bài trước, thống nhất ý kiến: Thông qua phản ứng thủy phân do enzim (men) hoặc tác nhân axit, bazơ mà protein bị thủy phân thành các đơn phân hoặc đoạn peptit ngắn.

GV hướng dẫn HS bổ sung kiến thức vừa học vào sơ đồ tư duy của mình.

- GV tổ chức cho HS làm thí nghiệm nghiên cứu theo nhóm về tính chất của protein, yêu cầu:

+ Mỗi nhóm phân công nhiệm vụ nhóm trưởng, thư kí, có ghi chép đầy đủ thao tác, hiện tượng quan sát trong mỗi thí nghiệm.

+ Các khay thí nghiệm được đặt ở các vị trí khác nhau trong lớp, sao cho mỗi nhóm HS làm xong có thể thuận tiện di chuyển sang vị trí của nhóm khác và làm thí nghiệm tiếp theo.

+ Có 4 thí nghiệm cần tiến hành, bao gồm: (1) đốt cháy một chiếc lông gà/ vịt; (2) vắt nước chanh vào sữa đậu nành; (3) đun nóng lòng trắng trứng gà; (4) thêm rượu etylic vào lòng trắng trứng.

+ Thời gian các nhóm tiến hành thí nghiệm và thảo luận kết quả là 8-10 phút.

- GV quan sát thao tác thực hành và thực hiện nhiệm vụ nhóm của HS, góp ý khi cần thiết.

- Kết thúc thời gian thí nghiệm và thảo luận, GV ra hiệu lệnh để HS ổn định ở vị trí của mình, treo bảng phụ có in bảng kết quả thí nghiệm lên bảng và gọi lần lượt đại

diện của 4 nhóm lên trình bày nội dung ở mỗi thí nghiệm.

GV gọi HS nhận xét chéo kết quả của nhóm bạn, bổ sung ý kiến.

GV hướng dẫn HS bổ sung kết thức vừa thu được vào sơ đồ tư duy của nhóm.

2.3. Tập thiết kế chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng phù hợp với nhu cầu, sức khỏe của bản thân (6 phút)

- GV phát cho mỗi nhóm một bảng thông tin dinh dưỡng của một số loại thức ăn:


Thí

nghiệm

Cách thực hiện

Hiện tượng

Nhận xét – Giải thích


1

Đốt cháy một chiếc lông gà trên ngọn lửa

đèn cồn

Lông cháy thành tro mịn, mủn ra, có mùi khét

Protein trong chiếc lông bị phân hủy do nhiệt.


2

Vắt vài giọt nước cốt chanh vào cốc thủy

tinh chứa sữa đậu

Sữa đậu vón lại và lắng xuống đáy cốc dưới dạng

kết tủa trắng

Protein trong sữa bị đông tụ do axit chanh.


3


Đun nóng ống nghiệm chứa lòng trắng trứng

Trứng chuyển màu trắng đục thành trắng tinh, vón thành chất rắn theo hình

dạng ống


Protein trong trứng bị đông tụ ở nhiệt độ cao


4

Nhỏ từ từ rượu etyluc vào ống nghiệm chứa

lòng trắng trứng


Xuất hiện kết tủa trắng

Protein trong trứng bị đông tụ khi thêm hóa

chất


Nhóm … - Lớp …

BẢNG CUNG CẤP THÔNG TIN

DINH DƯỠNG TRONG THỰC PHẨM CUNG CẤP BAO NHIÊU NĂNG LƯỢNG CHO CƠ THỂ?

Thực phẩm được đưa vào cơ thể cung cấp năng lượng cho cơ thể họat động. Calo (kí hiệu Cal) là đơn vị đo năng lượng mà thực phẩm cung cấp cho cơ thể khi ăn.

1 kilocalo (kí hiệu là Kcal) = 1000 calo


Giá trị dinh dưỡng được ghi trên nhãn hộp sữa

Bảng số liệu về thành phần dinh dưỡng tính trong 100g thực phẩm (nguồn từ Viện dinh dưỡng Việt Nam)

TT Tên thực phẩm Năng lượng (kcal) Nước (g) Đạm (g) Béo (g) Bột (g) Xơ (g)


1

Gạo tẻ

344.0

13.5

7.8

1.0

76.1

0.4

2

Đường cát trắng

397.0

0.7

0.0

0.0

99.3

0.0

3

Khoai tây

92.0

74.5

2.0

0.0

21.0

1.0

4

Dầu thực vật

897.0

0.3

0.0

99.7

0.0

0.0

5

756.0

15.4

0.5

83.5

0.5

0.0

6

Sữa bò tươi

74.0

85.6

3.9

4.4

4.8

0.0

7

Trứng gà

166.0

70.8

14.8

11.6

0.5

0.0

8

Thịt bò

118.0

74.4

21.0

3.8

0.0

0.0

9

Thịt gà ta

199.0

65.4

20.3

13.1

0.0

0.0

10

Thịt lơn nạc

139.0

72.8

19.0

7.0

0.0

0.0

11

Cá chép

96.0

78.4

16.0

3.6

0.0

0.0

12

Cam

37.0

88.7

0.9

0.0

8.4

1.4

13

Xoài chín

69.0

82.5

0.6

0.3

15.9

0.0

14

Cải xanh

15.0

93.6

1.7

0.0

2.1

1.8

15

Rau muống

23.0

91.8

3.2

0.0

2.5

1.0


- GV hướng dẫn HS sử dụng bảng thông tin để thực hiện dự án theo nhóm tại nhà:

+ Từ bảng thông tin, cho biết nhóm thực phẩm nào chứa nhiều năng lượng nhất? Nhóm thực phẩm nào chứa ít năng lượng nhất? Tại sao?

+ Tự tìm hiểu và trả lời câu hỏi: Năng lượng mà cơ thể thiếu niên 15 tuổi (nam và nữ) cần trong một ngày là bao nhiêu?

+ Đề xuất một khẩu phần ăn phù hợp, đủ chất (béo, đạm, đường), cung cấp đủ năng lượng, tương ứng với 3 bữa/ngày cho một thiếu niên 15 tuổi.

Ví dụ: Bữa sáng ăn bao nhiêu gram bánh mỳ, tương ứng với bao nhiêu calo?


Bữa trưa ăn những đồ ăn nào? Định lượng ăn là bao nhiêu? Tổng calo sinh ra là bao nhiêu?

Bữa tối …

+ Kết quả thực hiện bài tập nhóm có thể biểu diễn dưới dạng tranh vẽ, graphic, … và được báo cáo trước lớp vào tiết học tiếp theo.

Phân tích sự phát triển các tiêu chí của NLVDKTKN:

- Phát triển TC4, 5, 6 thông qua hoạt động 2.1 trình bày bằng sơ đồ tư duy.

- Phát triển TC7, hoàn thành sơ đồ tư duy và rút ra kết luận.

- Phát triển TC 8, 9, 10 thông qua hoạt động 2.2 trong việc kiến tạo tri thức mới, đưa ra các đề xuất vận dụng trong thực tiễn cũng như có thái độ hành vi khi tự thiết kế chế độ dinh dưỡng phù hợp với nhu cầu và sức khoẻ của bản thân.


Hoạt động 3: Củng cố - Luyện tập (10 phút)

- GV hướng dẫn HS treo lại bảng thảo luận K-W-L của các nhóm lên bảng, thống nhất về các nội dung đã trả lời được mà HS đặt ra ở cột “Em muốn biết”.

Yêu cầu các nhóm thảo luận trong 3 phút và hoàn thành cột “Em học được” trong bảng sau bài học.

- GV chia lớp thành các nhóm 4 – 6 HS, cho các nhóm bốc thăm để chọn 1 trong 4 bài tập tình huống:

+ Tình huống (TH): Một người bán vải giới thiệu một mẫu tơ lụa mới và quảng cáo là loại tơ tự nhiên, đẹp và bền, với giá bán cao hơn đáng kể so với các loại tơ lụa khác. Trong vai người mua vải đang nghi ngờ với quảng cáo của người bán, em hãy đề xuất cách phân biệt loại lụa trên có đúng làm từ tơ tự nhiên hay không, đảm bảo việc mua đúng giá và đúng nhu cầu.

+ TH2: Một nhân viên pha chế tại một của hàng phục vụ đồ uống giải khát đề xuất công thức đồ uống mới bằng cách trộn sữa bò tươi và nước ép cam tươi. Đóng vai quản lý tại quán đó, em hãy dùng kiến thức phân tích vấn đề với nhân viên trên xem loại đồ uống được đề xuất có nên được phê duyệt vào menu không.

+ TH3: Một cô con dâu lần đầu tiên thử làm đậu phụ từ đậu nành nhưng không thành công. Em hãy đóng vai người mẹ chồng phân tích nguyên nhân làm hỏng và hướng dẫn con dâu làm mẻ đậu phụ đúng cách.

+ TH4: Đóng vai chyên gia giải thích cho người nhà bệnh nhân về việc truyền đạm thay vì cho ăn nhiều thịt hay uống sữa.

- GV hướng dẫn HS thực hiện bài tập:

+ Mỗi nhóm dành 5 – 7 phút để thảo luận về cách xử lý tình huống trên và phân vai khi thể hiện trước lớp.

+ Trong thời gian chuẩn bị, GV cho phép HS sử dụng thiết bị điện tử kết nối mạng để tìm kiến thêm thông tin nhằm giải quyết vấn đề.

+ Cách giải quyết vấn đề trong tình huống của HS phải được thể hiện dưới hình thức đóng kịch, sắm vai.

- HS lắng nghe, sau đó thảo luận theo nhóm nhỏ trong 5 – 7 phút.

- GV theo dõi quá trình thảo luận của các nhóm, sau đó gọi 4 nhóm xung phong lên bảng diễn kịch về cách xử lý tình huống.

Các HS khác lắng nghe, sau đso GV gọi HS nhận xét, đưa ý kiến bổ sung. Kết thúc phần trình bày của 4 nhóm, GV có thể yêu cầu HS cả lớp đánh giá nhanh theo hình thức giơ tay, từ đó chấm điểm cho các nhóm.

Xem tất cả 300 trang.

Ngày đăng: 19/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí