Bảng 4.18. Kết quả hồi quy 2SLS cho mô hình (1b) và (2d) với biến đại diện nợ ngắn hạn ngân hàng (Sdebti,t-1) và biến dẫn suất Growthi,t
Toàn mẫu | Nhóm 1 | Nhóm 2 | |||||
Cột 1 | Cột 2 | Cột 3 | Cột 4 | Cột 5 | Cột 6 | Cột 7 | |
Sdebt i,t-1 | -5.866*** (-4.8) | -3.811** (-2.24) | -5.903*** (-4.55) | -1.429 (-1.4) | -2.148 (-1.35) | -6.588*** (-5.15) | -8.763*** (-4.79) |
Sdebt i,t-1x DGi,t | 1.782* (1.71) | 1.481 (1.22) | 4.526*** (3.21) | ||||
Sdebt i,t-1×Naturei,t | -0.499 (-0.58) | ||||||
Nature | -0.326 (-0.85) | -0.160 | |||||
Growth | 0.291*** (2.82) | 0.242** (2.22) | 0.275*** (2.66) | 0.096 (0.72) | 0.283** (2.36) | 0.178 (1.41) | |
(-0.62) | |||||||
Director | -0.274 (-1.4) | -0.280* (-1.44) | -0.309 (-1.57) | -0.098 (-1.31) | -0.116 (-1.49) | -0.130 (-0.5) | -0.122 (-0.46) |
Indepen | -0.946 (-1.12) | -0.722 (-0.86) | -0.896 (-1.06) | 0.125 (0.48) | 0.144 (0.54) | -1.187 (-0.97) | -1.105 (-0.89) |
CEOage | 0.891 (1.43) | 1.124 (1.81) | 0.909 (1.46) | -0.318 (-1.09) | -0.232 (-0.84) | 1.291 (1.61) | 1.344* (1.65) |
CEOtenure | -0.408*** (-3.68) | -0.454*** (-4.01) | -0.424*** (-3.82) | 0.052 (1.09) | 0.048 (1.02) | -0.663*** (-4.43) | -0.664*** (-4.38) |
CEOShare | 5.184*** (3.52) | 3.432** (2.26) | 5.073*** (3.4) | 0.170 (0.31) | 0.242 (0.43) | 6.728*** (3.56) | 7.078*** (3.62) |
CF | -0.034*** (-4.69) | -0.035*** (-4.62) | -0.034*** (-4.66) | 0.178*** (3.34) | 0.178*** (3.29) | -0.037*** (-4.38) | -0.035*** (-4.03) |
Sales i,t-1 | 0.085*** (31.53) | 0.083*** (29.89) | 0.084*** (31.46) | 0.002 (1.22) | 0.002 (1.13) | 0.094*** (28.96) | 0.093*** (28.18) |
ROA | -4.613*** (-3.89) | -4.367*** (-2.9) | -4.579*** (-3.89) | -1.814*** (-3.25) | -1.867*** (-3.18) | -5.454*** (-3.58) | -6.422*** (-3.88) |
Size | 0.274*** (3.89) | 0.295*** (3.26) | 0.283*** (3.88) | 0.054* (1.8) | 0.056* (1.78) | 0.378*** (4.02) | 0.351*** (3.75) |
Liq | 0.009 (0.69) | 0.012 (0.92) | 0.008 (0.62) | -0.005 (-0.87) | -0.005 (-0.99) | 0.010 (0.65) | 0.009 (0.58) |
Intercept | -8.445*** (-2.82) | -10.016*** (-3.03) | -8.563*** (-2.84) | 0.952 (0.82) | 0.622 (0.53) | -12.162*** (-3.04) | -11.554*** (-2.87) |
Adjusted R2 | 0.2587 | 0.2731 | 0.2595 | 0.2585 | 0.2582 | 0.2899 | 0.2718 |
Observations | 2552 | 2552 | 2552 | 688 | 688 | 1,864 | 1,864 |
Có thể bạn quan tâm!
- Ma Trận Hệ Số Tương Quan Giữa Các Biến Nghiên Cứu
- Kết Quả Hồi Quy Ols Cho Mô Hình (1B) Và (2B) Với Biến Đại Diện Nợ Ngắn Hạn Ngân Hàng (Sdebt I,t-1 )
- Kết Quả Hồi Quy Fem Cho Mô Hình (1C) Và (2C)Với Biến Đại Diện Nợ Dài Hạn Ngân Hàng (Ldebt I,t-1 )
- Tổng Hợp Kết Quả Nghiên Cứu
- Hạn Chế Nghiên Cứu Và Hướng Nghiên Cứu Tiếp Theo
- Ảnh hưởng của sở hữu Nhà nước và các khoản vay ngân hàng đến quyết định đầu tư của các công ty tại Việt Nam - 15
Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.
Ghi chú: *, **, *** tương ứng với các mức ý nghĩa thống kê 10%, 5% và 1%. (Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phần mềm STATA)
Bảng 4.19 cho thấy mối tương quan dương giữa nợ dài hạn và đầu tư với các công ty trong toàn mẫu ở mức ý nghĩa 1% và nhóm công ty có tỷ lệ sở hữu Nhà nước thấp ở mức ý nghĩa 5%. Các kết quả này cũng tương đồng với các kết quả khi tác giả hồi quy theo phương pháp OLS và phương pháp 2SLS với biến dẫn suất đại diện cho cơ hội tăng trưởng của công ty là Tobin’s Q nhưng độ lớn của hệ số hồi quy cho thấy một mối tương quan dương đáng kể hơn. Hệ số hồi quy của biến tương tác Ldebti,t-1x DGi,t giữa nợ dài hạn ngân hàng và biến naturei,t mang dấu âm và có ý nghĩa 1% cho thấy mối tương quan dương giữa nợ dài hạn và đầu tư của các công ty có tỷ lệ sở hữu Nhà nước cao yếu hơn so với các công ty có tỷ lệ sở hữu Nhà nước thấp trong toàn mẫu nghiên cứu. Điều này bác bỏ giả thuyết 3b, và chỉ ra vai trò xử lý kỷ luật các khoản vay dài hạn về đầu tư quá mức trong các công ty có tỷ lệ sở hữu Nhà nước cao là yếu hơn so với nhóm công ty có tỷ lệ sở hữu Nhà nước thấp. Mặt khác, hệ số hồi quy của biến tương tác Ldebti,t-1x DGi,t mang dấu âm và có ý nghĩa 5%, cho thấy mối tương quan dương giữa nợ dài hạn và đầu tư của các công ty tăng trưởng cao yếu hơn so với các công ty tăng trưởng thấp trong toàn mẫu nghiên cứu. Kết quả bài nghiên cứu này ngược với các nghiên cứu trước đây của Jiang và Zeng (2014); Phan Thị Bích Nguyệt và cộng sự (2014) và hàm ý rằng, ở những công ty tăng trưởng cao có nhiều cơ hội đầu tư nhưng lại có xu hướng đầu tư ít hơn so với công ty tăng trưởng thấp khi nợ dài hạn ngân hàng tăng. Điều này có thể do, những công ty tăng trưởng cao vì tăng trưởng quá nhanh dẫn đến rủi ro kinh doanh cao, nếu những công ty này tiếp tục gia tăng vay nợ sẽ dẫn đến rủi ro tổng thể rất lớn nên buộc phải từ bỏ các dự án đầu tư. Hơn nữa, có thể bối cảnh nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu còn chưa phục hồi nên xu hướng các công ty này chưa mạnh dạn tăng đầu tư.
Như vậy, sau khi giảm thiểu các vấn đề nội sinh có thể có, kết quả thể hiện trên bảng bảng 4.19 cho thấy, khi thay thế biến Growthi,t đại diện cho cơ hội tăng trưởng của công ty, bài nghiên cứu một lần nữa khẳng định chắc chắn hơn mối tương quan giữa nợ dài hạn ngân hàng và đầu tư của công ty khi thu được kết quả hồi quy tương đồng với kết quả khi tác giả sử dụng Tobin’q là đại diện tăng trưởng thể hiện trong bảng 4.16.
Bảng 4.19. Kết quả hồi quy 2SLS cho mô hình (1c) và (2d) với biến đại diện nợ dài hạn ngân hàng (Ldebti,t-1) và biến dẫn suất Growthi,t
Toàn mẫu | Nhóm 1 | Nhóm 2 | |||||
Cột 1 | Cột 2 | Cột 3 | Cột 4 | Cột 5 | Cột 6 | Cột 7 | |
Ldebt i,t-1 | 9.572*** (2.96) | 14.455*** (2.78) | 16.352*** (2.86) | -0.721* (-1.72) | -0.867 (-1.51) | 14.150** (2.00) | 23.338* (1.84) |
Ldebt i,t-1x DGi,t | -9.983** (-2.43) | 0.329 (0.71) | -17.356* (-1.66) | ||||
Ldebt i,t-1×Naturei,t | -11.362*** (-2.57) | ||||||
Nature | 0.561 (1.41) | ||||||
Growth | 0.261** (2.51) | 0.385*** (3.47) | 0.221** (2.02) | 0.143 (1.09) | 0.096 (0.68) | 0.239** (1.92) | 0.403*** (2.87) |
Director | -0.165 (-0.83) | -0.146 (-0.73) | -0.240 (-1.19) | -0.107 (-1.45) | -0.108 (-1.47) | -0.054 (-0.21) | -0.012 (-0.04) |
Indepen | -0.834 (-0.99) | -0.657 (-0.77) | -0.743 (-0.86) | 0.114 (0.45) | 0.106 (0.42) | -0.709 (-0.58) | -0.515 (-0.41) |
CEOage | 0.620 (0.98) | 0.486 (0.74) | 1.100* (1.71) | -0.024 (-0.09) | -0.022 (-0.08) | 1.395* (1.71) | 1.350 (1.63) |
CEOtenure | -0.208 (-1.64) | -0.225* (-1.8) | -0.246 (-1.98) | 0.008 (0.18) | 0.007 (0.16) | -0.407* (-2.42) | -0.472*** (-2.99) |
CEOShare | 1.452 (1.17) | 1.153 (0.92) | 1.495 (1.17) | 0.018 (0.03) | 0.037 (0.07) | 1.745 (1.08) | 1.152 (0.69) |
CF | -0.040*** (-5.49) | -0.044*** (-5.78) | -0.039*** (-5.21) | 0.168*** (3.18) | 0.172*** (3.28) | -0.043*** (-5.07) | -0.049*** (-5.19) |
Sales i,t-1 | 0.089*** (28.6) | 0.089*** (28.17) | 0.090*** (26.22) | 0.001 (0.63) | 0.001 (0.6) | 0.099*** (23.74) | 0.099*** (22.7) |
ROA | 0.174 (0.14) | 0.881 (0.61) | 0.256 (0.2) | -1.697*** (-3.44) | -1.710*** (-3.43) | -0.269 (-0.16) | 0.931 (0.43) |
Size | -0.171 (-1.37) | -0.147 (-1.24) | -0.203 (-1.48) | 0.069** (2.08) | 0.069** (2.09) | -0.113 (-0.62) | -0.073 (-0.44) |
Liq | 0.027** (2.17) | 0.027** (2.13) | 0.030** (2.3) | -0.003 (-0.64) | -0.003 (-0.64) | 0.035** (2.1) | 0.035** (2.04) |
Intercept | 2.015 (0.49) | 1.907 (0.46) | 0.798 (0.2) | -0.617 (-0.45) | -0.598 (-0.44) | -2.439 (-0.49) | -3.259 (-0.68) |
Adjusted R2 | 0.2586 | 0.2405 | 0.2186 | 0.3026 | 0.3012 | 0.2824 | 0.2511 |
Observations | 2552 | 2552 | 2552 | 688 | 688 | 1,864 | 1,864 |
Ghi chú: *, **, *** tương ứng với các mức ý nghĩa thống kê 10%, 5% và 1%. (Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phần mềm STATA)
4.4.5. Phân tích tổng hợp kết quả hồi quy theo phương pháp OLS, FEM và 2SLS cho mô hình (3)
Bảng 4.20 trình bày các kết quả so sánh vai trò các khoản vay ngắn hạn và dài hạn trong tương quan giữa nợ vay ngân hàng và việc thực hiện quyết định đầu tư của các công ty. Tác giả lần lượt hồi quy theo phương pháp Bình phương nhỏ nhất (OLS), mô hình hồi quy hai giai đoạn sử dụng biến công cụ (IV-2SLS) và mô hình Ảnh hưởng cố định (FEM) với biến đại diện nợ vay ngân hàng (Debti,t-1), đồng thời thêm biến tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng nợ vay ngân hàng (DMi,t-1) như một biến giải thích theo mô hình hồi quy thứ ba. Cột (1) đến cột (3) của bảng 4.20 trình bày các kết quả tương ứng khi sử dụng Tobin’s Q là đại diện cho cơ hội tăng trưởng của công ty trong tương lai. Cột (4) đến cột (6) của bảng 4.20 trình bày các kết quả hồi quy tương ứng khi sử dụng tỷ lệ tăng trưởng doanh thu trung bình (Growthi,t) là đại diện cho cơ hội tăng trưởng của các công ty trong tương lai. Kết quả ở tất cả các cột đều cho thấy mối tương quan âm giữa tỷ lệ nợ vay ngân hàng và việc thực hiện quyết định đầu tư của các công ty Việt Nam. Đặc biệt, kết quả hồi quy theo phương pháp 2SLS sử dụng biến công cụ để khắc phục vấn đề nội sinh có thể có giữa đòn bẩy tài chính và đầu tư của công ty thể hiện ở cột (2) và cột (5) cho thấy mối tương quan âm này là đáng kể và có ý nghĩa thống kê 1%. Hệ số hồi quy của biến DMi,t-1 mang dấu âm và có ý nghĩa thống kê 1% cho thấy khi các công ty có tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng nợ vay ngân hàng càng cao thì đầu tư của công ty sẽ càng giảm. Mặt khác, hệ số hồi quy của biến tương tác Debti,t-1 × DMi,t-1 theo phương pháp 2SLS mang dấu dương hàm ý rằng khi công ty có tỷ lệ nợ vay dài hạn trên tổng nợ vay ngân hàng càng cao thì mối tương quan âm giữa nợ vay ngân hàng và việc thực hiện quyết định đầu tư của công ty sẽ càng yếu hơn. Điều này ủng hộ giả thuyết 4 mà tác giả đưa ra và cho thấy các ngân hàng Việt Nam chủ yếu sử dụng các khoản vay ngắn hạn hơn là khoản vay dài hạn để thực thi vai trò xử lý kỷ luật khi tài trợ cho hoạt động đầu tư của các công ty.
Cột (4) - (6) trong bảng 4.20 thể hiện các kết quả hồi quy đạt được bằng cách thay thế biến tăng trưởng doanh thu trung bình cho Tobin’s Q. Kết quả cho thấy, phần lớn dấu của hệ số hồi quy ở các cột đều không có sự khác biệt khi tác giả thực hiện việc
thay thế này. Điều này một lần nữa khẳng định chắc chắn hơn các kết luận ở trên của tác giả.
Bảng 4.20. Kết quả hồi quy mô hình (3) với biến đại diện nợ ngân hàng (Debti,t-1)
Cơ hội tăng trưởng (Tobin's Q) | Cơ hội tăng trưởng (Growth) | |||||
OLS (Cột 1) | IV -2SLS (Cột 2) | FEM (Cột 3) | OLS (Cột 4) | IV -2SLS (Cột 5) | FEM (Cột 6) | |
Debti,t-1 | -0.664* (-1.61) | -5.760*** (-4.47) | -1.296** (-2.24) | -0.407 (-0.99) | -3.409*** (-2.82) | -1.091** (-1.9) |
Debt i,t-1xDM i,t-1 | -0.038 (-0.26) | 0.148 (0.94) | -0.020 (-0.16) | -0.040 (-0.27) | 0.070 (0.45) | -0.028 (-0.22) |
DM i,t-1 | 1.074*** (3.57) | 1.658*** (4.88) | -0.377 (-0.97) | 1.045*** (3.45) | 1.392*** (4.18) | -0.400 (-1.03) |
Q i,t-1 | 0.168*** (6.11) | 0.203*** (6.89) | 0.072*** (2.75) | |||
Growthi,t | 0.295*** (2.93) | 0.299*** (2.93) | 0.042 (0.44) | |||
Director | -0.227 (-1.2) | -0.293 (-1.49) | -0.179 (-0.65) | -0.248 (-1.3) | -0.289 (-1.49) | -0.240 (-0.87) |
Indepen | -0.448 (-0.55) | -0.654 (-0.78) | -0.874 (-0.92) | -0.683 (-0.83) | -0.806 (-0.97) | -0.891 (-0.94) |
CEOage | 0.632 (1.05) | 0.693 (1.12) | 1.159 (1.22) | 0.961 (1.58) | 1.016* (1.65) | 1.504 (1.59) |
CEOtenure | -0.334*** (-3.08) | -0.414*** (-3.65) | -0.466*** (-3.46) | -0.358*** (-3.29) | -0.410*** (-3.67) | -0.475*** (-3.52) |
CEOShare | 1.769 (1.43) | 5.191*** (3.43) | 3.244 (1.41) | 1.867 (1.5) | 3.907*** (2.65) | 3.575 (1.56) |
CF | -0.029*** (-4.47) | -0.024*** (-3.56) | -0.032*** (-6.01) | -0.038*** (-5.4) | -0.036*** (-4.92) | -0.033*** (-5.59) |
Sales i,t-1 | 0.084*** (31.77) | 0.082*** (29.96) | 0.152*** (47.87) | 0.086*** (32.29) | 0.085*** (31.47) | 0.153*** (48.22) |
ROA | -2.440** (-2.33) | -5.860*** (-4.33) | -3.407*** (-2.93) | -2.127** (-2.02) | -4.120*** (-3.16) | -3.478*** (-2.99) |
Size | 0.123* (1.8) | 0.365*** (4.01) | 0.445** (2.31) | 0.106 (1.54) | 0.246*** (2.81) | 0.281 (1.53) |
-0.006 (-0.47) | -0.024** (-1.74) | -0.017 (-1.52) | 0.020* (1.69) | 0.013 (1.03) | -0.008 (-0.77) | |
Intercept | -4.790 (-1.64) | -10.079*** (-3.09) | -15.405** (-2.42) | -5.558** (-1.88) | -8.681*** (-2.7) | -12.320** (-1.96) |
Adjusted R2 | 0.3022 | 0.26 | 0.5233 | 0.2943 | 0.2795 | 0.5218 |
Observations | 2552 | 2552 | 2552 | 2552 | 2552 | 2552 |
Ghi chú: *, **, *** tương ứng với các mức ý nghĩa thống kê 10%, 5% và 1%. (Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phần mềm STATA)
Kết quả hồi quy theo phương pháp 2SLS và sử dụng biến công cụ khắc phục hiện tương nội sinh được thể hiện ở cột (2) và cột (5) trong bảng 4.20 cho thấy, mối tương quan giữa các biến giải thích với đầu tư của công ty. Biến Qi,t-1 và Growthi,t đại diện cho cơ hội tăng trưởng của công ty, biến tỷ lệ doanh thu trên tài sản cố định (Salesi,t-1), biến quy mô công ty (Sizei,t) đều có tương quan dương với đầu tư của công ty với mức ý nghĩa 1%; biến dòng tiền (CFi,t) và biến tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROAi,t) có tương quan âm với đầu tư của công ty với mức ý nghĩa 1%. Các kết quả này tương đồng với kết quả thu được khi hồi quy bằng phương pháp OLS nhưng ở mức ý nghĩa tốt hơn và đã được tác giả giải thích trong mục 4.4.1.
Đối với nhóm các biến liên quan đến đặc điểm quản trị doanh nghiệp của công ty, trong phạm vi mẫu nghiên cứu của tác giả chỉ cho thấy 2 biến có tương quan đáng kể với đầu tư của công ty. Biến nhiệm kỳ của CEO (CEOtenurei,t) có tương quan âm với đầu tư của công ty với mức ý nghĩa 1%. Hệ số hồi quy theo phương pháp 2SLS là -0.414 cho biết, khi nhiệm kỳ của CEO tăng 1 đơn vị thì đầu tư của công ty giảm 0.414 đơn vị, hàm ý các CEO của các công ty Việt Nam có nhiệm kỳ càng lâu sẽ càng thận trọng trong việc thực hiện các quyết định đầu tư. Biến tỷ lệ cổ phần CEO (CEOsharei,t) có tương quan dương đáng kể với việc thực hiện quyết định đầu tư của công ty. Với hệ số hồi quy là 5.191 cho biết, khi tỷ lệ cổ phần của CEO tăng 1 đơn vị, đầu tư của công ty sẽ tăng 5.191 đơn vị và hàm ý sự tự tin của các CEO trong các công ty Việt Nam khi nắm giữ tỷ lệ cổ phần cao. Ngoài ra, biến tuổi CEO (CEOage) cũng có tương quan dương với việc thực hiện quyết định đầu tư của các công ty ở mức ý nghĩa 10%. Điều này hàm ý rằng các CEO Việt Nam có độ tuổi
càng cao, càng có xu hướng lạc quan với các dự án đầu tư và tăng cường mở rộng quy mô đầu tư cho công ty cho dù phải sử dụng các nguồn tài trợ bên ngoài. Các kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Dong và Gou (2010) khi nghiên cứu tại thị trường Trung Quốc.
4.5. Thảo luận kết quả nghiên cứu
Để thực hiện kiểm định ảnh hưởng của các khoản vay ngân hàng đến việc thực hiện quyết định đầu tư của các công ty Việt Nam có tỷ lệ sở hữu Nhà nước khác nhau và mức độ tăng trưởng khác nhau, tác giả đã lần lượt thực hiện hồi quy theo các phương pháp OLS, phương pháp FEM và phương pháp hồi quy 2SLS với biến công cụ là tỷ lệ tài sản cố định hữu hình và tỷ lệ hàng tồn kho. Kết quả hồi quy cho thấy, dấu các hệ số hồi quy quan trọng tương đồng ở cả 3 phương pháp. Tuy nhiên, như tác giả đã phân tích ở trên, phương pháp FEM khắc phục được những hạn chế trong giả thiết của phương pháp OLS và giải quyết được vấn đề nội sinh có thể có do thiếu biến. Nhưng để khắc phục vấn đề nội sinh do tương tác qua lại giữa đòn bẩy tài chính và cơ hội đầu tư thì phương pháp hồi quy 2SLS với các biến công cụ sẽ cho kết quả ước lượng đáng tin cậy hơn cả. Do đó, trong phần thảo luận dưới đây, tác giả sẽ sử dụng các kết quả hồi quy thể hiện trong bảng 4.17, bảng 4.18, bảng 4.19 và bảng 4.20 để phân tích các kết quả mà bài nghiên cứu đạt được.
Thứ nhất, bài nghiên cứu trưng ra bằng chứng hỗ trợ cho các giả thuyết 1a về mối tương quan âm giữa nợ vay ngân hàng và việc thực hiện quyết định đầu tư trong các công ty Việt Nam. Xét về kỳ hạn của khoản vay ngân hàng, kết quả bài nghiên cứu ủng hộ giả thuyết 2a cho thấy tồn tại mối tương quan âm giữa khoản vay ngắn hạn ngân hàng và việc thực hiện quyết định đầu tư trong các công ty Việt Nam. Kết quả này hàm ý rằng, khi các công ty Việt Nam vay nợ ngân hàng mà đặc biệt là khoản vay ngắn hạn càng nhiều thì các công ty sẽ có xu hướng càng hạn chế việc ra và thực hiện các quyết định đầu tư. Kết quả này cũng trả lời cho câu hỏi nghiên cứu thứ nhất mà tác giả bài nghiên cứu đặt ra và ủng hộ kết quả nghiên cứu trước đây của Jensen (1986); Lang và cộng sự (1996); Aivazian và cộng sự (2005), Phan Thị Bích Nguyệt và cộng sự (2014 về mối tương quan âm của nợ vay ngân hàng đến việc thực hiện
quyết định đầu tư của các công ty và mối tương quan âm giữa khoản vay ngắn hạn ngân hàng và quyết định đầu tư của các công ty. Điều này được giải thích là do vấn đề đại diện giữa cổ đông và trái chủ, khi các công ty thực hiện dự án được tài trợ bằng nợ, các nhà quản lý doanh nghiệp vì lợi ích của cổ đông có thể từ bỏ các dự án có NPV dương vì lo sợ lợi ích thu được từ những dự án này sẽ thuộc về trái chủ. Do đó, công ty có mức độ đòn bẩy tài chính sử dụng trong cấu trúc vốn cao thường ít có khả năng khai thác cơ hội tăng trưởng có giá trị so với công ty có mức đòn bẩy tài chính sử dụng trong cấu trúc vốn thấp vì chi phí sử dụng vốn từ nguồn tài trợ bên ngoài và khả năng thanh khoản thấp sẽ dễ đẩy doanh nghiệp rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính, nếu không có sự giám sát của chủ nợ sẽ dẫn đến vấn đề đầu tư dưới mức (Myers, 1977). Hơn nữa, theo lý thuyết về đầu tư quá mức, thì việc tăng sử dụng nợ vay trong cấu trúc vốn sẽ buộc các nhà quản lý phải thực hiện các nghĩa vụ tài chính trong việc trả lãi và vốn gốc nên không thể thực hiện các dự án đầu tư kém hiệu quả, khi dòng tiền bị thắt chặt, nhà quản lý phải thận trọng trong việc thực hiện các quyết định đầu tư (Jensen,1986 và Stulz, 1990).
Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tồn tại mối tương quan dương giữa khoản vay dài hạn ngân hàng và đầu tư của các công ty Việt Nam. Kết quả này hàm ý rằng, các công ty sử dụng nợ vay dài hạn ngân hàng trong cấu trúc vốn càng nhiều thì các công ty này càng tăng cường việc thực hiện quyết định đầu tư. Kết quả này đã đi ngược lại với giả thuyết 3a mà tác giả đặt ra và kết quả của các nghiên cứu trước đây như nghiên cứu của Lang và cộng sự (1996); Aivazian và cộng sự (2005) khi cho rằng có tồn tại mối tương quan âm giữa khoản vay dài hạn và đầu tư của công ty. Điều này được lý giải là do ở những thị trường trái phiếu chưa phát triển như Việt Nam, các ngân hàng thường thận trọng hơn trong việc cung cấp các khoản vay dài hạn hơn so với các khoản vay ngắn hạn (Jiang và Zeng, 2014), các công ty ở những quốc gia có hệ thống pháp lý còn hạn chế sẽ có tỷ lệ nợ dài hạn thấp hơn nợ ngắn hạn (Diamond, 2004). Do đó, tại Việt Nam, khi các công ty tiếp cận được khoản vay dài hạn sẽ có xu hướng tăng cường thực hiện các quyết định đầu tư nhiều hơn.