Khảo Nghiệm Nhận Thức Về Mức Độ Cần Thiết Và Tính Khả Thi Của Các Biện Pháp‌


* Tổ chức thực hiện kế hoạch đảm bảo cơ sở vật chất, tài chính cho hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán

- Hiệu trưởng phân công phó Hiệu trưởng phụ trách cơ sở vật chất dự thảo quy chế sử dụng tài sản công; tổ chức hội thảo cấp trường đóng góp hoàn thiện quy chế sử dụng tài sản công ở đơn vị.

- Hiệu trưởng phân công tổ trưởng tổ Toán dựa vào quy chế sử dụng tài sản công của trường xây dựng dựng kế hoạch sử dụng trang thiết bị phục vụ kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán trình Hiệu trưởng duyệt và tổ chức thực hiện.

- Hiệu trưởng trực tiếp chỉ đạo Kế toán trường lập dự toán kinh phí đúng, đủ phục vụ cho hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán ở trường; lập tờ trình đề nghị sở trang bị máy photo ,vi tính, các phần mềm phục vụ kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán.

* Chỉ đạo thực hiện kế hoạch đảm bảo cơ sở vật chất, tài chính cho hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán

- Hiệu trưởng ra quyết định thành lập ban chỉ đạo đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài chính phục vụ kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán, gồm:

+ Trưởng ban: Hiệu trưởng;

+ Phó trưởng ban: Phó hiệu trưởng phụ trách cơ sở vật chất;

+ Các ủy viên: Tổ trưởng tổ văn phòng, tổ trưởng tổ Toán, kế toán trường.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 170 trang tài liệu này.

Ban chỉ đạo có nhiệm vụ tham mưu Hiệu trưởng trang bị cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị, dự trù kinh phí phục vụ cho hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán.


Quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán học ở các trường trung học phổ thông thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long - 15

* Kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch

- Cuối mỗi tháng nhân viên thiết bị, tổ trưởng tổ toán báo cáo Hiệu trưởng kết quả sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán. Từ đó Hiệu trưởng điều hỉnh bổ sung kế hoạch cho phù hợp thực tế nhà trường.

- Cuối học kỳ, kế toán báo cáo hiệu trưởng về tài chính phục vụ kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán của trường.

- Cuối năm, Hiệu trưởng thành lập hội đồng kiểm kê tài sản; hội đồng có trách nhiệm kiểm kê tài sản, lập báo cáo trình Hiệu trưởng. Hiệu trưởng căn cứ báo cáo hội đồng kiểm kê tài sản và đề nghị của tổ trưởng tổ Toán lập hội đồng thanh lý tài sản(Nếu có); lập kế hoạch trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán của trường.

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp‌

Thực hiện chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục hiện nay, để nâng cao chất lượng động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán, CBQL các nhà trường tùy thuộc và điều kiện cụ thể của đơn vị mình mà có thể áp dụng các biện pháp quản lý khác nhau. Qua nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán ở các trường THPT thành phố Vĩnh Long, luận văn đề xuất 06 biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán như sau:

Biện pháp 1: Tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức, cho giáo viên, cán bộ quản lý và học sinh về vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của thi, kiểm tra, đánh giá trong hoạt động dạy học.

Biện pháp 2: Nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác kế hoạch hóa hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán.


Biện pháp 3: Tổ chức xây dựng ma trận, cấu trúc đề kiểm tra trên cơ sở cụ thể hóa tiêu chí đánh giá kết quả học tập môn Toán phù hợp với sức học của học sinh cả về kiến thức, kỹ năng.

Biện pháp 4: Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các bộ phận, thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các quy định về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán

Biện pháp 5: Tập huấn, bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán cho cán bộ quản lý và giáo viên

Biện pháp 6: Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, đảm bảo kinh phí cho việc tổ chức thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán.

Các biện pháp quản lý nêu trên có mối quan hệ mật thiết, gắn kết với nhau, hỗ trợ, bổ sung cho nhau, không mâu thuẫn, không bài trừ nhau, biện pháp này là tiền đề, là cơ sở cho biện pháp kia và ngược lại. Trong đó: biện pháp 1 đóng vai trò là tiền đề để thực hiện các biện pháp còn lại; các biện pháp 2, 3, 4 và 5 giữ vai trò cơ bản và có tính quyết định trong quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán; biện pháp 6 có vai trò hỗ trợ triển khai thực hiện các biện pháp 2, 3, 4, và 5.

Việc áp dụng các biện pháp quản lý nêu trên trong thực tiễn sẽ góp phần khắc phục những hạn chế trong quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán; thúc đẩy nâng cao chất lượng dạy học môn Toán học và chất lượng giáo dục của các trường THPT trên địa bàn thành phố Vĩnh Long.

3.4. Khảo nghiệm nhận thức về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp‌

3.4.1. Mục đích khảo nghiệm

Thu thập thông tin đánh giá của CBQL và giáo viên Toán về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết


quả học tập môn Toán ở các trường THPT thành phố Vĩnh Long mà luận văn đã đề xuất.

Trên cơ sở kết quả khảo nghiệm tiến hành bổ sung, điều chỉnh, hoàn thiện các biện pháp; khẳng định mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý đã đề xuất.

3.4.2. Phương pháp tiến hành khảo nghiệm

Để khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán ở các trường THPT thành phố Vĩnh Long mà luận văn đã đề xuất, tác giả tiến hành khảo sát ý kiến đánh giá của 50 khách thể là CBQL và GV môn Toán ở 5 trường THPT thành phố Vĩnh Long (THPT Nguyễn Thông, Lưu Văn Liệt, Vĩnh Long, Trưng Vương, Nguyễn Bỉnh Khiêm) với phương pháp thu thập thông tin và xử lý kết quả như sau:

- Các biện pháp đưa đi khảo nghiệm: 6 biện pháp chia ra 36 BP thành phần để khảo sát, nhằm bảo đảm sự đánh giá chi tiết, toàn diện; trong đó biện pháp 1 chia ra 4 BP nhỏ, biện pháp 2 chia ra 10 BP nhỏ, biện pháp 3 chia ra 5 BP nhỏ, biện pháp 4 chia ra 7 BP nhỏ, biện pháp 5 chia ra 6 BP nhỏ, biện pháp 6 chia ra 4 BP nhỏ. Kết quả khảo nghiệm và nội dung chi tiết của 36 BP nhỏ xem tại Phụ lục số 6(dưới đây xin phép trình bày kết quả theo cách đánh số biện pháp nhỏ) .

- Phương pháp thu thập thông tin đánh giá:Tác giả sử dụng phương pháp điều tra bằng phiếu để thu thập thống tin đánh giá từ các khách thể. Khách thể khảo sát đánh giá mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất theo 04 mức độ tương ứng là: Rất cần thiết, cần thiết, ít cần thiết, không cần thiết và rất khả thi, khả thi, ít khả thi, không khả thi.


- Phương pháp xử lý kết quả khảo sát:

+ Cách tính điểm cho các mức độ đánh giá: Rất cần thiết/Rất khả thi: 4 điểm;

Cần thiết/Khả thi: 3 điểm;

Ít cần thiết/Ít khả thi: 2 điểm;

Không cần thiết/Không khả thi: 1 điểm.


+ Cách tính điểm trung bình: X =


X : Điểm trung bình;

Xi .ki

n


, trong đó:

Xi: Điểm được đánh giá ở mức độ i;


k: Tổng số khách thể đánh giá ở mức độ i; i: Mức độ đánh giá;

n: Tổng số khách thể đánh giá.

+ Chuẩn đánh giá:

Mức 4 (Rất cần thiết/Rất khả thi): 3,25 ≤ X ≤ 4,0; Mức 3 (Cần thiết/Khả thi): 2,5 ≤ X ≤ 3,24;

Mức 2 (Ít cần thiết/Ít khả thi): 1,75 ≤ X ≤ 2,49; Mức 1 (Không cần thiết/Không khả thi): X <1,75.

3.4.3. Kết quả khảo nghiệm

* Khảo nghiệm mức độ cần thiết

Kết quả Bảng 3.1 cho thấy CBQL, giáo viên đánh giá cả 6 biện pháp ở mức độ rất cần thiêt (CBQL, giáo viên đánh thứ bậc 1 là biện pháp 1, 5; CBQL, giáo viên đánh giá thứ bậc 2 cho 3 biện pháp: 3, 4, 6; CBQL, giáo viên đánh giá thứ bậc 6 cho biện pháp 2); trong đó có 5.8% CBQL, giáo viên đánh giá biện pháp 2 không cần thiết; điều này nói lên một số CBQL, giáo viên chưa nhận thức đúng,


đủ công tác kế hoạch hóa hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán; cụ thể CBQL, giáo viên đánh giá mức độ cần thiết các tiêu chí của từng biện pháp như sau:

- Biện pháp 1: CBQL, giáo viên đánh giá mức độ rất cần thiêt cho cả 4 BP nhỏ của biện pháp ; trong đó 100% CBQL, giáo viên đánh giá cần thiết và rất cần thiết(BP nhỏ 1: CBQL, giáo viên đánh giá thứ bậc 1; BP nhỏ 2: CBQL, giáo viên đánh giá thứ bậc 2; BP nhỏ 3: CBQL, giáo viên đánh giá thứ bậc 3; BP nhỏ 4: CBQL, giáo viên đánh giá thứ bậc 4). Điều này nói lên CBQL, giáo viên Toán các trường nhận thức đúng, đủ chủ trương đổi mới kiểm tra, đánh giá của Bộ Giáo dục và Đào tạo đang thực hiện. Các trường đã, đang tích cực tuyên truyền về mục tiêu đổi mói kiểm tra, đánh giá của Bộ Giáo dục đang thực hiện để CBQL, giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh nắm vững và hiểu đúng; tạo nên sự đồng thuận rất cao của xã hội, đặc biệt đổi mới thi THPT Quốc gia mà Bộ đang thực hiện. Kết quả khảo nghiệm mức độ cần thiết biện pháp trên là một kênh thông tin phản hồi về mức độ các trường THPT thành phố Vĩnh Long đã, đang thực hiện chủ trương đổi mới căn bản toàn diên giáo dục đào tạo theo tinh thần Nghị quyết 29 TW, đặc biệt nâng cao nhận thức cho CBQL, GV về vị trí vai trò, tầm quan trọng của hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán .

- Biện pháp 2: CBQL, giáo viên đánh giá mức độ rất cần thiết là 6 tiêu chí (BP nhỏ 1, 2, 3, 8, 9, 10) của biện pháp(BP nhỏ 1, 2, 3, 8, 10 được CBQL, giáo viên đánh giá thứ bậc 2; tiêu chí 9: CBQL, giáo viên đánh giá thứ bậc 1); 4 BP nhỏ của biện pháp được CBQL, giáo viên đánh giá mức cần thiết (BP nhỏ 4, 5, 6, 7); trong đó có 20% CBQL, giáo viên đánh giá BP nhỏ 4 biện pháp 2 là không cần thiết, mặt khác tiêu chí 5 , 6, 7 biện pháp 2 có 12%, 14 % CBQL, giáo viên


đánh giá mức không cần thiết; điều này chứng tỏ một số CBQL, giáo viên chưa nhận thức đúng và thực hiện tốt chức năng quản lý: Tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra thực hiện kế hoạch; công tác xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán môn Toán các trường mới thực hiện theo chỉ đạo của Bộ từ năm học 2017-2018.

- Biện pháp 3: CBQL, giáo viên đánh giá 5 BP nhỏ của biện pháp ở mức độ rất cần thiết(BP nhỏ 1: CBQL, giáo viên đánh giá thứ cấp 1; BP nhỏ 2: CBQL, giáo viên đánh giá thứ cấp 2; BP nhỏ 3, 5: CBQL, giáo viên đánh giá thứ cấp 3; BP nhỏ 4: CBQL, giáo viên đánh giá thứ cấp 5). Ngoài ra BP nhỏ 4 có 24% CBQL, giáo viên đánh giá mức ít cần thiết; BP nhỏ 5 có 12% CBQL, giáo viên đánh giá mức ít cần thiết; điều này cho thấy một số CBQL, giáo viên Toán các trường tổ chức chỉ đạo thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh chưa đạt kết quả như mong muốn cụ thể việc phân tích các yêu cầu để đánh giá và tiêu chí hóa các yêu cầu này chưa thực hiện tốt. Kết quả khảo nghiệm mức độ cần thiết biện pháp 3 cung cấp thông tin phản hồi nhận thức CBQl, giáo viên Toán và tổ chức thực hiện chủ trương đổi mới kiểm tra, đánh giá của Bộ Giáo dục và Đào tạo là khá tốt.

- Biện pháp 4: CBQL, giáo viên đánh giá mức độ rất cần thiết biện pháp là cả 7 BP nhỏ(BP nhỏ 4: CBQL, giáo viên đánh giá thứ bậc 1; BP nhỏ 1, 2, 3: CBQL, giáo viên đánh giá thứ bậc 2; BP nhỏ 5,6,7: CBQL, giáo viên đánh giá thứ bậc 5). Ngoài ra có 22% CBQl, giáo viên đánh giá BP nhỏ 7 ít cần thiết; 16% CBQL, giáo viên đánh giá BP nhỏ 6 mức ít cần thiết; điều này chứng tỏ một số CBQL, giáo viên chưa nhận thức đúng và thực hiện tốt chức năng kiểm tra.

Kết quả khảo nghiệm 4 biện pháp trên cho thấy CBQL, giáo viên Toán của các trường THPT thành phố Vĩnh Long đã và đang thực hiện tốt chủ trương đổi


mới kiểm tra, giá của Bộ Giáo dục và Đào tạo; kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh.

- Biện pháp 5: CBQL, giáo viên đánh giá 6 BP nhỏ là rất cần thiết(BP nhỏ 2, 6: CBQL, giáo viên đánh giá thứ bậc 1; BP nhỏ 1, 3, 5: CBQL, giáo viên đánh giá thứ bậc 3; BP nhỏ 4: CBQL, giáo viên đánh giá thứ bậc 6); điều này cho thấy công tác bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho CBQL, giáo viên luôn được lãnh đạo Bộ, Sở, trường THPT quan tâm chỉ đạo tổ chức thực hiện nghiêm túc đây là tiền đề thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo theo tinh thần Nghị quyết 29 TW.

Xem tất cả 170 trang.

Ngày đăng: 06/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí