Hoàn Thiện Các Quy Định Pháp Luật Khác Có Liên Quan

Hiện nay, trước mắt có thể dựa vào tổ chức ở địa phương đang có chức năng, nhiệm vụ phù hợp với việc hòa giải giữa người khiếu nại và người ban hành quyết định là Chủ tịch UBND cấp tỉnh. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, thực hiện chức năng giám sát việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại của UBND, nếu Thường trực Hội đồng nhân dân chủ trì, có sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể, ban ngành hữu quan thì hiệu quả hòa giải sẽ rất tốt. Việc tiếp dân khiếu nại quyết định của Chủ tịch UBND cấp tỉnh, cấp huyện cũng nên giao cho Thường trực Hội đồng nhân dân chủ trì, để thực hiện việc hòa giải; trường hợp UBND giải quyết sai thì yêu cầu xem xét lại; trường hợp giải quyết đúng thì có trách nhiệm giải thích và yêu cầu người khiếu nại thi hành quyết định, qua đó mà đưa rất ít vụ việc sang Tòa án giải quyết. Mọi việc đều được giải quyết có hiệu quả ngay tại cơ sở và địa phương là phương án tối ưu trong tình hình hiện nay, có thể ta làm thử một số loại hình tổ chức hòa giải ở một số địa phương để rút kinh nghiệm, hoàn thiện cơ chế GQKN hành chính đạt hiệu quả cao.

Việc đổi mới cơ chế GQKN hành chính có liên quan lĩnh vực đất đai, không những nâng cao hiệu quả GQKN hành chính, phù hợp với xu hướng cải cách hành chính, cải cách tư pháp trong nước, mà còn phù hợp với thông lệ quốc tế, trong tiến trình hội nhập của nước ta hiện nay.

- Hoàn thiện các quy định về trình tự, thủ tục khiếu nại phù hợp với yêu cầu của tình hình mới

Theo quy định hiện hành của Luật khiếu nại, tại Điều về trình tự khiếu nại thì trong mọi trường hợp, người khiếu nại phải khiếu nại lần đầu với người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có cán bộ, công chức có hành vi hành chính mà không được khởi kiện ngay ra Tòa án hành chính. Quy định này đã hạn chế quyền được khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án của công dân.

Để đáp ứng yêu cầu "bảo đảm mọi quyết định và hành vi hành chính trái pháp luật đều được phát hiện và khởi kiện trước tòa án" được nêu trong

Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị, yêu cầu "…đổi mới mạnh mẽ thủ tục giải quyết các khiếu kiện hành chính tại Tòa án; tạo thuận lợi cho người dân tham gia tố tụng…" của cải cách tư pháp được xác định trong Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị và yêu cầu của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) là người khiếu nại có quyền khởi kiện vụ án hành chính trong bất cứ giai đoạn nào thì trình tự khiếu nại cần được sửa đổi theo hướng người khiếu nại có quyền khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện ngay vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Việc quy định trình tự khiếu nại như trên vừa tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc lựa chọn các hình thức giải quyết khiếu kiện của mình, bảo đảm quyền tự sửa chữa của người có quyết định hành chính, hành vi hành chính khi bị khiếu nại, đồng thời tạo ra cơ chế GQKN khách quan, dân chủ, kịp thời và hiệu quả hơn. Quy định về trình tự, thủ tục khiếu nại phải bảo đảm thống nhất với quy định của Luật tố tụng hành chính.

- Hoàn thiện các quy định về GQKN đông người

Xây dựng quy định về khiếu nại và GQKN đông người là vấn đề được nhiều người quan tâm. Vì trên thực tế, tình trạng khiếu nại đông người diễn ra khá phổ biến, đòi hỏi Nhà nước xem xét, giải quyết để ổn định tình hình chính trị - xã hội, nếu không quy định việc giải quyết sẽ gây ra những khó khăn, vướng mắc cho các cơ quan, đơn vị trong việc xử lý đối với loại khiếu nại này. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng thực tế cho thấy khiếu nại đông người đã và đang diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau (nhiều người khiếu nại về cùng một nội dung; nhiều người cùng khiếu nại nhưng có nội dung chung, có nội dung riêng; nhiều vụ việc khiếu nại có nội dung khác nhau, phát sinh ở nhiều địa phương nhưng lại tập hợp thành đông người để khiếu nại, hoặc vừa khiếu nại, vừa tố cáo, kiến nghị, phản ánh…). Mỗi hình thức khiếu

nại đông người cần phải có biện pháp giải quyết riêng, do đó không thể quy định một trình tự, thủ tục chung để GQKN đông người trong Luật khiếu nại. Mặt khác, trong trường hợp nhiều người khiếu nại về cùng một nội dung thì yêu cầu về quyền và lợi ích của từng người cũng không giống nhau. Người có thẩm quyền không thể ban hành một quyết định giải quyết chung cho nhiều người, mà cần phải ban hành quyết định hành chính cá biệt để giải quyết đối với từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, khiếu nại đông người thường tập trung vào vấn đề đất đai, là vấn đề rất nhạy cảm và phức tạp, nên Chính phủ cần có quy định riêng về vấn đề này và phải rất chặt chẽ, tránh việc lợi dụng, để gây rối, ảnh hưởng đến an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Luật khiếu nại, tố cáo hiện hành chưa quy định việc GQKNTC đông người. Ngày 26-8-2010, Thanh tra Chính phủ đã ban hành Thông tư số 04/2010/TT-TTCP quy định quy trình xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, đơn phản ánh, kiến nghị liên quan đến khiếu nại, tố cáo và quy định đối với đơn khiếu nại do nhiều người cùng ký tên thì không thụ lý, trả lại để mọi người viết đơn riêng. Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều đoàn khiếu nại đông người về cùng một nội dung, quá trình giải quyết và nội dung giải quyết đối với mỗi người là như nhau, do đó, việc viết riêng các đơn khác nhau để các chủ thể có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết từng trường hợp một rất mất thời gian, không đảm bảo đúng quy định về thời hạn giải quyết. Vì vậy, cần phải có chế định riêng về khiếu nại và GQKN đông người.

Theo chúng tôi, chế định về khiếu nại và GQKN đông người tập trung qui định những vấn đề cơ bản sau đây:

Áp dụng pháp luật trong giải quyết khiếu nại đất đai trên địa bàn thành phố Hà Nội - 12

+ Xác định khiếu nại đông người: Cần quy định khiếu nại đông người là hiện tượng có nhiều người cùng bị ảnh hưởng bởi một hoặc nhiều quyết định hành chính, hành vi hành chính, cùng nhau đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính đó. Quy định như vậy để phân biệt rò với các đoàn đông người khác. Trên

thực tế, có nhiều đoàn đông người nhưng tính chất khác nhau, các đoàn đông người có nhiều dạng: Nhiều người khiếu nại về cùng một nội dung; nhiều người khiếu nại về nhiều nội dung khác nhau; nhiều nhóm khiếu nại khác nhau nhưng tập hợp lại thành đoàn đông người; nhiều người khiếu nại về cùng một quyết định hành chính nhưng yêu cầu khác nhau; nhiều người tập hợp lại vừa khiếu nại, vừa tố cáo… Trong số các dạng đoàn đông người như trên, pháp luật chỉ nên quy định GQKN đông người đối với trường hợp nhiều người khiếu nại cùng một nội dung. Về lâu dài, cần sớm ban hành Luật biểu tình để mở rộng việc giải quyết đối với các trường hợp đông người khác.

+ Trình tự, thủ tục GQKN đông người: Ngoài thủ tục thông thường, khi khiếu nại đông người phải có đơn khiếu nại tập thể và đăng ký trước với CQHCNN có thẩm quyền. Việc đối thoại trong GQKN đông người cần quy định về việc cử đại diện để trình bày nội dung khiếu nại và tham gia vào quá trình giải quyết. Trong quá trình giải quyết, những người tham gia khiếu nại có quyền và nghĩa vụ ngang nhau, và đều được biết về nội dung giải quyết.

- Hoàn thiện quy định về tiếp công dân và tiếp nhận, giải quyết những kiến nghị, phản ánh của công dân

Việc tiếp công dân của cơ quan nhà nước không chỉ nhằm mục đích tiếp nhận để giải quyết những vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền, hướng dẫn công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, mà còn là một kênh thông tin để tiếp nhận, giải quyết những phản ánh, kiến nghị, thỉnh cầu của công dân đối với Đảng và Nhà nước. Đây là vấn đề rất lớn và quan trọng trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam hiện nay, nó thể hiện mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân, là biểu hiện của nền dân chủ XHCN. Do đó, vấn đề này cần phải được điều chỉnh trong một đạo luật riêng biệt. Việc quy định chế định tiếp công dân trong Luật khiếu nại, tố cáo như hiện nay không những làm mờ nhạt những vấn đề rất quan trọng này, mà còn nhiều nội dung của chế định tiếp công dân cần phải được hoàn

thiện. Do vậy, cần phải tách chế định tiếp công dân ra khỏi Luật khiếu nại, tố cáo để quy định trong Luật tiếp công dân. Luật khiếu nại và Luật tố cáo chỉ tập trung quy định việc tiếp công dân để tiếp nhận, giải quyết những vụ việc khiếu nại, tố cáo cụ thể thuộc thẩm quyền giải quyết của CQHCNN như là một giai đoạn đầu tiên trong quá trình GQKNTC.

3.1.2. Hoàn thiện quy định pháp luật về đất đai

Để nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong GQKN về đất đai, hoàn thiện các quy định của pháp luật về GQKN cần phải đi đôi với hoàn thiện chính sách, pháp luật đất đai được đầy đủ, hệ thống và đồng bộ; rà soát những quy định chưa phù hợp hoặc những vấn đề mới phát sinh, để kịp thời sửa đổi, bổ sung, tháo gỡ các vướng mắc, chú ý các quy định và ngôn ngữ của luật, văn bản dưới luật phải được thể hiện hoặc giải thích đầy đủ, rò ràng, minh bạch, nhất là đối với các vấn đề có liên quan đến tranh chấp, khiếu nại; hướng dẫn để thống nhất nội dung giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai; và có tư vấn về pháp luật nhằm tạo cơ hội để mọi người tiếp cận với pháp luật đất đai hiểu biết, đồng thuận giữa người ra quyết định, người khiếu nại và người GQKN.

- Hoàn thiện các quy định để đảm bảo khắc phục tình trạng mâu thuẫn trong các quy định liên quan đến GQKN về đất đai giữa Luật khiếu nại và Luật đất đai. cụ thể:

+ Sửa đổi quy định về thời hiệu, thời hạn khiếu nại trong lĩnh vực đất đai của Luật đất đai thành 90 ngày kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính để đảm bảo tính thống nhất với quy định về thời hiệu khiếu nại tại Điều 9 của Luật khiếu nại năm 2011.

+ Sửa đổi quy định về trình tự, thủ tục GQKN trên lĩnh vực đất đai của Luật đất đai để đảm bảo tính thống nhất với quy định về trình tự khiếu nại tại Điều 9 của Luật khiếu nại. Tức là quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh,

thành phố trực thuộc Trung ương sẽ chưa phải là quyết định cuối cùng, người khiếu nại nếu không đồng ý với quyết định giải quyết của Chủ tịch UBND tỉnh, hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết, thì người khiếu nại có quyền khiếu nại lên Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án. Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần hai của Bộ trưởng hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Chỉ có hoàn thiện các quy định của pháp luật như trên mới đảm bảo tính thống nhất của pháp luật để tạo cơ hội cho người khiếu nại tiếp cận và hưởng thụ đầy đủ quyền khiếu nại về đất đai.

+ Sửa đổi quy định về phạm vi khiếu nại trong Luật đất đai để đảm bảo tính thống nhất, tạo cơ sở cho việc áp dụng có hiệu quả pháp luật về GQKN về đất đai. Luật đất đai phải có quy định cụ thể về những quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai bị khiếu nại thì được giải quyết theo Luật khiếu nại.

- Hoàn thiện các quy định của pháp luật về đất đai, để đảm bảo tính thống nhất, dễ áp dụng, dễ thực hiện, cụ thể:

+ Sửa đổi, bổ sung quy định về người sử dụng đất phải nộp tiền đối với diện tích đất ở ngoài hạn mức. Vì hiện nay quy định về vấn đề này đang có sự mâu thuẫn: Khoản 4 Điều 50 của Luật đất đai quy định:

Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 15/10/1993, nay được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt đối với nơi đã có quy hoạch sử dụng đất thì được cấp GCN quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất [24].

Tuy nhiên, điểm a khoản 1 Điều 14 của Nghị định số 84/200 /NĐ-CP ngày 25/5/200 của Chính phủ quy định:

Trường hợp đất có nhà ở thì người sử dụng đất không phải nộp tiền sử dụng đất đối với diện tích đất ở đang sử dụng nhưng diện tích không phải nộp tiền sử dụng đất không vượt quá hạn mức giao đất ở cho mỗi hộ gia đình, cá nhân theo quy định tại khoản 2 Điều 83 và khoản 5 Điều 84 của Luật đất đai tại thời điểm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; đối với diện tích đất ở ngoài hạn mức (nếu có) thì phải nộp tiền sử dụng đất [5].

+ Sửa đổi, bổ sung quy định về việc thu hồi đất và giao đất, cho thuê đất được thực hiện trong cùng một quyết định để khắc phục mâu thuẫn trong quy định tại khoản 1 Điều 31 của Nghị định 69/2009/NĐ-CP trái với quy định tại Điều 32 của Luật đất đai. Điều 32 của Luật đất đai quy định: "Việc quyết định giao đất, cho thuê đất đối với đất đang có người sử dụng cho người khác chỉ được thực hiện sau khi có quyết định thu hồi đất đó" [24]. Trong khi đó, khoản 1 Điều 31 của Nghị định 69/2009/NĐ-CP quy định: "Trường hợp thu hồi đất, giao đất hoặc cho thuê đất thuộc thẩm quyền của một cấp thì việc thu hồi đất và giao đất hoặc cho thuê đất được thực hiện trong cùng một quyết định" [6].

Tóm lại, Trung ương cần đẩy nhanh việc sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về đất đai, tiến tới xây dựng Bộ Luật đất đai hoàn chỉnh, phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Trước mắt tập trung nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các quy định về tài chính đất đai, chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, về trình tự, thủ tục cưỡng chế thu hồi đất.

3.1.3. Hoàn thiện các quy định pháp luật khác có liên quan

- Quốc hội sớm đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh và giao cho Chính phủ, các cơ quan hữu quan chuẩn bị dự thảo các đạo luật liên quan đến công tác GQKN tố cáo nói chung, GQKN về đất đai nói riêng như Luật tiếp công dân, Luật biểu tình, Luật dân nguyện...

- Hoàn thiện các quy định về cơ chế giám sát công tác GQKN để tạo cơ sở pháp lý đẩy mạnh hoạt động giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội trong việc giám sát công tác GQKN của các CQHCNN; chủ động lập kế hoạch giám sát công tác GQKN và tập trung giám sát công tác GQKN hành chính theo chuyên đề trên những lĩnh vực trọng điểm phát sinh nhiều khiếu nại, trong đó điển hình là lĩnh vực đất đai; giám sát trách nhiệm của Thủ trưởng CQHCNN trong việc thực hiện pháp luật khiếu nại, tố cáo và giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người phức tạp, kéo dài. Kết luận giám sát cần đưa ra những kiến nghị cụ thể để chấn chỉnh, hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả GQKN, đồng thời phải theo dòi sát việc thực hiện kết luận giám sát.

- Chính phủ sớm xây dựng và ban hành quy định cụ thể về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực khiếu nại, tố cáo, theo hướng xử lý nghiêm khắc, công khai đối với người ra quyết định GQKN sai trái, người có thẩm quyền GQKN nhưng thiếu trách nhiệm dẫn đến khiếu nại kéo dài và các trường hợp lợi dụng khiếu nại để gây rối.

- Các Bộ, ngành Trung ương chủ động tổng kết việc thực hiện các đạo luật chuyên ngành, rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung những chính sách không phù hợp với thực tiễn làm phát sinh khiếu nại, tố cáo, đặc biệt là những chính sách trong quản lý, sử dụng đất, giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ tái định cư, lao động - thương binh - xã hội, nhà ở... Riêng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng cần chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, xây dựng, ban hành chính sách giải quyết những khiếu nại liên quan đến vấn đề đất đai, nhà ở do lịch sử để lại, để có cơ sở pháp lý giải quyết các vụ việc phức tạp, tồn đọng về đất đai, nhà ở từ nhiều năm qua.

- Hoàn thiện các quy định để nâng cao trách nhiệm của Chính phủ và các CQHCNN trong việc chấn chỉnh công tác quản lý nhà nước về đất đai,

Xem tất cả 126 trang.

Ngày đăng: 26/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí