Cảm quan hiện thực trong Chuyện cũ Hà Nội của Tô Hoài - 2

không thấy ở tác phẩm của ông, nhất là tiểu thuyết, sự phản ánh những vấn đề xã hội và lịch sử, theo một cách riêng, xã hội và lịch sử được nhìn nhận được tái hiện trong những sự việc, chi tiết của đời sống sinh hoạt, thế sự, gắn kết tự nhiên với đời sống thường nhật, với công việc làm ăn, những buồn vui, đổi thay của số phận con người [6;54].

Có một công trình công phu và toàn diện hơn cả đã khảo sát về phong cách nghệ thuật của Tô Hoài là chuyên luận của TS Mai Thị Nhung, trong đó, cảm quan hiện thực của Tô Hoài đã được nghiên cứu công phu trên những phương diện cơ bản. Theo đó, tác giả của công trình đã chỉ ra hạt nhân của phong cách nghệ thuật Tô Hoài chính là cảm quan hiện thực đời thường, bao gồm: cảm quan nhân bản đời thường về con người, cảm quan về xã hội trong dòng chảy tự nhiên của đời sống sinh hoạt và phong tục, cảm quan sinh hoạt phong tục về loài vật, cảm quan thiên nhiên bình dị mang màu sắc tự nhiên, khách quan (24). Đây là những kết quả nghiên cứu toàn diện và có ý nghĩa khoa học sâu sắc, được coi là cơ sở quan trọng cho việc tìm hiểu và khảo sát nhiều tác phẩm của Tô Hoài. Luận văn của chúng tôi cũng triển khai dựa trên những gợi ý quan trọng từ công trình nghiên cứu đó.

2.2. Những kết quả bước đầu nghiên cứu về Chuyện cũ Hà Nội

Chuyện cũ Hà Nội in lần đầu năm 2000, là một tập ký sự về Hà Nội. Bản in năm 1986 gồm 42 chuyện, bản in năm 1994 gồm 64 chuyện, bản in mới gồm 114 chuyện, có chuyện lấy lại từ Hà Nội và Hà Nội (1996), như Vườn Hoa, tên cũ là Vườn và Hoa, cây hoa. Nhưng đây vẫn chưa phải là toàn bộ những bài viết của Tô Hoài về Hà Nội, ví dụ không có bài xuất sắc Đôi Nét Hồ Tây trong Hà Nội và Hà Nội. Ấn bản năm 2000 không phải là có bổ sung mà còn có sửa chữa và có thể nói toàn bộ mang một nội dung mới : hai ấn bản trước mang tính cách hồi ký, có giá trị xã hội hoặc dân tộc học về địa phương Hà Nội, thì ấn bản sau này mang dụng công dân tộc học rò ràng hơn,

theo gương người xưa : “Các danh sĩ Lê Quý Đôn, Phạm đình Hổ, thời các cụ chưa có các môn xã hội học, phong tục học, nhưng các cụ đã ý thức ghi chép cẩn thận về mũ áo và cái nón , bởi cái nón cũng tỏ ra phân biệt địa vị con người” [14; 150]. Không gian tác phẩm được mở rộng, thời gian được dàn dài, chuyện đời, chuyện người cũng trở nên phong phú hấp dẫn hơn. Nếu ở lần in đầu, các truyện nghiêng hẳn về miền đất ngoại ô như một lẽ tự nhiên trong cảm hứng của Tô Hoài, thì tới lần xuất bản này, nhà văn đã đạt được sự “cân bằng” đáng kể khi làm lộ diện một nội thành đa dạng, truân chuyên và sang trọng, hào hoa. Tô Hoài đã mở rộng đề tài Hà Nội sang địa hạt văn hoá dân tộc trên cả hai chiều lịch sử và thời sự, như bài Đất nói về những dụng cụ làm bằng đất, công dụng hòn đất trong đời sống dân tộc hay bài Tiếng Trống, Đình Làng, nón Xưa vượt ra khỏi chu vi Hà Nội. Những bài như Dung và Quyền nói lên thân phận con người chìm nổi trong lịch sử : hoạ sĩ Ngô thúc Dung, tốt nghiệp Cao Đẳng Mỹ Thuật cùng khoá với Nguyễn Đỗ Cung, sau 1954 bán vé tàu điện đường Bưởi, không còn nhận ra bạn bè chán đến nỗi không còn muốn nhận ra nhau nữa. Tác phẩm đã sớm thu hút được sự quan tâm của giới nghiên cứu và những người yêu văn học, yêu Hà Nội.

Nói chung, ngòi bút Tô Hoài ưu đãi nếp sống dân dã. Chuyện cũ Hà Nội chủ yếu là chuyện người nghèo, bắt đầu từ dân quê trôi giạt về thành phố kiếm ăn, ở đợ, may thuê, gánh mướn, làm đào hát, đào rượu. Tô Hoài ghi lại nếp sống thành phố, từ cái xe đạp, cái Tàu điện, đến Chiếc xe kút kít qua Phố Hàng Đào, Phố Hàng Ngang, từ cảnh chợ buôn người đến cơm đầu ghế, những niềm vui của trẻ em nghèo, của Tô Hoài thời cỏ dại : bẫy chim, chơi chim, trèo me, trèo sấu, cho đến sinh thú của người lớn, những Hội hè đình đám, đặc sắc là thú chơi Diều sáo. Là người hiện đại, Tô Hoài lưu tâm đến đời sống kinh tế, mức thăng trầm các nghề thủ công và viết nhiều về Chợ, từ những chợ xép ven đô, đến những chợ trung tâm, chợ trâu bò. Ông đếm, cuối

năm 1995, Hà Nội có 135 cái chợ quy mô, không kể chợ xanh chợ cóc [14;504]. Ông đã ghi lại những phong tục lớn nhỏ, không nhất thiết là thuần phong mỹ tục. Những tập quán như Giỗ Tết, Cưới hỏi, Đón Giao thừa, không riêng gì Hà Nội. Đặc biệt Hà Nội là những nhân vật hằng ngày, có tên tuổi trong đời sống vô danh: Bà Viết, Ông Phó Ngạc khâu thuê, Bác Khán goá vợ, Ông ấm làm môi giới, Cô Ba Tý lên đồng, Ông Đồ Huỵch bị Tây bắt ... là những hình bóng linh động và cảm động của một thời. Những hình ảnh khẳng định Chuyện Cũ Hà Nội - ký sự xã hội, là một tác phẩm văn học trong ý nghĩa đầy đủ của chữ văn học.

Trong lời giới thiệu Chuyện cũ Hà Nội, nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc khẳng định: “Có thể coi đó là một thứ Vũ trung tuỳ bút thời hiện đại, vì với những mẩu chuyện không dài, Tô Hoài với tư cách một chứng nhân đã ghi lại “muôn mặt đời thường” của cái Hà Nội thời thuộc Tây. Tuy mới qua sáu, bảy chục năm mà dường như không mấy ai nhớ nữa, thậm chí đã trở thành chuyện đời xưa” [16]. Trong nhận định này, Nguyễn Vinh Phúc đã chỉ ra đặc trưng cảm quan hiện thực đời thường của Tô Hoài khi viết về Hà Nội, đồng thời khẳng định giá trị của nó không chỉ ở phương diện văn học, mà còn ở phương diện văn hoá và lịch sử.

Viết nhiều, nhưng trước sau, Tô Hoài vẫn trở đi trở lại với hai vùng đất: con người, phong thổ ngoại ô Hà Nội và vùng đất Tây Bắc, nơi ông đã gắn bó sâu sắc trong thời kháng Pháp và sau đó còn trở lại nhiều lần. Vậy nên, nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Điệp đã cho rằng: “Cắm sâu vào những miền đất đã nên duyên nên số với mình, Tô Hoài điềm tĩnh bóc từng lớp một, và khi “người thợ khâu” ấy nối liền các mảnh văn hóa, các số phận trong một sinh thể nghệ thuật, ta bỗng ngạc nhiên về sự giàu có của đất và người, của thời gian và không gian, của văn hóa và tâm linh dân tộc” [5]. Đó là cái điềm tĩnh, lặng lẽ và nhẫn nại của một người tin vào cái căn cốt văn chương và sự trải

nghiệm của mình. Riêng về Hà Nội, Tô Hoài là một cây bút cự phách. Cùng với Nguyễn Tuân, Thạch Lam, Vũ Bằng... Tô Hoài đã để lại nhiều trang văn xuất sắc vì câu chữ của ông không những thể hiện được văn hóa, phong tục mà còn thể hiện được “hồn vía” của người Hà Nội. Không chỉ Hà Nội hôm nay mà cả Hà Nội “chuyện cũ” đều được Tô Hoài quan tâm thể hiện. Không ai hơn Tô Hoài về vùng đất ngoại ô đã đành, nhưng cũng hiếm người vượt được Tô Hoài về đời sống văn nghệ sĩ Hà Thành. Ông kể về họ bằng cái chất giọng quai quái một chút, nhưng chân thành yêu mến. Có vẻ như Tô Hoài đã tự chuẩn bị cho một thế nhìn: đời sống nó thế, lên gân quá, tô vẽ quá cũng chỉ vậy mà thôi. Đọc Tô Hoài, nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Điệp liên tưởng đến Nguyễn Tuân và nhận thấy: “Văn hai ông rất khác nhau. Một bên cố gắng tạo cái vân chữ của mình bằng những cách nói độc đáo, bằng trùng điệp liên tưởng, bằng những nét vẽ phóng khoáng, những ấn tượng mạnh, một đằng văn nhẩn nha, chi tiết đặc chất tiểu thuyết, khoảng cách giữa người trần thuật và nhân vật là khoảng cách gần gũi, suồng sã, phi sử thi. Nhưng cả hai cây đại thụ này đều có cái nhìn riêng về đời sống. Nguyễn Tuân truy tìm cái đẹp đượm màu lý tưởng. Đó có thể là cái đẹp vang bóng, có thể là cái đẹp trong hiện tại nhưng trên cái nền hiện tại ấy, mọi cái đẹp đều hiện lên kỳ vĩ, khác lạ. Còn Tô Hoài, cái đẹp hiện ra chính trong đời thường” [5]. Tô Hoài không chuốt văn theo cách ép hoa trong tủ hay cầu kỳ một cách thái quá để tạo nên kiểu bonsai chữ nghĩa mà ông cắt tỉa, gọt giũa câu văn, tạo nên những cấu trúc cú pháp mới cũng là để văn gần hơn với đời. Đúng hơn, với ông, bản thân ngôn từ cũng chính là một thực thể sống, nó không hề đóng vai trò như một thứ vật liệu tải chở nội dung theo cách hình dung cơ giới giản đơn. Bởi thế, ngôn ngữ của ông mềm mại, tung tẩy, nẫu nục chất dân gian. Đó là sự tinh tế của một cây bút cao tay, là ý thức đạt tới sự giản dị của một sự khéo léo lớn. Chính vì thế mà văn Tô Hoài không bị mòn cũ theo thời gian. Ống

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

kính của Tô Hoài vừa sắc nét trong việc tái hiện lại các chi tiết, vừa có khả năng tạo ra sự lưu chuyển hợp lý giữa các trường đoạn, màu sắc du ký và màu sắc tự truyện hòa vào nhau hết sức sống động. Tô Hoài không thật quen với tầng lớp trên, ông chỉ gần gũi với những người bình dân, vì thế, ông thông thuộc tâm tính của họ, những người sinh ra trong nhếch nhác, khổ nghèo. Nói về họ, kể về họ thực chất cũng là nói về mình, kể về mình. Tô Hoài là thế, chỉ viết về những điều gì ông thật quen, những gì ông đã nhìn thấy. Trong Tự truyện, Tô Hoài cho biết, thậm chí “cả những chuyện loài vật tưởng như xa lạ kia cũng không ngoài cái rộn ràng hay thầm lặng của khu vườn trước cửa”. Điều mà Tô Hoài gần với Vũ Trọng Phụng, Nam Cao chính là ở đó: “Các ông muốn tiểu thuyết cứ là tiểu thuyết. Tôi và các nhà văn cùng chí hướng như tôi muốn tiểu thuyết là sự thực ở đời”. Chỉ có điều, là những cây bút tài năng nên sự thực hiện lên trong mắt họ khác nhau. Phản ánh bức tranh của xã hội cũ, Với Vũ Trọng Phụng, đó là chuyện nhố nhăng, rởm đời, bịp bợm thời Âu hóa trong môi trường đô thị, với Nam Cao, đó là sự khốn cùng của người nông dân, là sự tha hóa của nhân cách và tấn bi kịch bị từ chối quyền làm người trong xã hội nông thôn trước Cách mạng. Còn Tô Hoài, đó là những chuyện thường ngày mà ông từng gặp, từng nhìn thấy ở vùng đất ngoại ô Hà Nội. Cái vùng đất ấy, tự trong bản chất, vẫn là một vùng quê thuần túy. Nhưng chỉ bước ra một loáng là chạm vào đời sống thị thành. Vì thế, chuyện hương đồng gió nội bay đi ít nhiều, chuyện phải đối mặt với những huyên náo và chịu sự tác động, chịu ảnh hưởng lối sống thị thành nhanh hơn các vùng nông thôn khác cũng là điều dễ hiểu. Và thế là có bao nhiêu chuyện đau lòng đã diễn ra ở đất kẻ Bưởi trong buổi giao thời đầu thế kỷ XX đã được Tô Hoài nhìn từ góc nhìn thế sự - đời tư, bởi thế, các chi tiết của ông sắc nét, chuyện trong sách mà ngỡ như chuyện ngoài đời.

PGS.TS Phạm Thị Chiến trong bài viết Nét văn hoá Thăng Long xưa trong Chuyện cũ Hà Nội của Tô Hoài cũng cho rằng: “Một tác phẩm văn học có giá trị bao giờ cũng là câu trả lời những yêu cầu của con người về Tổ quốc, gia đình, diện mạo của mỗi thời của mỗi dân tộc. Đó cũng là phương diện văn hoá của văn học. Lịch sử văn học Việt Nam đã cho thấy có rất nhiều tác phẩm đạt được như vậy, trong đó có “Chuyện cũ Hà Nội” của Tô Hoài. Đây là một tập ký sự độc đáo, hấp dẫn người đọc bởi một lối kể chân thực, một cách nhìn thấu đáo hồn hậu, thấm đẫm tình yêu sâu lắng, xót xa mà vẫn tràn trề hy vọng về mảnh đất Thăng Long xưa của Tô Hoài”[2].

Cảm quan hiện thực trong Chuyện cũ Hà Nội của Tô Hoài - 2

Cũng am hiểu về Chuyện cũ Hà Nội của Tô Hoài, Đoàn Minh Tuấn khẳng định: “Tô Hoài là một nhà văn lão luyện ở Hà Nội, ngò ngách, phong tục, tập quán bác am hiểu tường tận. Cuốn sách Chuyện cũ Hà Nội gần 300 trang, ông viết từ phố mới, phố xưa, cho đến 36 phố phường, việc bắt rượu, tiếng rao đêm, thuế thân, thịt chó, đến trèo me, trèo sấu, rồi đào rượu, đào hát, đến bắt chuột, bẫy chim, chơi chim, rồi tàu điện đêm, đi phu mộ, chết đói… nghĩa là thượng vàng hạ cám Tô Hoài đều đưa được vào trang viết của mình. Trong chuyện Mừng ngày giáp tết: Thuở niên thiếu gia cảnh nhà bác Tô Hoài đói kém, sợ nhất là cảnh đòi nợ, không có tiền trả, chủ nợ lấy đồ đạc khuân bát hương đi. Nhà bà nội không có tiền, trong nhà không có gì đáng giá nửa hào, thì có gì mà xiết, mà trừ nợ được. Bà nội chỉ dúi vào tay người đòi nợ vài xu uống nước đi tàu điện về đỡ phải cảnh đòi nợ ngày tết dông cả năm” [26].

Nhà phê bình Vương Trí Nhàn đã tinh tế gọi tên được bản sắc của Tô Hoài khi viết về Hà Nội và tìm cách lý giải nguyên nhân của bản sắc ấy: “Những khi phải tả Hà Nội, Tô Hoài vừa có cái kỹ lưỡng từ trong nói ra, lại có cái tươi mới như vừa gặp vừa thấy. Sở dĩ như vậy, theo tôi, một phần do trước sau Tô Hoài vẫn giữ được cái hóm, cái nghịch cần thiết cho những “Người ven thành” luôn luôn phải đi lên thành phố để làm đủ các loại việc,

rồi ít ngày sau, lại bỏ đấy, bắt sang những công việc khác, mà lúc nào cũng giữ được cái thế của người đứng ngoài, đứng hơi xa một chút, để nhận xét cho thấu đáo, lên thành phố, những người này phải rất hoạt bát để bán được hàng, tìm được việc, mà lại khỏi bị những người hàng phố lừa. Và lên đấy phải nghe ngóng, tích luỹ, phải có nhiều điều tai nghe mắt thấy, để về còn kể cho bà con hàng xóm, hoặc con cháu trong nhà. Bởi vậy, nên cái chân dung thành phố do những con người này vẽ nên bao giờ cũng tươi mới, giàu chi tiết, kích thích sự tò mò của người khác”[6;181]. Ông còn khẳng định thêm: Trong Chuyện cũ Hà Nội Tô Hoài kể ra một số vùng ngoại ô với những nghề nghiệp cha truyền con nối, lên làm ăn ở thành phố. Cổ Nhuế, thợ may, hàng thầu; Thủ Lệ, giặt là; Lai Xá, thợ ảnh; Thanh Nhàn, cắt tóc; Thuỵ Khuê, xôi lúa, quà vặt v.v... và v.v... Quả ngoại ô Hà Nội là một “thế giới” phong phú. Trong “thế giới” đó, cũng có sự phân công lao động rất tỉ mỉ, khiến cho từng người làm nghề trở thành những người nghệ sĩ tài hoa và hết lòng với nghề, được mọi người kính trọng. Từ các làng xóm chung quanh nội thành, người đi viết văn, viết báo xưa nay không phải ít, nếu kể ra các vùng quê mới cắt từ Bắc Ninh, Hưng Yên, Sơn Tây, Hà Đông để nhập vào Hà Nội, nhưng theo Vương Trí Nhàn thì “số tác giả của Thủ đô thật là nhiều. Song có lẽ chỉ có Tô Hoài là mang được cái chất riêng của vùng đất mà mình đã từ đó trưởng thành. Và giữ được cái chất đó, trong suốt cuộc đời cầm bút”.

Nhà phê bình Đặng Tiến cho rằng: Vào tuổi “thiều quang chín chục”, sau 170 đầu sách, ngòi bút Tô Hoài vẫn dạt dào xuân sắc. Vẫn một dòng suy cảm, một khối u hoài. Duy niềm u hoài bên Xóm Giếng ngày nay nhẹ phần mơ mộng, thêm phần tư lự . Chuyện cũ Hà Nội là niềm hoài cựu miên man về một thành phố, đồng thời là khối trầm tư day dứt một đời người về thân phận làm người. Chuyện cũ Hà Nội thật ra là Chuyện Cũ Tô Hoài, những mảnh đời cụ thể, những mảnh tình cảm, suy tư non một trăm năm dâu bể. Tư liệu và tư

duy. Nhân chứng và tâm chứng. Nghiệm cho cùng, tác phẩm Tô Hoài là chuyện về con người trong tình đời không bao giờ cũ.

Hầu hết ý kiến của các nhà nghiên cứu đều khẳng định: Chuyện cũ Hà Nội - Đó là một Hà Nội với đủ thứ chuyện của đời thường trong mấy chục năm trước Cách mạng tháng Tám: từ cảnh mua bán người thê thảm ở phố Mới đến chuyện kinh doanh thức ăn thừa dơ dáy của lính Tây ở cửa Đông; từ việc Tây khám rượu lậu đến “tiếng rao đêm” bán quà bánh trên các phố…Nhưng cái hay của tác phẩm không dừng lại ở sự phong phú bề ngoài ấy, mà là chiều sâu văn hoá của nó. Bỏ cái nền nếp của mình mà học cái nền nếp của người ít lâu, sẽ quên là mình từng có nền nếp! Nền nếp bị quên, có người chịu khó chép vào sách đấy. Ðọc sách Tô Hoài, lắm khi như lật ngược trang văn hóa Việt Nam. Của tin sờ sờ, nhưng trong lúc “bổ sấp bổ ngửa” tranh giầu có với người, mấy ai nhìn đến.

Như vậy, có thể thấy rằng, Chuyện cũ Hà Nội là một tác phẩm xứng đáng để nghiên cứu và đã bước đầu được quan tâm, khảo sát, tìm tòi. Tuy nhiên, chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu về Chuyện cũ Hà Nội một cách công phu và toàn diện ở phương diện cảm quan hiện thực. Vì lẽ đó, trên cơ sở kế thừa và phát huy những kết quả mà nhiều người đi trước đã đạt được, chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu Cảm quan hiện thực trong Chuyện cũ Hà Nội của Tô Hoài.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là cảm quan hiện thực của Tô Hoài, các phương diện thể hiện cảm quan hiện thực và những nét đặc sắc nghệ thuật trong việc biểu hiện cảm quan hiện thực đó.

- Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của luận văn chủ yếu là tác phẩm Chuyện cũ Hà Nội của Tô Hoài. Tất nhiên, trong quá trình nghiên cứu, người viết còn tiến hành khảo sát một tác phẩm khác của tác giả Tô Hoài và khảo sát tác phẩm của các tác giả khác cùng viết về Hà Nội.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/07/2022