thức tổ chức các hoạt động học để HV có thể học một cách tích cực, tự khám phá, chủ động chiếm lĩnh kiến thức cho mình; Nội dung bài dạy phải là những kiến thức cơ bản, trọng tâm, được thiết kế một cách khoa học, chú trọng việc vận dụng kiến thức Toán học vào giải quyết các tình huống thực tiễn; Phân hóa nội dung phù hợp từng đối tượng HV; Dự kiến các tình huống xảy ra và phương pháp xử lý.
- Kỹ năng thực hiện tiết dạy trên lớp: DH theo định hướng PTNL người học phải lấy hoạt động học của HV làm trung tâm, coi trọng việc hình thành năng lựctự học cho HV. Trong thực hiện tiết dạy trên lớp phải tổ chức hướng dẫn HV học tập tích cực chủ động chiếm lĩnh kiến thức, quan tâm đến tất cả các đối tượng HV. GV cần hệ thống lại kiến thức có liên quan để HV dễ tiếp thu, GV phải biết vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực phù hợp với đặc trưng bộ môn và nội dung bài dạy. Dạy học phải hướng đến hình thành NL cho người học, chú trọng việc vận dụng kiến thức vào giải các bài toán thực tế phù hợp với đối tượng HV.
- Kỹ năng sử dụng các thiết bị và PTDH hiện đại: đây là kỹ năng không thể thiếu được của GV trong dạy học theo định hướng PTNL người. Cần khai thác triệt để hiệu quả của các PTDH hiện đại, các phần mềm hỗ trợ DH Toán. Tuy nhiên, việc sử dụng các PTDH hiện đại và ứng dụng CNTT phải phù hợp với từng nội dung dạy học Toán, không nên quá lạm dụng.
-Kỹ năng đánh giá kết quả DH theo định hướng PTNL người học: Đánh giá kết quả học tập môn Toán của HV theo định hướng PTNL người học không chỉ đánh giá kết quả mà chú ý cả quá trình học tập, không lấy việc kiểm tra khả năng tái hiện kiến thức làm trung tâm mà cần chú trọng đánh giá khả năng vận dụng một cách sáng tạo tri thức Toán học trong những tình huống ứng dụng khác nhau.
Để từng bước hoàn thiện kỹ năng dạy học theo định hướng PTNL người học cho GV Toán, GĐ trung tâm cần thực hiện các biện pháp:
- Quán triệt cho GV Toán những yêu cầu về dạy học theo định hướng PTNL người học: Cần quan tâm tới hoạt động học và kết quả hoạt động học của HV trong quá trình học, vận dụng Toán học; Vừa phải chú trọng trang bị kiến thức, kĩ năng, vừa phải hình thành thái độ, hành vi ứng xử đúng đắn cho HV; Kết quả công việc hay hoạt động là thước đo để đánh giá NL của cá nhân HV được hình thành.
- Hướng dẫn GV thực hiện quy trình soạn bài theo định hướng PTNL người học.
- Chỉ đạo cho GV sử dụng các PPDH tích cực để giảng dạy, xác định phạm vi kiến thức cơ bản, mục tiêu cần đạt được về kiến thức, kỹ năng vận dụng kiến thức, NL cần hình thành cho HV trong từng nội dung dạy học, trao đổi về các bài khó, khai thác sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, sử dụng các trang thiết bị cần thiết; Xây dựng các chủ đề dạy học phù hợp với PPDH tích cực trong điều kiện thực tế của trung tâm.
Có thể bạn quan tâm!
- Quản Lí Việc Lập Và Thực Hiện Kế Hoạch Công Tác Của Giáo Viên Toán
- Kết Quả Khảo Sát Thực Trạng Ql Sinh Hoạt Tổ, Nhóm Toán Ở Các Trung Tâm Gdnn-Gttx Của Tỉnh Vĩnh Long
- Kết Quả Khảo Sát Thực Trạng Phối Hợp Các Bộ Phận Trong Ql Hoạt Động Học Của Hv Ở Các Trung Tâm Gdtx-Hndn Tỉnh Vĩnh Long
- Biện Pháp 5: Đổi Mới Và Tăng Cường Công Tác Phụ Đạo Học Viên Yếu Kém Và Ôn Tập Môn Toán Cho Học Viên Lớp 12
- Kết Quả Khảo Nghiệm Tính Cần Thiết Của Các Biện Pháp Qlhđdh Môn Toán Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực Người Học Ở Các Trung Tâm Gdnn-Gdtx
- Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo (2014), “Tài Liệu Tập Huấn Dạy Học Và Kiểm Tra, Đánh Giá Kết Quả Học Tập Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực Học Sinh Môn
Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.
- Tăng cường các hoạt động chuyên môn trong trung tâm nhằm nâng cao kỹ năng DH cho GV Toán.
- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng GV một cách khoa học, khả thi, phù hợp với điều kiện thực tế của từng trung tâm; Cử GV tham dự đầy đủ các lớp bồi dưỡng thường xuyên do sở GD&ĐT Vĩnh Long tổ chức; Tạo điều kiện cho GV theo học các lớp sau đại học.
- Nêu cao tinh thần tự học của GV; Bồi dưỡng kỹ năng dạy học cho GV bằng nhiều hình thức: bồi dưỡng trực tiếp, thông qua dự giờ, thông qua các nghiên cứu tài liệu…
- Tổ chức viết và trao đổi các sáng kiến, chuyên đề dạy học nhằm tạo điều kiện cho GV được nói lên quan điểm của mình, trao đổi, nâng cao hiểu biết, tháo gỡ các vướng mắc về chuyên môn.
3.2.3. Biện pháp 3: Đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Toán của học viên theo định hướng phát triển năng lực người học
3.2.3.1. Mục đích ý nghĩa của biện pháp
Để nền Giáo dục thật sự phát triển một cách vững chắc, nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận NL của người học. Và cũng để đảm bảo được điều đó, phải chuyển từ PPDH theo lối truyền thụ một chiều sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn kỹ năng, hình thành NL và phẩm chất; đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả học tập từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá NL vận dụng các kiến thức vào các bài toán cụ thể, coi trọng KTĐG kết quả với KTĐG quá trình để có thể tác động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng DH. Do đó, tăng cường chỉ đạo hoạt động đổi mới PPDH và KTĐG kết quả học tập của HV là một trong những nội dung cơ bản của QLHĐDH môn Toán theo định hướng PTNL người học hiện nay.
3.2.3.2. Nội dung của biện pháp
Nâng cao nhận thức của CBQL, GV Toán về về tầm quan trọng và yêu cầu tất yếu của việc đổi mới PPDH và KTĐG kết quả học tập môn Toán của học viên theo định hướng PTNL người học.
Chỉ đạo thực hiện đổi mới PPDH theo định hướng PTNL người học.
Chỉ đạo thực hiện KTĐG kết quả học tập môn Toán của học viên theo định hướng PTNL người học.
3.2.3.3. Điều kiện và tổ chức thực hiện các biện pháp
Nâng cao nhận thức của CBQL, GV Toán về tầm quan trọng và yêu cầu tất yếu của việc đổi mới PPDH và KTĐG kết quả học tập môn Toán của học viên theo định hướng PTNL người học thông qua các nội dung:
- Quán triệt trong GV những yêu cầu về đổi mới giáo dục hiện nay; Phân tích những ưu nhược điểm của các PPDH truyền thống, những mặt được và chưa được trong HĐDH của trung tâm trước khi thực hiện đổi mới PPDH.
- Tạo động lực cho giáo viên Toán trong hoạt động đổi mới PPDH bằng cách tác động đến nhu cầu được tôn trọng, được khẳng định mình, đồng thời khen thưởng tương xứng với khả năng và sự cống hiến của mỗi người.
Về chỉ đạo thực hiện đổi mới PPDH môn Toán theo định hướng PTNL người học, GĐ trung tâm cần tập trung một số vấn đề:
- Nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng, tập huấn về PPDH tích cực và việc vận dụng một cách hợp lý các PPDH sao cho phù hợp với từng nội dung kiến thức, đối tượng HV; Hướng dẫn GV về các yêu cầu trong việc đổi mới PPDH môn Toán theo định hướng PTNL người học phù hợp với HV.
- Chỉ đạo nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ, nhóm Toán dựa trên nghiên cứu bài học; Xây dựng tổ chuyên môn theo tinh thần phát huy vai trò của đội ngũ GV đầu đàn trong hoạt động đổi mới PPDH.
- Đẩy mạnh các hoạt động chuyên môn: Tổ chức hội thi GV dạy giỏi các cấp; Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, viết và báo cáo chuyên đề, sáng kiến, giải pháp nâng cao chất lượng hiệu quả HĐDH; Tổ chức thao giảng, hội giảng các cấp, xây dựng các chuyên đề dạy học tích hợp và liên môn nhằm nâng cao hứng thú và khả năng tự học cho HV, rút kinh nghiệm tiết dạy một cách nghiêm túc, có hiệu quả theo hướng đổi mới PPDH; Tổ chức tập huấn, hội thảo chuyên đề về đổi mới PPDH theo định hướng PTNL người học; Giao lưu, học tập kinh nghiệm các đơn vị thực hiện có hiệu quả việc đổi mới PPDH; Chủ động đề xuất trong việc sinh hoạt chuyên môn theo cụm trung tâm GDNN-GDTX hoặc sinh hoạt chuyên môn cùng với các trường THPT trên địa bàn; Tăng cường tổ chức các lớp bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho GV Toán; Tăng cường ứng dụng CNTT trong QL và hỗ trợ đổi mới PPDH; Chỉ đạo việc sinh hoạt chuyên môn trên trường học kết nối…
- Tổ chức nghiêm túc việc đánh giá, rút kinh nghiệm hoạt động đổi mới PPDH theo định hướng PTNL người học tại đơn vị theo định kỳ, kịp thời điều chỉnh những hạn chế, thiếu sót.
Về chỉ đạo hoạt động đổi mới KTĐG kết quả học tập môn Toán theo định hướng PTNL người học. Để thực hiện nội dung này, GĐ trung tâm cần tập trung chỉ đạo:
- Tiếp tục triển khai đổi mới PPDH gắn với đổi mới hình thức, phương pháp, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của HV theo định hướng PTNL của người học: Coi trọng đánh giá sự tiến bộ của học viên, đánh giá nhằm động viên sự cố gắng, hứng thú học tập, hướng dẫn HV về phương pháp học tập; Đa dạng các hình thức kiểm tra, đánh giá; Kết hợp đánh giá cho điểm với đánh giá bằng nhận xét, kết hợp đánh giá thường xuyên, định kỳ với đánh giá tổng kết cuối kì, cuối năm học; Tăng cường kiểm tra, đánh giá việc vận dụng kiến thức vào giải các bài toán.
- Chỉ đạo GV thực hiện đúng quy trình xây dựng bộ đề kiểm tra theo đúng quy định và hướng dẫn của Bộ, Sở GD&ĐT. Đề kiểm tra phải đảm bảo chính xác, phù hợp và có khả năng phân loại đối tượng HV. Chỉ đạo tổ Toán xây dựng ngân hàng đề kiểm tra, đề thi; Chỉ đạo việc kiểm tra thống nhất ở tất cả các lớp trong từng khối.
- Chỉ đạo và hướng dẫn GV thực hiện việc đánh giá, xếp loại HV theo Quyết định 02/2007/BGDĐT và văn bản hợp nhất số 23/VBHN-BGD ĐT ngày 29/8/2014 về việc đánh giá, xếp loại học viên theo học chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông.
- Thường xuyên phân tích kết quả học tập của HV để kịp thời điều chỉnh hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HV.
Để tạo điều kiện cho GV thực hiện tốt việc đổi mới PPDH và KTĐG kết quả học tập của HV, GĐ trung tâm cần:
- Cung cấp đầy đủ cho GV các văn bản, quy định, các tài liệu của Bộ,
95
Ngành phục vụ công tác đổi mới PPDH và KTĐG kết quả học tập của HV.
- Đảm bảo đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất, PTDH giúp GV có điều kiện phát huy tối đa khả năng chuyên môn.
-Thường xuyên động viên, biểu dương, khen thưởng kịp thời, tạo môi trường thuận lợi cho công tác giảng dạy và làm việc của GV.
3.2.4. Biện pháp 4: Tăng cường công tác quản lí hoạt động học môn Toán của học viên
3.2.4.1. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp
Hoạt động học của HV có vai trò quyết định chất lượng DH của trung tâm. QL hoạt động học môn Toán của HV là một trong những nội dung trọng tâm của QLHĐDH. Việc QL tốt hoạt động học môn Toán của HV là một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Toán ở các trung tâm GDNN.-GDTX.
3.2.4.2. Nội dung của biện pháp
- Bồi dưỡng động cơ, thái độ học tập tích cực đối với môn Toán cho HV.
- Tăng cường quản lý hoạt động học trên lớp của HV.
- Nâng cao NL tự học cho HV đối với môn Toán.
- Phối hợp với các bộ phận trong và ngoài Trung tâm để quản lý hoạt động học của HV.
3.2.4.3. Điều kiện và tổ chức thực hiện
Xây dựng và bồi dưỡng động cơ, thái độ học tập tích cực cho HV
Thực tế cho thấy, một trong những nguyên nhân dẫn đến học sinh học yếu kém và thường xuyên vi phạm nội quy nhà trường là do các em chưa xác định được động cơ học tập đúng đắn cũng như chưa ý thức trong việc tự học. Để xây dựng động cơ học tập đúng đắng, trước hết cần xây dựng nhu cầu, hứng thú học tập; Cần hình thành động cơ xuất phát từ chính hoạt động học tập, từ ý thức trách nhiệm phải hoàn thành nhiệm vụ học tập. Để nâng cao ý thức học tập cho HV, GĐ trung tâm cần tập trung vào các nội dung:
96
- Chỉ đạo việc sinh hoạt lớp thông qua hình thức tự quản; GV Toán hướng dẫn các em xây dựng nội quy học tập bộ môn, xây dựng các chỉ tiêu, biện pháp thực hiện trên cơ sở nội quy của trung tâm.
- Tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo chủ điểm. Tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống cho HV. Dùng tiết sinh hoạt dưới cờ tổ chức thảo luận, trao đổi các chủ đề về phương pháp học tốt, lợi ích của việc học tập, ước mơ lựa chọn nghề nghiệp tương lai… Bồi dưỡng động cơ, ý thức tự học cho HV theo phương châm học để biết, học để làm, học để chung sống và học để khẳng định mình.
- Đồng thời cũng thông qua giờ dạy Toán, GV góp phần giáo dục các em về ý thức, thái độ học tập bằng cách thường xuyên kiểm tra việc chuẩn bị bài, làm bài ở nhà trước khi đến lớp; Tạo bầu không khí học tập thân thiện, tích cực, quan tâm đến tất cả các đối tượng HV.
- Thường xuyên phát động các phong trào thi đua học tập, biểu dương, khen thưởng kịp thời những HV có thành tích, có tiến bộ trong học tập.
Tăng cường QL hoạt động học môn Toán trên lớp của HV
Việc thực hiện hoạt động học trên lớp của HV có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập của các em. Để QL tốt hoạt động học trên lớp của HV, GĐ trung tâm cần phải:
- Quản lý hoạt động học môn Toán trên lớp của HV trước hết phải quy định trách nhiệm thuộc về GV Toán.
- Thường xuyên nắm bắt tình hình học tập, việc thực hiện nội quy, tính chuyên cần của HV thông qua GV bộ môn, GVCN để có biện pháp chỉ đạo điều chỉnh kịp thời hoạt động học của HV.
- Chỉ đạo GV Toán bồi dưỡng phương pháp học tập tích cực cho HV, tăng cường hoạt động học tập của mỗi cá nhân, phối hợp với học hợp tác, bồi dưỡng NL tự học, tự đánh giá trong quá trình học tập môn Toán cho HV.
Nâng cao NL tự học cho HV, tăng cường QL hoạt động tự học của HV
Theo quan điểm dạy học hiện đại, GV không chỉ cung cấp kiến thức cho HS mà còn dạy cho họ cách học, cách chiếm lĩnh tri thức. Để nâng cao NL tự học cho HV, GĐ trung tâm cần phải:
- Chỉ đạo GV đổi mới PPDH theo định hướng PTNL người học, không chỉ dạy kiến thức mà tập trung dạy cách học, phương pháp học tập, phương pháp tự học. Khuyến khích HV tự tìm hiểu, tự khám phá kiến thức thông qua các PPDH tích cực, cần thay đổi quan điểm là hình thành NL cho người học quan trọng hơn là "nạp" vào đầu các emcàng nhiều kiến thức càng tốt.
- Chỉ đạo GV hình thành NL tự học cho HV thông qua các hoạt động giảng dạy trong giờ học, hình thành phương pháp tự học ngay trên lớp; Cần tạo sự chuyển biến từ học tập thụ động sang tự học chủ động. GVcần hướng dẫn cho HV xây dựng thời gian biểu học tập, xây dựng và thực hiện kế hoạch tự học; Thường xuyên kiểm tra việc học bài và làm bài tập ở nhà của HV. Trong tổ chức các hoạt động học, cần tạo cho đối tượng HV yếu, trung bình chủ động, tích cực, hăng hái tham gia hoạt động nhóm. Ngoài ra, GV cần rèn luyện cho HV kỹ năng tự theo dõi và đánh giá quá trình tiến bộ của mình để từ đó có sự điều chỉnh hoạt động tự học thích hợp.
-Tổ chức cho HV trao đổi kinh nghiệm, phương pháp tự học trên lớp và tự học ở nhà; Nêu gương những HV vượt khó học khá, giỏi.
Tăng cường phối hợp với các bộ phận trong và ngoài trung tâm để quản lý hoạt động học của HV.
Để thực hiện có hiệu quả nội dung này, GĐ trung tâm cần tập trung chỉ đạo các nội dung:
- Xây dựng môi trường sư phạm, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động học tập của HV; Xây dựng nền nếp, kỹ cương dạy học trong trung tâm.
- Phối hợp tốt giữa GVCN, GV bộ môn trong việc quản lý hoạt động học của HV, kịp thời phát hiện và có biện pháp giúp đỡ những HV có biểu hiện sa sút trong học tập.