Mục Tiêu Của Hoạt Động Đánh Giá Kết Quả Học Tập Môn Toán Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực Học Sinh Ở Trường Tiểu Học

với tập thể v.v… dần dần những khó khăn này sẽ giảm đi ở các lớp cuối cấp.

• Thứ ba là nhiệm vụ học tập làm trẻ mệt mỏi, uể oải. khó khăn lại này thường nảy sinh sau vài ba tháng ban đầu, có nhiều thích thú mới lạ trong việc đi học: đó là sự thích thú cái vẻ bên ngoài hấp dẫn của nhà trường (trường to, rộng, nhiều bàn ghế, nhiều tranh ảnh, nhiều bạn vui chơi nhộn nhịp…)

Đó là những vấn đề cần chú ý đối với các học sinh lớp một tuy nhiên việc giải quyết những khó khăn trên có ý nghĩa to lớn trong việc phát triển tâm lý ở các em.

Đặc điểm nhân cách của lứa tuổi học sinh tiểu học là: Đây là giai đoạn học sinh bắt đầu tham gia vào hoạt động mang tính xã hội hóa mạnh mẽ để tiếp nhận hệ thống thống tri thức khoa học của loài người. dưới ảnh hưởng của hoạt động học tập, nhân cách của học sinh có nhiều biến đổi phong phú và sâu sắc.

Đầu tiên ta nói về sự phát triển của các quá trình nhận thức: ở lứa tuổi này diễn ra một sự phát triển toàn diện về các quá trình nhận thức như sau:

- Tri giác của các em đã phát triển hơn hẳn

- Trí nhớ của các em đang phát triển mạnh

- Tưởng tượng của các em phát triển mạnh hơn và phong phú hơn

- Tư duy của các em phát triển rất nhanh

- Năng lực trừu tượng hóa và khái quát hóa đang phát triển mạnh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

- Ngôn ngữ của các em có sự phát triển rõ rệt

- Các chú ý không chủ định vẫn chiếm ưu thế.

Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập môn toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh - 5

Tiếp theo là sự phát triển của xúc cảm - ý chí: đời sống xúc cảm, tình cảm của học sinh tiểu học khá phong phú, đa dạng và cơ bản là mang tính tích cực. trẻ em rất vui mừng vì tình bạn mới với bạn cùng lớp, tự hào vì được gia nhập Đội, hãnh diện vì được giáo viên, chỉ huy đội giao cho những công việc cụ thể, ở học sinh tiểu học tính tự kiềm chế và tính tự giác được tăng cường bộc lộ ở sự ổn định của những trạng thái cảm xúc. Các em biết điều khiển tâm trạng của mình, thậm chí còn biết che dấu tâm trạng khi cần thiết. Nhìn chung, học sinh tiểu học cân bằng hơn tuổi mẫu giáo và thiếu niên. Tâm trạng sảng khoái, vui

tươi thường bền vững, lâu dài là biểu hiện vốn có ở học sinh tiểu học. Đó là những điều kiện thuận lợi để giáo dục những chuẩn mực đạo đức cũng như hình thành những phẩm chất trí tuệ cần thiết.

Đặc điểm nhân cách của học sinh TH nổi bật ở những nét sau:

- Khả năng nhận thức phát triển nhanh chóng nhờ hoạt động học tập.

- Đời sống cảm xúc, tình cảm chiếm ưu thế hơn và chi phối mạnh mẽ đến các hoạt động, nhận thức của trẻ.

- Tính hồn nhiên, vui tươi hướng về những cảm xúc tích cực.

- Hay bắt chước những người gần gũi, có uy tín với trẽ (cha mẹ, thầy cô, bạn bè…)

- Hành vi ý chí chưa cao, bản tính hiếu động, khó kiềm chế, kém tự chủ nên dễ phạm lỗi, nhất là đối với các yêu cầu có tính nghiêm ngặt, đòi hỏi sự tập trung cao độ, gây căng thẳng.

Nhân cách của học sinh tiểu học chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố: gia đình, nhà trường, xã hội. trong đó những ảnh hưởng từ cha mẹ, thầy cô là rất quan trọng vào đầu tuổi và sau đó là các ảnh hưởng từ bạn bè và phương tiện thông tin đại chúng, sách báo, phim ảnh…

Đặc điểm nổi bật nhất là đời sống tình cảm của học sinh tiểu học. các em đang ở lứa tuổi ngây thơ, trong trắng, rất dễ xúc cảm trước hiện thực, rất dễ hình thành những tình cảm tốt đẹp. các em dễ xúc cảm mạnh, đã có ấn tượng khá sâu sắc và khá bền vững. các em sống nhiều bằng tình cảm và bị ảnh hưởng nhiều bởi tình cảm.

Tình cảm của các em mang tính cụ thể, trực tiếp và giàu cảm xúc. Nó không chỉ biểu hiện trong đời sống sinh hoạt mà còn trong cả hoạt động trí tuệ, các em tiếp thu kiến thức không đơn thuần bằng lý trí, mà còn dựa nhiều vào cảm tính và đượm màu sắc tình cảm, các em dễ bị “lây” những cảm xúc của người khác. Năng lực tự kiềm chế những biểu hiện tình cảm còn yếu. tình cảm

cũng dễ thay đổi, dễ dịu đi nhưng cũng dễ bị kích động, vừa khóc đã có thể cười ngay.

Tình cảm của các em đã có nội dung phong phú và bền vững hơn tuổi mẫu giáo. Những tình cảm cao cấp đang hình thành. Đặc biệt tình cảm gia đình giữ vài trò khá quan trọng. nhiều khi lòng yêu thương cha mẹ trở thành động cơ học tập của các em. Những tình cảm đạo đức, thẫm mĩ thường gắn với những sự vật cụ thể, gần gũi với các em.

Tình bạn và tính tập thể được hình thành và phát triển cùng với tình thầy trò. Tình bạn còn dựa vào hứng thú chung đối với một hoạt động vui chơi hay học tập. nó chưa có cơ sở lí trí vững vàng nên dễ thay đổi: thân nhau, giận nhau, làm lành với nhau là hiện tượng thường xuyên xảy ra. Tình cảm tập thể có ý nghĩa lớn đối với các em. Các em dễ dàng gắn bó với nhau, những người có vai trò lớn trong tập thể là thầy, cô giáo. Đó là trung tâm của những mối quan hệ giữa các em, là biểu hiện ý kiến chung của trẻ. Những tình cảm rộng lớn hơn như lòng yêu tổ quốc, yêu lao động, lòng tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm cũng đang được hình thành.

Những phẩm chất ý chí và tình cảm của học sinh cấp I cũng bắt đầu nảy sinh và phát triển. các em có thể rèn luyện để có tính kế hoạch, tính kiên trì, nhẫn nại, tính mục đích… nhưng nó chưa trở thành những nét tính cách vững chắc,tính độc lập còn yếu. Các em chưa vững tin ở bản thân và dựa nhiều vào ý kiến của cha mẹ và thầy giáo. Các em thường bắt chước họ một cách máy móc, và coi họ là mẫu mực phải noi theo.

Năng lực tự chủ đã có nhưng còn yếu, tính tự phát còn nhiều, do đó khó giữ kỹ luật, trật tự, nhiều khi các em vi phạm kỹ luật một cách vô ý thức. Các em có tính hiếu động cao, thích vận động chạy nhảy, hò hét, vật lộn… Các em rất hay bắt chước, có thể bắt chước khá tỉ mỉ chi tiết, nhưng lại hay chú ý những đặc điểm bên ngoài và bắt chước thiếu lựa chọn: kẻ say rượu, người điên khùng, người tàn tật… nói chung là những cái gì ly kỳ, mới lạ. vì thế nếu

giáo dục không tốt, trẻ có thể có những hành vi không tốt, như nói tục, đánh nhau, chửi thề, trêu chọc mọi người, phá phách nghịch ngợm,

Những nét tính cách tốt đã có thể hình thànhở các em như tính thật thà, dũng cảm,… từ việc nhặt của rơi đem trả lại. đến việc nhảy xuống sông cứu bạn, thậm chí đến việc tiếp đạn cho bộ đội đánh giặc, bắt cướp bảo vệ nhân dân… đều có thể có ở các em học sinh tiểu học Tuy nhiên, những nét tính cách tốt của học sinh tiểu học cũng được hình thành từ rất sớm. Trong lịch sử, có rất nhiều tấm gương học sinh đã có những đức tính quý báu như gan dạ, dũng cảm, quả cảm như những thiếu niên anh hùng: Kim Đồng, Lê Văn Tám. Trong giai đoạn hiện nay, cũng có rất nhiều tấm gương nhi đồng được khen ngợi bởi những đức tính tốt như thật thà, dũng cảm, nhặt được của rơi, trả người đánh mất, nhiều em sẵn sàng liều mình cứu bạn…

Đặc điểm nhân cách của các em đã bộc lộ rõ ra bên ngoài qua hành vi và cử chỉ, chúng cũng ít có mâu thuẫn hơn, đó là điều kiện thuận lợi trong việc tìm hiểu nhân cách của các em. Tuy nhiên cần chú ý nhìn nhận rõ những trạng thái tạm thời, những nét tính cách do sự bắt chước còn ngây thơ của chúng trong khi đánh giá nhân cách của các em. Hứng thú của các em cũng đã hình thành khá rõ rệt. Các em đã có hứng thú học tập, nhưng nhiều khi do kết quả học tập (điểm số) hay lời khen của thầy cô là chính. Đến cuối tuổi tiểu học, hứng thú mới bắt đầu chịu sự chi phối bởi nhiều nội dung học tập. Tuy nhiên, nói chung hứng thú chưa được bền vững. Các em còn hứng thú lao động, nhất là lao động mang lại những hiểu biết mới, lao động mang tính chất vui chơi. Các em rất thích trồng cây, chăn nuôi, rất thích động vật nuôi trong nhà (chó, mèo…) các em cũng bắt đầu có hứng thú đọc sách, xem tranh, nghe kể chuyện, ca hát, đá bóng, xem phim…

Các em có nhiều ước mơ tươi sáng, ly kỳ (lên cung trăng, lái máy bay, xe tăng…) những ước mơ này còn xa thực tế, nhưng đẹp và có ý nghĩa giáo dục đối với các em. Nội dung các em thích cái đẹp, cái vui, cái mới, cái độc đáo, ly kỳ…

1.3.2. Mục tiêu của hoạt động đánh giá kết quả học tập môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường Tiểu học

Theo A. Wolf [50, p. 453 - 466], đánh giá theo định hướng PTNL là hình thức đánh giá miêu tả các sản phẩm đầu ra một cách cụ thể, rõ ràng mà GV, người học và các bên liên quan đều có thể hình dung tương đối khách quan và chính xác về sự đạt được hay không đạt được các mục tiêu của người học sau quá trình học tập. Đánh giá theo định hướng PTNL cũng xác nhận sự tiến bộ của người học dựa vào mức độ thực hiện các sản phẩm.

Đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL người học ở trường Tiểu học quan tâm đến kết quả đầu ra, nhưng kết quả đó không chỉ dừng ở việc học sinh tiếp nhận nội dung chương trình môn học ra sao, họ lĩnh hội được tri thức, kĩ năng, thái độ gì như mục tiêu của đánh giá truyền thống mà hướng đến đánh giá xem học sinh sử dụng tri thức, kĩ năng, thái độ đó như thế nào để giải quyết các nhiệm vụ mà quá trình dạy - học đặt ra.

Mục đích của đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL người học ở trường Tiểu học được xuất phát từ các năng lực đầu ra của học sinh. Trên cơ sở những năng lực đầu ra này, xác định những năng lực thành phần mà những năng lực này phù hợp với đặc trưng của môn Toán. Đó chính là những năng lực mà môn Toán có thể và cần hình thành, phát triển cho học sinh tiểu học. Những năng lực này lại được cụ thể hóa thành những tri thức, kĩ năng, thái độ mà người học cần có để đạt được các năng lực đó. Nhiệm vụ của đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL người học ở trường Tiểu học là xác định xem mức độ học sinh đạt được các năng lực đó đến đâu.

Do đó, mục đích đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL người học ở trường Tiểu học là thu thập thông tin và tìm ra các minh chứng trực tiếp về các năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực mô hình hóa toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ, phương tiện toán học sau quá trình học tập môn Toán, đáp ứng

các chuẩn năng lực đầu ra theo quy định của Chương trình môn toán đã được ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Mục đích đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL người học ở trường Tiểu học được cụ thể thành các mục tiêu dưới đây:

- Xác định các năng lực chung và năng lực chuyên biệt được hình thành và phát triển ở học sinh thông qua quá trình dạy học môn Toán.

- Xác định mức độ năng lực chung và năng lực chuyên biệt hiện có ở học sinh

1.3.3. Yêu cầu đánh giá kết quả học tập môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh tiểu học

Hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL người học ở trường Tiểu học cần đảm bảo những yêu cầu sau:

- Đảm bảo tính khách quan: Hoạt động đánh giá KQHT môn Toán của học sinh tiểu học phải đúng như nó tồn tại, không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác. Khi tiến hành đánh giá KQHT môn Toán của học sinh phải tạo điều kiện để mỗi học sinh bộc lộ đúng khả năng và trình độ của mình, hạn chế đến mức tối đa các yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến kết quả đánh giá.

- Đảm bảo tính công bằng trong đánh giá: Trong KQHT môn Toán theo định hướng PTNL người học ở trường Tiểu học phải đảm bảo học sinh có cơ hội ngang nhau để thể hiện mức độ đạt được KQHT môn học của mình. Hay nói cách khác những học sinh thực hiện các hoạt động đánh giá với cùng một mức độ và thể hiện cùng một nỗ lực sẽ nhận được những đánh giá kết quả như nhau.

- Đảm bảo tính toàn diện: Hoạt động đánh giá KQHT môn Toán của học sinh phải phản ánh đầy đủ các loại mục tiêu đánh giá, các nội dung trọng tâm cần đánh giá cũng như các mức độ nhận thức khác nhau của học sinh.

- Đảm bảo tính hệ thống: Hoạt động đánh giá KQHT môn Toán của học sinh phải được tiến hành một cách có kế hoạch, thường xuyên theo một trình tự xác định.

- Đảm bảo tính phát triển: Đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL người học ở trường Tiểu học không chỉ cần tính khách quan, chính xác, công bằng mà còn cần phát triển trí tuệ, nhận thức cho học sinh và phát triển ở họ một số thói quen, phẩm chất cần thiết khác như tính tự lực, chủ động và sáng tạo; phát triển động cơ học tập đúng đắn, lòng tự tin, tự trọng và hình thành năng lực tự đánh giá cho học sinh.

1.3.4. Nội dung đánh giá kết quả học tập môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường tiểu học

Nội dung đánh giá KQHT môn Toán của học sinh bao gồm kiến thức, kĩ năng, năng lực được quy định trong chuẩn kiến thức, kĩ năng trong sách giáo khoa theo từng chủ đề liên quan đến mạch kiến thức cơ bản là: số, đại số, hình học; các kĩ năng như: kĩ năng tính toán, biến đổi, suy luận, kĩ năng để giải quyết vấn đề trong thực tế đời sống,…; thông qua các bài tập, câu hỏi đánh giá năng lực vận dụng kiến thức cũng như nhằm phát triển năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết các vấn đề và sáng tạo và phát triển các năng lực chuyên biệt đặc thù: năng lực tư duy, tính toán, sử dụng ngôn ngữ toán, sử dụng công nghệ thông tin,...

Các nội dung đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường Tiểu học bao gồm:

- Đánh giá sự tích hợp tri thức, kĩ năng, thái độ theo một bài học thông qua sản phẩm học tập.

- Đánh giá sự hình thành năng lực, phẩm chất người học thông qua sản phẩm học tập.

1.3.5 Các nguyên tắc đánh giá kết quả học tập môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường Tiểu học

Nguyên tắc đánh giá KQHT học tập môn Toán theo định hướng PTNL học sinh ở trường Tiểu học là những yêu cầu có tính khách quan và có tác dụng chỉ đạo hoạt động đánh giá KQHT. Đánh giá KQHT môn Toán theo

định hướng PTNL học sinh ở trường Tiểu học cần tuân thủ những nguyên tắc cơ bản sau:

- Đánh giá thể hiện nguyên tắc dạy học tập trung vào học sinh.

- Đánh giá thể hiện nguyên tắc tích hợp.

- Đánh giá thể hiện nguyên tắc phân hóa.

1.3.6. Các hình thức đánh giá kết quả học tập môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường Tiểu học

Đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh ở trường Tiểu học rất chú trọng đến hình thức đánh giá thường xuyên, kết hợp đánh giá thường xuyên với đánh giá định kì và đánh giá tổng kết.

- Đánh giá thường xuyên: là đánh giá trong quá trình học tập, rèn luyện về kiến thức, kĩ năng, thái độ và một số biểu hiện năng lực, phẩm chất của học sinh, được thực hiện theo tiến trình nội dung của các môn học và các hoạt động giáo dục. Đánh giá thường xuyên cung cấp thông tin phản hồi cho giáo viên và học sinh nhằm hỗ trợ, điều chỉnh kịp thời, thúc đẩy sự tiến bộ của học sinh theo mục tiêu giáo dục tiểu học.

Đánh giá thường xuyên học sinh tiểu học bao gồm:

Đánh giá thường xuyên về học tập:

+ Giáo viên dùng lời nói chỉ ra cho học sinh biết được chỗ đúng, chưa đúng và cách sửa chữa; viết nhận xét vào vở hoặc sản phẩm học tập của học sinh khi cần thiết, có biện pháp cụ thể giúp đỡ kịp thời;

+ Học sinh tự nhận xét và tham gia nhận xét sản phẩm học tập của bạn, nhóm bạn trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập để học và làm tốt hơn;

+ Khuyến khích cha mẹ học sinh trao đổi với giáo viên về các nhận xét, đánh giá học sinh bằng các hình thức phù hợp và phối hợp với giáo viên động viên, giúp đỡ học sinh học tập, rèn luyện.

Xem tất cả 132 trang.

Ngày đăng: 04/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí