Đối Với Sở Giáo Dục Và Đào Tạo Vĩnh Long


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ‌


1.Kết luận

Luận văn đã phân tích và làm rõ các vấn đề lý luận: lý luận về kiểm tra, đánh giá; lý luận về hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán; lý luận về quản lý; lý luận về quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán.

Luận văn đã tiến hành khảo sát thực trạng hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán và quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán tại các trường THPT thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long. Kết quả điều tra cho thấy công tác quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán ở các trường THPT thành phố Vĩnh Long đã được tổ chức thực hiện, bước đầu đã đạt được một số thành quả nhất định. Tuy nhiên vẫn còn những hạn chế, tồn tại, yếu kém cần sớm khắc phục để nâng cao hiệu quả quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục hiện nay.

Trên cơ sở nghiên cứu một cách đầy đủ hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn đã giúp tác giả đề xuất 06 nhóm biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học môn Toán học ở các trường THPT thành phố Vĩnh Long, góp phân nâng cao chất lượng giáo dục tỉnh Vĩnh Long. Các nhóm biện pháp đó là:

- Tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức, cho giáo viên, cán bộ quản lý và học sinh về vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của thi, kiểm tra, đánh giá trong hoạt động dạy học.

- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác kế hoạch hóa hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán.


- Tổ chức xây dựng ma trận, cấu trúc đề kiểm tra trên cơ sở cụ thể hóa tiêu chí đánh giá kết quả học tập môn Toán phù hợp với sức học của học sinh cả về kiến thức, kỹ năng.

- Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các bộ phận, thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các quy định về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán

- Tập huấn, bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán cho cán bộ quản lý và giáo viên

- Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, đảm bảo kinh phí cho việc tổ chức thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán.

Cả 06 biện pháp quản lý mà luận văn đề xuất ở trên đều đã được khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi, có thể áp dụng vào thực tiễn dạy học ở các trường THPT thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long. Đề tài đã hoàn thành mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đạt ra, đồng thời cũng đã chứng minh được giả thuyết khoa học.

2.Kiến nghị

2.1.Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

Ban hành quy chế đánh giá xếp loại học sinh trung học cơ cở, học sinh THPT(Thay thế thông 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo).

Ban hành quy định về kiểm tra và đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh.

Ban hành thông tư quy định khen thưởng kỷ luật học sinh trung học (Thay thế thông tư 08/1988/TT-BGDĐT ngày 21/03/1988).

2.2.Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Long

Có kế hoạch báo cáo UBND tỉnh Vĩnh Long đầu tư cở sở vật chất, trang thiết bị cho các trường THPT theo hướng chuẩn hóa, đồng bộ và hiện đại đáp


ứng mục tiêu đổi mới chương trình sách giáo khoa của Bộ Giáo dục và Đào tạo hiện nay.

Có kế hoạch trình sở Tài chính, UBND tỉnh Vĩnh Long cấp kinh phí đúng, đủ cho các trường THPT, trong đó có dự trù kinh phí cho hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập học sinh.

Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên các trường THPT để đáp ứng mục tiêu đổi mới nội dung, chương trình sách giáo khoa hiện nay.

2.3. Đối với Hiệu trưởng các trường THPT

Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ tổ trưởng, nhóm trưởng bộ môn Toán, giáo viên cốt cán môn Toán.

Có cơ chế huy động tốt nhất nguồn lực tài chính phục vụ hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán.

Xây dựng cơ chế khen thưởng, động viên kịp thời, thích đáng về vật chất, tính thần cho CBQL, giáo viên, học sinh, các bộ phận có thành tích tốt trong hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập học sinh nhằm tạo động lực thúc đẩy sự đổi mới.


TÀI LIỆU THAM KHẢO‌

Ban chấp hành Trung Ương. (2013). Nghị quyết hội nghị Trung Ương 8(khóa XI) ngày 04/11/2013 về đổi mới cơ bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo. Hà Nội: Cục Xuất bản in và phát hành, Bộ Thông tin truyền thông.

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2000). Các vấn đề về đánh giá trong giáo dục năm học 1999-2000 . Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục.

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2014). Công văn 5555/CV-BGDĐT ngày 8/10/2014 về hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá ; tổ chức quản lí các hoạt động chuyên môn ở trường trung học qua mạng. Hà Nội. Nhận từ mail của Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Long vanphong@vinhlong.edu.vn.

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2010). công văn 8773/BGDĐT-GDTrH, ngày 30/12/2012 về việc hướng dẫn soạn đề kiểm tra. Hà Nội. Nhận từ mail của Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Long vanphong@vinhlong.edu.vn

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2011). Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 ban hành quy định đánh giá xếp loại học sinh. Hà Nội. Nhận từ mail của Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Long vanphong@vinhlong.edu.vn

Cẩn Thị Thanh Hương. (2011). Nghiên cứu quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trong giáo dục ở Việt Nam. Luận án Tiến sĩ khoa học giáo dục. Chuyên ngành Quản lý giáo dục. Trường Đại học Giáo dục Hà Nội. Hà Nội.

Dương Thiệu Tống. (2005). Trắc nghiệm và đo lường thành quả học tập, Hạ Nội: Nhà xuất bản Khoa học xã hội.

Đinh Viết Xuân. (2009). Quản lý công tác bồi dưỡng đội ngũ giảng viên tại Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp. Luận văn Thạc sĩ Khoa học Giáo dục. Chuyên ngành quản lý giáo dục. Đại học Quốc gia Hà Nội. Hà Nội


Hồ Văn Liên. (2009). Bài giảng Đại cương về khoa học quản lý, Lưu hành nội bộ khoa Tâm lý – Giáo dục. Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh. Thành phố Hồ Chí Minh.

Hồ Văn Liên. (2006). Bài giảng quản lý hoạt động sư phạm Lưu hành nội bộ Khoa Tâm lý - Giáo dục. Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh. Thành phố Hồ Chí Minh.

Lê Đức Ngọc. (2006). Đo lường và đánh giá kết quả học tập. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Lê Khánh Tuấn. (Tái bản, 2016). Dự báo và Kế hoạch hóa trong quản lý giáo dục. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

Lê Thị Linh Phi. (2015). Quản lý hoạt động kiểm tra,đánh giá kết quả học tập tại trường đại học Trà Vinh. Luận văn Thạc sĩ Khoa học Giáo dục. Chuyên ngành Quản lý Giáo dục. Trường Đại học Sư phạm TP.Hồ Chí Minh. Thành phố Hồ Chí Minh.

Nguyễn Lan Phương. (2011). Đánh giá kết quả học tập học sinh phổ thông-Một số vấn đề lý luận và thực tiễn. Hà Nội : Nhà xuất bản giáo dục.

Nguyễn Kế Hào. (2006). Đổi mới phương pháp dạy học và phương pháp đánh giá đối với giáo dục phổ thông, cao đẳng và đại học học sư phạm. Hà Nội.

Nguyễn Tiến Minh. (2014). Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập học sinh ở các trường THPT thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Luận văn Thạc sĩ Khoa học Giáo dục. Chuyên ngành Quản lý Giáo dục. Trường Đại học Thái Nguyên. Thái Nguyên

Nguyễn Phú Tuấn. (2006). Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh. Kỷ yếu Hội thảo khoa học của Viện Nghiên cứu giáo dục. Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh. Thành phố Hồ Chí Minh.


Phạm Văn Quân. (2013). Biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra,đánh giá kết quả học tập của sinh viên Trường cao đẳng văn hóa và du lịch Sài Gòn. Luận văn thạc sĩ Khoa học Giáo dục. Chuyên ngành quản lí Giáo dục. Trường Đại học Sư phạm TP.Hồ Chí Minh. Thành phố Hồ Chí Minh.

Phạm Khắc Quân. (2015). Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở trường trung học phổ thông Thùy Sơn huyện Thủy Nguyên, Thành phố Hải Phòng. Luận văn thạc sĩ Khoa học Giáo dục. Chuyên ngành Khoa học Giáo dục. Đại học Thái Nguyên. Thái Nguyên

Tạ Bích Liên. (2011). Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập học sinh ở các trường trung học phổ thông thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay. Luận văn thạc sĩ Khoa học Giáo dục. Chuyên ngành Quản lí Giáo dục. Đại học Thái Nguyên. Thái Nguyên.

Trần Thị Hương. (2012). Giáo dục phổ thông. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.

Trần Kiểm. (2008). Khoa học quản lý giáo dục. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản giáo dục Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.

Trần Thị Tuyết Oanh. (2007). Đo lường và đánh giá kết quả học tập. Hà Nội : Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội.

Trần Thị Tuyết Oanh. (2014). Đánh giá kết quả học tập. Hà Nội : Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội.

Trần Thị Thúy Hằng. (2013). Biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài gòn. Luận văn thạc sĩ Khoa học Giáo dục. Chuyên ngành Quản lí Giáo dục. Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh. Thành phố Hồ hí Minh.

Vũ Thị Phương Anh. (2006). Kiểm tra đánh giá để phục vụ học tập: xu hướng mới của thế giới và bài học cho Việt Nam. Kỷ yếu Hội thảo khoa học của Viện


Nghiên cứu giáo dục. Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh. Thành phố Hồ Chí Minh.

Vũ Thu Thủy. (2006). Bàn về phương pháp kiểm tra, đánh giá chất lượng và một số hình thức kiểm tra, đánh giá. Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Viện Nghiên cứu giáo dục. Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh. Thành phố Hồ Chí Minh.


PHỤ LỤC 1_BẢNG HỎI‌

VỀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN TOÁN Ở TRƯỜNG TRUNG

HỌC PHỔ THÔNG (Dành cho CBQL)

Kính thưa quý Thầy (Cô)

Chúng tôi đang thực hiện đề tài Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán của của các trường THPT thành phố Vĩnh Long. Xin quý Thầy/ cô vui lòng cho ý kiến về các câu hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu x vào ô lựa chọn thích hợp. Chúng tôi cam kết những ý kiến của quý Thầy/ Cô chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu của đề tài, không nhằm mục đích nào khác. Chúng tôi rất mong nhận được sự hỗ trợ của quý Thầy/ Cô.

Trân trọng cám ơn quý Thầy/ Cô.

Câu 1: Thầy/ Cô vui lòng đánh giá mức độ thực hiện các yêu cầu và hình thức tổ chức của việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán ở trường THPT(Mức 1: Không quan trọng; mức 2: Ít quan trọng; mức 3: Khá quan trọng; mức 4: Rất quan trọng).


STT

Nội dung

Mức độ quan trọng

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4


1

Kết hợp trắc nghiệm khách quan và trắc

nghiệm tự luận trong các bài kiểm tra 15 phút, 1 tiết, kiểm tra cuối kỳ với ti lệ thích hợp






2

Các bài tập hoặc các hoạt động đánh giá không chỉ đánh giá kiến thức, kỹ năng môn

Toán học mà còn đánh giá các phẩm chất trí tuệ và tình cảm





3

Bài kiểm tra hình thức trắc nghiệm tự luận thì

thang điểm đánh giá được xây dựng cẩn thận.






4

Công khai các yêu cầu hoặc tiêu chí đánh giá tạo điều kiện cho học sinh có cơ sở để xem xét tính chính xác, tính thích hợp của các

đánh giá của giáo viên





Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 170 trang tài liệu này.

Quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán học ở các trường trung học phổ thông thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long - 17

Xem tất cả 170 trang.

Ngày đăng: 06/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí