Cơ Sở Lý Luận Của Quản Lý Hoạt Động Đánh Giá Kết Quả Học Tập Môn Toán Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực Học Sinh Ở Trường Tiểu Học.

vùng miền thuận lợi và khó khăn trên địa bàn thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh(trường Tiểu học Lý Tự Trọng, Tiểu học Hải Tiến, Tiểu học Hải Sơn).

7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Sử dụng các phương pháp: Phân tích, tổng hợp, so sánh, hệ thống hóa, khái quát hóa nhằm tổng quan các tài liệu lý luận, hệ thống hoá các khái niệm, các lý thuyết có liên quan đến quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập nói chung, quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học nói riêng, cũng như các nghiên cứu lý luận về dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học… để xây dựng cơ sở lý luận của vấn đề quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh tiểu học.

7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi

Thiết kế các phiếu hỏi dành cho cán bộ phụ trách chuyên môn cấp tiểu học Phòng Giáo dục và Đào tạo, Cán bộ quản lý và giáo viên các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh về thực trạng hoạt động đánh giá kết quả học tập môn Toán và quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh tiểu thành phố Móng Cái.

7.2.2. Phương pháp quan sát sư phạm

Tiến hành quan sát hoạt động quản lý của Hiệu trưởng các trường tiểu học thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, hoạt động đánh giá học sinh của giáo viên để thu thập thêm thông tin bổ sung cho việc đánh giá thực trạng hoạt động đánh giá kết quả học tập và quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh tiểu học trên địa bàn thành phố.

7.2.3. Phương pháp phỏng vấn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

Thiết kế các câu hỏi phỏng vấn cán bộ chuyên môn Phòng Giáo dục và Đào tạo, cán bộ quản lý và giáo viên các trường tiểu học nhằm tìm hiểu sâu hơn về thực trạng vấn đề.

7.2.4. Phương pháp chuyên gia

Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập môn toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh - 3

Trao đổi, tham vấn các ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực Quản lý giáo dục về vấn đề nghiên cứu.

7.3. Phương pháp thống kê toán học

Sử dụng các công thức toán thống kê để xử lý số liệu điều tra, kết quả nghiên cứu, hỗ trợ cho các phương pháp nghiên cứu lý luận và thực tiễn đã nêu trên nhằm rút ra các kết luận khoa học.

8. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Khuyến nghị, Danh mục tài liệu tham khảo, Phần phụ lục,… Luận văn có 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận của quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường tiểu học.

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.

Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN TOÁN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC‌


1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề

Trên toàn thế giới, các yếu tố kinh tế và các yếu tố khác đang thúc đẩy các tổ chức giáo dục đánh giá kết quả học tập của người học, để đảm bảo rằng, người học sau khi tốt nghiệp có được các kỹ năng và năng lực cần có trong thế kỷ 21. Như vậy, hoạt động đánh giá đang được quan tâm và có những nghiên cứu nhằm thúc đẩy lĩnh vực đánh giá. Sau đây, tác giả luận văn trình bày những nghiên cứu liên quan hiện đã và đang được nghiên cứu trong và ngoài nước.

1.1.1. Những nghiên cứu về đánh giá kết quả học tập

Tại Mỹ. Hệ thống giáo dục được chia thành 3 cấp: (a) trường tiểu học (tức là, mẫu giáo đến lớp 8); (b) trường trung học, còn được gọi là trường trung học (tức là, lớp 9 đến lớp 12); (c) đại học, còn được gọi là trường sau trung học (tức là, cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ) (Shani D. Carter, 2015). Dẫn theo nghiên cứu của Shani (D. Carter (2015), Năm 1988, chính phủ liên bang Hoa Kỳ, thông qua Bộ Giáo dục Hoa Kỳ (DOED), bắt đầu ủng hộ đánh giá kết quả học tập sau trung học của học sinh bằng cách yêu cầu các tổ chức kiểm định khu vực thu thập thông tin về mục tiêu học tập và kết quả đánh giá từ các trường đại học. (Carter, 2009; Bộ Giáo dục Hoa Kỳ, 2007). Luật liên bang cũng bắt đầu yêu cầu đánh giá ở cấp tiểu học và trung học (tức là Đạo luật Không trẻ em bị bỏ lại phía sau), điều này cũng khiến các tổ chức sau trung học tăng cường thực hành đánh giá kết quả của họ, (Hickok, 2009; Smith, Szelest & Downey, 2004). Hệ thống đánh giá kết quả của Mỹ rất linh hoạt. Các tiêu chuẩn DOED cho phép các tổ chức kiểm định khu vực yêu cầu các tổ chức sau trung học giải quyết đánh giá kết quả cũng cho phép các tổ chức thiết lập các tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá của riêng họ. Các tiêu chuẩn DOED cho phép "phát triển và sử

dụng các tiêu chuẩn thể chế của các trường để thể hiện thành công của họ đối với thành tích của học sinh, thành tích này có thể được coi là một phần của bất kỳ sự công nhận nào" (Quốc hội Hoa Kỳ, 2009, mục 602, tr. 55418). Do các yêu cầu đánh giá liên bang ở Hoa Kỳ ngày càng tăng, ngày càng có nhiều nghiên cứu liên quan đến các phương pháp đánh giá kết quả học tập hiệu quả ở Hoa Kỳ.

Vương quốc Anh: Ở Wales, đánh giá thường được thực hiện trên các bài tập viết của học sinh, và đã được sử dụng để kết thúc bằng cách phân phối các tiêu chí và kết quả chấm điểm cho học sinh và cho các em sử dụng kết quả để cải thiện việc học (Case, 2007). Nhiều người đánh giá công việc của học sinh. Chia sẻ kết quả học tập và tiêu chí chấm điểm với học sinh nhờ đó tác động tích cực đến hiệu suất của họ.

Ở Nhật Bản, các phương pháp được sử dụng để tiến hành đánh giá kết quả là trực tiếp và gián tiếp. Bởi vì, trong lịch sử, tự kiểm tra tập trung vào các nhiệm vụ thay vì cải tiến chương trình giảng dạy, hầu hết các phương pháp đánh giá được sử dụng là gián tiếp và kết quả đánh giá không được sử dụng thường xuyên để cải thiện các chương trình.

Tại Việt Nam, đã có một số công trình nghiên cứu về đánh giá và đánh giá kết quả học tập của học sinh. Có thể kể đến, Bùi Hạnh Lâm (2010) với nghiên cứu “Rèn luyện kỹ năng tự đánh giá kết quả học tập môn toán của học sinh trung học phổ thông”, trong nghiên cứu này, tác giả hệ thống hóa các khái niệm liên quan về đánh giá, trong đó, chú trọng đến tự đánh giá, kĩ năng tự đánh giá. Kết quả nghiên cứu đưa ra nhóm các kĩ năng cơ bản liên quan đến tự đánh giá kết quả học tập môn Toán và đưa ra một số biện pháp để phát triển kĩ năng tự đánh giá; Nguyễn Công Khanh và Đào Thị Tuyết Oanh (2015), trong cuốn “Giáo trình Kiểm tra đánh giá trong giáo dục” tác giả đã trình bày một số loại hình đánh giá, trong đó có thiết kế một số mẫu Rubric đánh giá với các mục đích khác nhau.

1.1.2. Những nghiên cứu về đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực

Để khắc phục những nhược điểm của chương trình dạy học định hướng nội dung, từ cuối thế kỷ XX đã có nhiều công trình nghiên cứu đưa ra quan niệm và mô hình mới về chương trình dạy học, trong đó, quan điểm dạy học định hướng phát triển NL đang nhận được sự quan tâm của nhiều quốc gia. Đầu ra của cách tiếp cận này tập trung vào NL cần có ở mỗi người học. Ưu điểm của chương trình dạy học này là người học không chỉ lĩnh hội tri thức mà còn nhấn mạnh đến NL vận dụng tri thức của họ.

Mặc dù, dạy học dựa vào NL được hình thành và phát triển rộng khắp tại Mỹ vào những năm 70 của thế kỉ XX trong phong trào đào tạo và giáo dục nghề dựa trên việc thực hiện các nhiệm vụ [47], nhưng việc đánh giá NL thông qua sự thực hiện các nhiệm vụ được giao của người học chỉ bắt đầu phát triển rộng rãi từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX trở lại đây.

Đánh giá theo định hướng PTNL, được coi là một cách tiếp cận, một quan điểm mới trong đánh giá KQHT. Đánh giá theo định hướng PTNL căn cứ vào kết quả đầu ra là hệ thống NL mà người học được hình thành và phát triển sau một giai đoạn hay sau cả quá trình dạy học. Việc đánh giá không chỉ tập trung vào kết quả cuối cùng mà còn tính đến sự tiến bộ trong quá trình học tập, chú trọng khả năng vận dụng tổng hợp tri thức, kĩ năng, thái độ trong các tình huống thực tiễn. Quan điểm này hiện nay đã phát triển trở thành một xu hướng trong lĩnh vực đánh giá KQHT. Các tác giả coi đây là một loại hình đánh giá KQHT mới và thường gọi là loại đánh giá phi truyền thống nhằm phân biệt với loại hình đánh giá truyền thống.

Các tác giả như W.J Popham [46], T. Kubiszyn và G. Borich [45]; P.W. Airasian [39] trong các công trình nghiên cứu của mình đều tập trung đề cập đến hình thức của đánh giá theo định hướng phát triển năng lực (đánh giá sự thực hiện), trong đó, các tác giả lí giải rõ thế nào là bài kiểm tra sự thực hiện, vai trò

của loại đánh giá này cũng như phân tích các bước cơ bản để tiến hành đánh giá sự thực hiện. Cũng nghiên cứu về hình thức đánh giá sự thực hiện nhưng các tác giả J.H McMillan [43], A.J Nitko [44] và R.J Marzano cùng các cộng sự [42] lại tập trung phân tích mối quan hệ gắn kết giữa đánh giá sự thực hiện với các mục tiêu dạy học, sử dụng hình thức này để đánh giá sự thực hiện với các mục tiêu dạy học, sử dụng hình thức này để đánh giá các mục tiêu dạy học cụ thể. Từ việc phân tích các cách phân loại mục tiêu dạy học của nhiều tác giả khác nhau, J.H McMillan đưa ra cách phân loại mục tiêu riêng và đi sâu vào việc lựa chọn và sử dụng từng hình thức đánh giá cho từng mục tiêu dạy học cụ thể sao cho có hiệu quả. Ông chỉ rõ, nếu các hình thức kiểm tra truyền thống như trắc nghiệm khách quan hay tự luận đánh giá tốt cho mục tiêu biết và hiểu đơn giản thì hình thức đánh giá sự thực hiện lại phục vụ tốt cho đánh giá mục tiêu hiểu sâu, lập luận, đánh giá cac kĩ năng cũng như sản phẩm. Còn R.J Marzano và A.J Nitko cho rằng đánh giá sự thực hiện rất thích hợp để đánh giá các loại tư duy. Tác giả

G.P Wiggins [49] thì giới thiệu về hình thức đánh giá xác thực - một dạng khác của hình thức đánh giá sự thực hiện để đánh giá NL của người học.

Ở nước ta, vào những năm cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI, trong bối cảnh hội nhập quốc tế, vấn đề đánh giá KQHT theo định hướng PTNL đã bắt đầu được một số tác giả nghiên cứu và thể hiện qua các công trình nghiên cứu của mình. Công trình “Đo lường - đánh giá kết quả học tập của học sinh” của tác giả Nguyễn Đức Chính [10] đã giới thiệu khá chi tiết về hình thức đánh giá thực và coi đánh giá thực là một loại hình, một quan điểm đánh giá để so sánh, phân biệt với đánh giá truyền thống. Công trình “Hình thái đánh giá giáo dục hiện đại và các phương pháp không truyền thống để đánh giá năng lực học tập của học sinh phổ thông Việt Nam sau năm 2015” của tác giả Dương Thu Mai [23] đề cập đến nguồn gốc và lịch sử ra đời của loại hình đánh giá không truyền thống là do sự chuyển biến của hình thái đánh giá, trong đó nêu rõ hình thái đánh giá cá nhân hóa là hình thái đánh

giá thứ ba trong đánh giá giáo dục đang được sử dụng rộng rãi hiện nay, từ đó, tác giả giới thiệu về các hình thức của loại đánh giá không truyền thống và việc vận dụng chúng trong đánh giá giáo dục phổ thông của Việt Nam. Công trình “Giáo trình kiểm tra đánh giá trong giáo dục” của tác giả Nguyễn Công Khanh và cộng sự [18] đề cập đến kiểm tra, đánh giá NL, lí do phải đánh giá NL và đưa ra hệ thống những NL cơ bản cần hình thành, phát triển ở học sinh Việt Nam hiện nay… Các công trình nghiên cứu kể trên chủ yếu là các nghiên cứu lí luận về đánh giá KQHT theo định hướng PTNL, tạo cơ sở để các nghiên cứu khác vận dụng vào các lĩnh vực cụ thể khác nhau.

Các luận án của tác giả Nguyễn Thị Hồng Vân [35], Phạm Hồng Xuân

[37] tập trung đi vào một số khía cạnh đánh giá theo tiếp cận NL là xây dựng hệ thống đề kiểm tra nhằm đánh giá NL Ngữ văn và tiếng Việt của học sinh trung học cơ sở.

1.1.3. Những nghiên cứu về quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập, quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Các đề tài luận văn thạc sĩ: Đề tài luận văn thạc sĩ của tác giả Đoàn Tiến Trung “Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh tại các trường Trung học cơ sở thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định theo định hướng phát triển năng lực” [32] đã tập trung nghiên cứu về hoạt động kiểm tra, đánh giá và quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường Trung học cơ sở theo định hướng phát triển năng lực, tác giả tiến hành nghiên cứu thực trạng và đề xuất biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT của học sinh tại các trường Trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định.

Đề tài “Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở trường Trung học phổ thông Thủy Sơn, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng” của tác giả Phạm Khắc Quân [31] đã tiến hành nghiên cứu một số

vấn đề lí luận và thực tiễn về hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT của học sinh và quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT của học sinh trường Trung học phổ thông, từ đó, đề xuất các biện pháp đổi mới quản lý của Hiệu trưởng góp phần nâng cao kết quả và năng lực kiểm tra, đánh giá KQHT của học sinh THPT.

Đề tài luận văn thạc sĩ của tác giả Phạm Văn Phát “Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh theo tiếp cận năng lực ở trường Trung học cơ sở huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định” [27] đã nghiên cứu cơ sở lí luận về quản lý công tác đánh giá KQHT môn Toán theo tiếp cận năng lực người học tại các trường THCS. Khảo sát thực trạng hoạt động đánh giá KQHT môn Toán của HS và các biện pháp quản lý hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo tiếp cận năng lực người học ở các trường THCS trên địa bàn huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo tiếp cận năng lực của HS các trường THCS trên địa bàn huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.

Các bài báo khoa học: Trần Đăng An “Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở các trường Trung học phổ thông trên địa bàn miền núi tỉnh Quảng Trị” [1] đã tiến hành nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT của học sinh tại 05 trường THPT của tỉnh Quảng Trị, trên cơ sở đó, đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT của học sinh các trường Trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Quảng Trị theo định hướng PTNL.

1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.1. Quản lý

Bàn về khái niệm quản lý, các nhà khoa học trên thế giới có rất nhiều quan niệm khác nhau. Trong luận văn này tác giả chỉ nêu ra một số khái niệm của các nhà khoa học tiêu biểu, nhằm tìm ra cái chung, sự thống nhất của các nhà khoa học về quản lý.

Xem tất cả 132 trang.

Ngày đăng: 04/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí