KQHT trong hiện tại, so sánh kết quả đó với các mục tiêu của hoạt động đánh giá KQHT môn học đã đề ra và thực hiện các hành động để đưa kết quả hiện tại về gần kết quả dự kiến đã được đặt ra một cách cụ thể.
1.4.5. Kiểm tra, đánh giá hoạt động đánh giá kết quả học tập môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường Tiểu học
Kiểm tra, đánh giá hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh ở trường Tiểu học là quá trình theo dõi giám sát, đánh giá thực trạng thực hiện kế hoạch đánh giá KQHT môn học đã đặt ra.
Nội dung công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh ở trường Tiểu học bao gồm:
- Xác định và quán triệt các tiêu chí đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh.
- Tổ chức thực hiện thanh tra, kiểm tra hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh.
- Tổng kết, rút kinh nghiệm hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh.
- Điều chỉnh những vấn đề cần thiết trong thực hiện kế hoạch đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh.
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường Tiểu học
1.5.1. Các yếu tố thuộc về nhà quản lý
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá, Kết Quả Học Tập Và Đánh Giá Kết Quả Học Tập
- Mục Tiêu Của Hoạt Động Đánh Giá Kết Quả Học Tập Môn Toán Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực Học Sinh Ở Trường Tiểu Học
- Các Phương Pháp Đánh Giá Kết Quả Học Tập Môn Toán Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực Học Sinh Ở Trường Tiểu Học
- Thực Trạng Về Hoạt Động Đánh Giá Kết Quả Học Tập Môn Toán Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực Học Sinh Ở Các Trường Tiểu Học Thành Phố Móng
- Thực Trạng Thực Hiện Các Phương Pháp Đánh Giá Kết Quả Học Tập Môn Toán Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực Học Sinh Ở Trường Tiểu Học
- Đánh Giá Của Cbql Trường Th Về Thực Trạng Kiểm Tra Hoạt Động Đánh Giá Kqht Môn Toán Theo Hướng Ptnl Học Sinh
Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.
Các yếu tố này bao gồm:
- Việc ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh.
- Năng lực quản lý hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh của Hiệu trưởng và các cán bộ quản lý trong nhà trường (Hiệu phó, Tổ trưởng chuyên môn...).
- Tính tích cực của cán bộ quản lý đối với hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh.
- Tinh thần trách nhiệm của cán bộ quản lý đối với hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh.
- Mức độ thực hiện kiểm tra, giám sát của cán bộ quản lý đối với hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh.
Đây là nhân tố quyết định đến quá trình quản lý hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh ở các trường Tiểu học. Bởi CBQL nhà trường là những người trực tiếp làm công tác quản lý. Trong trường Tiểu học học thì CBQL nhà trường bao gồm có Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng và Tổ trưởng tổ chuyên môn. Ở mỗi cấp quản lý thì sẽ có nhiệm vụ và chức năng khác nhau nhưng nhìn chung trong quá trình quản lý hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh đều cần tới những năng lực quản lý và phẩm chất đạo đức của nhà quản lý.
Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm hoạch định tầm nhìn chiến lược cũng như ra quyết định về sự phát triển của nhà trường trong thời gian lâu dài. Phó Hiệu trưởng là người hỗ trợ đắc lực cho Hiệu trưởng trong quá trình triển khai các vấn đề quản lý. Các Tổ trưởng tổ chuyên môn là những người tiếp nhận quyết định quản lý và trực tiếp triển khai tới từng đơn vị mà mình phụ trách. Trong quá trình quản lý hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh cũng vậy nếu những cán bộ quản lý không có năng lực quản lý thì sẽ không thực hiện được đúng chức năng và nhiệm vụ của mình được phân công. Ngoài ra khi đề cập đến quản lý hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh trong nhà trường phải rất chú trọng đến chuẩn đạo đức của cán bộ quản lý. Bởi người quản lý phải là người tiên phong, chịu trách nhiệm với hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh trong nhà trường.
1.5.2. Các yếu tố thuộc về giáo viên
Các yếu tố này bao gồm:
- Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ nói chung và năng lực tổ chức, thực hiện đánh giá KQHT theo định hướng PTNL học sinh.
- Ý thức trách nhiệm của GV trong hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh.
GV giảng dạy môn Toán là chủ thể giữ vai trò chủ đạo trong quá trình dạy học môn học này cho học sinh trong nhà trường. Đội ngũ GV môn Toán đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng tác động trực tiếp đến chất lượng dạy học môn học nói chung và chất lượng đánh giá KQHT môn học theo định hướng PTNL người học.
GV còn là người ảnh hưởng trực tiếp đến đối tượng người học. Vì vậy có thể xem họ là cầu nối quan trọng để truyền đạt kế hoạch dạy học và đánh giá KQHT môn học đến người học. Ngoài ra khi chất lượng GV trong nhà trường cao thì chất lượng của người học sẽ được đảm bảo. Chính bản thân họ sẽ thừa nhận khả năng của mình và thừa nhận khả năng của đồng nghiệp để cùng hợp tác trong quá trình dạy học, cũng như trong hoạt động đánh giá KQHT môn học theo định hướng PTNL học sinh.
Chính vì thế, khi chất lượng giáo viên cao thì quá trình quản lý hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh sẽ đạt được hiệu quả cao và ngược lại.
1.5.3. Các yếu tố thuộc về học sinh
Các yếu tố này bao gồm:
- Nhận thức và ý thức học tập của học sinh.
- Khả năng tự đánh giá KQHT của học sinh.
- Ý thức tham gia vào hoạt động đánh giá KQHT.
Học sinh là vừa là đối tượng của quá trình dạy học, vừa là chủ thể của quá trình tự học. KQHT nằm ở nhân tố học sinh và do chính học sinh quyết định.
Do đó, nhận thức, ý thức học tập của học sinh cùng với khả năng tự đánh giá KQHT và ý thức tham gia vào hoạt động đánh giá KQHT ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh.
1.5.4. Các yếu tố thuộc về môi trường quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực
Các yếu tố này bao gồm:
- Các văn bản pháp quy về đánh giá KQHT nói chung và KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh ở trường Tiểu học.
- Cơ chế phối hợp giữa các lực lượng tham gia đánh giá KQHT nói chung và KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh ở trường Tiểu học.
- Cơ chế phối hợp giữa nhà trường với các khoa đào tạo SĐH và các bộ phận liên quan đến đào tạo SĐH.
- Các nguồn lực phục vụ cho hoạt động đánh giá KQHT nói chung và KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh ở trường Tiểu học.
- Công nghệ thông tin phục vụ đánh giá KQHT nói chung và KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh ở trường Tiểu học.
- Việc thực hiện chế độ khen thưởng, tạo động lực cho các lực lượng tham gia đánh giá KQHT nói chung và KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh ở trường Tiểu học.
Kết luận chương 1
Qua nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài, tôi rút ra một số kết luận sau:
Việc hệ thống hóa các công trình nghiên cứu ở trong và ngoài nước về đánh giá KQHT, đánh giá KQHT theo định hướng PTNL học sinh, quản lý hoạt động đánh giá KQHT theo định hướng PTNL học sinh đã giúp cho tác giả luận văn khẳng định đề tài luận văn không trùng lặp với các công trình nghiên cứu đã được công bố. Các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước đã là những tham khảo tốt để xác định khung lí luận của đề tài.
Quản lý hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh ở các trường Tiểu học ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả dạy học môn học và kết quả phát triển NL của học sinh. Quá trình quản lý hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh diễn ra thường xuyên, liên tục; quá trình quản lý luôn luôn có sự điều chỉnh sao cho phù hợp với những yêu cầu của bối cảnh mới...
Để thực hiện quá trình quản lý hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh ở trường Tiểu học, cán cán bộ quản lý mà trực tiếp là Hiệu trưởng nhà trường cần đảm bảo thực hiện đầy đủ, có kết quả hoạt động lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh; đồng thời nhận diện đúng đắn và khai thác triệt để ảnh hưởng của các yếu tố đến quá trình quản lý hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh ở các trường Tiểu học.
Những kết quả nghiên cứu ở chương 1 là cơ sở lý luận quan trọng để tôi tiếp tục nghiên cứu thực trạng và biện pháp quản lý hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh ở các trường Tiểu học thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh ở những chương tiếp theo.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN TOÁN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ MÓNG CÁI, TỈNH QUẢNG NINH
2.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu
2.1.1. Đặc điểm tình hình tự nhiên, kinh tế, xã hội thành phố Móng Cái
Móng Cái là một Thành phố biên giới nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Quảng Ninh với toạ độ địa lý: từ 21010' đến 21039' vĩ độ Bắc; từ 107043' đến 108040' kinh độ Đông, ranh giới của Thành phố tiếp giáp với: Phía Bắc và Đông Bắc giáp nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa; Phía Đông - Đông Nam tiếp giáp với Biển Đông; Phía Tây Bắc giáp huyện Hải Hà.
Dân số : dân số trên 10 vạn người, bao gồm 5 dân tộc anh em cùng chung sống: Kinh, Dao, Tày, Hoa, Sán Dìu. Móng Cái gồm 17 đơn vị hành chính cấp xã (8 phường và 9 xã). Thành phố Móng Cái cách thành phố Hạ Long (Thủ phủ của tỉnh Quảng Ninh) 186 km đường bộ.
a) Về điều kiện tự nhiên:
Địa hình: Móng Cái có các dạng địa hình đồi núi, trung du và ven biển, Địa hình bị chia cắt khá phức tạp, hình thành 3 vùng rõ rệt: vùng núi cao phía Bắc; vùng trung du ven biển và vùng hải đảo. Móng Cái có khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của biển nên nóng ẩm và mưa nhiều.
Tài nguyên đất: Với diện tích tự nhiên là 51.654,76ha, được chia thành 10 nhóm đất chính: Đất cát, đất mặn, đất phèn, đất phù sa, đất có tầng sét, đất xám, đất nâu tím, đất vàng đỏ, đất tầng mỏng, đất nhân tác.
Tài nguyên nước: đảm bảo chất lượng cung cấp nước sinh hoạt.
Tài nguyên rừng: hiện có khoảng 18431,71 ha đất lâm nghiệp, phong phú về chủng loại, chiếm 35,68% diện tích tự nhiên của Thành phố.
Khoáng sản: Trên địa bàn thành phố Móng Cái có các loại khoáng sản sau đây: Đá Granit (Lục Phủ), cao lanh (Kim Tinh, Vĩnh Thực), Titan (Trà Cổ, Bình Ngọc, Vĩnh Thực) và cát sỏi dùng cho xây dựng.
Tài nguyên biển: Với chiều dài bờ biển 50 km, có vùng biển rộng, diện tích bãi triều lớn, thuận lợi cho việc phát triển nghề đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thuỷ, hải sản.
Tài nguyên du lịch và nhân văn: Móng Cái là nơi có nhiều phong cảnh đẹp và tâm linh nổi tiếng, khí hậu trong lành, có bờ biển trải dài 17 km bằng phẳng với bãi cát mịn màng; có cửa khẩu Quốc tế nên có khả năng thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước.
Thực trạng môi trường: Móng Cái là thành phố Cửa khẩu nằm dọc theo bờ biển, hầu hết dân cư sinh sống dọc theo đôi bờ, trên hạ lưu các con sông. Như vậy tất yếu các hoạt động sản xuất - kinh doanh, du lịch, sinh hoạt dân cư đã và sẽ làm ô nhiễm các vùng cửa sông, nước biển ven bờ, dần ô nhiễm môi trường sinh thái của Thành phố.
b) Tình hình kinh tế xã hội:
Theo báo cáo của UBND TP Móng Cái, tình hình kinh tế - xã hội của thành phố năm 2016 tiếp tục đạt kết quả tích cực. Tổng giá trị hàng hoá XNK ước đạt
9.470 triệu USD, tăng 85,8% so với cùng kỳ năm 2015, thuế XNK ước đạt 565,006 tỷ đồng, tăng 2,8%; tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.620 tỷ đồng, tăng 9,1% (trong đó thu nội địa đạt 760,3 tỷ đồng, tăng 19,7% so dự toán tỉnh giao, tăng 9,1% so cùng kỳ). Hoạt động vận tải duy trì tăng khá, khối lượng vận chuyển hàng hoá cả năm ước đạt trên 757.000 tấn, tăng 16,7%, tổng doanh thu vận tải, bốc xếp cả năm ước đạt 585,455 tỷ đồng, tăng 16,4% so cùng kỳ... Công tác đảm bảo an sinh xã hội được thành phố đặc biệt quan tâm, tăng cường các giải pháp đảm bảo an sinh xã hội về trợ cấp, lao động, việc làm, tiền lương, bảo hiểm xã hội và y tế.
Hiện nay Ban Chấp hành Đảng bộ TP Móng Cái xác định chủ đề là “Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; xây dựng nếp sống văn hoá, văn minh; tập trung chỉnh trang đô thị”. Theo đó, thành phố tiếp tục thực hiện 3 đột phá chiến lược gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh; tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với tăng cường kỷ luật, kỷ cương công vụ và phòng chống tham nhũng; đảm bảo quốc phòng, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
2.1.2. Khái quát về giáo dục tiểu học thành phố Móng Cái
2.1.2.1. Tình hình chung
Trong những năm qua, phòng Giáo dục và Đào tạo đã làm tốt công tác tham mưu, chỉ đạo, hoàn thành các nhiệm vụ năm học; bước đầu thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 09/12/2015 của BCH Đảng bộ Tỉnh, Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 14/12/2015 của BCH Đảng bộ Thành phố; Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04/11/2014 của BCH Trung ương. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án 25 của ngành Giáo dục.
Quy mô trường, lớp được duy trì; tỉ lệ huy động học sinh trong độ tuổi ra trường, lớp được giữ vững; cơ sở vật chất trường lớp tiếp tục được quan tâm đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, sửa chữa để thực hiện mục tiêu về kiên cố hóa trường học và xây dựng trường chuẩn quốc gia. Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được nâng lên; tỉ lệ giáo viên có trình độ trên chuẩn ở tất cả các cấp học tăng. Chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, chất lượng 2 mặt giáo dục ở cấp phổ thông đều năm sau cao hơn năm trước; chất lượng giáo dục mũi nhọn đã có bước tiến đáng khích lệ; chất lượng giáo dục ở một số trường vùng khó đã được nâng lên, rút dần khoảng cách vùng, miền. Thành phố được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, phổ cập giáo dục Tiểu học mức độ 2, phổ cập giáo dục THCS mức độ 1, đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 1.
2.1.2.2. Tình hình giáo dục Tiểu học thành phố Móng Cái
Toàn thành phố có 14 trường Tiểu học có kết quả đạt được như sau:
- Chất lượng giáo dục TH được duy trì và có những chuyển biến tích cực: Cùng với sự chỉ đạo sát sao của phòng Giáo dục và Đào tạo, sự nhiệt tình tâm