Người nay nào phải nhà Tần Bất vi gả vợ Dị Nhân lấy nhầm Nói sao chẳng biết hổ thầm Người ta há phải là cầm thú sao
Hay những câu mắng nhiếc và cũng là thể hiện tấm lòng chung thủy với bạn:
Xin đừng tham đó, bỏ đăng
Chơi Lê quên lựu, chơi trăng quên đèn
Tinh thần trọng nghĩa khinh tài còn thể hiện ở việc Hớn Minh quỳ gối tạ ơn khi biết ông Tiều đã cứu bạn mình:
Hớn Minh quỳ gối lạy liền,
Ơn ông cứu đặng Vân Tiên bạn lành.
Này hai lượng bạc trong mình Tôi xin báo đáp ân tình cho ông
Rồi cả khi nghe Vân Tiên kể lại những vụ tai nạn đã mắc phải, Hớn Minh thương bạn:
Minh nghe Tiên nói động tình,
Có thể bạn quan tâm!
- Các nhân vật nam trong Lục Vân Tiên đọc theo lý thuyết giới - 7
- Các nhân vật nam trong Lục Vân Tiên đọc theo lý thuyết giới - 8
- Các nhân vật nam trong Lục Vân Tiên đọc theo lý thuyết giới - 9
- Các nhân vật nam trong Lục Vân Tiên đọc theo lý thuyết giới - 11
- Các nhân vật nam trong Lục Vân Tiên đọc theo lý thuyết giới - 12
- Nhân Vật Nam Trong Lục Vân Tiên Từ Góc Nhìn Văn Hóa Ứng Xử Với Phụ Nữ
Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.
Hai hàng châu lụy như bình nước nghiêng
Là con người dũng cảm, nóng tính như Trương Phi nhưng khi nghe chuyện của bạn cũng trở thành con người mau nước mắt. Dù Hớn Minh hay Vương Tử Trực xuất phát từ tầng lớp cao hay thấp trong xã hội, cách ứng xử của họ đều mang đậm tinh thần nhân nghĩa, đạo lý làm người, không suy nghĩ thiệt hơn, so đo nặng nhẹ và với tinh thần thẳng thắn, phân minh, rạch ròi.
Ta có thể thấy được vẻ đẹp trong tình bạn của Hớn Minh, Vương Tử Trực và Lục Vân Tiên trong tác phẩm, đó là vẻ đẹp biểu trưng cho lòng nhân nghĩa. Hớn Minh, Vương Tử Trực và Vân Tiên là bộ ba những anh hùng quân tử. Đó là những trang nam nhi mang đậm tính cách của nhân dân Nam Bộ, trọng tình nghĩa bạn bè, anh em. Trọng nghĩa là tinh thần của những con người nghĩa khí, những con người sẵn sàng xả thân mình để cứu người, để làm những việc mà họ cho là hợp với đạo lý và lòng trung thành. Lục Vân Tiên và Hớn Minh của Nguyễn Đình
Chiểu đều là những nhân vật được xây dựng trên tinh thần “Nhớ câu kiến ngãi bất vi/ Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”. Ta có thể thấy thái độ trọng nghĩa là thái độ ứng xử của người dân Nam Bộ nói riêng, đây là một nét tính cách trội của những người dân lưu dân vùng đất mới. Họ vốn là những lưu dân đi tìm sự sống trong muôn ngàn cái chết. Qua nhiều lần thoát hiểm nhờ sự liên kết, nhờ tinh thần hoạn nạn tương cứu, sinh tử bất ly, họ càng thấm thía thế nào là tình huynh đệ hào hiệp, nghĩa khí, không lợi dụng quyền thế lấn áp kẻ yếu, không hại kẻ thất thế, ăn ở thủy chung, kết giao không tính toán thiệt hơn, dám liều thân giúp người... Quan niệm đó tạo nên một kiểu anh hùng, một kiểu quân tử bình dân.
Hình ảnh nam tính những anh hùng quân tử trong truyện Lục Vân Tiên còn được thể hiện qua lối sống ngang tàng, đây chính là hệ quả của tinh thần nghĩa hiệp của con người Nam Bộ. Họ đến từ những vùng đất khác nhau, Vương Tử Trực, Lục Vân Tiên, thậm chí là Hớn Minh đều không quen biết nhau theo kiểu “bạn nối khố” mà gặp nhau trên đường hoạn lộ, từ xuất thân khác nhau nhưng ta thấy ẩn sâu trong họ là tinh thần phản kháng, ít chịu sự ràng buộc của lễ giáo, không bao giờ chị khuất phục trước cái xấu. Họ chấp nhận những hiểm nguy, thử thách thậm chí rơi phải hoàn cảnh tù đầy, chấm dứt đường công danh, họ đã phải liều, chấp nhận tất cả rủi ro trên con đường phiêu bạt, coi nhẹ tính mạng nên sống ngang tàng. Mặt khác, việc khai thác vùng đất mới đầy gian khổ hiểm nguy cũng góp phần tôi luyện tính cách trên. Nhưng cần phải thấy rằng, ngang tàng ở đây không phải là phá phách, là làm loạn. Ngang tàng là một nét nhân cách Nam Bộ, đó là những con người không chấp nhận sống mà phải cầu xin, phải khuất phục trước bạo lực. Lối sống ngang tàng gắn với một thái độ dứt khoát kiểu đã tròn cho ra tròn, vuông cho ra vuông. Một số không ít ca dao Nam Bộ biểu lộ thái độ quyết liệt bằng các phân biệt rạch ròi giữa đỏ và đen, giữa tốt với xấu giữa Nguyệt Nga - Vân Tiên với cha con Bùi Kiệm:
Con rắn hổ nó mổ con rắn rồng,
Tiền kẽm xỉa với tiền kẽm tiền đồng xỉa riêng.
Nguyệt Nga kết với Vân Tiên,
Cha con Bùi Kiệm ngồi riêng một mình.
Nếu như Hớn Minh, Vương Tử Trực đại diện cho những anh hùng hết lòng vì bạn, vì nghĩa mà quên đi bản thân thì Trịnh Hâm, Bùi Kiệm lại chính là những kẻ bất nhân, bất nghĩa thật sự. Dựa vào hệ thống những nhân vật phản diện và chính diện, Nguyễn Đình Chiểu đã đưa ra những tuyên ngôn trái ngược nhau và hoàn toàn điển hình. Bùi Kiệm tiêu biểu cho lối ăn xổi ở thì và trong tình bạn hắn cũng như vậy.
Trịnh Hâm đã có những hành động bất nghĩa với Lục Vân Tiên. Hắn đẩy Lục Vân Tiên xuống sông hai lần. Gặp Lục Vân Tiên khi làm thơ trong quán và tiễn Vân Tiên về quê chịu tang. Có thể thấy là Trịnh Hâm “so đo” đố kỵ với Vân Tiên về tài năng. Nhưng khi Vân Tiên bỏ thi, lúc tiễn chàng về quê chính y đã có những lời nói an ủi tiễn biệt rất lọt tai.
Hâm rằng: Anh chớ ưu phiền Khoa này chẳng gặp ta nghiên khoa sau
Thấy nhau khó nỗi giúp nhau
Một vầng mây bạc dàu dàu khóc thương Vân Tiên cất gánh lên đàng
Trịnh Hâm ngó lại đôi hàng châu sa
Cũng là những giọt nước mắt, nhưng rõ ràng Trịnh Hâm không khóc vì bạn, mà hắn luôn đố kỵ, tính toán với Lục Vân Tiên. Mặc dù an ủi nhưng hắn vẫn hành động bì ổi với Vân Tiên. Trịnh Hâm trói tiểu đồng cho cọp ăn thịt, hành động này giải thích bản tính Trịnh Hâm “trong dạ gươm đao”:
Trịnh Hâm trong dạ gươm đao Bắt người đồng tử trói vào gốc cây
Trước cho hùm cọp ăn mày
Hại Tiên phải đụng mưu này mới xong Trịnh Hâm khi ấy ra tay
Vân Tiên bị gã xô ngay xuống vời
Trái với Trịnh Hâm, Bùi Kiệm lại là một tên ham sắc đến mất hết cả tình nghĩa. Ứng xử của hắn với vợ của bạn là buông lời cám dỗ. Nguyễn Đình Chiểu đã dùng những câu văn để thể hiện sự khinh bỉ, căm ghét của mình đối với hắn:
Hay chi như vãi ở chùa
Một căn của khép bốn mùa lạnh tanh Linh đinh một chiếc thuyền tình
Mười hai bến nước biết mình vào đâu Ai từng mặc áo không bâu
Ăn cơm không đũa, ăn trầu không cau Nàng sao chẳng nghĩ trước sau
Giữ ôm bức tượng bấy lâu thiệt mình
Nếu như các nhân vật chính diện được miêu tả bằng ngòi bút lý tưởng thì nhân vật phản diện lại mang những nét xấu, bất nhân, bất nghĩa, sự đố kỵ, dục vọng, thâm độc…Nhân vật phản diện dường như giống người hơn, mang nhiều nét hiện thực hơn, tượng trưng cho sự xấu xa của xã hội cũ. Họ bị chi phối bởi những tình cảm xấu: tham danh, tham lợi, tham sắc, tham tài. Trịnh Hâm và Bùi Kiệm là đại diện hoàn chỉnh nhất cho những kẻ bất nhân, bất nghĩa trong mối quan hệ bạn bè.
Tư tưởng “trọng nghĩa khinh tài” còn được thể hiện rõ qua lời chê trách tham quan, phê phán những ông vua bạo ngược của ông quán. Đây được xem như những lời tuyên ngôn, tôn chỉ của người quân tử: người quân tử có thể không ra làm quan nhưng dứt khoát không bao giờ làm chuyện bất nhân, bất nghĩa và hại nước hại dân:
Quán rằng: Ghét việc tầm phào Ghét cay ghét đắng, ghét vào tận tâm
Ghét đời Kiệt Trụ mê dâm Để dâm đến nỗi sa hầm sẩy hang
Ghét đời U lệ đa đoan
Khiến dân luống chịu lầm than muôn phần
Ghét đời ngũ bá phân vân Chuộng bề dối trá làm dân nhọc nhằn
Ghét đời Thúc quý phân băng Sớm đầu tối đánh lằng nhằng với dân
Lẽ ghét thương là một trong những điểm sáng của truyện Lục Vân Tiên, thể hiện quan niệm về tư tưởng nhân nghĩa của ông Quán nói riêng và Nguyễn Đình Chiểu nói chung. Sở dĩ ông Quán ghét cay ghét đắng những chuyện tầm phào, những cái đa đoan, những cái dối trá, những trò mê dâm là vì chúng làm rối dân, làm dân luống chịu lầm than muôn phần. Mỗi lần nhắc đến một đối tượng đáng ghét, đáng lên án ấy sẽ là một lần thêm một câu bình luận về tội ác của những tên bạo chúa gây ra gây cho dân lành. Và trong 10 câu thơ nói về lẽ ghét thì có tới bốn câu thơ nói về cung bậc, mức độ khác nhau trong nỗi khổ mà dân lành phải gánh chịu:
- Để dân đến nỗi sa hầm sẩy hoang.
- Khiến dân luống chịu lầm than muôn phần.
- Chuộng bề dối trá làm dân nhọc nhằn.
- Sớm đầu tối đánh lằng nhằng dối dân.
Qua lời nói của ông Quán ta có thể thấy “nhân nghĩa” rất được coi trọng trong ứng xử của người xưa. Nhân vật không chỉ nói về “nhân nghĩa” mà còn phải hành động được. Dù họ là những con người vô danh nhưng họ vẫn hiện lên vô cùng đẹp đẽ, đẹp từ quan điểm sống đến việc làm nhân đức. Nhân vật ông Ngư là một người như vậy. Mặc dù không có tên tuổi cụ thể nhưng thấy người bị nạn, ông đã lập tức cứu giúp và cả nhà ông cùng tận tình cứu sống người bị nạn dù không hề biết họ là ai:
Ông chài xem thấy vớt ngay lên bờ Hối con vầy lửa một giờ,
Ông hơ bụng da, mụ hơ mặt mày
Câu thơ tuy bình dị, tự nhiên những đã kể lại hành động nhân nghĩa một các chân tình của gia đình ông Ngư đối với người bị nạn. Không những cứu sống
Vân Tiên, ông còn lưu giữ chàng ở lại gia đình mình. Dù gia cảnh rất nghèo nhưng ông sẵn lòng đùm bọ kẻ tật nguyền không chốn nương thân. Ông Ngư đã không màng tính mạng của bản thân để cứu mạng Lục Vân Tiên. Quan điểm của ông là:
Ngư rằng” Lòng lão chả mơ, Dốc lòng nhân nghĩa, há chờ trả ơn
Lời nói của ông làm ta nhớ lại lời của Vân Tiên khi cứu Kiều Nguyệt Nga “Làm ơn há dễ trông người trả ơn”. Không chỉ việc làm, quan niệm sống mà cả phong cách sống của ông cũng rất đẹp. Đó là quan niệm “nghèo mà trong sạch, không màng danh lợi”. Ông sống ung dung tự tại, kiếm sống bằng chính sức lao động của mình: “Khỏe cua chài kéo, mệt quăng câu dầm”. Đó quả là một cuộc sống rất mực thanh cao. Từ hành động đến quan niệm sống, ông Ngư là hình ảnh tiêu biểu cho người dân lao động, cho đạo đức cao đẹp và trong sáng của nhân dân. Tóm lại, qua sự đối sánh giữa các nhân vật nam chính diện và phản diện,
thái độ của tác giả ở đây cũng khá rõ ràng. Ông ca ngợi và hết lòng yêu thương những con người có nhân cách cao thượng, tuy nghèo khổ nhưng đầy vị tha, trọng nghĩa khinh tài như Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga, ông Ngư và ghét cay, ghét đắng những kẻ xấu, kẻ ác như bọn cướp Trịnh Hâm, Bùi Kiệm…Từ quan điểm “Trai thời trung hiếu làm đầu, gái thời tiết hạnh làm câu trau mình”, Nguyễn Đình Chiểu đã xây dựng nên một hệ thống những nhân vật đối lập về phẩm chất, tính cách được thể hiện khá rõ nét trong đặc điểm của các nhân vật văn học trung đại trên tinh thần chính nghĩa thắng gian tà. Nguyễn Đình Chiểu lấy đạo đức là kim chỉ nam chia hệ thống các nhân vật thành hai tuyến, đó là nhân vật chính diện và nhân vật phản diện. Thuộc về nhân vật chính diện, đứng đầu là Lục Vân Tiên với “văn võ toàn tài”, sống theo trung, hiếu, trí, dũng…mang phẩm chất của người anh hùng lý tưởng. Hay Vương Tử Trực đại diện cho sự ngay thẳng, Hớn Minh đại diện cho sự bộc trực, quả quyết. Bên cạnh đó, các phe đối lập cũng được xây dựng khá đa dạng, đó là những kẻ mang danh kẻ sĩ nhưng lại vô sỉ, thâm hiểm như Trịnh Hâm và Bùi Kiệm; những kẻ tột đỉnh
cao sang nhưng lại mang danh phản trắc như thái sư, lật lọng, bạc tình bạc nghĩa như Võ Công. Thông qua đó, có thể thấy được quan điểm của Nguyễn Đình Chiểu khi xây dựng hệ thống những nhân vật nam của mình. Những nhân vật như Lục Vân Tiên, Hớn Minh, Vương Tử Trực được xây dựng thiên về mẫu hình người quân tử trên phương diện lý tưởng hóa phẩm chất, đạo đức. Đó cũng là thành công của việc lý tưởng mẫu hình người anh hùng chính thống trong truyền thống văn học nho gia, mẫu hình người trung nghĩa, người anh hùng pha chút nghĩa hiệp. Trong đó nhân vật Lục Vân Tiên, Vương Tử Trực đại diện cho hình tượng người anh hùng vô danh, tiêu biểu cho sức mạnh, lòng dũng cảm, không chỉ đại diện cho giá trị nho gia mà còn đại diện cho người dân Nam Bộ nói chung. Toàn bộ tác phẩm cũng như hình tượng nhân vật nam giới là lời ca ngợi cho những con người vô danh sống theo chuẩn mực luân thường. Lối sống theo chuẩn mực, bổn phận, nghĩa vụ chứ không phải theo khát vọng và tự do về nhu cầu cá nhân.
2.4. Vẻ đẹp của lý tưởng
Như đã khảo sát ở chương 1 về quan niệm về nam giới trong văn học Việt Nam qua một số tác giả tiêu biểu thì ta có thể thấy một đặc điểm chung, đó là hễ cứ là nam nhân chân chính thì phải có tài năng, phải lập công danh sự nghiệp. Điểm này là thống nhất từ Phạm Ngũ Lão qua Nguyễn Công Trứ đến Nguyễn Đình Chiểu và đến tận Phan Bội Châu. Quan điểm về lý tưởng của người nam nhi đúng như Nguyễn Công Trứ và các nhà thơ khác đã từng khẳng định:
Đã mang tiếng ở trong trời đất, Phải có danh gì với núi sông
Đó là đích đến chung của kẻ làm trai trong chế độ phong kiến. Câu thơ nêu bật nên vị thế của kẻ làm trai và của đấng nam nhi trong cuộc đời, trong vũ trụ. Lý tưởng của người nam nhi chính là “phải có danh”, đó là trách nhiệm và nghĩa vụ, là một quan niệm đẹp và tích cực của kẻ sĩ. Là chí nam nhi, là kẻ sỹ trong cõi đời phải làm nên sự nghiệp to lớn, để lại công trạng, công đức cho đất nước, quê hương. Theo quan niệm của nhà nho xưa, kẻ sĩ là phải lập thân bằng
con đường khoa cử. Triều đình phong kiến chọn nhân tài bằng con đường khoa cử. Sĩ tử cũng phải dấn thân bằng con đường khoa cử, thi thố tài năng với thiên hạ, mong ghi tên vào bảng bia đã để làm quan. Làm quan là để thực hiện lí tưởng trung quân ái quốc. Gặp thời loạn thì giúp vua dẹp giặc đem lại thái bình cho quê hương. Gặp thời bình thì đem tài kinh bang tế thế, trị nước cứu đời, làm cho đất nước cường thịnh. Là đấng trượng phu, là kẻ nam nhi thì không thể sống tầm thường, không thể ru rú nơi xó nhà, mang thân phận phường giá áo túi cơm. Kẻ sĩ chân chính phải sống bằng tài đức, qua rèn luyện “thập niên đăng hỏa” ở cửa Khổng sân Trình, dùi mài kinh sử và bằng con đường thi cử, đỗ đạt, làm nên những công việc phi thường như rời non, lấp bể, đội đá và trời, ghi danh vào sử sách, làm rạng rỡ gia dình, quê hương, vẻ vang đất nước. Quan niệm về lý tưởng của nam nhi về “công danh” là rất đúng đắn và tích cực đối với một nhà nho, một kẻ sí hăm hở lập thân trong xã hội cũ. Công danh này không phải là cái danh hão, là hư danh, là thứ danh lợi vị kỷ tầm thường. Công danh đây còn là tiếng thơm, là công cuộc ích lợi quốc dân, là công danh được đo bằng tầm vóc phi thường, là tài năng và đạo đức xuất chúng. Những kẻ dốt nát, tham lam, tầm thường…sẽ không có được cái danh ấy. Câu thơ trên đây thể hiện một tâm thế của kẻ tài trai, của đấng nam nhi mang khát vọng công danh, hoài bão tung hoành. Tuy nhiên, muốn làm nên công danh thì phải có trung hiếu, kẽ sĩ không có công danh thì cuộc đời mất hết ý nghĩa, trở nên vô nghĩa “nát với cỏ cây”. Như vậy, danh mới được ghi vào sử sách, để lại tiếng thơm cho đời.
Khi bàn về chữ trung, những lý luận chính trị của Khổng Tử luôn mang nặng chủ nghĩa tôn quân. Khổng Tử luôn giáo dục ứng xử của dân, bề tôi với vua. Trong đó dân đối với vua coi như cha mẹ, luôn trung thành với vua. Giữa dân và vua phải có mối quan hệ khăng khít, vua thì tinh anh mà dân thì trung quân, ái quốc. Vua luôn lấy nhân, lễ để bình thiên hạ và quản lý nhà nước. Trong mối quan hệ vua – tôi, vua thì giữ lễ, bề tôi giữ trung, đó là mối quan hệ đối đãi tương hỗ trong cư xử trong vòng nhân lễ. Khổng Tử chủ trương người ở trên khoan dung, nhân hậu còn người ở dưới, nhấn mạnh đến đức tính, phải có lòng
.....