Thực Trạng Thực Hiện Các Phương Pháp Đánh Giá Kết Quả Học Tập Môn Toán Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực Học Sinh Ở Trường Tiểu Học

Qua bảng số liệu 2.6 chúng tôi nhận thấy rằng:

- CBQL, GV các trường Tiểu học thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh tham gia khảo sát đều khẳng định các hình thức đánh giá nêu trên đều được GV giảng dạy môn Toán sử dụng trong hoạt động đánh giá KQHT môn học theo định hướng PTNL học sinh TH. Song mức độ đánh giá về kết quả thực hiện các hình thức trên có khác nhau.

- CBQL, GV các trường Tiểu học thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh tham gia khảo sát cho rằng kết quả thực hiện các hình thức đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh TH hiện nay mới chỉ đạt được ở mức trung bình với ĐTB chung là 2,25..

2.3.6. Thực trạng thực hiện các phương pháp đánh giá kết quả học tập môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường tiểu học

Qua quá trình tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi khảo sát bằng phiếu hỏi câu 6 (PL1,2) về thực trạng thực hiện các phương pháp đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh ở các trường TH thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh chúng tôi thu được kết quả ở bảng 2.7 như sau:

Bảng 2.7. Đánh giá của CBQL, GV trường TH về thực trạng thực hiện các phương pháp đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh


TT


Phương pháp đánh giá

Mức độ thực hiện


ĐTB


Thứ bậc

Thường

xuyên

Khá thường

xuyên

Ít thường

xuyên

Chưa thực

hiện

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

1

Vấn đáp

0

0,00

131

58,22

94

41,78

0

0,00

2,58

4

2

Kiểm tra viết

52

23,11

176

76,89

0

0,00

0

0,00

3,27

1

3

Kiểm tra thực hành

40

17,78

185

82,22

0

0,00

0

0,00

3,18

2

4

Quan sát

0

0,00

156

69,33

69

30,67

0

0,00

2,69

3

5

Tự đánh giá

0

0,00

15

6,67

210

93,33

0

0,00

2,01

6

6

Đánh giá đồng đẳng

0

0,00

29

12,89

196

87,11

0

0,00

2,13

5

ĐTB chung

2,64


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập môn toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh - 9

Qua bảng số liệu 2.7 chúng tôi nhận thấy rằng:

CBQL, GV các trường Tiểu học thành phố Móng Cái tham gia khảo sát đều khẳng định các phương pháp được sử dụng trong hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh TH bao gồm: phương pháp kiểm tra vấn đáp, phương pháp kiểm tra viết, phương pháp kiểm tra thực hành, phương pháp quan sát.

CBQL, GV các trường Tiểu học thành phố Móng Cái tham gia khảo sát đều khẳng định các phương pháp được sử dụng trong hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh TH được thực hiện ở mức “Khá thường xuyên” với ĐTB chung là 2,64.

2.3.7. Thực trạng các lực lượng tham gia đánh giá kết quả học tập môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường tiểu học

Qua quá trình tiến hành khảo sát bằng phương pháp phỏng vấn với câu hỏi: “Đánh giá của đồng chí về thực trạng các lực lượng tham gia đánh giá kết quả học tập môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường tiểu học“ trên CBQL, GV trường tiểu học đã được xác định đã giúp chúng tôi thu thập được những thông tin về thực trạng của vấn đề này. Cụ thể:

- Các CBQL, GV tham gia phỏng vấn đều khẳng định các lực lượng tham gia vào hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh ở trường TH bao gồm: GV, HS, CMHS, song kết quả tham gia của các lực lượng chưa thực sự đạt được kết quả tốt.

- Cô Đ.T.B.K (GV trường Tiểu học Hải Tiến) cho rằng: GV được phân công giảng dạy môn Toán luôn nỗ lực tiếp cận các văn bản hướng dẫn của ngành và của nhà trường về hoạt động đánh giá KQHT của học sinh theo định hướng PTNL, song, một số GV do những hạn chế nhất định về việc xác định mục tiêu, nội dung, yêu cầu, hình thức, phương pháp đánh giá KQHT của học sinh theo định hướng PTNL nên chưa thực sự thực hiện tốt hoạt động đánh giá KQHT môn học theo định hướng mới.

- Thầy P.Q.H (CBQL trường TH Bình Ngọc) cho rằng: GV trường TH từng bước thực hiện tốt hơn vai trò chủ đạo của mình trong hoạt động đánh giá KQHT của học sinh theo hướng PTNL, tuy rằng vẫn còn những tồn tại nhất định về việc xác định mục tiêu, yêu cầu, nội dung, nguyên tắc, phương pháp, hình thức đánh giá. Học sinh trường trường TH chưa thực sự tham gia tốt vào hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL cũng như thực hiện hoạt động tự đánh giá KQHT của bản thân. Điều này ít nhiều chịu ảnh hưởng từ việc GV chưa thực hiện tốt phương pháp hướng dẫn học sinh tham gia vào hoạt động đánh giá và tự đánh giá. CMHS chưa thực sự tham gia hiệu quả vào hoạt động đánh giá KQHT môn học theo định hướng PTNL học sinh.

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học thành phố Móng Cái, Quảng Ninh

2.4.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch đánh giá kết quả học tập môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học thành phố Móng Cái, Quảng Ninh

Qua quá trình tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi câu 8 (PL2) về thực trạng xây dựng kế hoạch hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh ở các trường TH thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh chúng tôi thu được kết quả ở bảng 2.8 như sau:

Bảng 2.8. Đánh giá của CBQL trường TH về thực trạng xây dựng kế hoạch đánh giá KQHT môn Toán theo hướng PTNL học sinh


TT


Nội dung đánh giá

Mức độ đánh giá


ĐTB


Thứ bậc

Tốt (SL)

Khá (SL)

Trung

bình (SL)

Chưa

tốt (SL)


1

Phân tích thực trạng hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định

hướng PTNL học sinh


0


9


66


0


2.12


1


2

Xác định các nguồn nhân lực cần thiết cho hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL

học sinh


0


6


69


0


2.08


2


3

Xác định mục tiêu, thời điểm đánh giá KQHT môn Toán theo định

hướng PTNL học sinh


0


3


72


0


2.04


4


4

Lập kế hoạch cụ thể cho hoạt động

đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh


0


4


71


0


2.05


3


5

Xác định các biện pháp thực hiện kế hoạch đánh giá KQHT môn Toán theo

định hướng PTNL học sinh


0


1


74


0


2.01


5

ĐTB chung

2,06


Qua bảng số liệu 2.8 chúng tôi nhận thấy rằng:

Xây dựng kế hoạch là khâu đầu tiên trong bất kỳ một chu trình quản lý nào của CBQL. Đối với quản lý hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh ở các trường TH thì công tác xây dựng kế hoạch phải được CBQL nhà trường xây dựng và thực hiện đầy đủ nhằm hoạch định được những nội dung cụ thể trong hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh. Tuy nhiên, kết quả điều tra thu được cho thấy ĐTB chung của các nội dung điều tra là 2,06 ứng với bốn mức độ thì đây là kết quả ở mức “Trung bình”. Điều này chứng tỏ các nội dung trong công tác xây dựng kế hoạch đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh ở các trường TH mới chỉ được thực hiện ở mức trung bình. Trong đó việc Xác định các biện pháp thực hiện kế hoạch đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh chỉ đạt 2,01. Đây là một kết quả không tích

cực và cần phải được quan tâm ở các trường TH. Có thể thấy rằng trong quá trình xác định các biện pháp thực hiện kế hoạch đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh đang gặp rất nhiều khó khăn và chưa hiệu quả. Điều này đòi hỏi, Hiệu trưởng trường TH cần quan tâm nghiên cứu và áp dụng các biện pháp hữu hiệu hơn trong thời gian tới.

2.4.2. Thực trạng về tổ chức thực hiện hoạt động đánh giá kết quả học tập môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học thành phố Móng Cái, Quảng Ninh

Qua quá trình tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi câu 9 (PL2) về thực trạng tổ chức thực hiện hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh ở các trường TH thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh chúng tôi thu được kết quả ở bảng 2.9 như sau:

Bảng 2.9. Đánh giá của CBQL trường TH về thực trạng tổ chức thực hiện hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo hướng PTNL học sinh


TT


Nội dung đánh giá

Mức độ đánh giá


ĐTB


Thứ bậc

Tốt (SL)

Khá (SL)

Trung bình

(SL)

Chưa tốt

(SL)


1

Xác định các bộ phận chức năng trong nhà trường tham gia vào hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo

định hướng PTNL học sinh


0


12


63


0


2.16


1


2

Xác định nhiệm vụ của từng bộ phận và phân công công việc cho các bộ phận tham gia vào hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định

hướng PTNL học sinh


0


9


66


0


2.12


2


3

Thiết lập cơ chế phối hợp giữa các bộ phận tham gia vào hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định

hướng PTNL học sinh


0


6


69


0


2.08


3


4

Theo dõi, đánh giá điều chỉnh việc thực hiện kế hoạch đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL

học sinh


0


5


70


0


2.07


4

ĐTB chung

2,11


Qua bảng số liệu 2.9 chúng tôi nhận thấy rằng:

Các nội dung cụ thể của công tác tổ chức thực hiện hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh ở các trường TH thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh với ĐTB chung là 2,11 so với 4 mức độ chứng tỏ kết quả thực hiện chỉ đạt được ở mức “Trung bình”.

Thiết lập cơ chế phối hợp giữa các bộ phận tham gia vào hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh và Theo dõi, đánh giá điều chỉnh việc thực hiện kế hoạch đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh là những khâu quan trọng của công tác tổ chức thực hiện hoạt động đánh giá KQHT, bởi đặc thù của quản lý hoạt động đánh giá KQHT là phải thực hiện được cơ chế phối hợp giữa các bộ phận tham gia vào hoạt động đánh giá; có được cơ chế phối hợp thì sẽ tiến hành được các hoạt động còn lại có kết quả cao. Tuy nhiên, trong thực tiễn tại các trường Tiểu học trên địa bàn thành phố, hai nội dung này được thực hiện mới chỉ đạt kết quả ở mức “Trung bình” với ĐTB lần lượt là 2,12 và 2,08 tương ứng với bốn mức độ được đưa ra.

Nội dung xác định nhiệm vụ của từng bộ phận và phân công công việc cho các bộ phận tham gia vào hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh xếp ở thứ hạng 4 với ĐTB là 2,07 chứng tỏ nội dung này chưa được thực hiện tốt. Điều này trái hẳn với thực tế bởi trong thực tế quản lý hoạt động đánh giá KQHT thì việc xác định các nhiệm vụ của từng bộ phận và phân công công việc cho các bộ phận tham gia vào hoạt động được thực hiện theo một quy trình định sẵn. Đây cũng là một nội dung chưa được thực hiện tốt đòi hỏi phải có sự thay đổi về cách thức hoạt động để trong hoạt động đánh giá KQHT định lượng được cụ thể các nội dung công việc cho quản lý hoạt động này.

Nhìn chung so với khâu xây dựng kế hoạch đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh thì khâu tổ chức thực hiện hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh được đánh giá kết quả thực hiện cao hơn.

2.4.3. Thực trạng chỉ đạo triển khai hoạt động đánh giá kết quả học tập môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học thành phố Móng Cái, Quảng Ninh

Qua quá trình tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi câu 10 (PL2) về thực trạng chỉ đạo triển khai hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh ở các trường TH thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh chúng tôi thu được kết quả ở bảng 2.10 như sau:

Bảng 2.10. Đánh giá của CBQL trường TH về thực trạng chỉ đạo triển khai hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo hướng PTNL học sinh


TT


Nội dung đánh giá

Mức độ đánh giá


ĐTB


Thứ bậc

Tốt (SL)

Khá (SL)

Trung

bình (SL)

Chưa

tốt (SL)


1

Xác định thứ tự các công việc ưu tiên

cho hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh


0


17


58


0


2.23


1


2

Xây dựng, hoàn thiện và ban hành những văn bản có liên quan đến hoạt động đánh giá KQHT môn Toán

theo định hướng PTNL học sinh


0


10


65


0


2.13


2


3

Tổ chức, triển khai thực hiện các quyết định có liên quan đến hoạt động đánh giá KQHT môn Toán

theo định hướng PTNL học sinh


0


5


70


0


2.07


4


4

Đảm bảo các điều kiện cho hoạt động

đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh


0


8


67


0


2.11


3


5

Thực hiện các chế độ, chính sách hỗ trợ cho hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL

học sinh


0


4


71


0


2.05


5

ĐTB chung

2,12


Qua bảng số liệu 2.10 chúng tôi nhận thấy rằng:

Chỉ đạo triển khai hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh ở các trường TH là quá trình đưa các hoạt động cụ thể của đánh giá KQHT vào thực tế hoạt động. Chỉ đạo hoạt động đánh giá KQHT là bao gồm ở tất cả các thành tố của hoạt động đánh giá từ mục tiêu, yêu cầu, nội dung, nguyên tắc, hình thức, phương pháp, kiểm tra hoạt động đánh giá. Đây là một khâu hết sức quan trọng và cần được thực hiện tốt. Tuy nhiên, kết quả điều tra thu được cho thấy: Các nội dung chỉ đạo triển khai hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh ở các trường TH thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh được điều tra cho kết quả từ 2,05 cho đến 2,23 so với 4 mức độ. Điều này cho thấy khâu chỉ đạo triển khai hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh ở các trường TH trên địa bàn thành phố chỉ đạt ở mức độ “Trung bình”. Cụ thể với các nội dung: Thực hiện các chế độ, chính sách hỗ trợ cho hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh là 2,05 thấp nhất trong tất cả các nội dung. Điều này chứng tỏ việc thực hiện chế độ chính sách hỗ trợ cho hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh thực hiện chưa tốt và cần được đổi mới, nâng cao hiệu quả. Nội dung thực hiện Đảm bảo các điều kiện cho hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh được đánh giá tốt nhất trong các nội dung với ĐTB = 2,23, song vẫn chỉ ở mức trung bình.

Nhìn chung có thể thấy rằng các nội dung trong công tác chỉ đạo triển khai hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh ở các trường TH thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh được thực hiện ở mức “Trung bình”.

2.4.4. Thực trạng kiểm tra hoạt động đánh giá kết quả học tập môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học thành phố Móng Cái, Quảng Ninh

Qua quá trình tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi về câu 11 (PL2) thực trạng kiểm tra hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh ở các trường TH thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh chúng tôi thu được kết quả ở bảng 2.11 như sau:

Xem tất cả 132 trang.

Ngày đăng: 04/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí