Định Giá Cổ Phiếu Theo Mô Hình Chiết Khấu Cổ Tức (Discounted Dividend Model – Ddm).


thấy rằng danh mục tài sản của mình quá nhiều tiền. Khi đó, họ sẽ cân đối lại danh mục của mình bằng cách mua chứng khoán như cổ phiếu, trái phiếu… Trong dài hạn, các cá nhân có thể tăng nắm giữ chứng khoán và mua tài sản thực. Và việc này trực tiếp kích thích đến nhu cầu tiêu dùng.

2. Phân tích kinh tế trong nước

Khi nền kinh tế phát triển tốt thì thị trường chứng khoán có xu hướng đi lên và ngược lại, khi kinh tế giảm sút thì thị trường chứng khoán đi xuống. Nếu dự đoán được xu hướng phát triển của nền kinh tế thì có thể dự báo được xu thế phát triển chung của thị trường chứng khoán. Vì vậy, các nhà đầu tư cần cố gắng dự đoán tình hình kinh tế để tìm ra những đỉnh điểm của chu kỳ kinh tế và chọn thời cơ để tham gia hoặc rút khỏi thị trường chứng khoán và những thời điểm thích hợp nhất.

Mặt khác, môi trường chính trị – xã hội và hệ thống chính sách cũng có những tác động rất lớn đến bản thân thị trường chứng khoán và hoạt động của các doanh nghiệp. Mỗi thay đổi chính sách có thể kéo theo các tác động tốt hoặc xấu tới thị trường chứng khoán, nhất là trong những thời điểm nhạy cảm.

Môi trường pháp luật là yếu tố quan trọng tác động đến thị trường chứng khoán. Môi trường pháp lý cần được xem xét trên các góc độ:

• Hệ thống hành lang pháp lý của thị trường chứng khoán được xây dựng như thế nào, có đủ để bảo vệ quyền lợi chính đáng của các nhà đầu tư hay không?

• Những mặt khuyến khích, ưu đãi, hạn chế được quy định trong hệ thống pháp luật.

• Sự ổn định của hệ thống luật pháp, khả năng sửa đổi và ảnh hưởng của chúng đến thị trường chứng khoán.

- Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.


GDP là chỉ số cho biết tổng số sản phẩm hàng hoá và dịch vụ mà một quốc gia sản xuất ra. GDP là chỉ số quan trọng nhất phản ánh cả nền kinh tế tại một thời điểm nhất định.

Phân tích và định giá cổ phiếu của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 3

- Tỷ lệ thất nghiệp.

Nguồn lao động bao gồm những người tuỳ theo tuổi tác và thể lực có thể tham gia vào những hoạt động kinh tế của xã hội. Những người được coi là thất nghiệp là những người không có việc làm nhưng đang tích cực đi tìm việc. Tỷ lệ thất nghiệp là tỷ lệ phần trăm giữa số người thất nghiệp và nguồn lao động.

Khi nền kinh tế tăng trưởng ổn định, liên tục tức là GDP tăng lên thì tỷ lệ thất nghiệp có xu hướng giảm xuống. Đó là do GDP thực tế tăng lên, số lượng sản phẩm hàng hoá dịch vụ cung cấp cũng tăng lên, nhờ đó mà số lao động có việc làm tăng để cung cấp đủ số lượng hàng hoá đó.

- Tỷ lệ lạm phát.

Lạm phát là hiện tượng mất giá của đồng tiền, do lượng tiền trong lưu thông quá lớn. Lạm phát được hiểu là sự gia tăng giá cả trong nền kinh tế.

Lạm phát là sự mất giá của đồng tiền và giá cả tăng lên khiến sức mua của vốn đầu tư bị giảm sút. Không những làm giảm sức mua của khoản tiền gốc, lạm phát còn làm giảm sức mua của cả khoản lãi phát sinh. Muốn giữ vững giá trị, vốn phải tăng trưởng nhanh hơn đà lạm phát, nếu không của cải sẽ bị xói mòn bởi lạm phát. Nếu lạm phát có dự kiến tăng thì các chứng khoán có lãi suất cố định chỉ được thanh toán theo danh nghĩa, và như vậy kém hấp dẫn hơn các tài sản khác có khả năng đương đầu với lạm phát. Kết quả là giá trị thị trường của các chứng khoán có lãi suất cố định sẽ bị giảm và điều này làm tăng lãi suất đối với chứng khoán đó.

- Lãi suất.

Lãi suất là một yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc quyết định giá của chứng khoán có lãi suất cố định. Nếu lãi suất ổn định ở một mức trong một


giai đoạn nào đó thì một người sẽ dự kiến lãi đối với nhiều loại chứng khoán ở một mức liên quan.

Khi lãi suất ngân hàng tăng, người ta có xu hướng gửi tiền ngân hàng và giảm đầu tư, khiến tiền gửi ngân hàng tăng, giá cổ phiếu giảm. Ngược lại, lãi suất giảm, tiền gửi ngân hàng giảm, vốn sẽ quay trở về thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu tăng.

- Chính sách tỷ giá hối đoái.

Tỷ giá hối đoái của một quốc gia là giá của đồng tiền nước đó so với đồng tiền của một nước khác. Nói cách khác, tỷ giá hối đoái là tỷ giá mà tại đó một đồng tiền có thể đổi được với đồng tiền khác.

Chính sách tỷ giá hối đoái là những chính sách mà Ngân hàng trung ương bằng cách này hay cách khác tác động đến tỷ giá hối đoái, qua đó giúp bình ổn cung – cầu thị trường.

Bằng những chính sách về tỷ giá hối đoái, Chính phủ sẽ tác động đến tình hình kinh tế trong nước nhằm kích thích hay giảm bớt nguồn ngoại tệ chảy vào trong nước, thu hẹp hay mở rộng xuất khẩu… Vì vậy, chính sách này là một trong những công cụ để điều tiết nền kinh tế, qua đó tác động không nhỏ đến thị trường chứng khoán nói riêng.

3. Phân tích kinh tế ngành

Phân tích ngành thường đưa ra một cái nhìn tổng quan về tình hình hiện tại và triển vọng trong tương lai của ngành đó. Các chuyên gia đã khuyên rằng: Nên đầu tư vào những chứng khoán có tính thanh khoản thấp hoạt động trong những ngành nghề tốt hơn là đầu tư vào những chứng khoán có tính thanh khoản cao mà ngành nghề đó kém phát triển vì rủi ro là rất lớn.

Trong nền kinh tế có rất nhiều ngành khác nhau, vì vậy, trong quá trình phân tích cần xác định ngành nào có triển vọng phát triển để quyết định đầu tư hợp lý. Bên cạnh việc nghiên cứu chính bản thân ngành đó, còn phải nghiên cứu các vấn đề có ảnh hưởng lớn đến các ngành sản xuất như chính


sách xuất nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, các quy định về thuế của Chính phủ…

Trước khi phân tích từng loại chứng khoán riêng lẻ, chúng ta cần phải phân tích hoạt động toàn ngành về những vấn đề:

• Lợi nhuận và khả năng tăng trưởng của ngành đó.

• Cần theo dõi hoạt động ngành để tìm cơ hội đầu tư đúng lúc.

• Các ngành khác nhau sẽ có mức rủi ro khác nhau, do đó vào cùng một thời điềm cần xác định mức lợi suất đầu tư của từng ngành để so sánh.

• Phân tích mức rủi ro từng ngành trong quá khứ để dự đoán rủi ro trong tương lai.

4. Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp

Bằng việc xem xét các báo cáo tài chính của doanh nghiệp, chúng ta sẽ đưa ra các chỉ số quan trọng bao gồm 5 nhóm: hệ số lợi nhuận, hệ số giá, tính thanh khoản của chứng khoán, các đòn bẩy và tính hiệu quả.

Việc phân tích các báo cáo tài chính là việc phân tích các dữ liệu có trong các báo cáo tài chính nhằm đánh giá:

• Tính linh hoạt, tức là khả năng chi trả các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.

• Khả năng thanh toán, tức là khả năng thực hiện các khoản nợ dài hạn của công ty.

• Khả năng sinh lời, là thước đo kết quả hoạt động kinh doanh.

Các báo cáo tài chính.

- Bảng tổng kết tài sản (Bảng cân đối kế toán): là báo cáo tài chính phản ánh tất cả tài sản do công ty sở hữu và các nguồn tài chính để hình thành nên các tài sản đó tại một thời điểm.

Tổng tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu


- Báo cáo kết quả kinh doanh (Báo cáo thu nhập): ghi nhận luồng tiền thu chi và việc sử dụng luồng tiền đó trong hoạt động sản xuất kinh doanh theo từng thời kỳ.

Doanh thu - Chi phí = Lợi nhuận

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: là báo cáo về những thay đổi của tình hình tài chính doanh nghiệp. Báo cáo này cho biết nguồn tiền và việc phân bổ nguồn tiền ấy trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Các chỉ số đánh giá tình hình tài chính.

- Hệ số chung: Các hệ số này cho biết mức phân bổ của chúng trong doanh thu.

• Giá vốn hàng bán/ Doanh thu

• Chi phí khác/ Doanh thu

• Lãi ròng/ Doanh thu

- Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (Earning per Share - EPS): cho biết lợi nhuận thu được từ mỗi cổ phiếu.

Hệ số lãi gộp Gross Profit Margin Thể hiện khả năng trang trải chi phí 1

- Hệ số lãi gộp (Gross Profit Margin): Thể hiện khả năng trang trải chi phí, đặc biệt là chi phí bất biến để đạt được lợi nhuận.

Lãi gộp = Giá bán – Giá vốn hàng bán.


Hệ số giá Thu nhập Price to Earning Ratio – P E Ratio Hệ số này cho biết nhà 2

- Hệ số giá/ Thu nhập (Price to Earning Ratio – P/E Ratio).


Hệ số này cho biết nhà đầu tư phải trả bao nhiêu cho mỗi đồng thu nhập 3

Hệ số này cho biết nhà đầu tư phải trả bao nhiêu cho mỗi đồng thu nhập của mỗi cổ phiếu. Như vậy, P/E phản ánh sự mong đợi của các nhà đầu tư vào sự tăng trưởng lợi tức của các công ty.


- Hệ số lãi ròng (Profit Margin): phản ánh chiến lược về giá của công ty và khả năng của công ty trong việc kiểm soát các chi phí hoạt động.

Lãi ròng ở đây được hiểu là lợi nhuận sau thuế Suất sinh lời của tài 4

Lãi ròng ở đây được hiểu là lợi nhuận sau thuế.

- Suất sinh lời của tài sản (Returns On Assets – ROA).


Hệ số suất sinh lời của tài sản mang ý nghĩa Một đồng tài sản tạo ra bao 5

Hệ số suất sinh lời của tài sản mang ý nghĩa: Một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Hệ số này càng cao thể hiện sự sắp xếp, phân bổ và quản lý tài sản càng hợp lý và hiệu quả. Hệ số sinh lời của tài sản chịu ảnh hưởng trực tiếp từ hệ số lãi ròng và số vòng quay tài sản. Suất sinh lời của tài sản càng cao khi số vòng quay tài sản càng cao và hệ số lợi nhuận càng lớn.

- Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (Returns on Equity – ROE).


Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu đo lường tính hiệu quả của đồng vốn 6

Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu đo lường tính hiệu quả của đồng vốn của các chủ sở hữu của công ty, đo lường tiền lời của mỗi đồng vốn bỏ ra.

- Số vòng quay tài sản: Hệ số này cho biết doanh thu được tạo ra từ tổng tài sản. Nói cách khác, một đồng tài sản nói chung mang lại bao nhiêu đồng doanh thu. Hệ số này càng cao, việc sử dụng tài sản càng có hiệu quả.

Kỳ thu nợ Collection Ratio nhằm đánh giá việc quản lý của công ty đối 7

- Kỳ thu nợ (Collection Ratio): nhằm đánh giá việc quản lý của công ty đối với các khoản phải thu do bán chịu.

Số vòng quay hàng tồn kho Inventory Ratio diễn tả tốc độ lưu chuyển hàng 8


- Số vòng quay hàng tồn kho (Inventory Ratio): diễn tả tốc độ lưu chuyển hàng hoá, nói lên chất lượng và chủng loại hàng hoá kinh doanh phù hợp trên thị trường.

Hệ số nợ Tài sản Debt Asset Ratio Hệ số nợ Vốn chủ sở hữu Debt 9

- Hệ số nợ/ Tài sản (Debt/ Asset Ratio).


Hệ số nợ Vốn chủ sở hữu Debt Equity Ratio Hệ số này là loại hệ số 10

- Hệ số nợ/ Vốn chủ sở hữu (Debt/ Equity Ratio). Hệ số này là loại hệ số cân bằng dùng so sánh giữa nợ vay và vốn chủ sở hữu, cho biết cơ cấu tài chính của doanh nghiệp rõ ràng nhất.

Hệ số khả năng thanh toán nhanh Acid Test – Quick Ratio đo lường mức độ 11

- Hệ số khả năng thanh toán nhanh (Acid Test – Quick Ratio): đo lường mức độ đáp ứng nhanh của vốn lưu động trước các khoản nợ ngắn hạn.

Hệ số chi trả lãi vay Interest Coverage Trong đó EBIT Earnings Before Interest and 12

- Hệ số chi trả lãi vay (Interest Coverage).


Trong đó EBIT Earnings Before Interest and Taxes Thu nhập trước thuế và lãi vay 13

Trong đó: EBIT (Earnings Before Interest and Taxes): Thu nhập trước thuế và lãi vay.

Hệ số chi trả lãi vay < 1 chứng tỏ công ty gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ. Hệ số lý tưởng là ≥ 1,5.

- Hệ số thanh toán ngắn hạn (Working Capital Ratio – Current Ratio).


Hệ số thanh toán ngắn hạn là tỷ số giữa tài sản có thể chuyển thành tiền 14


Hệ số thanh toán ngắn hạn là tỷ số giữa tài sản có thể chuyển thành tiền mặt trong vòng một năm so với nợ vay. Hệ số này biểu thị sự cân bằng giữa tài sản lưu động và các khoản nợ ngắn hạn. ý nghĩa của hệ số này là mức độ trang trải của tài sản lưu động đối với nợ ngắn hạn mà không cần tới khoản vay mượn thêm. Hệ số này ≥ 1 chứng tỏ sự bình thường trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp.‌

III. Một số phương pháp định giá cổ phiếu

Xác định giá chứng khoán là một công việc phức tạp và thực sự cần thiết đối với các nhà đầu tư chứng khoán. Chứng khoán đó đáng giá bao nhiêu và lúc nào nên mua-bán là một câu hỏi mà bất cứ nhà đầu tư nào cũng mong mình giải đúng.

Hiện tại các nhà phân tích chứng khoán tại Việt Nam và trên thế giới dùng 3 phương pháp phổ biến để tính và dự đoán giá cổ phiếu:

Phương pháp dòng tiền chiết khấu (dùng mô hình DDM).

Phương pháp sử dụng hệ số P/E.

Phương pháp tài sản (dùng mô hình DCF).

1. Định giá cổ phiếu theo mô hình chiết khấu cổ tức (Discounted Dividend Model – DDM).

Giá cổ phiếu hiện tại chính là giá trị quy về hiện tại của toàn bộ các luồng thu nhập trong tương lai. Cốt lõi của việc định giá theo phương pháp này có hai yếu tố:

• Thu nhập trên mỗi cổ phiếu ước đoán cho tương lai.

• Tỷ lệ lãi suất yêu cầu.

Vì thế để xác định được giá trị cổ phiếu theo phương pháp định giá này, trước tiên phải tính được tỷ lệ lãi suất yêu cầu và ước đoán được thu nhập của cổ phiếu trong tương lai.

Làm thế nào để xác định được thu nhập qua đầu tư vào cổ phiếu?

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/05/2022