giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh DTTS nên chưa tạo động lực cho GV, CBQL chưa xây dựng quy chế khen thưởng để động viên GV chuyên tâm vào hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS.
Các hoạt động do Đội thiếu niên tiền phong và Sao nhi đồng cùng với các Tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho học DTTS còn rời rạc, chưa có sự gắn kết.
2.4.2. Thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS tại các trường tiểu học huyện Định Hóa, Thái Nguyên
Tìm hiểu thực trạng tổ chức quản lý hoạt dộng giáo dục ngôn ngữ Tiếng Việt cho học sinh DTTS tại các trường tiểu học tại huyện Định Hóa, luận văn tiến hành khảo sát CBQL và giáo viên tại các trường tiểu học trên địa bàn huyện, kết quả thu được tại bảng 2.9 như sau:
Bảng 2.9. Thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS tại các trường tiểu học huyện Định Hóa, Thái Nguyên
Nội dung | Mức độ thực hiện | ĐTB | ||||||
Tốt | Trung bình | Yếu | ||||||
SL | Tỉ lệ | SL | Tỉ lệ | SL | Tỉ lệ | |||
1 | Bồi dưỡng nghiệp vụ tổ chức hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS tiểu học DTTS | 106 | 35.8% | 60 | 20.3% | 130 | 43.9% | 1.92 |
2 | Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các tổ chức Đoàn thể và các giáo viên trong trường. | 235 | 79.4% | 61 | 20.6% | 0 | 0.0% | 2.8 |
3 | Tạo điều kiện để các tổ chức trong nhà trường phối hợp tham gia thực hiện kế hoạch có hiệu quả | 234 | 79.1% | 62 | 20.9% | 0 | 0.0% | 2.79 |
4 | Tổ chức các hoạt động SHCM về giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh DTTS đối với cán bộ, giáo viên | 233 | 78.7% | 62 | 20.9% | 1 | 0.3% | 2.78 |
5 | Lựa chọn các hình thức tổ chức giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt thông qua hoạt động giao tiếp | 102 | 34.5% | 60 | 20.3% | 134 | 45.3% | 1.89 |
6 | Xây dựng công cụ đánh giá, tổ chức đánh giá, phân tích kết quả và sử dụng kết quả đánh giá để làm cơ sở tổng kết, | 105 | 35.5% | 65 | 22.0% | 126 | 42.6% | 1.93 |
Có thể bạn quan tâm!
- Chỉ Đạo Thực Hiện Hoạt Động Giáo Dục Ngôn Ngữ Tiếng Việt Cho Hsdtts Tại Trường Tiểu Học
- Tổng Số Học Sinh Tiểu Học Người Dân Tộc Thiểu Số Năm Học 2019-2020
- Thực Trạng Các Con Đường Và Hình Thức Giáo Dục Ngôn Ngữ Tiếng Việt Cho Hs Dtts Tại Các Trường Tiểu Học Huyện Định Hóa, Thái Nguyên
- Các Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngôn Ngữ Tiếng Việt Cho Học Sinh Dtts Tại Các Trường Tiểu Học Huyện Định Hóa, Tỉnh Thái Nguyên
- Tổ Chức Bồi Dưỡng Nâng Cao Năng Lực Giáo Dục Ngôn Ngữ Tiếng Việt Cho Hsdtts Tại Các Trường Tiểu Học Trên Địa Bàn Huyện Định Hóa, Tỉnh Thái Nguyên
- Tổ Chức Hoạt Động Giáo Dục Ngôn Ngữ Tiếng Việt Cho Hs Dtts Qua Các Hoạt Động Trải Nghiệm
Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.
rút kinh nghiệm, động viên, khích lệ, định hướng, điều chỉnh kế hoạch | ||||||||
7 | Tổ chức rút tổng kết, rút kinh nghiệm về việc thực hiện triển khai kế hoạch hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh DTTS đối với các lực lượng tham gia | 100 | 33.8% | 67 | 22.6% | 129 | 43.6% | 1.9 |
Qua khảo sát trực tiếp lãnh đạo các đơn vị, và phỏng vấn cán bộ giáo viên, chúng tôi thấy: CBQL các trường tiểu học đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho các tổ chức Đoàn thể, các giáo viên trong trường và tạo điều kiện để các tổ chức trong nhà trường phối hợp tham gia tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục có hiệu quả; các tổ trưởng chuyên môn đã chủ động phân công GV thực hiện hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS. Các tổ chức trong nhà trường như Liên đội, Công đoàn, tổ chuyên môn đã phối hợp để triển khai thực hiện kế hoạch trong năm học.
Tuy nhiên, chất lượng các buổi sinh hoạt chuyên môn bàn về hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh DTTS còn chưa sâu, tổ trưởng chuyên môn chưa đánh giá hiệu quả của các hình thức, phương pháp GV sử dụng. Vì vậy, phương pháp và hình thức trong hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh DTTS được vận dụng do GV tự điều chỉnh theo kinh nghiệm bản thân.
Do cơ sở vật chất nhiều trường chưa đạt mức tối thiểu theo quy định, trang thiết bị chưa được đầu tư đồng bộ, khả năng tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ tổ chức hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS tiểu học DTTS còn hạn chế. Một số chính sách, chế độ đối với bồi dưỡng chưa tạo động lực cho GV tích cực tự bồi dưỡng giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS.
Vì vậy, để quản lý hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS hiệu quả đặt ra yêu cầu cần phải tổ chức rút tổng kết, rút kinh nghiệm về việc thực hiện triển khai kế hoạch hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh DTTS đối với các lực lượng tham gia và xây dựng công cụ đánh giá, tổ chức đánh giá, phân tích kết quả và sử dụng kết quả đánh giá để làm cơ sở tổng kết, rút kinh nghiệm, động viên, khích lệ, định hướng, điều chỉnh kế hoạch.
2.4.3. Thực trạng công tác chỉ đạo hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS tại các trường tiểu học huyện Định Hóa, Thái Nguyên
Để khảo sát thực trạng công tác chỉ đạo hoạt động giáo dục ngôn ngữ Tiếng Việt cho học sinh DTTS tại các trường tiểu học huyện Định Hóa, Thái Nguyên, chúng tôi tiến hành khảo sát CBQL và giáo viên, kết quả thu được tại bảng 2.10 như sau:
Bảng 2.10. Thực trạng công tác chỉ đạo hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS tại các trường tiểu học huyện Định Hóa, Thái Nguyên
Các nội dung chỉ đạo | Mức độ tiến hành | ĐTB | ||||||
Thường xuyên | Chưa thường xuyên | Chưa sử dụng | ||||||
SL | Tỉ lệ | SL | Tỉ lệ | SL | Tỉ lệ | |||
1 | Xây dựng kế hoạch; Ban hành các văn bản chỉ đạo quản lý hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh DTTS | 282 | 95.3% | 14 | 4.7% | 0 | 0.0% | 2.96 |
2 | Chỉ đạo các trường tiểu học xây dựng kế hoạch; Huy động nguồn lực để tổ chức giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS tiểu học DTTS | 268 | 90.5% | 15 | 5.1% | 13 | 4.4% | 2.86 |
3 | Chỉ đạo xác định nội dung để tổ chức giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS tiểu học DTTS | 265 | 89.5% | 18 | 6.1% | 13 | 4.4% | 2.85 |
Chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện theo kế hoạch; Lựa chọn hình thức và phương pháp quản lý hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt phù hợp với HS tiểu học DTTS | 271 | 91.6% | 20 | 6.8% | 5 | 1.7% | 2.9 | |
5 | Chỉ đạo tuyên truyền, nâng cao nhận thức trách nhiệm về chủ trường, mục đích, ý nghĩa việc tăng cường giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS tiểu học DTTS | 105 | 35.5% | 21 | 7.1% | 170 | 57.4 % | 1.78 |
6 | Chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS | 109 | 36.8% | 19 | 6.4% | 168 | 56.8 % | 1.8 |
Chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả bám sát mục tiêu đã nêu | 83 | 28.0% | 115 | 38.9 % | 98 | 33.1 % | 1.95 | |
8 | Chỉ đạo tăng cường học liệu, trang thiết bị dạy học, xây dựng môi trường tiếng Việt mọi lúc, mọi nơi | 78 | 26.4% | 130 | 43.9 % | 88 | 29.7 % | 1.97 |
9 | Chỉ đạo tăng cường phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng trong việc tạo môi trường giao tiếp bằng tiếng Việt | 76 | 25.7% | 125 | 42.2 % | 95 | 32.1 % | 1.94 |
Kết quả khảo sát trên cho thấy lãnh đạo các đơn vị các trường tiểu học đã lồng ghép kế hoạch hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS vào kế hoạch chung của nhà trường, đội ngũ GV chịu trách nhiệm trực tiếp giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS, GV đã thực hiện thường xuyên nội dung “chỉ đạo xác định nội dung để tổ chức giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS tiểu học DTTS” (2.85 điểm).
Tuy nhiên, GV chưa tổ chức đa dạng các hình thức và phương pháp giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt phù hợp với HSDTTS do đa số GV còn thiếu năng lực và chưa được tham gia bồi dưỡng hình thức và phương pháp giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt phù hợp với HS DTTS.
Nội dung “Chỉ đạo tăng cường học liệu, trang thiết bị dạy học, xây dựng môi trường tiếng Việt mọi lúc, mọi nơi” (1.97 điểm) chưa được quan tâm chỉ đạo, dẫn đến thiếu nguồn học liệu như tài liệu hướng dẫn GV các phương pháp giáo dục tiếng Việt cho HS DTTS, các thiết bị dạy học cần thiết cho phát âm, đọc, và rèn kỹ năng nghe cho HS. Môi trường tiếng Việt ở các trường tiểu học chưa đảm bảo để GV có kế hoạch cụ thể cho các đoàn thể, khối lớp thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp như: Thành lập các câu lạc bộ; giao lưu kiến thức vào sáng thứ hai chào cờ; múa hát sân trường, tạo môi trường tiếng việt trong và ngoài lớp bằng các câu khẩu hiệu, bảng, biểu; thư viên xanh, thư viện lớp học; thi nghi thức, kiến thức về đội, giao lưu văn nghệ, tổ chức các trò chơi truyền thống,…
Một bộ phận CBQL, GV còn nhận thức chưa đầy đủ về trách nhiệm về chủ trường, mục đích, ý nghĩa việc tăng cường hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS tiểu học DTTS nên sự phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng trong việc tạo môi trường giao tiếp bằng tiếng Việt chưa đạt hiệu quả.
2.4.4. Thực trạng quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS tại các trường tiểu học huyện Định Hóa, Thái Nguyên
Tìm hiểu thực trạng công tác kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục ngôn ngữ Tiếng Việt cho HS DTTS được thể hiện tại bảng 2.11 như sau:
Bảng 2.11. Thực trạng quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS tại các trường tiểu học huyện Định Hóa,
Thái Nguyên
Nội dung | Mức độ thể hiện | ĐTB | ||||||
Tốt | Chưa tốt | Không thực hiện | ||||||
SL | Tỉ lệ | SL | Tỉ lệ | SL | Tỉ lệ | |||
1 | Xây dựng được chuẩn các tiêu chí kiểm tra đánh giá hoạt động quản lý giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh tiểu học DTTS. | 145 | 49.0% | 63 | 21.3% | 88 | 29.7% | 2.19 |
2 | Xây dựng được nội dung kiểm tra đánh giá hoạt động quản lý giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh tiểu học DTTS. | 142 | 48.0% | 55 | 18.6% | 99 | 33.4% | 2.15 |
3 | Xây dựng được phương pháp, hình thức, thời gian kiểm tra đánh giá hoạt động quản lý giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh tiểu học DTTS. | 138 | 46.6% | 51 | 17.2% | 107 | 36.1% | 2.1 |
4 | Triển khai kế hoạch kiểm tra đánh giá hoạt động quản lý giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh tiểu học DTTS đến các bộ phận trong nhà trường. | 245 | 82.8% | 51 | 17.2% | 0.0% | 2.83 |
Sử dụng kết quả đánh giá để điều chỉnh các sai lệch; Sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm và điều chỉnh hoạt động quản lý giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh tiểu học DTTS. | 132 | 44.6% | 55 | 18.6% | 109 | 36.8% | 2.08 |
Kết quả khảo sát thực trang cho thấy các trường tiểu học tại huyện Định Hóa hiện nay đã triển khai kế hoạch kiểm tra đánh giá hoạt động quản lý giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh tiểu học DTTS đến các bộ phận trong nhà trường (2.83 điểm), công việc này thường xuyên tiến hành để CBQL thấy được hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt trong năm học có hiệu quả hay không? GV có những khó khăn, vướng mắc nào để kịp thời giải quyết. Tuy nhiên, do chưa thường xuyên xây dựng được nội dung kiểm tra đánh giá hoạt động quản lý giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh tiểu học DTTS (2.15 điểm) và xây dựng được chuẩn các tiêu chí kiểm tra đánh giá hoạt động quản lý giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh tiểu học DTTS (2.19 điểm) nên vẫn còn có một bộ phận nhà trường, CBQL, giáo viên chưa thực sự vào cuộc, chưa thể hiện hết trách nhiệm và vai trò của mình trong hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng việt cho HS DTTS.
Do CBQL chưa thường xuyên xây dựng được phương pháp, hình thức, kiểm tra đánh giá hoạt động quản lý giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh tiểu học DTTS (2.10 điểm) nên chưa chỉ ra được những điểm còn tồn tại, bất cập trong hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng việt cho học sinh. Qua phỏng vấn trực tiếp một số CBQL trong công tác kiểm tra đánh giá hoạt động GD NN Tiếng Việt cho học sinh DTTS tại trường tiểu học huyện Định Hóa được biết "bản thân CBQL chưa được tập huấn nhiều về phương pháp, cách thức tổ chức và kiểm tra đánh giá việc GD NN Tiếng Việt cho học sinh DTTS, thiếu văn bản hướng dẫn cụ thể nên việc kiểm tra đánh giá giáo viên và học sinh nhiều khi dựa vào cảm tính, qua quan sát và ý thức rèn luyện của học sinh trong nhà
trường dẫn đến chưa đánh giá đúng được thực trạng GD NN tiếng việt của học sinh DTTS”.
2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động giáo dục ngôn ngữ Tiếng Việt cho HS DTTS tại trường tiểu học huyện Định Hóa
Để thấy được các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động ngôn ngữ Tiếng Việt cho học sinh DTTS tại các trường tại các trường tiểu học huyện Định Hóa, Thái Nguyên, chúng tôi tiến hành khảo sát cán bộ quản lý và giáo viên, kết quả thu được ở bảng 2.12 như sau:
Bảng 2.12. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS tại các trường tiểu học huyện Định Hóa, Thái Nguyên
Các yếu tố | Ảnh hưởng nhiều | Ít ảnh hương | Không ảnh hưởng | ĐTB | ||||
SL | Tỉ lệ | SL | Tỉ lệ | SL | Tỉ lệ | |||
1 | Công tác quản lý của phòng GDĐT | 273 | 92.2% | 23 | 7.8% | 0 | 0.0% | 2.93 |
2 | Nhận thức của CBQL và giáo viên trong trường tiểu học | 272 | 91.6% | 22 | 7.5% | 2 | 0.6% | 2.92 |
3 | Trình độ, năng lực quản lý của CBQL | 277 | 93.6% | 19 | 6.4% | 0 | 0.0% | 2.94 |
4 | Trình độ, năng lực, kinh nghiệm của giáo viên | 271 | 90.7% | 24 | 8.1% | 1 | 0.3% | 2.91 |
5 | Hứng thú và thái độ học tập của HS | 199 | 67.2% | 84 | 28.4% | 13 | 4.4% | 2.63 |
6 | Cơ chế, chính sách hỗ trợ | 190 | 64.2% | 106 | 35.8% | 0 | 0.0% | 2.65 |
7 | Sự quan tâm của địa phương và gia đình học sinh | 248 | 83.8% | 48 | 16.2% | 0 | 0.0% | 2.84 |
8 | Trang thiết bị dạy học, cơ sở vật chất | 233 | 78.7% | 63 | 21.3% | 0 | 0.0% | 2.79 |
9 | Môi trường văn hóa, xã hội của địa phương | 268 | 90.5% | 28 | 9.5% | 0 | 0.0% | 2.91 |
10 | Mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội | 270 | 91.2% | 26 | 8.8% | 0 | 0.0% | 2.92 |
Qua số liệu khảo sát, nhận thức của CBQL, giáo viên trong trường tiểu học, trình độ và năng lực quản lý của CBQL là những yếu tố ảnh hưởng nhất (2.94 điểm), CBQL nhà trường phải biết tổ chức, lôi cuốn, hướng dẫn gia đình và các lực lượng xã hội tham gia vào quá trình giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS ở mọi nơi, mọi lúc. Tại các trường tiểu học ở huyện Định Hóa, CBQL, GV nhà trường đã chú trọng tạo cảnh quan sinh động, tạo sự chú ý để thu hút học sinh tham gia các hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt trong nhà trường và lớp học. Trong khuôn viên nhà trường đa số có bản tin, khẩu hiệu, panô, áp phích... để HS rèn luyện ngôn ngữ tiếng Việt. Trong công tác phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh trong việc thực hiện giáo dục ngôn ngữ tiếng việt cho học sính, CBQL các trường chưa chú trọng phối hợp. Tuy nhiên, một bộ phận CBQL tại các trường