Tổ Chức Bồi Dưỡng Nâng Cao Năng Lực Giáo Dục Ngôn Ngữ Tiếng Việt Cho Hsdtts Tại Các Trường Tiểu Học Trên Địa Bàn Huyện Định Hóa, Tỉnh Thái Nguyên

Triển khai đầy đủ các văn bản chỉ đạo chuyên môn của phòng, sở và của Bộ GDĐT về công tác quản lý hoạt động giáo dục ngôn ngữ Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số.

Chỉ đạo giáo viên thực hiện nghiêm túc các hoạt động giáo dục, dạy học theo chuẩn kiến thức và kỹ năng, điều chỉnh nội dung dạy học, giáo dục ngôn ngữ Tiếng Việt, giáo dục thể chất và giáo dục môi trường... thông qua từng môn học.

Xây dựng đội ngũ giáo viên tiểu học cốt cán chuẩn về tay nghề, chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ làm công tác hỗ trợ cho đội ngũ giáo viên mới, giáo viên có tuổi cũng như giáo viên còn hạn chế về năng lực

Tăng cường tích hợp giáo dục ngôn ngữ Tiếng Việt trong các môn học, các hoạt động giáo dục. Vận dụng các phương pháp dạy học Tiếng Việt với tư cách dạy học ngôn ngữ thứ hai; tăng thời gian luyện nói cho học sinh thông qua các hoạt động.

Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, phụ huynh học sinh trong việc huy động học sinh ra lớp và xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường, tạo môi trường giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt tại gia đình và cộng đồng. Nhà trường tuyên truyền đến phụ huynh học sinh việc phát triển ngôn ngữ tiếng Việt cho HS tại gia đình bằng cách ngoài tiếng dân tộc mình, phụ huynh cần tăng cường sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt với HS. Kết hợp, bồi dưỡng, tập huấn về tiếng Việt cho cha, mẹ HS là người dân tộc thiểu số để xây dựng môi trường sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt tại gia đình.

Nâng cao nhận thức cho GV thể hiện ở việc chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch dạy học, đổi mới phương pháp giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS vừa đảm bảo chương trình, vừa phù hợp với điều kiện năng lực của HS, đặc biệt là HS lớp 1, bổ sung các điều kiện đảm bảo dạy học tiếng Việt cho HS tiểu học DTTS để đạt hiệu quả trong thực hiện hoạt động này.

Truyền thông, tuyên truyền giáo dục qua tổ chức hoạt động “Tiếng Việt của chúng em” địa điểm tổ chức giao lưu cấp trường, cụm trường được đặt luân phiên tại các trường để tạo điều kiện cho các cán bộ GV, HS tham gia giao lưu, tham quan thực tế các địa danh, nét văn hóa đặc trưng các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện.

Sau đó cùng tổ chức triển khai thực hiện và tổng kết, đánh giá kết quả giao lưu của từng đơn vị tham gia. CBQL phổ biến đến toàn thể giáo viên, phụ huynh HS hiểu rõ tinh thần của giao lưu là cơ hội để HS được nâng cao kỹ năng sử dụng tiếng Việt và bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt cho HS, tạo tâm lý thoải mái, tự tin cho HS khi tham gia giao lưu. Đồng thời cần tăng cường công tác xã hội hóa trong việc tổ chức hoạt động giao lưu. Thực hiện tốt công tác truyền thông qua cha mẹ HS tạo sự đồng thuận, không gây áp lực cho GV, HS tham dự. Qua mỗi đợt giao lưu đã tạo cơ hội cho HS được học hỏi, rèn luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết; biết vận dụng ngôn ngữ tiếng Việt trong giao tiếp, viết văn hay chữ đẹp góp phần gìn giữ đa dạng, phong phú, trong sáng của tiếng Việt.

Trong quá trình giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh DTTS, giáo viên cần khuyến khích học sinh sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt cả trong giờ học lẫn ngoài giờ học với việc tăng cường tiếp xúc giữa giáo viên và học sinh. Nội dung của các cuộc tiếp xúc nên hướng vào những chủ đề như gia đình, bè bạn, những hoạt động diễn ra hàng ngày,... Những cuộc tiếp xúc, trò chuyện ấy là cơ hội để học sinh dân tộc thiểu số rèn luyện ngôn ngữ bằng tiếng Việt nhiều hơn. Đồng thời, giáo viên (đặc biệt là đối với giáo viên ở địa phương khác) phải tự trang bị cho mình vốn hiểu biết về văn hoá, phong tục tập quán của HS người DTTS bằng cách tham gia vào các sinh hoạt văn hoá, lễ hội tại địa bàn mình đang công tác nhằm làm tăng vốn ngôn ngữ, văn hoá DTTS cho bản thân để phục vụ cho việc giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh DTTS được tốt hơn.

Tổ chức sinh hoạt tại Thư viện cho học sinh một cách thường xuyên để các em được tiếp xúc nhiều hơn với các sách báo tiếng Việt khác (bên cạnh sách giáo khoa), qua đó mở rộng vốn từ của bản thân và hình thành ngữ cảm nhất định khi như người nói tiếng mẹ đẻ là tiếng Việt.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Giáo viên xây dựng kế hoạch cho mình và học sinh tập huấn về giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh DTTS, có kế hoạch tự đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực theo các nội dung chuyên đề cụ thể với các dự trù kinh phí, thời gian, nhân sự, địa điểm,… Các kế hoạch này phải được Ban giám hiệu thông qua và nhất trí.

Xây dựng kế hoạch mời các chuyên gia, những người có uy tín, thành đạt tham gia hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh DTTS cùng với giáo viên nhà trường để trao đổi kinh nghiệm.

Quản lí hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số tại các trường tiểu học huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên - 11

Khuyến khích giáo viên tự học tiếng dân tộc: Khi giáo viên có được vốn tiếng dân tộc cơ bản cần thiết thì việc giao tiếp với học sinh trở nên gần gũi hơn, tạo điều kiện để giải thích cho các em hiểu được những tiếng, từ, câu khó, hướng dẫn cho các em phát âm tiếng Việt một cách chính xác. Giáo viên nói và hiểu được tiếng dân tộc thì tỷ lệ học sinh nói và hiểu ngôn ngữ tiếng Việt cũng nhiều hơn, chất lượng dạy và học cũng cao hơn so với những lớp khác. Vì vậy có thể xem đây là một trong những giải pháp, là phương tiện thiết thực để tăng cường tiếng Việt và nâng cao chất lượng giáo dục đối với học sinh dân tộc thiểu số một cách hiệu quả.

Giáo viên, học sinh tích cực tự học tập, tự bồi dưỡng hoặc tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực tổ chức hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS. Nhà trường có những chính sách đãi ngộ, khen thưởng-phê bình hợp lý để giáo viên có động lực phấn đấu.

Nhà trường tổ chức cho giáo viên đi tham quan, học hỏi, tập huấn tại các trường bạn đã thực hiện tốt hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS để học hỏi kinh nghiệm hoặc mời chuyên gia về ngôn ngữ, về giao tiếp của các trung tâm, các trường Đại học đến trường giảng dạy và trao đổi kinh nghiệm về hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS. Giáo viên nhà trường kết hợp với các chuyên gia, những người thành công trong hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS để chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm.

Tổ chức giáo dục, bồi dưỡng cho học sinh nâng cao tính tích cực, tự giác; rèn luyện, trau dồi vốn ngôn ngữ tiếng Việt thông qua tổ chức các hoạt động với hình thức phong phú, sinh động, hấp dẫn. Khuyến khích học sinh tự bồi dưỡng, tự rèn luyện ngôn ngữ tiếng Việt.

Trong các hoạt động học tập trên lớp, giáo viên giao cho học sinh những nhiệm vụ cụ thể, vừa sức như: trang trí lớp học, thiết kế, trang trí các hội nghị,

sân khấu đối với những học sinh có năng khiếu hội họa; Trồng hoa viên, cây cảnh; Chăm sóc, giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ, có công với cách mạng... qua đó HS giao tiếp và nâng cao ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS.

Trong các giờ học, để giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS, GV cần thường xuyên gọi học sinh phát biểu ý kiến xây dựng bài trong các giờ học.

Tổ chức thảo luận lớp, thảo luận nhóm, tổ chức các trò chơi, cuộc thi để học sinh rèn luyện khả năng diễn đạt và trau đồi ngôn ngữ tiếng Việt.

3.2.1.3. Điều kiện thực hiện

CB ql xây dựng được kế hoạch cụ thể, chi tiết, hiểu và nắm chắc các văn bản quản lý, chỉ đạo của ngành, địa phương. Lựa chọn các phương pháp, hình thức phù hợp để tổ chức truyền thông, tuyên truyền cho GV, HS và cộng động hiểu được ý nghĩa, vai trò trong hoạt động GD ngôn ngữ tiếng việt cho HS.

CBQL, GV cần có nhận thức đúng về hoạt động giáo dục ngôn ngữ Tiếng Việt cho học sinh DTTS tại trường tiểu học và quyết tâm trong chỉ đạo thực hiện đổi mới giáo dục ngôn ngữ Tiếng Việt cho học sinh DTTS.

Tạo lập được môi trường GD ngôn ngữ tiếng việt, phát huy được vai trò quan trọng trong gia đình - xã hội, tạo được sự đồng thuận phối hợp với nhà trường trong hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng việt cho HS.

3.2.2. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực giáo dục ngôn ngữ tiếng việt cho HSDTTS tại các trường tiểu học trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Xây dựng nội dung bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục đối với hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng việt cho HSDTTS, tận dụng và phối hợp tối đa các nguồn lực, thực hiện hiệu quả hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS.

3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện

* Tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý cho đội ngũ CBQL (Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng)

Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng CBQL trường tiểu học vùng dân tộc thiểu số cần căn cứ vào: Thực trạng trình độ, năng lực quản lý của CBQL các trường; nhu cầu bổ sung, thay thế; ngân sách; quy hoạch CBQL đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025.

Đối tượng bồi dưỡng là CBQL đương chức và giáo viên trong nguồn quy hoạch; trong đó quan tâm đến đối tượng là người dân tộc thiểu số.

Phòng Giáo dục và Giáo dục phối hợp các trường tiểu học rà soát trình độ, năng lực đội ngũ CBQL. Đề xuất lãnh đạo Phòng Giáo dục và Giáo dục xây dựng kế hoạch tổ chức các lớp tập huấn cấp huyện, cấp cụm trường theo từng nhóm đối tượng.

Đề xuất xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng:

Bồi dưỡng nội dung theo tinh thần nghị quyết 29/NQ-TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường, định hướng XHCN và hội nhập quốc tế

Căn cứ các quy định về chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học do Bộ Giáo dục và Giáo dục ban hành tại thông tư số 14/2018/TT-BGDĐT ngày 20/7/2018 của Bộ Giáo dục và Giáo dục và tình hình thực tế đội ngũ CBQL các trường tiểu học vùng DTTS của huyện, chương trình bồi dưỡng tập trung các nội dung trọng tâm sau:

- Các vấn đề về đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá; những chính sách phát triển kinh tế xã hội; phát triển giáo dục quốc dân; phát triển giáo dục tiểu học.

- Bồi dưỡng nâng cao nhận thức về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong sư phạm, đạo đức nghề nghiệp.

- Những kiến thức về nhà nước pháp quyền XHCN; Những vấn đề lý luận và kỹ năng quản lý hành chính nhà nước đối với giáo dục tiểu học và trường tiểu học. Cụ thể: Luật Giáo dục; Điều lệ trường tiểu học; Chuẩn Hiệu trưởng trường tiểu học, chuẩn giáo viên tiểu học; Công ước quốc tế về quyền trẻ em;…

- Những nội dung quản lý trường tiểu học theo hướng trường đạt chuẩn Quốc gia, tổ chức quản lý dạy học 2 buổi /ngày, tổ chức lớp bán trú cho học sinh dân tộc thiểu số. Quản lý việc giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt; Giảng dạy tiếng

Việt cho người dân tộc thiểu số; quản lý giảng dạy chương trình song ngữ (tiếng Việt - tiếng dân tộc thiểu số); chính sách về dân tộc thiểu số…

Phòng GDĐT phối hợp chặt chẽ với Sở GDĐT Thái Nguyên và trường sư phạm trên địa bàn tỉnh để xây dựng kế hoạch, nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng phù hợp cho từng nhóm đối tượng.

Bên cạnh các chương trình đào tạo chung, hàng năm Phòng Giáo dục và Giáo dục cần tổ chức các lớp tập huấn ngắn hạn mời chuyên gia lên giảng về kỹ năng quản lý giáo dục vùng dân tộc thiểu số giúp CBQL các trường tiểu học vùng dân tộc thiểu số có thêm kiến thức thực tế và kinh nghiệm công tác ở địa bàn đặc thù như vùng dân tộc thiểu số tại địa phương.

Ngoài ra, Phòng Giáo dục và Giáo dục cần tăng cường tổ chức nhiều hình thức để các CBQL được nâng cao năng lực và học tập lẫn nhau như: Tổ chức câu lạc bộ CBQL; Sinh hoạt chuyên môn cụm trường; trường giúp trường; tổ chức các đoàn tham quan học tập các trường trong tỉnh, ngoài tỉnh.

* Tổ chức bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho GV:

Chương trình đào tạo giáo viên tiểu học hiện nay chỉ dừng lại ở mức đào tạo, bồi dưỡng theo chuyên đề, mô-đun chung. Những chuyên đề dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số có triển khai nhưng còn chung chung. Vì vậy, trong biện pháp nâng cao năng lực dạy học của giáo viên, Phòng GDĐT đề xuất các trường sư phạm đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy ngôn ngữ tiếng Việt, tiếng dân tộc TS cho giáo viên; bồi phương pháp giảng dạy tích hợp tiếng Việt- tiếng dân tộc thiểu số. phương pháp giảng dạy tiếng Việt như ngôn ngữ thứ hai. Trong chương trình đào tạo giáo viên của các trường Sư phạm, nội dung đào tạo tiếng dân tộc thiểu số được xem như là một môn học bắt buộc hoặc trước khi ra trường cần được bồi dưỡng cấp chứng chỉ tiếng DTTS.

Năng lực thiết kế kế hoạch giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS: Đây là công việc quan trọng của GV trước khi tổ chức hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS của HS ở trên lớp. Năng lực này đòi hỏi GV phải giải quyết các vấn đề sau: HS cần biết được gì và làm được cái gì?; GV phải giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt thông qua con đường và hình thức nào? GV giáo dục

ngôn ngữ tiến Việt như thế nào? Hướng dẫn HS tự học như thế nào? Tương ứng với những câu hỏi trên chính là những nhiệm vụ cụ thể được thực hiện theo một quy trình sau đây: 1) GV xác định mục tiêu của giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ của HD DTTS. 2) Nghiên cứu sách giáo khoa và các tài liệu liên quan bài học để: Hiểu chính xác, đầy đủ những nội dung của bài học; xác định những kiến thức, kĩ năng cơ bản cần giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS; xác định khả năng đáp ứng nhiệm vụ nhận thức của HS; xác định những kiến thức, kĩ năng mà HS đã có và cần có; dự kiến những khó khăn, tình huống có thể nảy sinh và các phương án giải quyết. 3) Lựa chọn con đường, hình thức tổ chức giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt và cách thức đánh giá thích hợp nhằm giúp HS học tập tích cực, chủ động, sáng tạo. 4) Thiết kế nội dung, nhiệm vụ, cách thức hoạt động, thời gian, yêu cầu cần đạt cho của HS.

Năng lực hiểu trình độ HS trong giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS bằng cách GV quan sát tinh tế những biểu hiện tâm lí của HS trong quá trình giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt. NL hiểu HS được biểu hiện: Xác định được khối lượng kiến thức đã có và mức độ, phạm vi lĩnh hội của HS, từ đó xác định mức độ và khối lượng kiến thức mới cần hướng dẫn HS chiếm lĩnh. Dựa vào sự quan sát tinh tế, GV có thể nhận biết được những HS khác nhau đã lĩnh hội tiếng Việt như thế nào, dự đoán được những thuận lợi và khó khăn, xác định đúng mức độ căng thẳng cần thiết khi HS phải thực hiện những nhiệm vụ nhận thức.

Năng lực sử dụng phương tiện dạy học và công nghệ thông tin hỗ trợ giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS: Đa phương tiện và công nghệ thông tin sẽ phát huy hiệu quả tích cực trong quá trình giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS. GV sử dụng phương tiện trực quan và công nghệ thông tin phải phù hợp với nội dung giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS, với đặc điểm tâm sinh lí và trình độ nhận thức của HS; phải có tác dụng là nguồn tri thức để HS khai thác, tránh chỉ là những đồ dùng minh họa cho lời nói.

Năng lực ngôn ngữ là năng lực biểu đạt rõ ràng, mạch lạc, ý nghĩ, tình cảm của mình bằng lời nói cũng như nét mặt và điệu bộ. Năng lực ngôn ngữ là một trong những năng lực quan trọng của GV, là công cụ đảm bảo cho GV thực hiện chức năng dạy học và giáo dục của mình. Để giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho

HS DTTS, năng lực ngôn ngữ của GV cần đảm bảo các yêu cầu sau: Nội dung ngôn ngữ sâu sắc; Hình thức ngôn ngữ giản dị, sinh động; Có kĩ năng và kĩ xảo sử dụng khả năng truyền cảm của mình trước HS bằng cách tận dụng và phối hợp giữa lời nói với ngôn ngữ phụ và những phương tiện của ngôn ngữ.

Ngoài ra, còn có các năng lực như: Năng lực chẩn đoán nhằm phát hiện, nhận biết đầy đủ, chính xác và kịp thời sự phát triển của HS trong quá trình giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt của HS DTTS; Năng lực đáp ứng nhằm đưa ra được những nội dung và biện pháp giáo dục đúng đắn, kịp thời, phù hợp với nhu cầu của HS và yêu cầu của mục tiêu giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS; Năng lực đánh giá là năng lực nhìn nhận sự thay đổi nhận thức, kĩ năng thái độ của H; Năng lực thiết lập mối quan hệ thuận lợi với người khác như đồng nghiệp, phụ huynh HS và nhất là quan hệ với HS để thực hiện có hiệu quả giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS.

Tự bồi dưỡng: Đây là yêu cầu phải được thực hiện thường xuyên trong tất cả các nhà trường tiểu học với nhiều hình thức: tự bồi dưỡng cá nhân, bồi dưỡng theo tổ chuyên môn, theo trường, theo cụm trường… Trong đó sinh hoạt chuyên môn, dự giờ, thảo luận để đề xuất tổ chức các hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt và tìm ra những phương pháp dạy học tốt nhất cần được khai thác thật tốt. Khi tổ chức sinh hoạt chuyên môn, các trường tổ chức giao lưu học tập lẫn nhau cho giáo viên và học sinh giữa các trường tiểu học trong cụm sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.

Khuyến khích giáo viên tự học tiếng dân tộc: Khi giáo viên có được vốn tiếng dân tộc cơ bản cần thiết thì việc giao tiếp với học sinh trở nên gần gũi hơn, tạo điều kiện để giải thích cho các em hiểu được những tiếng, từ, câu khó, hướng dẫn cho các em phát âm tiếng Việt một cách chính xác. Giáo viên nói và hiểu được tiếng dân tộc thì tỷ lệ học sinh nói và hiểu tiếng Việt cũng nhiều hơn, chất lượng dạy và học cũng cao hơn so với những lớp khác. Vì vậy có thể xem đây là một trong những giải pháp, là phương tiện thiết thực để tăng cường tiếng Việt và nâng cao chất lượng giáo dục đối với học sinh dân tộc thiểu số một cách hiệu quả.

3.2.2.3. Điều kiện thực hiện

Xem tất cả 127 trang.

Ngày đăng: 20/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí