Đánh Giá Tiến Trình Cải Cách Kinh Tế Ở Ấn Độ


vẫn nằm ngoài mô hình “đàn nhạn bay” ở Châu Á trong đó Nhật Bản là con nhạn đầu đàn; bởi hầu hết công nghệ nhập khẩu và công nghệ chuyển giao thông qua FDI của Ấn Độ là từ Mỹ và EU; còn của ASEAN và NIEs lại là từ Nhật Bản và các nước trong khu vực Châu Á. ASEAN hiện nay có thế mạnh là thị trường rộng lớn, có kinh nghiệm quản lý kinh tế, vốn lớn, kỹ thuật cao; trong khi Ấn Độ lại nổi trội về nguồn lao động rẻ và dồi dào; một số lĩnh vực khoa học kỹ thuật như công nghệ phần mềm, sản xuất máy bay, công nghiệp năng lượng...Sự bổ sung cơ cấu giữa hai mô hình kinh tế Đông Á và Ấn Độ sẽ đem lại lợi ích cho cả hai phía.

Để tìm kiếm bạn hàng mới và củng cố vị trí của mình ở Châu Á, Ấn Độ còn mở rộng quan hệ kinh tế đa phương và song phương với các nước khác trong khu vực. Năm 1997, Ấn Độ là một trong những thành viên sáng lập ra Tổ chức Hợp tác Kinh tế vùng Vịnh Bengal BIMST-EC (Bangladesh, India, Myanma, SriLanka, Thailand - Economic Cooperation) gồm Bangladesh, Ấn Độ, Myanma, SriLanka và Thái Lan. Năm 2003, kim ngạch trao đổi thương mại của BIMST-EC đã đạt 7,3 tỷ USD. Khối Thương mại Tự do BIMST-EC dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2017.

Ấn Độ còn tích cực ủng hộ cho việc thành lập các tổ chức hợp tác khu vực khác như Tổ chức hợp tác khu vực vành đai Ấn Độ Dương IOR-ARC (Indian Ocean Rim - Association for Regional Cooperation) bao gồm các nước nằm ven Ấn Độ Dương; thành lập tam giác kinh tế Bhutan - Nêpan - Ấn Độ. Các tổ chức hợp tác kinh tế như vậy đang giúp Ấn Độ đẩy nhanh tiến trình tự do hóa thương mại và tăng cường luồng vốn, tìm kiếm vị trí kinh tế mới cho mình ở Nam Á, tiến nhanh sang Đông Nam Á và cả Châu Á - Thái Bình Dương.

C. Phát triển quan hệ Ấn Độ - Việt Nam


Hiện nay, ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc làm cho các nền kinh tế ở Đông Nam Á và Nam Á ngày càng xích lại gần nhau hơn. Triển vọng hợp tác kinh tế Ấn Độ - ASEAN đã đạt đến giai đoạn chín muồi. Trong bối cảnh đó, Việt Nam sẽ trở thành một tiêu điểm quan trọng trong chính sách “Hướng Đông” của Ấn Độ, dựa trên nền tảng những bề dày trong quan hệ truyền thống giữa hai nước. Mặc dù hiện nay, quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai quốc gia thực sự chưa tương xứng với truyền thống ấy nhưng có thể hy vọng về sự nhảy vọt trong quan hệ hợp tác ở tương lai. Với tư cách là một đối tác truyền thống, chắc chắn Việt Nam sẽ giữ một vị trí quan trọng trong chính sách mở rộng ảnh hưởng ở Đông Nam Á của Ấn Độ.

Quan hệ thương mại Việt Nam - Ấn Độ có được rất nhiều thuận lợi,

đó là:

Quan hệ hữu nghị giữa hai nước ngày càng tốt đẹp hơn. Các nguyên

thủ quốc gia hai nước thường xuyên thăm viếng lẫn nhau. Từ 1-4/4/2005, Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao Nguyễn Dy Niên đã thăm chính thức nước Cộng Hòa Ấn Độ [1]. Hơn nữa, hai nước không có những bất đồng quan điểm về các vấn đề cơ bản của quốc tế, nhất là những vấn đề về an ninh và phát triển. Đó là những yếu tố chính, làm cơ sở cho quan hệ thương mại song phương có đà để phát triển tốt đẹp. Trong 5 thập niên qua, Ấn Độ và Việt Nam có mối quan hệ gắn bó dựa trên thái độ chân thành, tin tưởng lẫn nhau chứ không phải dựa vào những động cơ chính trị. Giờ đây, quan hệ hợp tác giữa hai quốc gia sẽ càng được phát triển khi Việt Nam đã là thành viên chính thức và Ấn Độ là thành viên đối thoại đầy đủ của ASEAN.

Về hoạt động hợp tác du lịch: Từ ngày17-20/10/2004, đoàn đại biểu Tổng cục du lịch do bà Vò Thị Thắng - Tổng cục trưởng Tổng cục du lịch dẫn đầu đã tham dự Hội nghị Kinh doanh Cao cấp Ấn Độ - ASEAN. Đoàn Việt Nam đã có cuộc hội đàm với Bộ trưởng Du lịch Ấn Độ về việc phát triển hợp


tác du lịch Ấn Độ - Việt Nam. Dự kiến trong năm 2005, Việt Nam sẽ tổ chức một cuộc hội thảo về du lịch Ấn Độ để các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội hiểu rò hơn về thị trường đầy tiềm năng này. Ngược lại, Ấn Độ sẽ giúp Việt Nam nâng cấp trang Web “Du lịch Việt Nam”; góp phần quảng bá du lịch Việt Nam tại Ấn Độ. Hai bên dự định sẽ ký “Kế hoạch hành động du lịch Việt Nam - Ấn Độ năm 2005-2006” trong chuyến thăm Hà Nội tháng 11/2005 của Bộ trưởng Du lịch Ấn Độ Renuca Chahuri [48].

Về hợp tác thương mại: Hợp tác kinh tế Việt Nam - Ấn Độ hiện đang có chiều hướng phát triển nhanh và đa dạng hơn. Ấn Độ luôn đánh giá cao Việt Nam, bởi đây không chỉ là một thị trường lớn mà còn là cơ hội để Ấn Độ tiếp cận thị trường Đông Nam Á. Việt Nam đánh giá cao tiềm năng kinh tế Ấn Độ, tranh thủ thế mạnh của Ấn Độ trên các lĩnh vực công nghiệp chế tạo, công nghiệp điện tử, công nghệ sinh học, công nghệ phần mềm…Hơn nữa, Ấn Độ là một thị trường rất rộng lớn với dân số trên một tỷ người; lại là một quốc gia đang phát triển, tương đồng với Việt Nam về nhiều mặt. Do đó, có thể bổ sung và hỗ trợ nhau để cùng đi lên.

Việc tăng cường buôn bán, nâng cao kim ngạch xuất nhập khẩu được hai nước quan tâm đặc biệt. Nếu như thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ năm 1999 đạt 56 triệu USD thì đến năm 2003, con số này đã tăng lên khoảng 300 triệu USD [16]. Việt Nam xuất sang Ấn Độ những mặt hàng như hàng điện tử, chè, tinh dầu, cao su tự nhiên, kim loại màu, nguyên liệu hóa chất…và nhập từ Ấn Độ các mặt hàng như sản phẩm y dược, hóa chất đã qua chế biến, nhiên liệu nhựa dẻo, thảm trải, máy công cụ, bông vải sợi sơ chế, thép…Bên cạnh đó, các sản phẩm thuốc chữa bệnh của Ấn Độ chiếm trên 20% thị phần tại Việt Nam. Hơn nữa, khi Ấn Độ tiến hành xoá bỏ hạn chế nhập khẩu thì Việt Nam sẽ có cơ hội lớn trong việc xuất khẩu các mặt hàng mà Ấn Độ yêu cầu.


Trong kỳ họp lần thứ 12 của Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam - Ấn Độ được tổ chức tại Hà Nội, hai nước đã cùng nhau bàn bạc để đề ra phương hướng thực hiện Tuyên bố chung về khuôn khổ hợp tác toàn diện giữa hai quốc gia, bao gồm thông qua Chương trình Hành động giai đoạn 2004-2006. Theo đó, tăng cường và mở rộng hợp tác đầu tư trên tất cả các lĩnh vực mà hai bên có thế mạnh, phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương lên 1 tỷ USD vào năm 2006. Phía Ấn Độ cam kết sẽ thực hiện dự án viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam về công nghệ thông tin trị giá 4,7 triệu USD và phát triển nguồn nhân lực cho Việt Nam. Hai bên tham gia đã kiến nghị nên thành lập Khu vực Mậu dịch Tự do Ấn Độ - Việt Nam, đồng thời mỗi bên nên thành lập Cơ quan Chuyên trách của Chính phủ về xúc tiến thương mại đầu tư và hợp tác khoa học kỹ thuật để tiến tới dành cho nhau quy chế Tối Huệ Quốc.

Về hoạt động hợp tác công nghệ thông tin: Gần đây, công ty FPT của Việt Nam đã liên doanh với công ty AFTECH của Ấn Độ lập trung tâm đào tạo chuyên gia công nghệ thông tin cho Việt Nam. Phía Ấn Độ cũng cung cấp hàng trăm suất học bổng cho sinh viên, nghiên cứu sinh, thực tập sinh Việt Nam sang học tập và nâng cao nghiệp vụ tại nước này [16].

Mặc dù quan hệ thương mại song phương đã có những nỗ lực của cả hai phía song vẫn chưa được xúc tiến mạnh mẽ do còn những khó khăn sau:

Chính sách về xuất nhập khẩu của Ấn Độ và Việt Nam khá tương đồng, đều là khuyến khích và hướng vào xuất khẩu.

Hàng hóa nhập khẩu của hai nước còn kém hấp dẫn và chưa có tính bổ sung cho nhau. Việt Nam cần xuất khẩu gạo, nông sản, hải sản, rau quả, hàng may mặc, giày dép…thì Ấn Độ cũng có những mặt hàng tương tự dành cho xuất khẩu với số lượng lớn và giá cạnh tranh.


Hàng hóa của Việt Nam bị cạnh tranh khá quyết liệt từ các nước Nam Á, ASEAN, Trung Quốc và các nước khác về giá cả, chất lượng, cước phí vận tải và tâm lý tiêu dùng.

Việc cử các đoàn đại biểu thương mại thăm quan lẫn nhau còn ít, do đó chưa có cơ hội tìm hiểu cặn kẽ những yêu cầu của nhau.

Hai nước chưa có Hiệp định Hàng Hải nên rất hạn chế trong cước phí vận tải, giao nhận hàng hóa, quảng cáo để thâm nhập thị trường.

Các công ty liên quan của hai nước chưa thực sự quan tâm đến tăng cường kim ngạch buôn bán giữa hai bên qua chủ trương khuyến khích xuất nhập khẩu các mặt hàng chủ lực của nhau như dầu lửa, than đá…

Những hạn chế trên đây đã phần nào làm ảnh hưởng đến quan hệ thương mại giữa hai quốc gia. Song với những nỗ lực mà cả hai bên cùng đang thực hiện; có thể hy vọng vào sự nhảy vọt trong quan hệ hợp tác. Chính sách “Hướng Đông” của Ấn Độ rất trùng hợp với Chính sách “Ưu tiên phát triển quan hệ các nước láng giềng, khu vực” của Việt Nam; đây là cơ sở thuận lợi để vun đắp cho quan hệ hợp tác Việt Nam - Ấn Độ trong tương lai.‌

2.2. ĐÁNH GIÁ TIẾN TRÌNH CẢI CÁCH KINH TẾ Ở ẤN ĐỘ

2.2.1. Những thành tựu tăng trưởng trong bối cảnh hội nhập quốc tế

2.2.1.1. Nền kinh tế Ấn Độ thực sự đang khởi sắc

Ấn Độ đang vươn lên trở thành động lực ở khu vực. Với quy mô về dân số, diện tích, vị trí địa lý thuận lợi đã đưa Ấn Độ trở thành “trung tâm” của Nam Á [5]. Theo các chuyên gia kinh tế, những thành tựu nổi bật của quốc gia này trong thời gian qua là: thu hút mạnh FDI, đồng nội tệ Rupi ổn định, dự trữ ngoại tệ dồi dào (hiện vượt quá hơn 100 tỷ USD), có hệ thống tài chính tương đối tiên tiến theo tiêu chuẩn Phương Tây…

Bảng 2.7: Tăng trưởng GDP trung bình hàng năm trong một số thời kỳ


Thời kỳ

Năm tài chính

Tăng trưởng (Đv: %/năm)

Sau độc lập 1947

1951-1973

3,6

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 155 trang tài liệu này.

Cải cách kinh tế ở Ấn Độ và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam - 11



Trước cải cách 1991

1974-1978

4,9

1978-1987

4,1

1988-1990

7,6

Sau cải cách 1991

1992-2001

6,1

1992-2002

5,9

Nguồn: [45, tr.17]

(Chú thích: Năm tài chính của Ấn Độ từ ngày 1-4 đến 31-3)


% 8


6


4


2


0

1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003


n¨m


Hình 2.3: Tốc độ tăng GDP sau cải cách 1991

Nguồn: [55, p.178; 48]

Trước 1991, Ấn Độ là đặc trưng của mô hình thay thế nhập khẩu, phát triển theo chiến lược hướng nội là chính. Từ tháng 7-1991, Ấn Độ tiến hành cải cách kinh tế theo hướng tự do hóa, mở cửa ra bên ngoài, hội nhập kinh tế quốc tế. Trong giai đoạn đầu của quá trình cải cách, nền kinh tế Ấn Độ đã đạt tốc độ phát triển cao trong mấy năm liền và được coi là một trong 10 quốc gia có tốc độ tăng GDP cao nhất thế giới.

Như vậy, ở những năm đầu cải cách, Ấn Độ đã đạt được những thành công to lớn trong phát triển kinh tế. Tuy nhiên, quốc gia này vẫn phải đối mặt với những vấn đề như thâm hụt cán cân thanh toán, thất nghiệp, đói nghèo… Thêm vào đó, tốc độ cải cách chưa đồng đều và thống nhất giữa các bang trên toàn lãnh thổ. Quá trình này đã đi qua một chặng đường, song rất cần phát huy hơn nữa hiệu quả sâu rộng của nó trên mọi thành phần kinh tế và trong toàn bộ máy quản lý hành chính của Nhà nước. Giai đoạn sau của quá trình cải cách vấp phải khó khăn lớn nhất là cuộc khủng hoảng tiền tệ của các nước Đông Á, tuy nhiên hoạt động kinh tế đối ngoại vẫn tiến triển tốt. Xuất khẩu


tăng đều, tuy có hơi sụt giảm vào năm 2001-2002 song đã lấy lại được tốc độ tăng trưởng trong năm tiếp theo (Bảng 2.8).

Bảng 2.8: Ngoại thương Ấn Độ từ 1999 đến 2003



1999-2000

2000-2001

2001-2002

2002-2003

Xuất khẩu

Giá trị (Đv: triệu USD)

36.822

44.560

43.927

52.200

Tỷ lệ tăng (Đv:%)

10,8

21,0

-1,5

18,8

Nhập khẩu

Giá trị (Đv: triệu USD)

49.671

50.536

51.413

59.390

Tỷ lệ tăng (Đv:%)

17,2

1,7

1,7

15,5

Nguồn: [48]

Theo Hội đồng Xúc tiến Xuất khẩu Hàng điện tử và Phần mềm Máy tính của Ấn Độ, những sản phẩm điện tử và phần mềm Ấn Độ hiện được xuất sang 181 quốc gia trên thế giới [27].

Bên cạnh đó, khả năng hội nhập tài chính của Ấn Độ cũng tăng lên nhiều trong thập niên cải cách. Để đánh giá đúng đắn về mức độ hội nhập tài chính của một quốc gia, có thể sử dụng chỉ số FDI làm thước đo quan trọng. Có thể nói, Ấn Độ trở thành một trong những nước thu hút nhiều FDI ở Châu Á trong thập niên qua. Luồng FDI vào Ấn Độ đã tăng lên nhanh chóng. Mặc dù đã đạt những thành tựu nhất định trong hoạt động thu hút FDI nhưng so với những nước Đông Á, đặc biệt là Trung Quốc thì Ấn Độ vẫn thua kém. Chẳng hạn, FDI vào Trung Quốc đã tăng từ 3,5 tỷ USD năm 1991 lên 53,51 tỷ USD năm 2003. Trong cùng thời gian đó, FDI vào Ấn Độ chỉ tăng từ 0,527 tỷ USD lên 4,27 tỷ USD [52]. Trung Quốc thu hút FDI nhiều gấp 12 lần so với Ấn Độ; FDI đóng góp 3,2% vào GDP của Trung Quốc, nhưng chỉ khoảng 1,1% vào Ấn Độ [45].

Như vậy, nhìn chung Ấn Độ vẫn chưa thu hút được FDI tương xứng với tầm vóc của một thị trường đầy tiềm năng kinh tế của mình. Điểm cần lưu ý là tốc độ và mức độ hội nhập thường đi đôi với tăng trưởng kinh tế. Ấn Độ


có điều kiện kinh tế ổn định hơn các nền kinh tế mạo hiểm ở Đông Á. Chính vì vậy, hình thành một cơ chế thích hợp có sự kết hợp với ưu tiên mở rộng tự do hóa thương mại sẽ là một chính sách phát triển hữu dụng mà Ấn Độ hướng tới.

2.2.1.2. Mô hình cải cách chậm nhưng chắc của Ấn Độ

Quá trình cải cách và mở cửa đã thúc đẩy nền kinh tế Ấn Độ đạt sự tăng trưởng nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu so với Trung Quốc và một vài quốc gia Châu Á khác thì mức độ mở cửa này vẫn còn hạn chế. Nguyên nhân chủ yếu làm chậm tiến độ cải cách bởi vì Ấn Độ là một nền dân chủ có tầm vóc trên thế giới dựa trên nền tảng một xã hội đa nguyên; do đó, Ấn Độ nhất thiết phải có sự nhất trí giữa các nhóm lợi ích khác nhau trước khi thông qua các quyết định thay đổi về chính sách.

Mặc dù tiến độ cải cách chậm có ảnh hưởng nhất định đến tăng trưởng kinh tế, song với phương thức chậm nhưng chắc, mô hình Ấn Độ vẫn thu hút được sự quan tâm của giới phân tích. Có thể nói, một chiến lược khôn ngoan và chắc chắn trong hoạch định đường lối cải cách đã bù lại phần nào sự chậm trễ của Ấn Độ. Không những thế, nó còn tạo ra những đột phá bất ngờ trong quá trình phát triển. Điều đó chứng tỏ rằng chỉ yếu tố tốc độ cải cách thì chưa đủ. Khả năng hoạch định chiến lược cạnh tranh lâu dài đi đôi với cải cách mới thực sự làm nền kinh tế tăng trưởng bền vững, tránh được những tổn thương dễ xảy ra trong quá trình mở cửa. Vì thế, mô hình phát triển chắc chắn của Ấn Độ là một sự tham khảo hữu ích cho các nước đang phát triển.

Sự chắc chắn đó thể hiện ngay ở khả năng mà Ấn Độ đang ngày càng chứng tỏ cho cả thế giới. Ấn Độ đang tạo ra các công ty tầm cỡ quốc tế, có đủ sức cạnh tranh với những công ty tốt nhất ở Phương Tây. Theo sự lựa chọn của tạp chí Forbes năm 2002, trong số 200 công ty phát triển tốt nhất thế giới thì có 13 công ty là của Ấn Độ, trong khi Trung Quốc chỉ có 4 [34]. Hiện các

Xem tất cả 155 trang.

Ngày đăng: 30/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí