Kết Quả Lao Động Của Đội Ngũ Trí Thức Giáo Dục Đại Học Việt Nam Hiện Nay


của người học. Một bộ phận trí thức GDĐH đã tham gia đánh giá, kiểm định chất lượng chương trình đào tạo; cải tiến và đề xuất những biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng của cơ sở GDĐH. Trí thức nhà giáo làm công tác quản lý đã tham gia xây dựng, triển khai, giám sát việc thực hiện kế hoạch giảng dạy, học tập, NCKH và công nghệ của đội ngũ giảng viên. Nhiều trí thức GDĐH trẻ đã hăng hái, nhiệt tâm với công tác kiêm nhiệm. Phần lớn trí thức nhà giáo lãnh đạo chuyên môn, tham gia công tác đảng, đoàn thể, công tác quản lý ở bộ môn, khoa, phòng, ban thuộc cơ sở GDĐH cũng đã hoàn thành nhiệm vụ ở những mức độ khác nhau. Tuy nhiên, sự quản lý của đội ngũ trí thức GDĐH còn nhiều bất hợp lý, chưa tạo ra động lực đủ mạnh để phát huy năng lực sáng tạo và sự tự chịu trách nhiệm của đội ngũ giảng viên đối với chất lượng lao động của bản thân. Bất cập lớn nhất có thể kể đến là các nhà quản lý GDĐH ở các cơ sở đào tạo còn quá phụ thuộc vào sự chỉ đạo của cấp vĩ mô dẫn đến hạn chế tính tự chủ, sáng tạo trong công vụ giáo dục; chưa có cơ chế sàng lọc cán bộ, công chức không hoàn thành nhiệm vụ.

3.1.3. Kết quả lao động của đội ngũ trí thức giáo dục đại học Việt Nam hiện nay

Không thể phủ nhận một thực tế rằng, lao động của đội ngũ trí thức GDĐH ở nước ta đã đạt được nhiều kết quả tích cực góp phần quan trọng tạo nên sự tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng và hội nhập quốc tế.

Hoạt động giảng dạy của đội ngũ trí thức GDĐH Việt Nam:

Hàng năm, lực lượng sinh viên tốt nghiệp gia tăng đáng kể (Phụ lục 1) cộng với sự mở rộng qui mô đào tạo sau đại học (với 96.370 học viên năm 2011- 2012), đội ngũ trí thức GDĐH đã trực tiếp tham gia đào tạo hàng chục nghìn cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ góp phần quan trọng vào việc thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao phục vụ công cuộc CNH, HĐH đất nước.

Đại bộ phận trí thức GDĐH đã tiến hành đổi mới nội dung, chương

trình, phương pháp giảng dạy theo hướng tiếp cận nhiều hơn với học chế tín


chỉ. Theo số liệu điều tra xã hội học của tác giả, có tới 27% ý kiến sinh viên cho rằng, phần lớn giảng viên đã sử dụng phương pháp giảng dạy phát huy tính tích cực của sinh viên; tỷ lệ ấy được sinh viên đánh giá cao hơn ở một bộ phận giảng viên, với 63,5 % ý kiến thừa nhận. Kết quả giảng dạy được đội ngũ trí thức GDĐH tự đánh giá với tỷ lệ: 12,6 % xuất sắc, 51,9%, giỏi và 33,3% đạt mức độ khá. Điều đó chứng tỏ đội ngũ trí thứcGDĐH ở nước ta đã rất chú trọng đến hoạt động giảng dạy, việc hình thành, phát huy năng lực tư duy, tính tích cực của người học, đáp ứng yêu cầu đào tạo theo nhu cầu xã hội cũng được phần lớn giảng viên quan tâm.

Hoạt động NCKH của đội ngũ trí thức GDĐH Việt Nam:

Trong những năm qua, nhiều đề án, đề tài, dự án, chiến lược, chương trình, tài liệu được nghiên cứu công phu và ngày càng gia tăng về số lượng, thể hiện mức độ quan tâm cao, sự đầu tư tâm lực và trí tuệ của đội ngũ trí thức GDĐH trước những vấn đề cấp bách được đặt ra từ thực tiễn. Hoạt động NCKH của đội ngũ giảng viên đã đạt được những thành tựu quan trọng phục vụ cho việc nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, góp phần phát triển khoa học công nghệ và kinh tế - xã hội của đất nước. Cùng với việc đẩy mạnh, tăng cường và phát huy năng lực nghiên cứu của đội ngũ giảng viên, hoạt động khoa học trong các trường đại học cũng rất phong phú, đa dạng, gắn liền với nhiệm vụ đào tạo, sản xuất, phát triển công nghệ và dịch vụ khoa học.

Theo Vụ Khoa học - Công nghệ và Môi trường, từ năm 2007 đến 2011, các trường Đại học của Việt Nam có 432 bài báo khoa học được đăng trên tạp chí ở nước ngoài. Số lượng bài được đăng trên tạp chí trong nước là là 6.082 bài. Chỉ tính trong giai đoạn 2006 - 2009, các viện nghiên cứu và hệ thống các trường đại học, cao đẳng đã thực hiện 40 đề tài, nhiệm vụ cấp nhà nước; 760 chương trình, đề tài, dự án cấp bộ và hàng nghìn đề tài, nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở. Đến năm học 2011- 2012, hoạt động khoa học công nghệ có những chuyển biến tích cực: “số lượng đề tài, nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp Bộ tăng gần 50% so với năm học trước; có 600 bài báo công bố kết quả nghiên cứu đăng trên tạp chí quốc tế; gần 3.000 bài báo đăng trên


các tạp chí chuyên ngành trong nước [29]. Hoạt động NCKH được đội ngũ trí thức GDĐH đánh giá với 27,0% giảng viên đã tích cực tham gia nghiên cứu, với 9,6% đạt loại xuất sắc, 23,3% đạt loại giỏi và 47,8% đạt loại khá. Mặc dù tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với hoạt động giảng dạy nhưng ở một mức độ nhất định, kết quả nghiên cứu của các đề tài, dự án đã được ứng dụng vào thực tiễn xây dựng, triển khai chủ trương, chính sách phát triển ngành giáo dục và đào tạo cũng như thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Sự sáng tạo trong NCKH của đội ngũ trí thức GDĐH còn biểu hiện ở những phát minh, sáng chế, sáng kiến khoa học tuy chưa nhiều nhưng bước đầu đã tập trung hơn vào nghiên cứu ứng dụng, tạo ra được những sản phẩm có chất lượng cao, phục vụ cho đời sống, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Ở bình diện hẹp hơn, trí thức GDĐH đã khẳng định kết quả lao động của mình thông qua những cố gắng bước đầu trong công tác biên soạn, chuẩn hóa, công khai giáo trình nhằm cung cấp tài liệu học tập cho sinh viên, kịp thời đáp ứng những thay đổi của điều kiện thực tiễn, góp phần triển khai chủ trương đào tạo theo nhu cầu xã hội và định hướng nghề nghiệp. Hiện nay, “Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng với một số trường đại học đã đưa hơn 1 nghìn giáo trình lên Website của Bộ, đến nay, có khoảng hơn 10 triệu lượt người truy cập vào Website tra cứu” [161, tr.98].

Nhìn chung, trong những năm qua, hoạt động NCKH của đội ngũ giảng viên trong các trường đại học đã có những đóng góp đáng kể vào thành tích chung của ngành giáo dục và nền khoa học nước nhà. Nhiều sáng kiến, phát minh được áp dụng vào thực tế, nhiều kết quả nghiên cứu được ứng dụng vào các lĩnh vực đã tạo ra hiệu quả nhất định trong đời sống kinh tế - xã hội. Có thể nói, hoạt động NCKH của đội ngũ trí thức GDĐH đã đóng vai trò quyết định trong việc xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn cho sự phát triển giáo dục nước nhà. Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001- 2010 và Dự thảo chiến lược phát triển giáo dục 2009 - 2020 được hoàn thành từ kết quả nghiên cứu về khoa học giáo dục của Viện Khoa học Giáo dục và đội ngũ giảng viên, cán bộ lãnh đạo, quản lý của các trường đại học Việt Nam. Ngoài mục đích


nghiên cứu phục vụ phát triển ngành giáo dục và đào tạo, hoạt động khoa học công nghệ của đội ngũ trí thức GDĐH còn có mục đích phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đánh giá về vấn đề này, Đảng ta đã nhận định: Kết quả NCKH của đội ngũ giảng viên đại học trên lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn đã góp phần “xây dựng những luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, góp phần làm sáng tỏ con đường phát triển của đất nước và giải đáp những vấn đề mới phát sinh trong sự nghiệp đổi mới” [49, tr.83]. Kết quả NCKH của đội ngũ giảng viên đại học trên lĩnh vực khoa học tự nhiên và công nghệ đã tạo ra “nhiều sản phẩm chất lượng cao, có sức cạnh tranh; từng bước nâng cao trình độ khoa học, công nghệ của đất nước, vươn lên tiếp cận với trình độ khu vực và thế giới” [49, tr.83].

Hoạt động quản lý của trí thức GDĐH trong những năm gần đây cũng có sự cải tiến tích cực phục vụ đắc lực công tác đào tạo và NCKH:

Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giáo dục ở các trường đại học đã xây dựng được chiến lược đào tạo, chiến lược phát triển khoa học công nghệ; tiến hành sửa chữa, bổ sung, hoàn thiện Quy chế đào tạo, Quy chế hoạt động quản lý khoa học; kế hoạch hóa chương trình và tiến độ thực hiện hoạt động quản lý NCKH trên các lĩnh vực: đề tài nghiên cứu, thông tin khoa học, hội thảo khoa học; đào tạo nguồn nhân lực khoa học; hoạt động tư vấn, kiểm tra thực hiện kế hoạch; hoạt động nghiên cứu tổng kết thực tiễn. Các đề tài, nhiệm vụ khoa học công nghệ về cơ bản đã được xác định thông qua tuyển chọn, đấu thầu công khai minh bạch, xóa bỏ tình trạng xin - cho theo tinh thần nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị và các chủ đề tài nghiên cứu.Đội ngũ cán bộ chuyên trách trực thuộc Phòng Quản lý khoa học ở các trường đại học ngày càng chú trọng đào tạo, bồi dưỡng về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao khả năng xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển khoa học công nghệ ở từng cơ sở đào tạo.

Trong những năm qua, đội ngũ cán bộ quản lý ở các trường đại học còn tham gia tích cực vào việc xây dựng, chỉ đạo thực hiện đổi mới chương trình,


nội dung và phương pháp giảng dạy. Đặc biệt, công tác kiểm định chất lượng bước đầu được quan tâm triển khai góp phần tạo hành lang pháp lý cho việc đánh giá hiệu quả, mức độ hoàn thành nhiệm vụ của trí thức GDĐH.

Kết quả công tác quản lý nói chung của giảng viên đại học được trí thức nhà giáo ở cương vị lãnh đạo đánh giá cao với 21,4% ý kiến đánh giá đạt loại xuất sắc, 50% ý kiến cho rằng, hoạt động này đạt loại giỏi, mức khá chiếm 28,6%. Kết quả tự đánh giá này về cơ bản thống nhất với ý kiến của đội ngũ trí thức GDĐH giữ các chức vụ kiêm nhiệm, với 11,6% số phiếu cho rằng kết quả quản lý đạt loại xuất sắc, 57,4% ý kiến đánh giá kết quả quản lý của đội ngũ giảng viên đạt loại giỏi, tỷ lệ khá chiếm 24,0%. Chất lượng một số hoạt động kiêm nhiệm của đội ngũ trí thức GDĐH được sinh viên đánh giá ở những mức độ khác nhau (Bảng 3.1):

Bảng 3.1: Đánh giá của sinh viên về chất lượng một số hoạt động kiêm nhiệm của đội ngũ trí thức GDĐH


TT


Lĩnh vực kiêm nhiệm


Tổng số

Tích cực, hiệu

quả

Tích cực nhưng chưa hiệu quả

Thiếu tích cực và chưa hiệu

quả

Số lượng

Tỷ lệ

%

Số lượng

Tỷ lệ

%

Số lượng

Tỷ lệ

%

1

Cố vấn học tập


370

115

31,0

183

49,5

72

19,5

2

Trợ lý sinh viên,

Trợ lý văn thể

370

108

29,2

185

50,0

77

20,8

3

Bí thư Liên chi

Đoàn


370

180

48,6

128

34,6

62

16,8

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.

Chất lượng lao động của đội ngũ trí thức giáo dục đại học Việt Nam hiện nay - 11

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả.

Tổng hợp những kết quả đạt được trong lao động của đội ngũ trí thức GDĐH đang tạo ra sự biến đổi tích cực đối với việc nhìn nhận, đánh giá vai trò của trí thức GDĐH trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội trên phạm vi cả nước và ở mỗi địa phương. Tuy nhiên, kết quả lao động của đội ngũ trí thức GDĐH vẫn bộc lộ những hạn chế, yếu kém cần được nghiêm túc và thẳng thắn nhìn nhận. Về giảng dạy, kết quả điều tra cho thấy có 24,4% ý kiến tự đánh giá của giảng viên cho rằng, trí thức GDĐH làm công tác giảng dạy


chuyên môn chưa tích cực giảng dạy, có 63,5% ý kiến sinh viên và 53,7% ý kiến giảng viên cho rằng, cần khắc phục chương trình đào tạo nặng về lý thuyết, ít thực hành, chưa đáp ứng nhu cầu xã hội để nâng cao chất lượng lao động chuyên môn của đội ngũ giảng viên. Theo một nghiên cứu mới đây của PGS.TS Nguyễn Công Khanh về phong cách học của sinh viên, kết quả cho thấy, có hơn 50% SV được khảo sát không thật tự tin vào các năng lực, khả năng học của mình; hơn 40% cho rằng mình không có năng lực tự học; gần 70% sinh viên cho rằng mình không có năng lực tự nghiên cứu [172]. Điều này phần nào lý giải tại sao chất lượng giảng dạy của trí thức GDĐH ở nước ta hiện nay còn thấp; đào tạo phi chính quy còn nhiều yếu kém; chất lượng đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ còn có những bất cập; việc đổi mới nội dung, chương trình đào tạo ở các trường đại học còn chậm, chưa theo kịp yêu cầu của thực tiễn sản xuất; phương pháp giảng dạy của giảng viên còn nặng về truyền đạt một chiều, thụ động; nội dung giáo dục thiếu tính thực tiễn [28].

Về công tác NCKH, theo kết quả điều tra, có 61,9% ý kiến giảng viên cho rằng đội ngũ trí thức GDĐH chưa tích cực tham gia NCKH. Ngay cả công tác hướng dẫn NCKH cho sinh viên mặc dù là hoạt động có vị trí quan trọng trong quá trình đào tạo nhưng số lượng sinh viên tham gia NCKH quá ít và kết quả đạt được về cơ bản còn hạn chế. Năm học 2011- 2012, cả nước có

1.448.021 sinh viên đại học nhưng “Bộ Giáo và Đào tạo chỉ xét chọn và khen thưởng đối với 305 công trình NCKH do 716 sinh viên thực hiện, trong đó có chỉ có 15 giải Nhất, 27 giải Nhì, 130 giải Ba và 133 giải Khuyến khích. Các công trình nghiên cứu của sinh viên lâu nay vẫn nặng về lý thuyết, thiếu tính thực tiễn” [1, tr.20]. Chất lượng luận văn, luận án, đề tài NCKH chưa cao. Một số hội đồng chấm luận văn, luận án, đề tài khoa học cơ sở chưa thực sự nghiêm túc thực hiện các qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Việc đánh giá luận văn, đề tài NCKH ở một số cơ sở đào tạo vẫn còn tình trạng nể nang, chưa thật sự nghiêm khắc, thẳng thắn và khách quan [25]. Hơn nữa, đề tài của giảng viên ở các cấp, khóa luận, đồ án tốt nghiệp của sinh viên hay luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ ở nước ta chưa trở thành một hệ thống đề tài để giải


quyết mục tiêu chung cho từng giai đoạn cụ thể. Đây là những yếu kém, bất cập ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng lao động tổng thể của đội ngũ trí thức GDĐH ở nước ta hiện nay cần sớm được khắc phục bằng sự cố gắng, nỗ lực và trách nhiệm của bản thân trí thức nhà giáo ở các trường đại học.

Về công tác lãnh đạo, quản lý của đội ngũ trí thức GDĐH Việt Nam: Hiện nay, chúng ta chưa có những trí thức quản lý giáo dục tài năng ở các cơ sở đào tạo. Trong qúa trình thực hiện đổi mới cơ chế quản lý, “do chưa có sự chuẩn bị đầy đủ cả về lý luận và phương thức tổ chức thực hiện nên đã ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả đào tạo” [125, tr.106]. Phần lớn trí thức GDĐH tham gia lãnh đạo, quản lý thường là những giảng viên kiêm nhiệm. Họ vừa là nhà giáo, vừa là nhà khoa học, nhà quản lý. Khối lượng công việc lớn là một thực tế ảnh hưởng đến hiệu quả công tác nên kết quả lao động của đội ngũ này chưa ương xứng với tiềm năng trí tuệ cũng như những đòi hỏi của thực tiễn. Hơn nữa, cần thẳng thắn thừa nhận đội ngũ trí thức GDĐH làm công tác lãnh đạo, quản lý trong các cơ sở đào tạo đại học ở nước ta hiện nay phần lớn được bổ nhiệm từ những giảng viên được đào tạo chuyên sâu ở các khối kiến thức chuyên ngành, có năng lực giảng dạy và thành tích NCKH. Song điều bất cập lại thể hiện ở trình độ, năng lực lãnh đạo, quản lý do chưa được đào tạo chuyên sâu, chủ yếu là thông qua các lớp học bồi dưỡng quản lý giáo dục nên chất lượng quản lý giáo dục của đội ngũ trí thức nhà giáo, cán bộ lãnh đạo ở các trường đại học còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo toàn diện của nhà trường. Điều này cũng lý giải vì sao nguyên nhân căn bản, sâu xa dẫn đến những yếu kém trong chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay đang được dư luận xã hội đánh giá là do sự yếu kém trong quản lý Nhà nước về GDĐH và yếu kém trong quản lý của bản thân các trường đại học.

Đánh giá hiệu quả giảng dạy, NCKH, hoạt động quản lý của đội ngũ trí thức GDĐH trong tương quan so sánh với chính sách đầu tư có thể thấy lao động của đội ngũ trí thức GDĐH ở nước ta chưa tạo ra những sản phẩm có giá trị thật sự tương xứng với sự gia tăng đầu tư của Nhà nước. Nhờ đổi mới tư duy coi đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, đầu tư chiều sâu, do đó,


trong những năm gần đây, theo Báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngân sách nhà nước cấp cho giáo dục tăng liên tục từ 9 - 10% năm 1995 lên 15% năm 2000, từ 15, 5% năm 2001 lên 20% năm 2007 và duy trì ở mức 20% cho đến nay. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác đào tạo mặc dù vẫn ở mức khiêm tốn, song từng bước được tăng cường, cải tiến nhưng so với những năm trước đây, tốc độ chuyển biến về chất lượng đào tạo, nghiên cứu còn chậm. Hiệu quả ứng dụng trong thực tiễn của không ít những đề án, đề tài, dự án, chương trình mà đội ngũ trí thức GDĐH ở nước ta nghiên cứu còn thấp, nặng về lý thuyết và chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp và sự đầu tư của Nhà nước. Theo Báo cáo của Bộ Giáo dục và đào tạo, ngân sách Nhà nước cấp cho các trường đại học thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ tăng hàng năm (năm 2006: hơn 259,5 tỷ, năm 2008: hơn 264 tỷ đồng). Tuy nhiên, nguồn thu từ hoạt động khoa học và công nghệ từ năm 2006 đến năm 2008 còn rất thấp, chỉ chiếm 3,92 % trong tổng nguồn tài chính của các trường đại học. Tỷ lệ này hoàn toàn phù hợp với nhận định của các chuyên gia: “có khoảng 60% kết quả nghiên cứu được đưa vào ứng dụng, nghĩa là còn 40% kết quả nghiên cứu phải “trùm mền[3, tr.48].

Hiệu quả lao động của đội ngũ trí thức GDĐH tựu trung lại biểu hiện trong chất lượng đào tạo nói chung. Theo Báo cáo cạnh tranh toàn cầu 2013 - 2014 được Diễn dàn Kinh tế Thế giới công bố đầu tháng 9/2013, Việt nam được xếp thứ 95/148 nước về giáo dục đại học, với điểm số là 3,69 (điểm cao nhất là 7). Báo cáo này cũng có bảng so sánh thứ hạng về chỉ số cạnh tranh và 12 trụ cột để tính chỉ số đó của các nước ASEAN. Về trụ cột thứ 5 là giáo dục đại học và đào tạo thì thứ hạng của 10 nước ASEAN trong 148 nước lần lượt là: Singapore 2, Malaysia 46, Brunei 55, Indonesia 64, Thái Lan 66,

Philippines 67, Việt Nam 95, Lào 111, Cam PuChia 116, Myanmar 139. Như vậy, nếu so sánh trong 10 nước ASEAN thì GDĐH Việt Nam cũng chỉ được xếp hạng trên Lào, CamPuChia và Myanmar. Điều đó chứng tỏ chất lượng lao động của đội ngũ trí thức GDĐH ở Việt Nam còn khoảng cách khá xa so với nhiều nước trong khu vực.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/11/2022