Kiểm Tra, Đánh Giá Công Tác Phát Triển Đội Ngũ Giáo Viên Làm Tổng Phụ Trách Đội Ở Trường Tiểu Học, Trung Học Cơ Sở

Như vậy, sau 5 năm làm Tổng phụ trách đội, nhà trường có trách nhiệm bố trí cho bạn trở lại giảng dạy theo đúng chuyên ngành được đào tạo. Về các chế độ khi giáo viên làm Tổng phụ trách đội được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định hiện hành của Pháp luật và các quy định tại các văn bản sau: Thông tư số 05/2005/TT-BNV ngày 5/1/2005 của Bộ Nội. Thông tư số 28/2009/TT- BGDĐT ngày 21/10/2009 của Bộ GDĐT. Thông tư số 16/2017/TT-BGDĐT ngày 12/7/2017 của Bộ GDĐT.

Thông tư liên tịch 23/TTLT của Ban TCCB Chính phủ - Bộ giáo dục và Đào tạo - Bộ Tài chính - Trung ương đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh về việc hướng dẫn chế độ công tác và phụ cấp trách nhiệm đối với giáo viên làm Tổng phụ trách đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh trong trường phổ thông, tại Mục 3 Chương II của Thông tư liên tịch 23/TTLT quy định về định mức giờ dạy của giáo viên - Tổng phụ trách đội như sau:

Định mức giờ dạy của giáo viên - Tổng phụ trách đội:

Tất cả các trường tiểu học, trưởng phổ thông cơ sở (cấp 1, 2); trường trung học cơ sở (cấp 2); trường phổ thông trung học cấp 2-3:

Ở vùng cao, hải đảo, vùng sâu:

- Trường trên 19 lớp: Tổng phụ trách chuyên trách không giảng dạy. Nếu bố trí giáo viên Tổng phụ trách đội chuyên trách giảng dạy thì số giờ hoặc số buổi này được thanh toán theo chế độ vượt giờ hiện hành.

- Trường từ 10 đến 19 lớp: Tổng phụ trách bán chuyên trách dạy 3 tiết mỗi tuần ở các lớp trung học cơ sở hoặc dạy 3 buổi mỗi tuần ở các lớp tiểu học.

Ở các địa bàn còn lại:

- Trường có từ 28 lớp trở lên: Tổng phụ trách chuyên trách không giảng dạy. Nếu bố trí giáo viên trung học cơ sở dạy 4 tiết/tuần hoặc giáo viên tiểu học dạy 1 buổi/tuần thì số giờ hoặc buổi này được thanh toán vượt giờ theo chế độ hiện hành.

- Trường có từ 18 đến 27 lớp: Tổng phụ trách bán chuyên trách dạy 8 tiết mỗi tuần ở các lớp trung học cơ sở hoặc dạy 2 buổi mỗi tuần ở các lớp tiểu học.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

- Trường có dưới 18 lớp: Tổng phụ trách bán chuyên trách dạy 10 tiết mỗi tuần ở các lớp trung học cơ sở hoặc dạy 3 buổi mỗi tuần ở các lớp tiểu học.

Bên cạnh đó, các trường phải có trách nhiệm thực hiện đầy đủ quy định của nhà nước đối với GV làm Tổng phụ trách đội. Các chính sách và chế độ đối với GV vừa đảm bảo thực hiện chính sách chung của nhà nước đồng thời còn có chính sách riêng của nhà trường đối với GV, chính sách đãi ngộ đó sẽ tạo động lực to lớn cho phát triển đội ngũ GV làm Tổng phụ trách đội.

Phát triển đội ngũ giáo viên làm tổng phụ trách đội tại các trường tiểu học, trung học cơ sở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên - 6

Tạo môi trường thuận lợi cho GV (tạo ra hành lang pháp lí để đội ngũ GV làm Tổng phụ trách đội an tâm công tác, xây dựng văn hóa tổ chức trong nhà trường để mọi GV tin cậy, chia sẻ lẫn nhau, cùng hợp tác để hoàn thành mục tiêu đề ra.

Tạo động lực về tinh thần bao gồm nhiều yếu tố như:

+ Tính hiệu lực của các luật pháp, chính sách, quy chế làm việc;

+ Sự tôn trọng và thu hút được tài tài năng và trí tuệ;

+ Sự khen thưởng kịp thời và kỷ luật nghiêm minh;

+ Môi trường làm việc thân thiện, có nhiều cơ hội và điều kiện phát triển theo hướng tăng tiến;

+ Đặc biệt là uy tín được thể hiện qua năng lực và phẩm chất của cán bộ lãnh đạo và cán bộ quản lý cấp trên.

Việc thực hiện tốt chính sách đãi ngộ đối với GV là một biện pháp động viên, khuyến khích GV một cách thiết thực nhất, tác động có hiệu quả đến tình cảm, ý thức, tinh thần trách nhiệm và sự nhiệt tình của GV.

1.4.5. Kiểm tra, đánh giá công tác phát triển đội ngũ giáo viên làm tổng phụ trách đội ở trường tiểu học, trung học cơ sở

Kiểm tra và đánh giá nhằm giúp GV làm Tổng phụ trách đội phát triển về sự chuyên nghiệp trong công việc được giao và nhân cách chứ không phải để kỷ luật, sa thải.

CBQL các trường phải xây dựng được tiêu chuẩn, tiêu chí và minh chứng đánh giá trên cơ sở các tiêu chuẩn làm Tổng phụ trách đội được quy định tại

Thông tư 27/2017 quy định tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn và cử giáo viên làm Tổng phụ trách đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập.

Phải đa dạng hoá nguồn thông tin đánh giá (đa dạng hóa lực lượng tham gia đánh giá như cấp trên, cấp dưới, cộng đồng xã hội, đồng nghiệp, các tổ chức và đoàn thể trong trường, của phụ huynh học sinh và của học sinh ...).

+ Phải tạo cho được các cơ hội thử thách cá nhân cho GV làm Tổng phụ trách đội các trường để qua đó đánh giá chính xác mức độ phát triển của từng GV thông qua hoạt động thực tiễn của họ.

+ Phải khuyến khích tinh thần hợp tác của mỗi GV làm Tổng phụ trách đội để cùng đánh giá, trên cơ sở kết hợp đánh giá và tự đánh giá của họ.

+ Lựa chọn các công cụ, phương pháp thu thập và xử lý thông tin để nhận biết kết quả hoạt động của GV làm Tổng phụ trách đội.

+ So sánh kết quả hoạt động của GV làm Tổng phụ trách đội với các tiêu chí để nhận biết các điểm tốt, còn thiếu sót hoặc sai phạm.

+ Phối hợp có hiệu quả hoạt động đánh giá GV làm Tổng phụ trách đội với đào tạo, bồi dưỡng hoặc tự bồi dưỡng đội ngũ đó.

Như vậy, 5 khâu phát triển đội ngũ GV làm Tổng phụ trách đội đều thuộc hoạt động quản lí giáo dục, có thể khái quát với sơ đồ sau:

Phát triển đội ngũ GV làm TPT Đội

Quy hoạch, phát triển đội ngũ GV làm TPT Đội

Tuyển chọn,sử dụng và

bổ nhiệm

Bồi dưỡng đội ngũ GV làm

TPT Đội

Thực hiện chế độ, chính

sách

Kiểm tra, đánh giá phát triển đội ngũ GV

làm TPT Đội

Sơ đồ 1.1. Phát triển đội ngũ GV làm TPT đội

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ giáo viên làm Tổng phụ trách đội

1.5.1. Các yếu tố chủ quan

- Năng lực quản lý của cán bộ quản lý: Năng lực làm công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ của nhà trường được thực hiện tốt bài bản sẽ giúp đội ngũ GV làm TPT đội phát triển năng lực đáp ứng chuẩn nghề nghiệp và chất lượng đội ngũ giáo viên. Tầm nhìn của Hiệu trưởng và cán bộ quản lý nhà trường sẽ quyết định tầm nhìn và kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề. Bên cạnh đó năng lực tổ chức, chỉ đạo của Hiệu trưởng và cán bộ quản lý của các đơn vị trong công tác xây dựng phát triển đội ngũ là những yếu tố có tình chất quyết định chất lượng phát triển đội ngũ giáo viên của nhà trường. Năng lực tạo động lực cho đội ngũ GV làm TPT đội thông qua các chế độ chình sách hỗ trợ và các chính sách đào tạo bồi dưỡng phát triển giáo viên, chính sách khuyến khích động viên giáo viên học tập nâng cao năng lực. Những chính sách trên có tác dụng thúc đẩy phát triển đội ngũ GV làm TPT đội. Năng lực huy động các nguồn lực để phát triển đội ngũ GV làm TPT đội bao gồm huy động nguồn lực trong công tác xây dựng kế hoạch, quy hoạch; nguồn lực tổ chức các hoạt động đào tạo bồi dưỡng, năng lực huy động nguồn lực để đánh giá giáo viên; năng lực phát triển môi trường giáo dục và môi trường làm việc cho giáo viên phát triển. Tất cả các yếu tố trên đều ảnh hưởng tới quá trình phát triển đội ngũ GV làm TPT đội.

- Năng lực tự học, tự bồi dưỡng phát triển nghề nghiệp của giáo viên: Hoạt động phát triển đội ngũ GV làm TPT đội phụ thuộc cơ bản vào ý thức tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mỗi giáo viên. Mỗi giáo viên cần nhận thức đúng về sự cần thiết phải hoàn thiện năng lực nghề nghiệp của giáo viên trước yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo. Từ nhận thức đúng về chuẩn nghề nghiệp giáo viên phải đạt được đến tự đánh giá về mức độ đáp ứng yêu cầu của TPT đội, xác định những nội dung, con đường và hình thức tự học, tự bồi dưỡng để hoàn thiện bản thân là những yếu tố quyết định sự phát triển năng lực đội ngũ GV làm TPT đội. Yếu tố có tính chất quyết định đến hiệu quả tự học, tự bồi dưỡng phát triển nghề nghiệp của mỗi giáo viên làm TPT đội đó là kỹ năng tự học và quản

lý thời gian của bản thân. Chính hai yếu tố trên giúp người giáo viên sắp xếp thời gian khoa học vừa hoàn thành trách nhiệm nghĩa vụ đối với hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học và các hoạt động chung của nhà trường, vừa tham gia tự học, tự bồi dưỡng hoặc theo học các khóa đào tạo bồi dưỡng để hoàn thiện và phát triển năng lực làm TPT đội. Năng lực chia sẻ của đội ngũ giáo viên cốt cán với đồng nghiệp trong nhà trường để phát triển đội ngũ là yếu tố giữ vai trò vô cùng quan trọng nó ảnh hưởng tới sự phát triển của bản thân cán bộ cốt cán và sự phát triển của đồng nghiệp.

1.5.2. Các yếu tố khách quan

- Các yếu tố thuộc về cơ chế chính sách

Cơ chế, chính sách quản lí của ngành GDĐT có ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ GV. Tuy nhiên, hiện nay hệ thống các văn bản hướng dẫn thực hiện không đầy đủ, thiếu đồng bộ, còn chồng chéo, thiếu kịp thời... nên đã ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ GV làm TPT đội. Xuất phát từ yêu cầu thực tế, ngành GDĐT cần đội ngũ GV làm TPT đội có kiến thức, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức tốt . Tuy nhiên, các chính sách đãi ngộ đối với GV chưa tương xứng, vì vậy chưa tạo được động lực để GV an tâm công tác và cống hiến hết mình cho sự nghiệp GDĐT. Do đó, việc ổn định và phát đội ngũ GV làm TPT đội đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo chất lượng trong giai đoạn hiện nay là khó khăn.

Đối với chính sách đầu tư cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng: Đây được coi là điều kiện thiết yếu để thực hiện việc nâng cao chất lượng cho đội ngũ GV làm TPT đội để đáp ứng yêu cầu thực tế. Tuy nhiên trong hệ thống chính sách hiện hành mới chỉ định ra phương thức thực hiện mà chưa xây dựng định mức và nguồn kinh phí để triển khai thực hiện hàng năm. Chính sách cũng chưa tình đến điều kiện thực tế trong việc tổ chức triển khai việc huy động nguồn lực đầu tư.

- Chính sách phát triển kinh tế - xã hội địa phương là các yếu tố quan trọng có tác động trực tiếp đến việc quản lý đội ngũ GV làm TPT đội. Sự phát triển kinh tế của địa phương với những chỉ tiêu chủ yếu như tốc độ tăng trưởng kinh

tế, thu nhập bình quân đầu người… có tác động trực tiếp đến đời sống của nhân dân. Mức sống của nhân dân được nâng cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho con em họ đến trường. Sự phát triển kinh tế của địa phương cũng là cơ sở quan trọng để phát triển quy mô giáo dục nói chung và giáo dục tiểu học, THCS nói riêng, việc này ảnh hưởng trực tiếp đến quy hoạch phát triển đội ngũ GV làm TPT đội. Kinh tế phát triển cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng và đời sống đội GV làm TPT đội.

- Môi trường sư phạm, uy tín, thương hiệu của trường: Môi trường sư phạm là nơi tạo ra những giá trị chân, thiện, mỹ của những người làm công tác giáo dục. Vì vậy, người lãnh đạo cần quan tâm tích cực trong việc xây dựng nhà trường thực sự lành mạnh, thân thiện, tiện ích nhằm khơi dậy khả năng lao động sáng tạo của thầy và trò. Môi trường sư phạm lành mạnh là không có tệ nạn xã hội xâm nhập học đường cũng như những tác động xấu khác ảnh hưởng đến môi trường giáo dục. Môi trường sư phạm, bầu không khí dân chủ cởi mở trong nhà trường có tác động đến công tác phát triển đội ngũ GV làm TPT đội. Nó tác động đến tâm tư, tính cảm, lý trí và hành động của đội ngũ GV làm TPT đội. Bầu không khí làm việc trong nhà trường tốt sẽ là động lực thúc đẩy mọi hoạt động trong nhà trường nhất là phát triển đội ngũ GV làm TPT đội. Uy tín, thương hiệu của nhà trường càng tốt sẽ tạo động lực để GV có năng lực và tâm huyết cống hiến, giáo viên trách nhiệm và gắn bó với nhà trường.

Tiểu kết chương 1

Đội ngũ giáo viên làm Tổng phụ trách đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh có vai trò quan trọng trong công tác giáo dục thiếu niên, nhi đồng, trong tổ chức các hoạt động của đội tại các trường tiểu học và THCS. Do đó, rất cần quan tâm đến phát triển đội ngũ này để họ hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục thiếu niên nhi đồng ở các trường tiểu học và THCS.

Phát triển đội ngũ giáo viên làm Tổng phụ trách đội ở trường tiểu học, trung học cơ sở là hoạt động của chủ thể quản lý cấp Phòng và cấp trường tác động tới đội ngũ giáo viên làm Tổng phụ trách đội để giúp cho đội ngũ này đủ về số lượng theo chuẩn quy định, đồng bộ về cơ cấu trình độ, chuyên môn, thâm niên công tác...và đáp ứng yêu cầu về chất lượng đội ngũ giáo viên làm Tổng phụ trách nhằm đảm bảo chất lượng hoạt động đội.

Nội dung phát triển đội ngũ giáo viên làm Tổng phụ trách đội ở trường tiểu học, trung học cơ sở bao gồm: Quy hoạch, phát triển đội ngũ giáo viên làm Tổng phụ trách đội ở trường tiểu học, trung học cơ sở; Tuyển chọn, sử dụng và bổ nhiệm giáo viên; Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên làm Tổng phụ trách đội ở trường tiểu học, trung học cơ sở; Thực hiện chế độ chính sách cho giáo viên; Kiểm tra, đánh giá công tác phát triển đội ngũ giáo viên làm tổng phụ trách đội ở trường tiểu học, trung học cơ sở

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ giáo viên làm Tổng phụ trách đội gồm các yếu tố như: Năng lực quản lý của cán bộ quản lý; Năng lực tự học, tự bồi dưỡng phát triển nghề nghiệp của giáo viên; Môi trường sư phạm, uy tín, thương hiệu của trường…

Chương 2

THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN LÀM TỔNG PHỤ TRÁCH ĐỘI TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC, TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN‌


2.1. Khái quát chung về giáo dục tiểu học, trung học cơ sở và công tác đội tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên

2.1.1. Tình hình giáo dục tiểu học, trung học cơ sở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên

Về giáo dục tiểu học: Giáo dục tiểu học: Toàn huyện Phú Bình có 21 trường/20 xã, thị trấn (100% là trường công lập).Tổng số lớp: 444 (Tăng 34 lớp so với năm học trước). Tổng số học sinh: 13.899 em (tăng 1.133 em so với năm học trước). Tổng số trẻ 6 tuổi tuyển sinh vào lớp 1 đạt tỷ lệ 100%. Trong đó tại chỗ: 3661 em/3732 trẻ, đạt tỉ lệ 98,1% so với dân số sinh năm 2012. Số còn lại các em đều theo học ở các đơn vị khác ngoài huyện.

Về giáo dục THCS: Toàn huyện có 20 trường/20 xã, thị trấn (100% là trường công lập).Tổng số lớp: 235 lớp (Tăng 09 lớp so với năm học trước).Tổng số học sinh: 8701 em (Tăng 370 em so với năm học trước).Tổng số trẻ sinh năm 2007 là 2593 em; tuyển sinh vào lớp 6 đạt tỷ lệ 100%. Trong đó tại chỗ: 2488 đạt tỉ lệ 96%. Số trẻ còn lại đang theo học ở các đơn vị khác ngoài địa bàn huyện.

Tổ chức cuộc thi học sinh giỏi cấp huyện lớp 9 vào tháng 3/2019. Kết quả công nhận 187 giải cấp huyện (Giải nhất 02; giải nhì 32; giải ba 153). Chọn đội tuyển tham gia cấp tỉnh , đạt 57 giải/117 em dự thi [19].

2.1.2. Công tác đội tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên

Từ năm học 2018 - 2019, công tác đội và phong trào thiếu nhi đã chú trọng đến công tác giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống, đạo đức, lối sống, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho thiếu nhi được Hội đồng đội huyện chỉ đạo các Liên đội quan tâm, chú trọng thông qua việc tổ chức các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm các ngày

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 06/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí