Nội Dung Giáo Dục Kngt Bằng Tiếng Việt Cho Học Sinh Dtts Thpt

sinh DTTS rất đáng để chúng ta quan tâm và rèn luyện không ngừng để nâng cao khả năng truyền thông cũng như đem lại nhiều thiện cảm và ấn tượng khi học sinh được tiếp xúc trong môi trường thực tế, giúp học sinh DTTS tự tin hơn khi nói chuyện, chia sẻ với bạn bè, người thân.

Tuy nhiên để giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt cho học sinh DTTS THPT rất cần sự chung tay, chung sức của tất cả gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hội để các em học sinh hôm nay sẽ là thế hệ tiềm năng của nước nhà trong tương lai.

1.3.3. Nội dung giáo dục KNGT bằng Tiếng Việt cho học sinh DTTS THPT

Khi học sinh DTTS bắt đầu tham gia học tập ở trường THPT đồng nghĩa với việc họ được tham gia một môi trường học tập, hoạt động, môi trường giao tiếp chính bằng Tiếng việt mới có nhiều thay đổi so với các bậc học khác. Học sinh được nhìn nhận là những con người có nhận thức và có trình độ văn hóa; đối tượng quan hệ giao tiếp thường xuyên, chủ yếu của học sinh là những người có tri thức: thầy cô, bạn bè học sinh,…Vì thế đòi hỏi học sinh phải có những kĩ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt cơ bản, thiết yếu là phương tiện để thực hiện có hiệu quả các hoạt động trong nhà trường và ngoài xã hội. Mặt khác, trước yêu cầu đặt ra về năng lực của học sinh trong giai đoạn mới, kĩ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt là một điều kiện cơ bản và cần thiết để thực hiện các hoạt động tiếp theo. Vì vậy trong quá trình học tập ở trường THPT việc giáo dục kĩ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt cho học sinh đặc biệt là học sinh DTTS là nhiệm vụ quan trọng của nhà trường cũng như bản thân mỗi học sinh.

* Giáo dục nhận thức giáo dục KNGT bằng tiếng Việt

Giáo dục cho các em học sinh nhận thức vài trò, tác dụng của giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt, thực trạng giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt cho học sinh DTTS tại các trường trên địa bàn huyện, tác dụng của việc giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt đối với bản thân của các em học sinh; mục đích của hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt cho học sinh DTTS;nhận thức được các kỹ năng.

* Giáo dục Thái độ: Giáo dục cho học sinh có ý thức tích cực trong việc rập luyện, rèn luyên các KNGT bằng tiếng việt thông qua các hoạt động học tập vui chơi, giao lưu trong các mối quan hệ xã hội, học tập...

* Các kỹ năng cần giáo dục, tập luyện

Căn cứ vào yêu cầu đòi hỏi của xã hội, vào đặc trưng tâm lý cũng như đặc điểm giao tiếp của học sinh là người DTTS, các nội dung GD kĩ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt cần phát triển cho học sinh là người DTTS bao gồm những kĩ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt sau đây:

(1). Kĩ năng thiết lập mối quan hệ trong giao tiếp bằng Tiếng Việt: kĩ năng này được hiểu là khả năng kết nối của chủ thể với nhiều đối tượng khác nhau thông qua hoạt động giao tiếp bằng tiếng việt, hay nói đơn giản hơn là khả năng làm quen với người lạ làm cho họ sẵn sàng trò chuyện, chia sẻ, gần gũi với mình. Một người được cho là có kĩ năng thiết lập mối quan hệ trong giao tiếp bằng Tiếng Việt khi họ có các năng lực sau: biết cách sử dụng Tiếng Việt mở đầu câu chuyện với đối tượng giao tiếp, có khả năng tiếp xúc với đám đông, có khả năng thích nghi với môi trường mới, tiếp xúc với mọi người bằng Tiếng Việt đặc biệt là những người mới quen một cách dễ dàng và tự nhiên.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

(2). Kỹ năng cân bằng nhu cầu của chủ thể và đối tượng giao tiếp: Là khả năng biết kết hợp hài hòa giữa nhu cầu và sở thích của mình với mọi người trong quá trình giao tiếp bằng Tiếng Việt, biết lắng nghe quan tâm nhu cầu của đối tượng giao tiếp bằng Tiếng Việt, thường xuyên cố gắng tìm hiểu các nhu cầu, sở thích của người khác để lựa chọn chủ đề giao tiếp bằng Tiếng Việt phù hợp với cả mình và đối tượng giao tiếp.

(3). Kỹ năng lắng nghe đối tượng giao tiếp: Lắng nghe là kỹ năng cơ bản và bí quyết chính dẫn đến sự thành công trong giao tiếp bằng Tiếng Việt. Biết lắng nghe đúng cách giúp cá nhân thu thập được nhiều thông tin để hiểu và giải quyết vấn đề. Lắng nghe khác với nghe, nghe là một quá trình thụ động, khi đó chúng ta sẽ đón nhận tất cả các âm thanh đến tai mình còn lắng nghe là một quá trình chủ động, lắng nghe bao gồm việc sử dụng các kiến thức và kinh nghiệm hiện có để hiểu thông tin mới. Một người được coi là có kỹ năng lắng nghe khi họ có khả năng nhắc lại được bằng lời những gì đối tượng giao tiếp đã nói, diễn đạt chính xác ý đồ trong lời nói của đối tượng giao tiếp, nhận biết được ý nghĩa giọng điệu của lời nói, nhận ra ngụ ý trong lời nói của đối tượng giao tiếp và biết tập trung lắng nghe.

Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số tại trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng - 5

(4). Kĩ năng tự chủ cảm xúc hành vi: Là khả năng làm chủ cảm xúc của bản thân trong mọi tình huống giao tiếp; giữ được bình tĩnh khi đối tượng giao tiếp có định kiến, không thiện chí; luôn tự chủ cảm xúc, hành vi trong quá trình tranh luận.

(5). Kỹ năng diễn đạt cụ thể, dễ hiểu: Là khả năng diễn đạt một cách ngắn gọn ý kiến của bản thân, làm cho đối tượng giao tiếp dễ dàng hiểu được những nội dung mình cần chia sẻ, trao đổi. Muốn có được kĩ năng này chủ thể cấn biết lựa chọn các từ ngữ phù hợp khi giao tiếp bằng Tiếng Việt, không nói quá nhiều hay trình bày quá dài dòng về một vấn đề sẽ làm cho đối tượng giao tiếp thấy chán nản, mệt mỏi.

(6). Kỹ năng linh hoạt, mềm dẻo trong giao tiếp bằng Tiếng Việt: Là khả năng biết tiếp thu ý kiến, quan điểm của người khác, không bảo thủ trong quá trình giao tiếp; biết thay đổi cách giao tiếp nhanh chóng cho phù hợp với đối tượng, chủ đề giao tiếp mới, biết xử lý các tình huống giao tiếp bằng Tiếng Việt phù hợp với hoàn cảnh.

(7). Kỹ năng thuyết phục đối tượng giao tiếp bằng Tiếng Việt: Là khả năng biết dùng tình cảm để tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của người khác, biết đưa ra những lập luận dẫn chứng logic để thuyết phục đối tượng nghe theo ý kiến của mình, có khả năng kiên trì trong quá trình thuyết phục người khác.

(8). Kỹ năng điều khiển quá trình giao tiếp bằng Tiếng Việt: Là khả năng chủ thể thu hút được đối tượng giao tiếp, luôn ở thế chủ động trong quá trình giao tiếp bằng Tiếng Việt, có khả năng tổ chức, đề xướng các hoạt động tập thể, luôn giữ vai trò tích cực, sôi nổi trong các hoạt động chung, biết hướng mọi người tập trung dứt điểm việc nào đó khi chuyển sang các việc khác.

(9). Kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ:

Là khả năng kết hợp hài hòa các cử chỉ, điệu bộ, tư thế, nét mặt, ánh mắt, nụ cười…một cách hợp lý trong quá trình giao tiếp. Khi giao tiếp nếu chủ thể chỉ diễn tả bằng ngôn ngữ mà không quan tâm đến các hành vi phi ngôn ngữ sẽ khó thu hút được đối tượng giao tiếp và thường không đạt hiệu quả cao trong quá trình giao tiếp.

(10). Kỹ năng nhận biết cảm xúc trong giao tiếp: Là khả năng nhận biết được tình cảm, thái độ của đối tượng giao tiếp đối với mình, nắm bắt được trạnh thái của người khác qua quá trình giao tiếp, cảm thấy áy náy khi làm phiền người khác…từ đó chủ thể biết điều chỉnh sự giao tiếp của mình cho phù hợp.

(11). Kỹ năng tiếp nhận và xử lý thông tin

Kỹ năng tiếp nhận và xử lý thông tin là khả năng biết lắng nghe và tiếp nhận thông tin chính xác, biết đánh giá, lựa chọn thông tin mình thu được, từ đó biết truyền đạt lại những thông tin một cách khách quan, không làm sai lệch thông tin ban đầu.

Trong xã hội hiện nay, cũng với sự phát triển của intenet, mạng xã hội không gian giao tiếp không bị giới hạn, Học sinh được tiếp xúc với rất nhiều nguồn thông tin khác nhau, trong đó có những thông tin không chính xác, sai lệch học sinh cần biết tiếp nhận nguồn thông tin từ đâu là đáng tin cậy, đồng thời biết xử lý các thông tin từ các phương tiện truyền thông, mạng xã hội hay từ người khác cung cấp, lựa chọn những thông tin chính xác để có cái nhìn nhận đúng, hành động đúng cho mình và xã hội.

Học sinh là người DTTS do đặc trưng tâm lý sống rất thật và dễ tin tưởng người khác nên nhiều khi những nguồn thông tin họ nhận được là không chính xác vì vậy cần phát triển kĩ năng này cho học sinh DTTS để làm hành trang tốt trong cuộc sống và bậc học tiếp theo

(12). Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt

Ngôn ngữ Tiếng Việt là phương tiện giao tiếp chủ yếu của con người. Nhờ ngôn ngữ người ta có thể trao đổi với nhau mọi loại thông tin, như: diễn tả hành động, sự vật, sự việc, trạng thái, tình cảm, những mong muốn, những suy nghĩ. Hiệu quả của giao tiếp bằng ngôn ngữ phụ thuộc vào nội dung của ngôn ngữ, tính chất của ngôn ngữ, điệu bộ khi nói. Trong lúc giao tiếp một số từ ngữ có khả năng tạo ra một phản ứng mạnh mẽ nào đó. Khi viết lách việc chọn từ ngữ cũng như phong cách thể hiện là các yếu tố quan trọng hàng đầu. Khi giao tiếp qua điện thoại thì giọng nói đóng vai trò quyết định. Khi giao tiếp trực diện, cử chỉ là quan trọng nhất, kế đến là giọng nói, và cuối cùng là những từ ngữ được sử dụng. Để có được kĩ năng này cần cẩn trọng đối với từ ngữ, cố gắng điều khiển giọng nói của mình để đạt mục tiêu khi giao tiếp, biết sử dụng một phong cách diễn cảm để tạo hiệu quả.

(13). Kỹ năng định vị: Là khả năng biết được vai trò, vị trí của bản thân trong quá trình giao tiếp để lựa chọn cách thức giao tiếp phù hợp. Muốn có được kỹ năng định vị trước hết chủ thể giao tiếp cần hiểu rõ về bản thân mình, biết mình là ai, có thế mạnh gì, có sở trường gì đồng thời nhanh chóng đánh giá được đối tượng giao tiếp là ai, vị trí của mình so với đối tượng giao tiếp từ đó lựa chọn cách thức giao tiếp hiệu quả và hợp lý.

(14). Kỹ năng thuyết trình trước đám đông: Là khả năng trình bày một vấn đề, một chủ đề trước nhiều người một cách rõ ràng, mạch lạc, làm cho người nghe bị thu hút và dễ dàng hiểu được vấn đề mà người thuyết trình đang trình bày. Có được kĩ năng thuyết trình đòi hỏi cá nhân phải luôn tự tin vào bản thân, có kỹ năng trình bày vấn đề, kỹ năng diễn đạt, sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hành vi phi ngôn ngữ. Kỹ năng này được hoàn thiện dần qua quá trình thực hành, rèn luyện của mỗi cá nhân.

(15). Kỹ năng thương lượng: Là khả năng biết phân tích, trao đổi, đàm phán, cảm thông với đối tượng giao tiếp, không hiếu thắng hay bảo thủ trong tranh luận tuy nhiên vẫn bảo vệ được chính kiến của bản thân, đảm bảo được quyền lợi của cả chủ thể và đối tượng giao tiếp.

1.3.4. Hình thức, phương pháp giáo dục KNGT bằng Tiếng Việt cho học sinh DTTS tại trường THPT

Giáo dục KNGT bằng Tiếng Việt cho học sinh DTTS THPT là một công việc phức tạp, không thể coi hình thức, phưong pháp nào là vạn năng. Lựa chọn hình thức phương pháp nào là phụ thuộc vào đối tượng HS, đảm bảo HS tiếp thu được bài học một cách tích cực, nắm kiến thức một cách chắc chắn.

* Hình thức:

Để tổ chức hoạt động GD KNGT bằng tiếng việt cho học sinh DTTS, giáo viên phải tạo ra môi trường giao tiếp bằng Tiếng Việt linh hoạt, Trực tiếp dạy các em để phát triển kỹ năng giao tiếp, thông qua sự tích hợp nội dung về kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt trong các giờ tên lớp. Người tổ chức phải thường xuyên định hướng, gợi mở môi trường cho các em học sinh thường xuyên luyện tập bằng Tiếng Việt. Đa dạng hóa các hình thức và được cụ thể hoá hoạt động giáo dục sinh hoạt trong nhà trường như tổ chức các cuộc thi, giao lưu câu lạc bộ, hoạt động tình nguyện, văn nghệ thể dục thể thao giữa các học sinh trong trường và liên kết với trường có học sinh dân tộc khác. Thông qua các hình thức giao lưu học sinh sẽ giúp hình thành và phát triển kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt nhiều hơn so với hình thức trong lớp

* Phương pháp:

Đổi mới phương pháp giảng dạy cũng đang là một hướng đi nhằm tăng cường lồng ghép giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt trong trường học: Sử dụng giáo án điện tử, giáo cụ trực quan sinh động, các hình thức tổ chức thảo luận, chơi trò chơi

vận động ngoài trời. Với các bộ môn văn học giáo viên có thể giúp các em tìm ra khái niệm bài học dựa trên cảm nhận các bài hát, truyện cười, các tác phẩm văn học - nghệ thuật, đóng kịch, đố vui. Các bộ môn xã hội, môn chung được thiết kế dưới dạng mô phỏng các game show truyền hình nổi tiếng, xem phim, thực hành giải quyết tình huống…các em sẽ tự suy ngẫm rút ra ý nghĩa bài học. Các em sẽ được học các giá trị cơ bản trước, sau đó sẽ học các kĩ năng dựa trên các giá trị này. Đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm hình thành cho các em cách tư duy linh hoạt, phong thái tự tin khi hòa nhập với cộng đồng đồng thời giúp các em sống nhân văn, biết yêu thương và có trách nhiệm hơn với những người xung quanh và với chính bản thân mình. Thuyết trình: rèn luyện kỹ năng trình bày, thuyết trình trước đám đông. tạo điều kiện để các em học sinh có điều kiện được nói, trình bày quan điểm, thảo luận vấn đề để các em được rèn luyện khả năng nói, trình bày trước đám đông.

- Phương pháp Vấn đáp, động não: Đối với lớp học, để rèn luyện kỹ năng giao tiếp học sinh dân tộc thì cần đánh giá và phân loại học sinh với các mức độ về khả năng giao tiếp và học tập. Phân chia các bạn học sinh vào các nhóm với những khả năng và lợi thế riêng của mỗi bạn từ đó có thể làm việc, trao đổi và kết hợp với nhau để hoàn thành công việc được giao. Đây sẽ là cơ hội để các bạn học sinh chủ động học hỏi được kỹ năng làm việc nhóm và biết đưa ra những ý kiến, sự thuyết phục của mỗi cá nhân trong nhóm.

- Dạy bằng tình huống: rèn luyện sự ứng phó tình huống của học sinh, sự đa dạng khi sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt chính xác. Học sinh được trải nghiệm thực tế thông qua các tình huống.

- Làm việc nhóm: giúp học sinh đạt được hoà nhập và dễ dàng trao đổi với bạn bè cùng trang lứa, qua đó rèn luyện được các kỹ năng giao tiếp

- Phương pháp noi gương: Ngay từ khi các em mới nhập trường các em đã được giáo dục những kỹ năng tối thiểu nhất từ các thầy cô giáo viên chủ nhiệm: Cách chào hỏi các thầy cô, cán bộ công nhân viên trong nhà trường, cách xưng hô, cách giao tiếp không nói trông không…, không dùng từ địa phương…cách sắp xếp chỗ ăn, chỗ ở khoa học, sạch sẽ, gọn gàng ngăn nắp, cách hòa mình trong cuộc sống tập thể, cách tự học tập thể và đặc biệt cách tôn trọng bản sắc của mỗi dân tộc trong cuộc sống cộng đồng

đa sắc màu dân tộc…

1.4. Lý luận về quản lý tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số tại trường THPT

1.4.1. Mục tiêu của quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt cho học sinh DTTS tại trường THPT

Quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt cho học sinh DTTS căn cứ vào mục đích mục tiêu của chương trình giáo dục ở trường THPT nói chung còn căn cứ vào mục tiêu của nhà trường, xác định nguồn lực của nhà trường nói riêng để xây dựng bộ công cụ đánh giá riêng cho trường mình.

Với học sinh DTTS việc giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt là một quá trình và là sự kết hợp của tất cả tập thể hội đồng cán bộ giáo viên trong nhà trường. Những hoạt động tập thể ngoài giờ lên lớp giúp các em xây dựng tinh thần đoàn kết. Ngoài ra các hoạt động Đoàn cùng giúp cho các em tự thiết lập, xây dựng các chương trình hoạt động, hòa đồng và tự tin trong cuộc sống.

- Kế hoạch hóa nội dung giáo dục:

Đề ra đu c những định hướng cho sản phẩm đầu ra của nhà trường. Xây dựng

kế hoạch giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt cho học sinh DTTS thông qua lồng ghép với các môn học khác. Xây dựng kế hoạch năm học có mục tiêu rõ ràng với nhiệm vụ nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển nhân cách người học

- Tổ chức, triển khai các nội dung vạch ra

Tổ chức quá trình dạy học, giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt trong nhà trường đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng và yêu cầu quản lý Nhà nước về giáo dục đối với nhà trường. Phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội trong và ngoài trường tập trung vào việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục của nhà trường. Thực hiện nội dung giảng dạy đúng chương trình, lồng ghép giáo dục kỹ năng sống vào mỗi bài, mỗi chủ đề môn học. Tổ chức cải tiến phương pháp dạy học, quán triệt các thành tựu đổi mới về phương pháp dạy học.

- Chỉ đạo sát sao việc thực hiện kế hoạch đã vạch ra

Một mặt, chú trọng việc bồi dưỡng giáo viên trẻ, khuyến khích giáo viên tự học, tự bồi dưỡng. Xây dựng tập thể sư phạm nhà trường có động cơ và ý chí tự học, tự giáo dục. Mặt khác, tăng cường các hoạt động ngoại khóa, vui chơi, giao lưu của học sinh để thông qua các hoạt động đó học sinh được trải nghiệm và hình thành

những kỹ năng sống thiết yếu cho bản thân. Có hình thức giúp đỡ, tương trợ học sinh nghèo vượt khó trong học tập; bồi dưỡng học sinh giỏi, thực hiện tốt công tác hướng nghiệp cho học sinh, chú ý kết hợp giáo dục và học nghề trong nhà trường. Hướng cho học sinh yêu thích và thực hiện các nghiên cứu tự nhiên, xã hội ở địa phương phù hợp với nội dung giáo dục và trình độ của học sinh.

- Giám sát, kiểm tra đánh giá, điều chỉnh

Bên cạnh đó cần quản lý tốt cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học của nhà trường. Tạo dựng “môi trường sư phạm thân thiện”, cảnh quan nhà trường “xanh- sạch - đẹp”, đáp ứng yêu cầu thực hiện các mục tiêu giáo dục rèn luyện phát triển nhân cách học sinh.

- Phối hợp các lực lượng giáo dục

Tăng cường việc bồi dưỡng giáo viên về năng lực giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề tổ chức. Bên cạnh đó, cũng luôn đề cao việc giáo viên có ý thức tự học, tự rèn luyện để trở thành tấm gương sáng cho học sinh noi theo và khả năng ứng biến với các tình huống sư phạm trong thực tế. Bên cạnh đó, gia đình và toàn xã hội (các tổ chức Đoàn Thanh niên Hội Cựu chiến binh, Hội phụ nữ, Hội chữ thập đỏ...) cần có sự hỗ trợ đắc lực với nhà trường trong việc giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt cho học sinh thông qua các buổi tọa đàm, nói chuyện chuyên đề trong các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (được

tổ chức thu ng xuyên vào các ngày lễ lớn trong năm học...).

1.4.2. Nội dung quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số tại trường THPT

1.4.2.1. Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục KNGT bằng Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số tại trường THPT

Căn cứ nhiệm vụ năm học Hiệu trưởng chủ động trong việc lập kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng giáo tiếp bằng Tiếng Việt cho học sinh. Hiệu trưởng cần cụ thể hóa kế hoạch chung thành chỉ tiêu cụ thể của hoạt động giáo dục kỹ năng giáo tiếp bằng Tiếng Việt, tương ứng vào thời điểm nào? Mục đích tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh DTTS; Nội dung hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh DTTS; Hình thức kiểm tra thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng giao

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 21/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí