Chỉ Đạo Thực Hiện Hoạt Động Giáo Dục Ngôn Ngữ Tiếng Việt Cho Hsdtts Tại Trường Tiểu Học

định hướng, điều chỉnh kế hoạch; Tổ chức rút tổng kết, rút kinh nghiệm về việc tổ chức triển khai kế hoạch hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh DTTS đối với các lực lượng tham gia.

1.4.3. Chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HSDTTS tại trường tiểu học

Chỉ đạo là phương thức hoạt động của chủ thể quản lý (Phòng GDĐT) điều hành bộ máy của tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động thực hiện mục tiêu kế hoạch đề ra. Đây là quá trình sử dụng vai trò quản lý tác động đến đối tượng bị quản lý (Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng, giáo viên) một cách có chủ đích nhằm phát huy năng lực của họ đảm bảo đạt mục tiêu chung. Chỉ đạo bao gồm việc giao nhiệm vụ cho các bộ phận, cá nhân thực hiện; hướng dẫn cách làm cụ thể; điều phối công tác giữa các bộ phận, các cá nhân; động viên, khích lệ tập thể và cá nhân thi đua thực hiện tốt công việc được phân công; bồi dưỡng cán bộ, giáo viên đồng bộ, kịp thời. Người quản lý giỏi phải tạo được sự đồng bộ, đồng thuận về mọi phương diện, chủ động sáng tạo trong việc tập hợp cấp dưới và các bên liên quan, xử lý, tổng hợp các nguồn thông tin một cách chính xác để khen ngợi, động viên cũng như điều chỉnh kịp thời trong quá trình quản lý nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Mặt khác, chỉ đạo giáo viên thực hiện nghiêm túc việc dạy học theo Chuẩn kiến thức và kỹ năng, điều chỉnh nội dung dạy học, giáo dục ngôn ngữ Tiếng Việt, giáo dục thể chất và giáo dục môi trường... thông qua từng môn học.

Nội dung chỉ đạo của Hiệu trưởng trong hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS tiểu học DTTS:

Xây dựng kế hoạch; Ban hành các văn bản chỉ đạo quản lý hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh DTTS; Chỉ đạo các trường tiểu học xây dựng kế hoạch; Huy động nguồn lực để tổ chức giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS tiểu học DTTS; Chỉ đạo xác định nội dung để tổ chức giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS tiểu học DTTS; Chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện theo kế hoạch; Lựa chọn hình thức và phương pháp quản lý hoạt động giáo dục ngôn ngữ

tiếng Việt phù hợp với HS tiểu học DTTS; Chỉ đạo tuyên truyền, nâng cao nhận thức trách nhiệm về chủ trường, mục đích, ý nghĩa việc tăng cường giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS tiểu học DTTS; Chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS; Chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả bám sát mục tiêu đã nêu; Chỉ đạo tăng cường học liệu, trang thiết bị dạy học, xây dựng môi trường tiếng Việt mọi lúc, mọi nơi; Chỉ đạo tăng cường phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng trong việc tạo môi trường giao tiếp bằng tiếng Việt.

1.4.4. Kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS tại các trường tiểu học

Kiểm tra, đánh giá là một chức năng của người quản lý, thông qua đó một cá nhân hoặc một tổ chức theo dõi, giám sát các hoạt động, đánh giá kết quả đạt được qua từng giai đoạn, động viên khích lệ và điều chỉnh, sửa chữa, uốn nắn nếu cần thiết.

Mục tiêu: Kiểm tra, đánh giá nhằm đảm bảo sự thành công của kế hoạch; phát hiện kịp thời những sai sót, những điểm chưa phù hợp; tìm ra nguyên nhân và kịp thời có giải pháp điều chỉnh sửa chữa sai sót đó. Khi đánh giá cần đứng trên quan điểm toàn diện, khách quan nghĩa là phải xét trên tất cả các mặt của kết quả quản lý. Kiểm tra không chỉ để điều chỉnh mà kiểm tra là để phát triển.

Nguyên tắc: Nguyên tắc khách quan, công bằng; Nguyên tắc toàn diện; bình đẳng, dân chủ; Nguyên tắc thực tiễn; Nguyên tắc phối hợp; Nguyên tắc phát triển.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Nội dung: Xây dựng được chuẩn các tiêu chí kiểm tra đánh giá hoạt động quản lý giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh tiểu học DTTS. Xây dựng được nội dung kiểm tra đánh giá hoạt động quản lý giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh tiểu học DTTS. Xây dựng được phương pháp, hình thức, thời gian kiểm tra đánh giá hoạt động quản lý giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh tiểu học DTTS. Triển khai kế hoạch kiểm tra đánh giá hoạt động quản lý giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh tiểu học DTTS đến các bộ phận trong nhà trường; Phát hiện, điều chỉnh các sai lệch chưa phù hợp trong quá trình triển khai;

Sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm và điều chỉnh hoạt động quản lý giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh tiểu học DTTS.

Quản lí hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số tại các trường tiểu học huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên - 6

Kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS tại các trường tiểu học phải khách quan, khoa học. Đối với GV, Phòng GD&ĐT đánh giá kết quả thực hiện hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS tại các trường tiểu học thông qua hồ sơ, sổ sách và thông qua kết quả hoạt động trải nghiệm, hoạt động ngoại khóa... của HS DTTS.

Đối với HS DTTS, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS tại các trường tiểu học thông qua Hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn và thông qua kết quả rèn luyện đạo đức văn hóa cuối năm học của học sinh lớp chủ nhiệm, thông qua các hoạt động ngoại khóa, hội thi/cuộc thi/ sinh hoạt chuyên đề.

Bên cạnh đó, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS tại các trường tiểu học nhằm phát hiện các ưu điểm, nhược điểm, các lệch lạc để có điều chỉnh kịp thời kế hoạch hay động viên, khen thưởng hoặc xử phạt, đúng đắn, công bằng.

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động giáo dục ngôn ngữ Tiếng Việt cho HS DTTS tại trường tiểu học

1.5.1. Yếu tố chủ quan Năng lực của giáo viên

Giáo viên là người trực tiếp thực hiện việc tổ chức hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS tiểu học DTTS. Vì vậy, các yếu tố thuộc về giáo viên tiểu học giữ vai trò quyết định cho chất lượng giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt. Nếu người giáo viên tiểu học có đầy đủ tri thức, phẩm chất, năng lực... thì hoạt động giáo dục sẽ thành công. Các yếu tố thuộc về giáo viên bao gồm: Ý thức, trách nhiệm và nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của việc giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS tiểu học dân tộc thiểu số; Năng lực chuyên môn và kinh nghiệm dạy học của giáo viên; Đời sống vật chất, đời sống tinh thần của đội ngũ giáo viên; Hiểu biết về tâm lý HS dân tộc về phong tục tập quán của các gia đình HS dân tộc.

Năng lực của cán bộ quản lý

Quản lý hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS tiểu học DTTS có hai cấp quản lý: cấp chỉ đạo (Phòng Giáo dục và Đào tạo) và cấp thực hiện (tại các trường tiểu học). Chất lượng của công tác quản lý và hoạt động dạy tiếng Việt cho HS ở các trường tiểu học phụ thuộc và chịu ảnh hưởng trực tiếp từ cấp chỉ đạo. Có thể nói, các yếu tố thuộc về Phòng Giáo dục và Đào tạo sẽ quyết định phương hướng và hiệu quả của hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt ở các trường tiểu học. Các yếu tố đó có thể bao gồm: Sự chỉ đạo đúng hướng của phòng Giáo dục và Đào tạo đối với hoạt động giáo dục NN tiếng Việt cho HS tiểu học DTTS trên địa bàn toàn huyện; Trách nhiệm quản lí hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS tiểu học DTTS của Ban giám hiệu các trường; Vốn tri thức và trình độ, năng lực của cán bộ quản lý. Sự hỗ trợ, động viên, khuyến khích của phòng Giáo dục và Đào tạo (chế độ, chính sách, khen thưởng

Hứng thú và thái độ học tập của HS

Nhằm phát huy tính tích cực học tập của HS, GV phải định hướng để HS nhận thức được mục tiêu của hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt, GV cần tổ chức, hướng dẫn HS lĩnh hội hệ thống tri thức, HS thể hiện năng lực của bản thân trong quá trình lĩnh hội ngôn ngữ tiếng Việt. Mặt khác, trong giáo duc ngôn ngữ tiếng Việt, HS phải thể hiện tinh thần học tập tích cực, chính sự tích cực là cơ sở để HS rèn luyện kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nói.

1.5.2. Yếu tố khách quan Cơ chế, chính sách

Nhà nước ta đã có rất nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ tăng cường giáo dục Ngôn ngữ Tiếng Việt cho HS dân tộc thiểu số được thể hiện trên các văn bản pháp lý như: Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, HS tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến 2025” của chính phủ tại Quyết định số 1008/QĐ-TTg ngày 02 tháng 6 năm 2016; kế hoạch thực hiện Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, HS tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến 2025” của Bộ trưởng Bộ GDĐT Ban hành.

Những cơ chế chính sách này đã được hiện thực hóa bằng việc tăng cường xây dựng CSVC trường lớp học, tập trung vào các điểm trường lẻ; Hỗ trợ bà con làm ăn phát triển kinh tế nâng cao đời sống; Hỗ trợ tiền, gạo cho HS DTTS ở vùng khó khăn; Miễn giảm học phí và các khoản thu khác trong nhà trường cho HS...

Gia đình học sinh

Gia đình và bản thân HSDTTS có vai trò quan trọng trực tiếp đến kết quả hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho các em vì thông qua các hoạt động, giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt được hình thành cho các HS. Đặc biệt học tiếng Việt là học ngôn ngữ thứ 2 thì môi trường tiếng Việt vô cùng quan trọng, mà môi trường đầu tiên là gia đình. Từ những người ruột thịt trong gia đình, giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng học ngôn ngữ tiếng Việt của trẻ em DTTS. Các yếu tố thuộc về gia đình có thể bao gồm: Nhận thức của cha mẹ HS về sự cần thiết phải định hướng cho con học tiếng Việt; Phong tục tập quán và lối sống của gia đình các em; Môi trường tiếng Việt tại gia đình HS; Điều kiện kinh tế gia đình. Hiệu quả của quá trình giáo dục nói chung, giáo dục ngôn ngữ tiếng việt nói riêng, ngoài tác động có tính quyết định của giáo viên, đòi hỏi có sự tích cực, chủ động tham gia quá trình giáo dục của gia đình và chính bản thân HS. Vai trò đó không thể thiếu và không kém phần quan trọng trong các quá trình giáo dục.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học

Cơ sở vật chất của nhiều trường mầm non, tiểu học, đặc biệt ở các điểm trường lẻ phục vụ cho công tác giáo dục nói chung và giáo dục ngôn ngữ tiếng việt cho HS còn có nhiều khó khăn và thiếu thốn. Trang thiết bị, tài liệu, học liệu... cho giáo viên và trẻ thực hiện công tác giáo dục cũng như các nội dung tăng cường ngôn ngữ tiếng Việt cần được đầu tư hỗ trợ các đồ dùng, trang thiết bị dạy học tối thiểu cần được trang bị đầy đủ, đặc biệt là cho các điểm trường lẻ.

Môi trường văn hóa, xã hội của địa phương

GV vận dụng những giá trị văn hóa vùng, miền vào việc để giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS sẽ thúc đẩy tính tích cực của HS trong quá trình học tập và tham gia các hoạt động, góp phần phát triển toàn diện HS.

Điều kiện kinh tế, xã hội địa phương nơi trường đóng: Những thuận lợi, khó khăn về điều kiện kinh tế, xã hội của địa phương nơi nhà trường đóng cũng có tác động không nhỏ tới hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS. Điều kiện kinh tế, xã hội của địa phương thuận lợi thì nhà trường sẽ được hỗ trợ về kinh phí, cơ sở vật chất cho các hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS.

Việc phối hợp giữa nhà trường và gia đình, xã hội

Đối với địa phương vùng DTTS, nhận thức của địa phương, của các cấp, các ngành, các lực lượng xã hội về công tác giáo dục còn chưa cao, đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn. Vì vậy việc tuyên truyền nâng cao nhận thức về công tác giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt trong cộng đồng cùng với sự quan tâm chỉ đạo của chính quyền địa phưng và gia đình học sinh là một yêu cầu cấp thiết để phát triển sự nghiệp giáo dục tại địa phương nói chung cũng như tạo một môi trường tiếng Việt lành mạnh nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục ngôn ngữ Tiếng Việt cho HS ở vùng đồng bào DTTS. Do điều kiện kinh tế - xã hội và nhận thức của cộng đồng, cha mẹ HS người DTTS còn hạn chế nên việc phối hợp cùng chăm sóc, giáo dục trẻ em gặp nhiều trở ngại lớn.

Mỗi yếu tố nêu trên đều có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc quản lý hoạt động giáo dục ngôn ngữ Tiếng Việt cho HS DTTS tại trường tiểu học. Những yếu tố đó là cơ sở lí luận để khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục ngôn ngữ Tiếng Việt cho HS DTTS tại các trường tiểu học ở chương 2, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học tiếng Việt cho HS tiểu học DTTS có hiệu quả.

Kết luận chương 1


Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, chương 1 đã làm sáng tỏ những đặc trưng của các khái niệm liên quan đến luận văn. Qua hoạt động Giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho thấy vị trí, vai trò rất quan trọng của giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt hiện nay đối với HS tiểu học DTTS, vì vậy để thực hiện có hiệu quả hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt hiện nay đối với HS tiểu học DTTS cần phải nắm được mục tiêu, nội dung và các hình thức, phương pháp giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt phù hợp với HS tiểu học DTTS. Bên cạnh đó, các lực lượng giáo dục cần có sự phối hợp hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS. Phân tích nội dung Quản lý hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS tiểu học người DTTS như Lập kế hoạch dạy học tiếng Việt cho HS; Tổ chức các hoạt động dạy học tiếng Việt cho HS; Chỉ đạo hoạt động dạy học tiếng Việt cho HS; Kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học tiếng Việt cho HS tiểu học DTTS tại các đơn vị trường tiểu học để chúng ta định hướng, xây dựng mục tiêu nội dung và đề xuất giải pháp giáo dục tốt hơn. Để thực hiện tốt việc quản lý, nhà quản lý phải thấy được các yếu tố tác động bởi do các nguyên nhân khách quan và chủ quan để từ đó có biện pháp quản lý phù hợp đem lại mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh vùng DTTS.

Từ những cơ sở lý luận của đề tài chúng tôi tiến hành điều tra, khảo sát điều tra thực trạng trong công tác quản lý tổ chức hoạt động GD ngôn ngữ Tiếng Việt cho học sinh tiểu học DTTS tại các trường tiểu học trên địa bàn huyện Định Hóa, Thái Nguyên. Lấy ý kiến của cán bộ quản lý và giáo viên để thu thập thông tin nghiên cứu được thể hiện qua chương 2.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGÔN NGỮ TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI CÁC

TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN


2.1. Khái quát về địa bàn khảo sát

2.1.1. Vài nét về tình hình kinh tế - xã hội huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

Định Hóa là huyện miền núi nằm cách cách trung tâm tỉnh 50 km về phía Tây - Bắc. Hiện nay, huyện có 14 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó, tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 70%, đó là các dân tộc Tày, Nùng, Sán Chay, Dao, Hoa… Những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đời sống vùng đồng bào DTTS trên địa bàn huyện ngày càng được nâng lên. Trong giai đoạn 2014-2019, tổng nguồn vốn đầu tư thực hiện các chương trình, mục tiêu về chính sách cho đồng bào DTTS trên địa bàn huyện đạt trên 170 tỷ đồng. Nhờ triển khai đồng bộ và có hiệu quả các chương trình, chính sách hỗ trợ của Nhà nước, những năm gần đây, diện mạo kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Định Hóa đã có nhiều chuyển biến tích cực. Nếu như năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo của huyện chiếm 27,62%, trong đó tỷ lệ hộ nghèo DTTS chiếm 20,36%. Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm xuống còn 14,37%, trong đó, tỷ lệ hộ nghèo DTTS chỉ chiếm 11,17%. Hiện có 90% thôn, bản vùng đồng bào DTTS đã có đường bê tông; 98% số hộ được sử dụng điện lưới Quốc gia; 100% các xã, thị trấn có đường ô tô đến trung tâm xã; 100% các thôn, bản được phủ sóng phát thanh, truyền hình và sóng điện thoại di động; 95% người dân được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh…[6].

2.1.2. Về giáo dục

Ngành giáo dục Định Hóa trong những năm qua đã đẩy mạnh công tác đổi mới chương trình giáo dục phổ thông theo hướng phát huy tính tự chủ và sự chủ động, sáng tạo của học sinh, đẩy mạnh, các trường tích cực đổi mới hình thức, nội dung và nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học. Học sinh 6 tuổi ra lớp 1 đạt 100% [22, 23], tỉ lệ HS xóa mù chữ đạt 98% [22, 23].

Xem tất cả 127 trang.

Ngày đăng: 20/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí