Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ung thư đại tràng loại biểu mô tuyến tại Bệnh viện Bạch Mai - 2

DANH MỤC BẢNG


Bảng 3.1. Độ tuổi trung bình ở hai giới 21

Bảng 3.2. Đặc điểm về tiền sử bản thân và gia đình 21

Bảng 3.3. Các biểu hiện toàn thân 23

Bảng 3.4. Đặc điểm về chỉ số khối cơ thể (BMI) 23

Bảng 3.5. Tỷ lệ sờ thấy khối u qua thành bụng 23

Bảng 3.6. Liên quan giữa đặc điểm lâm sàng và vị trí u 24

Bảng 3.7. Đặc điểm vị trí, hình thể và kích thước khối u 25

Bảng 3.8. Liên quan giữa vị trí và mức độ biệt hóa khối u 26

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 77 trang tài liệu này.

Bảng 3.9. Đặc điểm bất ổn định vi vệ tinh 27

Bảng 3.10. Nồng độ CEA trước điều trị 27

Bảng 3.11. Tỷ lệ đột biến gen BRAF 28

Bảng 3.12. Tỷ lệ đột biến gen NRAS 29

Bảng 3.13. Mối liên quan giữa đột biến gen KRAS với giới tính, vị trí 29

Bảng 3.14. Liên quan giữa tình trạng di căn và kích thước khối u 31

Bảng 4.1. Nhóm tuổi hay gặp nhất ở hai giới 34

Bảng 4.2. Các giai đoạn của ung thư theo các nghiên cứu khác nhau 42

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo giới tính và nhóm tuổi 20

Biểu đồ 3.2. Các triệu chứng cơ năng 22

Biểu đồ 3.3. Triệu chứng di căn xa và các biến chứng hay gặp 24

Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ đột biến gen KRAS 28

Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ giai đoạn bệnh theo AJCC 2017 30

Biểu đồ 3.6. Các vị trí di căn của UTĐT 31


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Hình thể ngoài của đại tràng và trực tràng 3

Hình 1.2. Ước tính tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong do UTĐT 5

ĐẶT VẤN ĐỀ


Ung thư đại tràng (UTĐT) là khối u ác tính xuất phát từ niêm mạc hoặc thành của đại tràng, là nhóm ung thư chiếm tỷ lệ cao ở đường tiêu hóa. UTĐT cũng là một trong những bệnh ung thư phổ biến trên thế giới [9]. Theo thống kê của Tổ chức nghiên cứu ung thư quốc tế IARC (Globocan 2020), UTĐT đứng thứ 4 về tỷ lệ mắc (6%) và đứng thứ 7 về tỷ lệ tử vong (3,5%) do ung thư ở cả nam và nữ trên toàn thế giới.

Ở Việt Nam, UTĐT nằm trong số 10 loại ung thư hay gặp nhất. Theo thống kê năm 2020, có khoảng 6448 trường hợp mắc mới và 3445 trường hợp tử vong. Tỷ lệ mắc mới này xếp thứ 5 ở cả hai giới, trong đó tỷ lệ mắc ở nam đứng thứ 4 và ở nữ đứng thứ 3. Điều đáng quan ngại là bệnh đang ngày càng có xu hướng tăng lên, ước tính đến năm 2030 số ca mắc mới tăng thêm khoảng 37,2% và tử vong tăng thêm khoảng 38,8% [54].

Phần lớn loại mô bệnh học của UTĐT là loại biểu mô tuyến. UTĐT loại biểu mô tuyến được cho là nhóm có tiên lượng tốt trong các loại ung thư đường tiêu hóa. Cho đến nay, điều trị UTĐT chủ yếu là phẫu thuật cắt đoạn đại tràng mang theo khối u kèm hạch và hóa chất bổ trợ [19]. Tuy nhiên, do lâm sàng UTĐT thường diễn tiến âm thầm nên phần lớn bệnh nhân được chẩn đoán khi bệnh đã vào giai đoạn muộn, ung thư di căn đến cơ quan khác và có nhiều biến chứng. Vì vậy, quá trình điều trị gặp nhiều khó khăn, chất lượng cuộc sống của bệnh nhân bị suy giảm nặng nề cả trước và sau điều trị.

Như vậy, đối với mỗi bệnh nhân UTĐT mắc mới, việc đánh giá các yếu tố nguy cơ, phát hiện sớm các triệu chứng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chẩn đoán bệnh, lựa chọn phác đồ phù hợp và xây dựng kế hoạch điều trị kịp thời.

Trên Thế giới và tại Việt Nam, các nghiên cứu về UTĐT vẫn đang được tiếp tục tiến hành. Với mong muốn góp phần bổ sung các chứng cứ, các dữ liệu cụ thể về những triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm cận lâm sàng giúp cho việc chẩn đoán cũng như điều trị sớm nhất có thể, chúng tôi tiến hành đề tài:

Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân ung thư đại tràng loại biểu mô tuyến tại Bệnh viện Bạch Mai” với hai mục tiêu như sau:

1. Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân ung thư đại tràng loại biểu mô tuyến tại Bệnh viện Bạch Mai

2. Nhận xét một số đặc điểm cận lâm sàng của nhóm bệnh nhân trên

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN


1.1. Một số đặc điểm giải phẫu, sinh lý của đại tràng

1.1.1. Hình thể ngoài và hình thể trong của đại tràng

- Hình thể bên ngoài của đại tràng

Đại tràng thuộc phần cuối của ống tiêu hóa, dài từ 1,4m - 1,8m, chiếm 1/5 tổng chiều dài của cả ruột non và ruột già. Đường kính của ĐT lớn nhất ở manh tràng (6-7cm), giảm dần cho tới đại tràng Sigma [2].

Hình 1 1 Hình thể ngoài của đại tràng và trực tràng Nguồn Nguyễn Kiến Dụ 1

Hình 1.1. Hình thể ngoài của đại tràng và trực tràng

(Nguồn: Nguyễn Kiến Dụ (2017)) [3]


Đại tràng phải được tính từ manh tràng, qua ĐT lên, ĐT góc gan và tới 2/3 đầu của ĐT ngang. Đại tràng trái được tính từ 1/3 sau của ĐT ngang, qua ĐT xuống, tới ĐT Sigma và chỗ nối ĐT Sigma và trực tràng [2].

- Cấu tạo bên trong của đại tràng

Cấu tạo thành đại tràng gồm 4 lớp từ ngoài vào trong. Lớp thanh mạc tạo bởi lá tạng của phúc mạc. Lớp cơ gồm 3 dải. Lớp dưới niêm mạc giàu mạch máu và thần kinh. Lớp niêm mạc chứa các tổ chức lympho.

1.1.2. Mạch máu của đại tràng

Động mạch nuôi dưỡng ĐT là động mạch mạc treo tràng trên và dưới.

Các tĩnh mạch nhận máu từ ĐT và đổ về tĩnh mạch cửa [2].

1.1.3. Các nhóm hạch của đại tràng

Đại tràng có 4 nhóm hạch [13]: trong thành ĐT, hạch cạnh ĐT, hạch trung gian và nhóm hạch chính

1.1.4. Chức năng sinh lý của đại tràng

Đại tràng có vai trò quan trọng trong việc giữ cân bằng nước và điện giải của cơ thể. Trên 90% lượng dịch được hấp thu xảy ra ở nửa đầu của ĐT. Quá trình hấp thu ion Na+ kéo theo ion 𝐶𝑙và nước. ĐT cũng có chức năng bài tiết bicarbonat và Kali [4].

Đại tràng có khả năng lên men các sản phẩm trong lòng ruột để tạo phân. Các vi khuẩn có mặt ở phần đầu ĐT phân hủy hủy protein và carbohydrat để tạo các acid béo chuỗi ngắn, thúc đẩy quá trình hấp thu nước, natri, clorua. Ngoài ra, các vi khuẩn trong lòng ĐT còn có tác dụng tổng hợp vitamin K, vitamin B12, thiamin, riboflavin là những vitamin vô cùng cần thiết cho cơ thể.

1.2. Tình hình mắc ung thư đại tràng trên Thế giới và tại Việt Nam

UTĐT là ung thư nguyên phát từ đại tràng, là một trong những bệnh ung thư phổ biến trên thế giới. UTĐT hay gặp ở các nước phát triển, trong đó tỷ lệ mắc cao nhất ở Australia, New Zealand, các nước châu Âu và Bắc Mỹ, thấp hơn ở các nước Tây Phi và Nam Trung Á. Tỷ lệ mắc UTĐT ở nam cao hơn ở nữ, con số này là nam/nữ = 1,4/1. Trình độ phát triển kinh tế xã hội thấp cũng liên quan đến nguy cơ gia tăng UTĐT, một nghiên cứu đã ước tính nguy cơ UTĐT tăng khoảng 30% ở các nước có nền kinh tế kém phát triển.

Tại Việt Nam năm 2020 ghi nhận 6448 trường hợp mắc mới và 3445 trường hợp tử vong do UTĐT. Dự kiến đến năm 2030, con số tăng lên khoảng 8850 ca mắc mới và 4780 ca tử vong [54]. Tỷ lệ mắc UTĐT ở nam là 3946 nhiều hơn ở nữ là 2502, tỷ lệ mắc mới ở nam gấp khoảng 1,57 lần so với nữ.

Hình 1 2 Ước tính tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong do UTĐT ở cả hai giới tại 2


Hình 1.2. Ước tính tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong do UTĐT

ở cả hai giới tại Việt Nam

(Theo GLOBOCAN năm 2020) [54]

1.3. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ

1.3.1. Yếu tố dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng liên quan chặt chẽ tới UTĐT. Ăn nhiều mỡ, thịt động vật thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn gây biến đổi axít mật thành các chất ảnh hưởng tới sự sinh sản của các tế bào biểu mô. Những thực phẩm có nhiễm benzopyren, nitrosamin…cũng có khả năng gây ung thư.

Các nghiên cứu mới gần đây chỉ ra sự thiếu hụt vitamin D góp phần vào tỷ lệ mắc, việc sử dụng sữa giúp giảm nguy cơ phát triển UTĐT [20].

1.3.2. Các tổn thương tiền ung thư

Viêm đại trực tràng chảy máu và bệnh Crohn: khoảng 25% có nguy cơ bị ung thư hóa sau 10 năm [5].

Polyp đại trực tràng: nguy cơ gây ung thư tùy thuộc kích thước và loại mô học. Những polyp có kích thước > 2cm có nguy cơ ung thư cao. Loại polyp tăng sản ít ác tính hơn, polyp nhung mao có 25 - 40% nguy cơ ung thư hóa [5].

1.3.3. Yếu tố di truyền

Bệnh đa polyp tuyến gia đình là bệnh di truyền do đột biến gen APC gây nên. Những polyp này đa phần lành tính, nếu không được điều trị sẽ chuyển thành tổn thương ác tính. Nếu polyp không được loại bỏ trước tuổi 40 thì hầu hết sẽ chuyển thành UTĐTT, vì vậy phẫu thuật cắt polyp dự phòng trước tuổi 25 được khuyến cáo cho người bị FAP [31].

Hội chứng Lynch là bệnh di truyền do sai lệch quá trình sửa chữa DNA. Khoảng 90% nam giới và 70% nữ mắc hội chứng Lynch sẽ phát triển thành UTĐTT trước tuổi 70.

1.3.4. Một số yếu tố khác

Tuổi và giới: UTĐT hay gặp nhất ở tuổi từ 50 đến 70, trong đó nam thường cao hơn nữ giới [36, 41]. Trong những năm gần đây, tỷ lệ mắc UTĐT ở người lớn tuổi (>50) đang có xu hướng giảm, nhưng tỷ lệ mắc ở người trẻ tuổi hơn lại có xu hướng tăng lên [24].

1.4. Đặc điểm ung thư đại tràng

1.4.1. Triệu chứng lâm sàng

1.4.1.1. Triệu chứng toàn thân

UTĐT có thể không có triệu chứng hoặc được báo trước bằng các triệu chứng không đặc hiệu như mệt mỏi, chán ăn.

Gầy sút cân là triệu chứng hay gặp ở giai đoạn tiến triển. Bệnh nhân có thể giảm từ 5 - 10kg trong vòng 2 - 4 tháng [5]. Gầy sút cân là một trong các biểu hiện của suy mòn liên quan đến ung thư, đặc trưng bởi sự mất cơ có hoặc không kèm theo giảm mỡ. Nguyên nhân dẫn đến suy mòn trong UTĐT được giải thích không chỉ do bệnh nhân mệt mỏi, chán ăn mà còn do ảnh hưởng của bệnh đến quá trình hô hấp ti thể và hàm lượng của ti thể [25].

Thiếu máu: Thiếu máu là triệu chứng không đặc hiệu của bệnh nhân UTĐT, chủ yếu do quá trình viêm mạn tính, mất máu qua đường ruột, thiếu sắt và suy tủy do hóa trị trong thời gian dài [50]. Các biểu hiện thường là mệt mỏi, da xanh, niêm mạc nhợt nhạt, móng khô và dễ gãy. Bệnh nhân bị UTĐT phải có nhiều khả năng bị thiếu máu nhẹ và thiếu máu nặng hơn so với UTĐT trái.

Xem tất cả 77 trang.

Ngày đăng: 19/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí