Thực Trạng Các Con Đường Và Hình Thức Giáo Dục Ngôn Ngữ Tiếng Việt Cho Hs Dtts Tại Các Trường Tiểu Học Huyện Định Hóa, Thái Nguyên

ít nhiều ảnh hưởng đến nhận thức được khả năng ngôn ngữ tiếng Việt của bản thân còn hạn chế. Đặc biệt, chưa tạo được môi trường học tập, môi trường giáo dục cho các HS dẫn đến hình thành nhận thức ở mức độ còn thấp, chưa tạo được sự thích ứng, hòa nhập với môi trường ngôn ngữ phổ thông... Nguyên nhân theo tìm hiểu được biết “GV đã cung cấp cho các em những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ tiếng Việt giúp các em những nhận biết được khả năng ngôn ngữ tiếng Việt của bản thân, tuy nhiên môi trường sống học sinh dân tộc gặp nhiều hạn chế, đặc biệt về môi trường sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt do những người xung quanh các em giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ là chủ yếu”.

Như vậy, nội dung giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS vẫn còn có một số hạn chế, cùng với hạn chế về các điều kiện cơ sở vật chất nói chung, vấn đề đội ngũ thiếu hụt và thiếu tính kế thừa là thách thức cho công tác quản lý giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt trên địa bàn huyện Định Hóa.

2.3.4. Thực trạng các con đường và hình thức giáo dục ngôn ngữ Tiếng Việt cho HS DTTS tại các trường tiểu học huyện Định Hóa, Thái Nguyên

Sử dụng câu hỏi 4 (phụ lục 1) chúng tôi tìm hiểu đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên về thực trạng các con đường giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS tại các trường tiểu học huyện Định Hóa, Thái Nguyên, kết quả ở bảng 2.5.

Bảng 2.5. Thực trạng các con đường giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS tại các trường tiểu học huyện Định Hóa, Thái Nguyên‌


TT


Các con đường

Mức độ

ĐTB

Tốt

Trung bình

Yếu

SL

Tỉ lệ

SL

Tỉ lệ

SL

Tỉ lệ


1

Thông qua hoạt động

dạy học

296

100.0%

0

0.0%

0

0.0%

3.01

2

Thông qua tổ chức hoạt

động trải nghiệm

65

22.0%

141

47.6%

90

30.4%

1.92

3

Thông qua các hoạt

động ngoại khóa

136

45.9%

82

27.7%

78

26.4%

2.20

4

Tổ chức hoạt động sinh

hoạt tập thể

145

49.0%

11

3.7%

140

47.3%

2.02

5

Tổ chức các hoạt động

xã hội

102

34.8%

43

14.5%

151

50.7%

1.85

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Quản lí hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số tại các trường tiểu học huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên - 8

GV ở các trường tiểu học huyện Định Hóa thực hiện tốt các con đường giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh: Thông qua hoạt động dạy học (3.01 điểm), tại sao những phương pháp này lại được các giáo viên sử dụng thường xuyên, qua khảo sát được biết ở các giờ học môn Tiếng việt, GV đã thông qua môn tập đọc, kể chuyện, Tập làm văn (miệng), luyện từ - câu để rèn luyện ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS. Muốn hình thành được ngôn ngữ tiếng việt ở HS DTTS không có gì nhanh bằng thông qua hỏi đáp, trò chuyện trực tiếp với học sinh, giúp các em hình thành được ngôn ngữ tiếng việt trong tư duy và nhận thức, tạo được sự gần gũi với các em. Giáo viên tạo ra môi trường giáo dục ngôn ngữ Tiếng Việt linh hoạt, trực tiếp dạy các em để phát triển kỹ năng giao tiếp, thông qua hoạt động dạy học trong các giờ lên lớp, phù hợp với mục tiêu và nội dung đặc trưng của từng phân môn, giáo viên cân đối tiếng Việt và vốn từ của học sinh với nội dung giáo dục để quyết định chương trình giáo dục đem lại hiệu quả nhất.

Con đường giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS được giáo viên tại các trường tiểu học huyện Định Hóa không thường xuyên áp dụng, cũng có thể chưa thực hiện hiệu quả: Thông qua tổ chức hoạt động trải nghiệm (1.92 điểm) và Thông qua các hoạt động ngoại khóa (2.20 điểm); Tổ chức hoạt động sinh hoạt tập thể (2.02 điểm); Tổ chức các hoạt động xã hội (1.85 điểm). Nguyên nhân do đa phần GV không phải là người DTTS, chủ yếu là người Kinh còn có hạn chế ngôn ngữ của một hoặc một vài dân tộc thiểu số, do vậy GV không thực hiện hiệu quả tổ chức hoạt động trải nghiệm và hoạt động ngoại khóa, hoạt động sinh hoạt tập thể và hoạt động xã hội cho HS DTTS. Để khắc phục hạn chế đó, một số GV đã tự học tiếng dân tộc thiểu số, song để hiểu sâu về ngôn ngữ ấy và sử dụng trong giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS chưa đem lại hiệu quả như mong muốn. Theo cô H.T.H - GV trường tiểu học Tân Dương: “Chúng tôi thực hiện công tác giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS những vẫn còn gặp khó khăn do chưa hiểu hết về phong tục tập quán và tâm lý của người dân nơi mình công tác, ít có điều kiện trao đổi với phụ huynh để tìm ra biện pháp phối hợp giúp HS nâng cao kỹ năng thực hành ngôn ngữ tiếng Việt”.

Quan sát các chương trình sinh hoạt Đội và sao Nhi đồng của các nhà trường, GV tổng phụ trách Đội hiện nay chưa tổ chức hoạt động trải nghiệm và hoạt động ngoại khóa như đưa các trò chơi dân gian của các dân tộc vào hoạt động ngoại khóa. Tổng phụ trách đội cùng với giáo viên chủ nhiệm các lớp chưa

tiến hành chọn lựa nhiều trò chơi liên quan đến việc hình thành và phát triển ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh dân tộc. Trong tất cả các trò chơi đều yêu cầu bắt buộc học sinh sử dụng ngôn ngữ tiếng phổ thông. Một số GV khi tổ chức hoạt động ngoại khóa, hoạt động trải nghiệm, sinh hoạt tập thể chưa chú ý phân ra từng nhóm và phân một học sinh DT Kinh để hỗ trợ các HS DTTS trong thực hành ngôn ngữ tiếng Việt. Mặt khác, GV chưa chú trọng hướng dẫn HS sửa lỗi phát âm trong giờ học tiếng Việt, giờ học ngoại khóa và khuyến khích HS sửa lỗi cho nhau, trong khi hoạt động nhóm là cách học mang tính hợp tác phát huy được tính tích cực chủ động và sáng tạo của HS.

Những tồn tại nêu trên cho thấy cần thiết phải tổ chức bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho GV, bồi dưỡng cho GV tổ chức giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS hiệu quả.

Để tìm hiểu thực trạng hình thức giáo dục ngôn ngữ tiếng việt cho HS DTTS tại các trường tiểu học huyện Định Hóa, Thái Nguyên, chúng tôi tiến hành tìm hiểu đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên về hình thức giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS, kết quả ở bảng 2.6.

Bảng 2.6. Thực trạng hình thức giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS tại các trường tiểu học huyện Định Hóa, Thái Nguyên‌


TT


Các hình thức

Mức độ


ĐTB

Tốt

Trung bình

Yếu

SL

Tỉ lệ

SL

Tỉ lệ

SL

Tỉ lệ

1

Sinh hoạt dưới cờ

270

91.2%

26

8.8%

0

0.0%

2.92

2

Sinh hoạt lớp

80

80.0%

20

20.0%

0

0.0%

2.80

3

Theo nhóm đối tượng

nhận thức

152

51.4%

46

15.5%

98

33.1

%

2.18

4

Hình thức thực hành

155

52.4%

38

12.8%

103

34.8

%

2.17

5

Câu lạc bộ

95

32.5%

100

33.8%

98

32.5

%

1.98

6

Hình thức trực quan

142

48.0%

55

18.6%

99

33.4

%

2.15

Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy hình thức sinh hoạt dưới cờ (2.92 điểm) và hình thức sinh hoạt lớp (2.80 điểm) thực hiện tốt, qua hình thức sinh hoạt dưới cờ

GV khuyến khích tối đa học sinh DTTS tham gia hoạt động như văn nghệ, biểu diễn tiểu phẩm, trò chơi dân gian, diễn thuyết, thể dục thể thao, hoạt động Đội… để đạt được mục tiêu giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt. Với các nội dung giáo dục đạo đức, giáo dục trí tuệ, giáo dục kĩ năng sống, giáo dục thẩm mĩ, giáo dục thể chất, giáo dục lao động, giáo dục an toàn giao thông, giáo dục môi trường… trong tiết sinh hoạt lớp, GV khuyến khích HS DTTS bày tỏ quan điểm, suy nghĩ về các nội dung này để tăng cường ngôn ngữ tiếng Việt cho HS.

Tuy nhiện, vẫn có các hình thức được giáo viên sử dụng trong hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng việt cho HS DTTS tại các trường tiểu học được thực hiện ở mức độ trung bình, các hình thức chưa được phong phú và đa dạng. Ở đây một số giáo viên cũng đã có chú ý đến tạo môi trường luyện tập giao tiếp bằng ngôn ngữ Tiếng Việt cho HS DTTS và hoạt động giáo dục ngôn ngữ Tiếng việt có được tổ chức cho HS DTTS thông qua dạy học theo nhóm đối tượng nhận thức (51.4% thường xuyên thực hiện) và hình thức thực hành (52.4% thường xuyên thực hiện), hình thức trực quan (48% thường xuyên thực hiện). Tuy nhiên, do hạn chế về kinh phí và điều kiện cơ sở vật chất, mặt khác, GV hiện nay đều chưa được đào tạo bài bản về chuyên môn nghiệp vụ về giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS. Một số GV dạy học theo nhóm đối tượng nhận thức (2.18 điểm) chưa chú trọng giải thích cách phát âm cho HS, đặc biệt đối với những âm, tiếng khó phát âm, khi phát âm một số GV chưa thực hiện mô tả bằng cách nêu rõ cách đặt lưỡi, vị trí của lưỡi với răng, độ mở của môi... ở giai đoạn đầu học ngôn ngữ tiếng Việt của HS.

Do điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế nên phương pháp trực quan (2.15 điểm) thông qua hình ảnh, âm thanh, hoạt động được hỗ trợ bởi những phương tiện thiết bị dạy học hiện đại như máy tính, máy chiếu, đài băng đĩa, ti vi... nên GV gặp khó khăn khi sử dụng phương pháp này. Khó khăn về kinh phí nên GV chưa tổ chức hiệu quả hình thức câu lạc bộ để giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS.

Đây cũng là vấn đề để các nhà quản lý cần phải quan tâm khắc phục để công tác quản lý hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng việt cho HS DTTS có hiệu quả, bên cạnh đó cũng cần có nhiều hình thức được sử dụng phong phú. Từ thực

trạng trên, các nhà quản lý cần có kế hoạch tổng thể trong các hình thức tổ chức để phối hợp với nhau, lồng ghép và kết hợp với các hoạt động chung của trường nhằm tăng cường hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng việt cho HS DTTS, thu hút được nhiều học sinh tham gia cùng lúc.

2.3.5. Thực trạng phối hợp của các lực lượng giáo dục trong hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS tại các trường tiểu học huyện Định Hóa, Thái Nguyên

Tìm hiểu đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên về thực trạng phối hợp của các lực lượng giáo dục trong hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS, kết quả thu được ở bảng 2.7.

Bảng 2.7. Thực trạng phối hợp của các lực lượng giáo dục trong hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS tại các trường tiểu học

huyện Định hóa



Stt


Nội dung


Tốt


Trung bình


Yếu


ĐTB

SL

Tỉ lệ

SL

Tỉ lệ

SL

Tỉ lệ


1

Nhà trường biết tổ chức, lôi cuốn, hướng dẫn gia đình và các lực lượng xã hội tham gia vào quá trình giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt

cho HS ở mọi nơi, mọi lúc.


268


90.5%


28


9.5%


0


0.0%


2.91


2

Gia đình phối hợp, hỗ trợ giáo dục ngôn ngữ cho học sinh thông qua giao tiếp cũng như mọi sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày với

những người thân trong gia đình


137


46.3%


54


18.2%


105


35.5%


2.11


3

Các tổ chức xã hội tổ chức các hoạt động chung của cộng đồng có sự tham gia của trẻ em tiểu học, đặc biệt là các hoạt động sinh hoạt thiếu nhi trong và ngoài nhà trường, chung tay tạo điều kiện để học sinh tham gia luyện tập, thực hành, góp phần mở

rộng ngôn ngữ tiếng Việt cho các em


98


33.1%


183


61.8%


15


5.1%


2.28

4

Lãnh đạo UBND huyện, các xã, thị

trấn chỉ đạo và quan tâm đến các hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt


97


32.8%


100


33.8%


99


33.4%


1.99


5

Ban đại diện cha mẹ học sinh tham gia trao đổi, phối hợp tổ chức các

hoạt động của nhà trường


268


90.5%


28


9.5%


0


0.0%


2.91


Kết quả bảng 2.8 cho thấy, để thực hiện hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng việt cho HS DTTS.

Nhà trường biết tổ chức, lôi cuốn, hướng dẫn gia đình và các lực lượng xã hội tham gia vào quá trình giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS ở mọi nơi, mọi lúc (2.91 điểm), nhà trường giữ vai trò chính trong giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS. Tại các trường tiểu học ở huyện Định Hóa, CBQL, GV nhà trường đã chú trọng tạo cảnh quan giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt trong nhà trường và lớp học, trong lớp học ngoài cờ Tổ quốc, ảnh Bác Hồ, khẩu hiệu (quy định chung), các sản phẩm trưng bày để tạo cảnh quan tiếng Việt rất đa dạng, phong phú như danh sách lớp, khẩu hiệu theo chủ đề, truyện tranh, sách đọc thêm; Đồ dùng dạy học: Mô hình, tranh ảnh, mẫu vật, bản đồ, bảng chữ cái... và các sản phẩm của HS: Vở sạch chữ đẹp, tranh vẽ, bài kiểm tra, sản phẩm thủ công... Trong khuôn viên nhà trường đa số có bản tin, khẩu hiệu, panô, áp phích... để HS đọc nhằm rèn luyện ngôn ngữ tiếng Việt. Tuy nhiên, CBQL các trường chưa chú trọng phối hợp với Ban đại diện cha mẹ HS để giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS.

Tuy nhiên, ở gia đình HS DTTS chủ yếu khó khăn, nên hầu như chưa có các phương tiện nghe nhìn như ti vi, radio, sách báo... để HS DTTS nghe, đọc tiếng Việt. Bên cạnh đó, đa số phụ huynh HS nói tiếng mẹ đẻ và chưa có ý thức, cũng chưa biết cách tạo điều kiện giúp đỡ con em học tập ở nhà dẫn tới ngôn ngữ tiếng Việt của HS chưa được cải thiện hiệu quả. Mặt khác, các tổ chức xã hội chưa phối hợp hiệu quả để tổ chức các hoạt động chung của cộng đồng có sự tham gia của trẻ em tiểu học để tạo điều kiện cho học sinh tham gia luyện tập, thực hành, góp phần mở rộng ngôn ngữ tiếng Việt cho các em. Ban đại diện cha

mẹ học sinh chưa tham gia trao đổi, phối hợp tổ chức các hoạt động của nhà trường để giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS.

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS tại trường tiểu học huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

2.4.1. Thực trạng lập kế hoạch giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS tại trường tiểu học huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

Để đánh giá thực trạng lập kế hoạch giáo dục ngôn ngữ Tiếng Việt cho học sinh tiểu học DTTS, chúng tôi đã tiến hành khảo sát cán bộ quản lý và giáo viên của các trường tiểu học trên địa bàn huyện Định Hóa, Thái Nguyên kết quả thu được tại bảng 2.8 như sau:

Bảng 2.8. Thực trạng lập kế hoạch giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS tại các trường tiểu học huyện Định Hóa, Thái Nguyên


TT


Nội dung

Mức độ thực hiện

ĐT B

Tốt

Chưa tốt

Không

thực hiện

SL

Tỉ lệ

SL

Tỉ lệ

SL

Tỉ lệ



1

Lồng ghép kế hoạch hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt trong kế hoạch chung

của năm học


290


98.0%


6


2.0%


0


0.0%


2.98


2

Cụ thể hóa kế hoạch chung thành kế hoạch cụ

thể đối với quản lý hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS tiểu học người DTTS


100


33.8%


11


3.7%


185

62.5

%


1.71


3

Xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động giáo

dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS tiểu học người DTTS


95


32.1%


17


5.7%


184

62.2

%


1.7


4

Xây dựng kế hoạch quản lý nội dung chương trình, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng

Việt cho học sinh DTTS


145


49.0%


11


3.7%


140


47.3

%


2.02


5

Xây dựng kế hoạch phối hợp giữa Đoàn thanh niên nhà trường với các Tổ chuyên môn để xây dựng kế hoạch hoạt động giáo

dục ngôn ngữ tiếng Việt cho học DTTS


98


33.1%


44


14.9

%


154


52.0

%


1.81


6

Xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt

cho học sinh DTTS


271


91.6%


25


8.4%


0


0.0%


2.92

7

Có quy chế khen thưởng, phê bình kịp thời trong việc triển khai kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS

tiểu học người DTTS


103


34.8%


43


14.5

%


150


50.7

%


1.84


Qua số liệu khảo sát, nhìn chung các trường tiểu học trên địa bàn huyên Định Hóa, CBQL đã chỉ đạo lồng ghép xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS trong kế hoạch chung của năm học (2.98 điểm) và chỉ đạo tổ chuyên môn triển khai cho GV chịu trách nhiệm thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt, sau mỗi kỳ học, năm học, CBQL đã tiến hành đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch của tổ chuyên môn và GV.

Tuy nhiên, CBQL chưa cụ thể hóa kế hoạch chung thành kế hoạch cụ thể đối với quản lý hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS tiểu học người DTTS (1.71 điểm). Khi xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS tiểu học người DTTS, trong kế hoạch chưa nêu rõ những thuận lợi, khó khăn, nội dung thực hiện, kế hoạch chưa nêu rõ sự phối hợp các lực lượng giáo dục trong kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS tiểu học người DTTS mà chỉ nêu chung chung, chưa thể hiện tính khả thi của kế hoạch.

Theo thầy N.V.M lãnh đạo trường tiểu học Quy Kỳ việc xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục ngôn ngữ Tiếng Việt cho học sinh DTTS là điều rất quan trọng, nhiều nhà trường cũng đã chú trọng quan tâm, đề ra kế hoạch tổng thể, có sự phân công trong sự phối hợp giữa các lực lượng nhưng khi đi vào xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết thì còn lúng túng, nếu để riêng trong dạy học môn tiếng việt thì đã có sẵn kế hoạch, thời gian biểu cụ thể nhưng để xây dựng kế hoạch cụ thể cho các hoạt đông giáo dục ngôn ngữ tiếng việt cho học sinh trong nhà trường thì còn gặp nhiều khó khăn, trở ngại...

Các nội dung kế hoạch chưa cụ thể về các hình thức và phương pháp quản lý hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh DTTS. Quy chế khen thưởng, phê bình kịp thời trong việc triển khai kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS tiểu học người DTTS chưa được quan tâm thực hiện, việc khen thưởng chưa kịp thời đối với GV có thành tích trong hoạt động

Xem tất cả 127 trang.

Ngày đăng: 20/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí