Tổ Chức Hoạt Động Giáo Dục Kngt Bằng Tiếng Việt Cho Học Sinh Dân Tộc Thiểu Số Tại Trường Thpt

tiếp cho học sinh DTTS? Kết quả và kỹ năng và năng lực cần đạt đối với từng mức độ của hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh DTTS ? Kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh DTTS được thực hiện ở các trường THPT là một bảng biểu bao gồm thời điểm thực hiện, nội dung thực hiện, nội dung kiểm tra giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt.

Về nguyên tắc, phải có sự thống nhất giữa các kế hoạch: kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng giáo tiếp bằng Tiếng Việt của trường, kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng giáo tiếp bằng Tiếng Việt của Đoàn Thanh Niên, kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng giáo tiếp bằng Tiếng Việt của giáo viên bộ môn và chủ nhiệm. Trên cơ sở kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng giáo tiếp bằng Tiếng Việt của nhà Trường, Hiệu trưởng chỉ đạo phó Hiệu trưởng, phụ trách chuyên môn, Bí thư Đoàn trường và giáo viên xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng giáo tiếp bằng Tiếng Việt cho học sinh DTTS.

- Kế hoạch được xây dựng và ban hành cần chọn các phương pháp, hình thức tổ chức phù hợp với hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việ. Các phương pháp hoạt động, tổ chức phải phù hợp với mục tiêu, việc chọn lựa phương pháp hoạt động phù hợp sẽ có tác dụng rất lớn đến việc nâng cao chất lượng giao tiếp băng Tiếng Việt cho học sinh DTTS.

- Tiến hành triển khai theo kế hoạch: Bao gồm các công việc xác định chuẩn, nội dung giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt cho học sinh DTTS; xây dựng các phương pháp, tiến hành thực hiện các phương pháp, phân tích kết quả và phản hồi thông tin; thực hiện khải tiến sau đánh giá kết quả giáo dục kỹ năng giáo tiếp bằng Tiếng Việt cho học sinh DTTS.

- Báo cáo, sử dụng kết quả kiểm tra giao tiếp bằng Tiếng Việt của học sinh DTTS: Báo cáo kết quả kiểm tra phải chỉ ra được những điểm mạnh và những điểm yếu của người học, đồng thời phải chỉ ra được những ưu, nhược điểm của các đối tượng liên quan như: học sinh, giáo viên, cán bộ quản lí, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp cải tiến hoạt động giáo dục kỹ năng giáo tiếp bằng Tiếng Việt cho học sinh DTTS..

- Xây dựng kế hoạch đánh giá toàn bộ quy trình hoạt động giáo dục kỹ năng giáo tiếp bằng Tiếng Việt cho học sinh DTTS Nhà trường thông qua các buổi họp chuyên môn, họp hội đồng phải có đánh giá, nhận xét việc thực hiện quy trình hoạt

động giáo dục kỹ năng giáo tiếp bằng Tiếng Việt cho học sinh DTTS chỉ rõ những

thuận lợi, khó khăn khi thực hiện. Từ đó, sẽ đưa ra những vấn đề cần chỉnh sửa (kế hoạch, chính sách, quy trình, …) giúp cho các lần thực hiện tiếp theo sẽ có kết quả cao hơn. Bên cạnh đó để động viên, khuyến khích các cá nhân và tập thể cần có quy chế khen thưởng, phê bình kịp thời trong việc triển khai kế hoạch GDKNGT bằng TV cho HS DTTS.

1.4.2.2. Tổ chức hoạt động giáo dục KNGT bằng Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số tại trường THPT

Việc đánh giá KNGT bằng Tiếng Việt đối với học sinh dân tộc thiểu số tại trường THPT không phải chỉ dựa vào khả năng giao tiếp của các em thông qua các hoạt động tập thể, hoạt động giao tiếp hàng ngày, hoạt động giáo dục nhà trường mà là cả một quá trình quan sát, ghi chép, điều chỉnh, giúp đỡ để học sinh có kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt tốt nhất. Nó đòi hỏi sự nỗ lực, kiên trì, khách quan của người giáo viên trong suốt 3 năm học tại trường THPT. Chính vì vậy người lãnh đạo cần theo dõi và điều chỉnh kịp thời những sai lệch trong hoạt giáo dục KNGT bằng Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số của nhà trường đạt kết quả khớp mục tiêu kế hoạch đặt ra.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Trên cơ sở kế hoạch đã có, hiệu trưởng thực hiện các công việc cụ thể về thiết lập bộ máy quản lý, lựa chọn nhân sự, xác định nhiệm vụ và chức năng, quy định triển khai thực hiện đánh giá; thiết lập các mối quan hệ trong mọi hoạt động; đồng thời có các quyết định giao việc cho các bộ phận và cá nhân thực hiện các nội dung của kế hoạch. Cụ thể:

- Trước hết thành lập ban chỉ đạo về công tác tổ chức hoạt động giáo dục KNGT bằng Tiếng Việt cho học sinh nói chung trong đó có giáo dục KNGT bằng Tiếng Việt cho học sinh DTTS nói riêng.

Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số tại trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng - 6

- Phân công nhiệm vụ cụ thể của tổ chức Đoàn thể và các giáo viên trong trường.

- Cử các giáo viên tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ Tổ chức hoạt động GDKNGT nói chung và GT bằng TV nói riêng cho học sinh DTTS; Giúp Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch xây dựng và tổ chức thực hiện hoạt động GDKNGT bằng Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số: Ban hành văn bản hướng dẫn hoạt động giáo

dục KNGT bằng Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số;Tổ chức các tổ chức Đoàn thể xác định các kỹ năng giao tiếp cần có trong gói kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt; xây dựng công cụ đánh giá; lựa chọn hình thức, phương pháp giáo dục; xây dựng lực lượng tham gia đánh giá, tổ chức đánh giá, phân tích kết quả và sử dụng kết quả đánh giá.

- Tổ chức tốt các hình hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng việt với các hình thức tổ chức thường xuyên, định kỳ, tổng kết,.., phối hợp các lực lượng giáo viên trong việc thực hiện hoạt động giáo dục KNGT bằng Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số.

- Giúp giáo viên và học sinh tiến hành hoạt động giáo dục KNGT bằng Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số, lớp có hiệu quả.

- Tổ chức rút tổng kết, rút kinh nghiệm về việc thực hiện triển khai kế hoạch hoạt động GDKNGT bằng TV cho HS DTTS đối với các lực lượng tham gia.

1.4.2.3. Chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục KNGT bằng Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số tại trường THPT

Để công tác chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục KNGT bằng Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số tại trường THPT đạt kết quả, quá trình chỉ đạo triển khai hoạt động giáo dục KNGT cho học sinh DTTS trường THPT cần thực hiện các nội dung sau:

- Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo

Chỉ đạo Xây dựng kế hoạch, lộ trình thực hiện cụ thể cho từng giai đoạn đáp ứng mục tiêu Kế hoạch đề ra; hằng năm sơ kết, tổng kết, đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm cho những năm tiếp theo.Thực hiện tốt công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch.

Ngành giáo dục và đào tạo chủ động phát huy những kinh nghiệm, những mô hình làm tốt, hiệu quả để giới thiệu, nhân rộng trong việc triển khai thực hiện Đề án tăng cường Tiếng Việt vùng dân tộc thiểu số.

- Công tác truyền thông

Chỉ đạo Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho các cấp, các ngành và nhân dân về chủ trương, mục đích, ý nghĩa việc tăng cường kỹ năng giao tiếp Tiếng Việt cho học sinh người dân tộc thiểu số trong

việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Đổi mới nội dung, phương pháp, đa dạng hóa hình thức tuyên truyền về việc tăng cường Tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số; phát huy tốt vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là trên hệ thống truyền thanh cơ sở trong công tác tuyên truyền về việc tăng cường Tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số.

Cơ quan quản lý và các cơ sở giáo dục và đào tạo chủ động làm tốt công tác tuyên truyền, phối hợp với các tổ chức đoàn thể hỗ trợ các bậc phụ huynh trong việc tăng cường Tiếng Việt cho con em mình qua việc tạo cơ hội, môi trường giao tiếp, tham gia vào các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao và các hoạt động ngoại khóa.

- Tăng cường học liệu, trang thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi; xây dựng môi trường giao tiếp bằng Tiếng Việt

Bổ sung, thay thế, trang cấp thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi, học liệu, phần mềm dạy học Tiếng Việt phù hợp cho các nhóm lớp, điểm trường THPT ở các xã khó khăn, đặc biệt khó khăn có học sinh người dân tộc thiểu số. Tổ chức tốt các hoạt động ngoài giờ lên lớp, xây dựng môi trường văn hóa đọc và phát triển thư viện nhà trường; xây dựng Câu lạc bộ học sinh nói, viết Tiếng Việt; xây dựng góc ngôn ngữ Tiếng Việt; tổ chức giao lưu Tiếng Việt theo chủ đề “Tiếng Việt của chúng em”.

Đẩy mạnh việc phối hợp giữa nhà trường với phụ huynh học sinh trong việc tạo môi trường giao tiếp bằng Tiếng Việt và kèm cặp con em mình đọc, phát âm bằng Tiếng Việt tại gia đình, trong nhà trường. Khuyến khích mọi người trong cộng đồng các em sinh sống tăng cường nói Tiếng Việt trong giao tiếp với các em đặc biệt là đối với các em học sinh DTTS. Tăng cường các hoạt động học tập trải nghiệm, sáng tạo cho học sinh dân tộc thiểu số. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, sử dụng linh hoạt các phần mềm, tiện ích, các tư liệu, hình ảnh để nâng cao hiệu quả dạy học Tiếng Việt.

- Tăng cường công tác xã hội hóa và hợp tác quốc tế

Đẩy mạnh công tác xã hội hóa, tăng cường hợp tác quốc tế nhằm huy động nguồn lực của các tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để hỗ trợ thực hiện tăng cường giáo dục kỹ năng giao tiếp Tiếng Việt cho học sinh THPT người dân tộc thiểu số.

1.4.2.4. Kiểm tra, đánh giá kết quả quản lý tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số tại trường THPT

Kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục KNGT bằng Tiếng Việt là một trong những chức năng của nhà quản lý. Quản lý hoạt động giáo dục KNGT bằng Tiếng Việt cho học sinh DTTS tại trường THPT đòi hỏi nhà quản lý cần có sự thanh kiểm tra thường xuyên việc xây dựng cũng như thực hiện kế hoạch GD KNGT bằng TV cho học sinh DTTS, kiểm tra đột xuất công tác giáo dục KNGT bằng Tiếng Việt cho học sinh DTTS ở các trường và đối với giáo viên giảng dạy. Để hoạt động kiểm tra đánh giá đạt hiệu quả, Nhà quản lý cần phải xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá quá trình học tập của học sinh. phải bám sát vào những nội dung đánh giá, các mức đánh giá, sử dụng các hình thức đánh giá phù hợp và tuân theo một quy trình đánh giá khoa học. Kiểm tra, đánh giá việc phối hợp giữa các lực lượng trong tổ chức hoạt động GD KNGT bằng TV cho học sinh DTTS Công tác Kiểm tra, đánh giá thường xuyên sẽ giúp Hiệu trưởng và giáo viên có trách nhiệm hơn trong việc giáo dục KNGT bằng Tiếng Việt cho học sinh DTTS, kịp thời điều chỉnh, tổ chức rút kinh nghiệm để đưa hoạt động giáo dục cũng như công tác quản lý đạt được hiệu quả như mục tiêu đề ra. Bên cạnh đó thông qua kiểm tra nhà quản lý và hội đồng sư phạm nhà trường có thể phát hiện ra những cách làm hay đem lại hiệu quả giáo dục cao trong hoạt động giáo dục KNGT bằng Tiếng Việt cho học sinh DTTS giúp các em hoàn thiện nhân cách, tự tin và trưởng thành trong cuộc sống.

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số tại trường THPT

1.5.1. Yếu tố chủ quan

1.5.1.1. Năng lực cán bộ quản lý nhà trường

Phẩm chất, năng lực là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý của cán bộ quản lý nhà trường. Cán bộ quản lý nhà trường có khả năng sử lý thông tin, có khả năng điều phối hoạt động sẽ hoàn thành được mục tiêu chung, tập hợp mọi người vào hoạt động chung tạo nên quyết tâm cao và phát huy được sức mạnh của tập thể đưa hoạt động của nhà trường đạt hiệu quả cao.

Năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý nhà trường cũng là một yếu tố cần cho quản lý dạy học. Cán bộ quàn lý nhà trường giỏi chuyên môn sẽ hiểu chắc các phương pháp giảng dạy, có kĩ năng phân tích, đánh giá chuyên môn của giáo viên và khả năng

học tập của học sinh. Có năng lực chuyên môn, cán bộ quản lý nhà trường sẽ lường trước được tình huống có thể xảy ra trong dạy học, tham gia vào các hoạt động chuyên môn của giáo viên, hiểu và chỉ đạo đúng yêu cầu giảng dạy trong từng giai đoạn đổi mới, nhất là đổi mới về chương trình giáo dục kỹ năng giáo tiếp bằng Tiếng Việt, phương pháp dạy học trong giai đoạn hiện nay.

1.5.1.2. Năng lực của giáo viên trong việc tổ chức hoạt động giáo dục KNGT bằng Tiếng Việt cho học sinh DTTS

Năng lực trình độ chuyên môn, kĩ năng sư phạm, kĩ năng giao tiếp và sự hiểu biết về học sinh nói chung và học sinh DTTS nói riêng của giáo viên là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong quá trình giáo dục kĩ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt cho học sinh DTTS tại trường THPT. Bản thân học sinh DTTS luôn coi giáo viên là tấm gương chuẩn mức để học tập và làm theo, vì vậy những hành vi giao tiếp, ứng xử sẽ tác động trực tiếp đến học sinh do đó giáo viên viên phải là người có khả năng giao tiếp tốt, có cách giao tiếp ứng xử, khéo léo để học sinh học tập và làm theo. Trong quá trình giáo dục, dạy học, thiết kế các hoạt động giáo dục mối quan hệ giữa dạy và học, giữa thầy và trò có mối quan hệ thống nhất, biện chứng với nhau, muốn giáo dục kĩ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt cho học sinh DTTS đòi hỏi người giáo viên phải có kiến thức, có các kỹ năng giao tiếp, có phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt cho học sinh DTTS, tạo cơ hội để học sinh được tập luyện, rèn luyện thường xuyên kĩ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt đã có để chúng ngày càng hoàn thiện và đạt hiệu quả hơn.

Để có được năng lực tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt cho học sinh DTTS đòi hỏi người giáo viên phải thường xuyên tìm hiểu và được trang bi các kỹ năng giao tiếp cả tiếng DTTS và Tiếng Việt, thường xuyên bồi dưỡng về kỹ năng giao tiếp của mình, thường xuyên trao đổi, gần gũi với học sinh để nắm được mức độ giao tiếp của học sinh, nhu cầu, mong muốn của học sinh DTTS từ đó có cách tác động phù hợp nhằm phát triển kĩ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt cho các em.

1.5.1.3. Nội dung chương trình nhà trường

Nội dung chương trình giáo dục KNGT bằng Tiếng Việt cho học sinh DTTS ở trường THPT là yếu tố rất quan trong, phải được xây dựng dựa trên điều kiện thực tế của từng địa phương (Sự phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội,…); dựa vào đặc điểm

tâm lý lứa tuổi; đặc điểm của vùng miền”. Theo đó, khó khăn ở đây đó là khi xây dựng nội dung giáo dục, nhà trường cũng như GV mỗi khối lớp cần xác định rõ những KNGT bằng tiếng việt nào phù hợp và cần thiết đối với HS DTTS cấp THPT. Có thể khuyến nghị các nhà trường, các GV chủ động thiết kế các chủ đề giáo dục KNGT bằng Tiếng Việt nên theo hai hướng:

Thứ nhất: Mỗi chủ để trực tiếp tập trung vào KNGT bằng Tiếng Việt cốt lõi mà thông qua hoạt động theo chủ đề người học sẽ hiểu KNGT bằng Tiếng Việt đó là gì, cách hình thành KNGT bằng Tiếng Việt đó và vận dụng nó để giải quyết các tình huống giả định, các tình huống mô phỏng thực tế đời sống ra sao.

Thứ hai: Mỗi chủ đề gắn với một vấn đề thường nảy sinh trong cuộc sống ở lứa tuổi THPT mà để giải quyết nó cần phải vận dụng những KNGT bằng Tiếng Việt khác nhau, qua đó góp phần hình thành và rèn luyện những KNGT.

1.5.1.4. Sự phối hợp giữa các lực lượng trong việc tổ chức hoạt động GDKNGT bằng Tiếng Việt cho HSDTTS

Xã hội hóa giáo dục là hình thành xã hội học tập, làm cho mọi người có ý thức quan tâm đến giáo dục. Giáo dục chỉ phát triển thật sự, khi xã hội hóa giáo dục phát triển đúng hướng và cần thiết. Do đó, trong các nhà trường cần phải làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục để huy động mọi nguồn lực cho công tác giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt cho học sinh DTTS để tích cực đến việc nâng cao chất lượng toàn diện, đáp ứng được yêu cầu đổi mới toàn diện nền giáo dục hiện nay. Tích cực đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục nhằm thu hút mọi nguồn đầu tư của các tổ chức cung cấp các hoạt động hỗ trợ hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt cho học sinh DTTS các tỉnh còn khó khăn

Kết luận chương I

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, chương 1 đã làm sáng tỏ những đặc trưng của các khái niệm liên quan đến luận văn: kỹ năng giao tiếp, tâm lý học sinh THPT, hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt của học sinh DTTS. Những vấn đề cơ bản về quản lý tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số tại các trường THPT là cơ sở lý luận quan trọng khi nghiên cứu vấn đề thực tiễn quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số tại trường THPT trên địa bàn huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng.

Phân tích các nội dung giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt và nội dung quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt cho đối tượng HS DTTS tại các trường THPT đưa cho chúng ta tiền đề định hướng và xây dựng mục tiêu nội dung và đề xuất giải pháp chương trình giảng dạy tốt hơn. Để thực hiện tốt việc quản lý, nhà quản lý phải thấy được các yếu tố tác động bởi do các nguyên nhân khách quan và chủ quan để từ đó có biện pháp quản lý phù hợp đem lại mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục trong trường.

Hoạt động giáo dục GD kĩ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt cho học sinh THPT là người DTTS là rất cần thiết và mang nhiều ý nghĩa, giao tiếp là phương tiện không thể thiếu trong đời sống, phát triển kĩ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt giúp học sinh THPT thực hiện tốt các hoạt động của ban thân, dễ dàng hòa nhập với môi trường mới, tự tin trong quá trình học tập, giao lưu bạn bè và trong hoạt động học tập tại trường..

Từ những cơ sở lý luận của đề tài chúng tôi tiến hành điều tra, khảo sát điều tra thực trạng trong công tác quản lý tổ chức hoạt động GD KNGT bằng Tiếng Việt cho học sinh DTTS tại các trường THPT trên địa bàn huyện Thạch An, Cao Bằng. Lấy ý kiến của cán bộ, giáo viên và học sinh DTTS để thu thập thông tin nghiên cứu được thể hiện qua chương 2.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/05/2022