tiểu học huyện Định Hóa chưa phát huy được năng lực trong quản lý giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS. Một số CBQL chưa thể hiện tính chuyên nghiệp trong việc thực thi công cụ, khả năng, xây dựng kế hoạch, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các văn bản về giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt chưa hiệu quả, CBQL ở một số trường thiếu chủ động, khó khăn trong việc phát hiện và giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra từ cơ sở do kiến thức và kĩ năng quản lý giáo dục còn nhiều hạn chế. Một số GV ở các trường tiểu học huyện Định Hóa chưa có ý thức, trách nhiệm trong dạy học tiếng Việt cho HS tiểu học dân tộc thiểu số trong khi giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt phụ thuộc nhiều vào yếu tố trình độ, năng lực, kinh nghiệm của giáo viên (2.92 điểm), do GV năng lực chuyên môn và kinh nghiệm dạy học của giáo viên còn hạn chế, mặt khác, đời sống vật chất, đời sống tinh thần của đội ngũ giáo viên chưa cao dẫn đến GV chưa có động lực làm việc. Một số GV hiểu biết về tâm lý HS dân tộc về phong tục tập quán của các gia đình HS dân tộc còn hạn chế.
Bên cạnh đó Công tác quản lý của phòng GDĐT (2.93 điểm) giữ vai trò quan trọng tiếp theo trong giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS.
Tuy nhiên, gia đình HS DTTS chủ yếu khó khăn, nên hầu như chưa có các phương tiện nghe nhìn như ti vi, radio, sách báo... để HS DTTS nghe, đọc tiếng Việt. Bên cạnh đó, trong sinh hoạt cuộc sống hàng ngày, phụ huynh HS chưa có ý thức, chú tâm cho việc rèn luyện ngôn ngữ tiếng việt cho con em mình, đa số nói tiếng mẹ đẻ trong giao tiếp, không tạo được môi trường rèn luyện con em học tập ở nhà dẫn tới ngôn ngữ tiếng Việt của HS chưa được cải thiện hiệu quả. Ban đại diện cha mẹ học sinh chưa phát huy hết vai trò, đặc biệt tham gia trao đổi, phối hợp tổ chức các hoạt động với nhà trường để giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS. Mặt khác, sự quan tâm của chính quyền địa phương chưa hiệu quả để tổ chức các hoạt động chung của cộng đồng, có sự tham gia của học sinh tiểu học để tạo điều kiện cho các em cùng tham gia luyện tập, thực hành, góp phần mở rộng ngôn ngữ tiếng Việt.
Hiện nay, tại các trường tiểu học ở huyện Định Hóa, gia đình HS điều kiện kinh tế còn khó khăn, nhận thức của cha mẹ HS về sự cần thiết phải định hướng
cho con học tiếng Việt chưa đầy đủ. Ảnh hưởng bởi phong tục tập quán và lối sống của gia đình HS nên chưa tạo ra được môi trường ngôn ngữ tiếng Việt tại gia đình, thiếu sự phối hợp với nhà trường trong hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS.
Để nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS đòi hỏi có cơ chế, chính sách hỗ trợ (2.65 điểm), những cơ chế chính sách đã ban hành cần được hiện thực hóa bằng việc tăng cường cơ sở vật chất trường lớp học, tập trung cho các điểm trường lẻ; hỗ trợ cho GV tham gia bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn và có chính sách khen thưởng kịp thời nhằm khuyến khích, động viên GV hoàn thành tốt công việc được giao.
Các yếu tố: Việc phối hợp giữa nhà trường và gia đình, xã hội; Môi trường giáo dục; Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học là những yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến quản lý hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS. Nếu phối hợp giữa nhà trường và gia đình, xã hội có hiệu quả sẽ nhận được sự quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, môi trường giáo dục được đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất và thiết bị, đồ dùng dạy học, tài liệu tham khảo cho giáo viên.
2.5. Đánh giá chung
2.5.1. Kết quả đạt được
CBQL, GV đã nhận thức được tầm quan trọng của vị trí, vai trò và mục tiêu của hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt trong việc hình thành ngôn ngữ và sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt cho HS tiểu học huyện Định Hóa thành thục để hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học, tạo nền tảng học tốt các môn học khác, hình thành trong học sinh tình yêu ngôn ngữ tiếng việt và biết giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt.
Có thể bạn quan tâm!
- Tổng Số Học Sinh Tiểu Học Người Dân Tộc Thiểu Số Năm Học 2019-2020
- Thực Trạng Các Con Đường Và Hình Thức Giáo Dục Ngôn Ngữ Tiếng Việt Cho Hs Dtts Tại Các Trường Tiểu Học Huyện Định Hóa, Thái Nguyên
- Thực Trạng Tổ Chức Hoạt Động Giáo Dục Ngôn Ngữ Tiếng Việt Cho Hs Dtts Tại Các Trường Tiểu Học Huyện Định Hóa, Thái Nguyên
- Tổ Chức Bồi Dưỡng Nâng Cao Năng Lực Giáo Dục Ngôn Ngữ Tiếng Việt Cho Hsdtts Tại Các Trường Tiểu Học Trên Địa Bàn Huyện Định Hóa, Tỉnh Thái Nguyên
- Tổ Chức Hoạt Động Giáo Dục Ngôn Ngữ Tiếng Việt Cho Hs Dtts Qua Các Hoạt Động Trải Nghiệm
- Mối Quan Hệ Giữa Các Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngôn Ngữ Tiếng Việt Cho Hs Dtts Trường Tiểu Học Huyện Định Hóa
Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.
CBQL các trường tiểu học đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho các tổ chức Đoàn thể, các giáo viên trong trường và tạo điều kiện để các tổ chức trong nhà trường phối hợp tham gia tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục có hiệu quả; các tổ trưởng chuyên môn đã chủ động phân công GV thực hiện hoạt động giáo dục
ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS. Các tổ chức trong nhà trường như Liên đội, Công đoàn, tổ chuyên môn đã phối hợp để triển khai thực hiện kế hoạch trong năm học.
Lãnh đạo các đơn vị các trường tiểu học đã lồng ghép kế hoạch hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS vào kế hoạch chung của nhà trường, đội ngũ GV chịu trách nhiệm trực tiếp giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS.
Các trường tiểu học tại huyện Định Hóa hiện nay đã triển khai kế hoạch kiểm tra đánh giá hoạt động quản lý giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh tiểu học DTTS đến các bộ phận trong nhà trường.
2.5.2. Tồn tại, hạn chế
Chưa tạo được môi trường học tập, môi trường giáo dục cho các HS dẫn đến hình thành nhận thức ở mức độ còn thấp, chưa tạo được sự thích ứng, hòa nhập với môi trường ngôn ngữ phổ thông...
GV không thực hiện hiệu quả tổ chức hoạt động trải nghiệm và hoạt động ngoại khóa, hoạt động sinh hoạt tập thể và hoạt động xã hội cho HS DTTS.
GV chưa chú trọng hướng dẫn HS sửa lỗi phát âm trong giờ học tiếng Việt, giờ học ngoại khóa và khuyến khích HS sửa lỗi cho nhau, trong khi hoạt động nhóm là cách học mang tính hợp tác phát huy được tính tích cực chủ động và sáng tạo của HS.
CBQL chưa cụ thể hóa kế hoạch chung thành kế hoạch cụ thể đối với quản lý hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS tiểu học người DTTS.
Kế hoạch chưa nêu rõ sự phối hợp các lực lượng giáo dục trong kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS tiểu học người DTTS.
GV còn thiếu năng lực và chưa được tham gia bồi dưỡng hình thức và phương pháp giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt phù hợp với HS DTTS.
Một bộ phận CBQL, GV còn nhận thức chưa đầy đủ về trách nhiệm về chủ trường, mục đích, ý nghĩa việc tăng cường hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS tiểu học DTTS nên sự phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng trong việc tạo môi trường giao tiếp bằng tiếng Việt chưa đạt hiệu quả.
Nguyên nhân của hạn chế:
Điều kiện kinh tế, xã hội tại huyện miền núi, vùng DTTS của Định Hóa còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí còn thấp, môi trường sử dụng ngôn ngữ giao tiếp hẹp, cuộc sống và đặc tính của người dân tộc có ảnh hưởng nhiều đến khả năng sử dụng ngôn ngữ tiếng việt và GD ngôn ngữ cho HS.
Phần lớn HS trên địa bàn huyện là con em các DTTS nên vốn ngôn ngữ phổ thông của học sinh tiểu học bị hạn chế, khả năng sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt còn thấp, chưa có môi trường học tập thuận lợi, nên còn yếu trong sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt để giao tiếp.
Đặc điểm đặc trưng của HS tiểu học DTTS là ngôn ngữ, các em HS dân tộc có tiếng nói riêng của dân tộc mình. Trong các gia đình, làng bản các em sinh sống, việc sử dụng ngôn ngữ của các em thường thực hiện bằng tiếng của dân tộc mình, chỉ khi đến trường, việc tiếp thu tri thức mới sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt. Chính sự giao thoa ngôn ngữ trên đã ảnh hưởng nhất định cho hoạt động nhận thức và khả năng sử dụng ngôn ngữ tiếng việt của các em. Cho nên, trong hoạt động và sinh hoạt nếu không được quan tâm giáo dục sẽ dẫn đến học sinh tiểu học DTTS sẽ trở nên thụ động, thiếu tự tin và mục tiêu giáo dục chưa đạt được hiệu quả.
Kết luận chương 2
Qua khảo sát về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục ngôn ngữ Tiếng Việt cho học sinh DTTS các trường tiểu học huyện Định Hóa cho thấy CBQL, GV đã nhận thức được tầm quan trọng của vị trí, vai trò và mục tiêu của hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt trong việc hình thành ngôn ngữ và sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt cho HS tiểu học huyện Định Hóa thành thục để hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học, tạo nền tảng học tốt các môn học khác, hình thành trong học sinh tình yêu ngôn ngữ tiếng việt và biết giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt. Tuy nhiên, vẫn còn một số CBQL, GV chưa nhận thức đúng và đầy đủ về hoạt động GD này;các phương pháp và các hình thức GD để nâng cao ngôn ngữ cho HS DTTS chưa được GV kết hợp hài hòa và chưa có hiệu quả. Kết quả khảo sát đã chỉ ra được thực trạng về GD ngôn ngữ Tiếng Việt, thực trạng về Quản lý hoạt động GD ngôn ngữ Tiếng Việt cho học sinh DTTS tại các trường tiểu học huyện Định Hóa, từ đó phân tích được những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động GD ngôn ngữ Tiếng Việt cho học sinh DTTS như năng lực của CBQL, năng lực và trình độ, kinh nghiệm của GV... có ảnh hưởng rất lớn đến quản lý hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS tại các trường tiểu học huyện Định Hóa.
Nguyên nhân của thực trạng trên do điều kiện kinh tế, xã hội tại huyện miền núi, vùng DTTS của Định Hóa còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí còn thấp, môi trường sử dụng ngôn ngữ giao tiếp hẹp, cuộc sống và đặc tính của người dân tộc có ảnh hưởng nhiều đến khả năng sử dụng ngôn ngữ tiếng việt và GD ngôn ngữ cho HS. Phần lớn HS trên địa bàn huyện là con em các DTTS nên vốn ngôn ngữ phổ thông của học sinh tiểu học bị hạn chế, khả năng sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt còn thấp, chưa có môi trường học tập thuận lợi, nên còn yếu trong sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt để giao tiếp.
Đặc điểm đặc trưng của HS tiểu học DTTS là ngôn ngữ, các em HS dân tộc có tiếng nói riêng của dân tộc mình. Trong các gia đình, làng bản các em sinh sống, việc sử dụng ngôn ngữ của các em thường thực hiện bằng tiếng của dân tộc mình, chỉ khi đến trường, việc tiếp thu tri thức mới sử dụng ngôn ngữ tiếng
Việt. Chính sự giao thoa ngôn ngữ trên đã ảnh hưởng nhất định cho hoạt động nhận thức và khả năng sử dụng ngôn ngữ tiếng việt của các em. Cho nên, trong hoạt động và sinh hoạt nếu không được quan tâm giáo dục sẽ dẫn đến học sinh tiểu học DTTS sẽ trở nên thụ động, thiếu tự tin và mục tiêu giáo dục chưa đạt được hiệu quả.
Môi trường GD cũng có những ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động giáo dục nói chung và giáo dục ngôn ngữ tiếng việt nói riêng. Mối quan hệ nhà trường
- gia đình - xã hội chưa thực sự được phát huy trong hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng việt cho HS. Vì vậy, cùng với việc tiến hành đồng bộ hệ thống các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng việt cho HS DTTS tiểu học chúng ta cần phát huy vai trò quan trọng trong GD của gia đình - xã hội. Có như vậy mới nâng cao được chất lượng giáo dục cho người học, đặc biệt là giáo dục ngôn ngữ cho HS DTTS tại các trường tiểu học tại huyện Định Hóa.
Chương 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGÔN NGỮ TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI CÁC
TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN
3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp
3.1.1. Nguyên tắc bảo đảm tính đồng bộ
Nguyên tắc này đòi hỏi khi thực hiện các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS phải đảm bảo tính cân đối và toàn diện, tính hệ thống và liên tục, không nhất quán và tránh trùng lặp trong quá trình thực hiện. Dựa trên nguyên tắc này, hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTTS sẽ đem lại kết quả cho HS. Thực hiện nguyên tắc này các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS phải có sự kết hợp thường xuyên, có tính quy trình, có tính hệ thống; phải tác động vào các khâu của quá trình giáo dục từ mục tiêu, nội dung, điều kiện thực hiện... để đạt hiệu quả trong giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS.
3.1.2. Nguyên tắc bảo đảm tính thực tiễn
Việc đề xuất các biện pháp phải dựa trên khả năng và yêu cầu thực tiễn hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS và quản lý hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS. Vì vậy, trong thực tiễn phải tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các cán bộ, GV, phụ huynh HS hiểu rõ vai trò, tầm quan trọng của giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS. Mặt khác, hệ thống các biện pháp phải phù hợp với thực tiễn, linh hoạt mềm dẻo và cụ thể, từ đó khắc phục được hạn chế trong quản lý hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt, đồng thời có điều kiện khả thi trên địa bàn.
3.1.3. Nguyên tắc bảo đảm tính khả thi
Việc xây dựng và thực hiện các biện pháp hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS và quản lý hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS cũng phải đảm bảo tính khả thi cao. Phải căn cứ vào chương trình giáo dục, những đặc điểm tâm sinh lý của HS DTTS, những điều kiện về cơ sở vật
chất của nhà trường cũng như môi trường thực tế của các trường tiểu học ở huyện Định Hóa... để xác định những biện pháp giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS và quản lý hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS thích ứng, phù hợp và khả thi. Có như vậy mới đảm bảo có thể mang lại hiệu quả cao trong giáo dục kỹ ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS.
3.1.4. Nguyên tắc bảo đảm tính hiệu quả
Tính hiệu quả ở đây là HS DTTS sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt thành thạo để học tập và giao tiếp, HS DTTS sử dụng hiệu quả ngôn ngữ tiếng Việt để hoàn thành bậc tiểu học và vận dụng được các tri thức, kỹ năng và phát huy được phẩm chất và năng lực của HS. Việc đề xuất và áp dụng biện pháp giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS và quản lý hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS phải xuất phát từ đặc điểm tâm, sinh lý của HS nếu không sẽ kém hiệu quả. Cần tạo nhiều những cơ hội, phát huy tối đa tính tích cực, độc lập, sáng tạo của HS DTTS, làm cho các em quên đi tính nhút nhát, không tự tin, tạo được tính mạnh dạn, chủ động cho các em trong hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt.
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh DTTS tại các trường tiểu học huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên
3.2.1. Tăng cường công tác truyền thông, nâng cao nhận thức cho phụ huynh, học sinh, CB giáo viên và cộng đồng đối với hoạt động giáo dục ngôn ngữ việc tiếng Việt cho HS DTTS
3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp
Tăng cường công tác truyền thông, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức để giáo viên, phụ huynh học sinh hiểu đúng, đầy đủ về vai trò và tầm quan trọng của hoạt động giáo dục ngôn ngữ việc tiếng Việt cho HS DTTS.
Các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức giáo dục ngôn ngữ việc tiếng Việt cho HS DTTS được tổ chức phối kết hợp một cách chặt chẽ, linh hoạt, hiệu quả phù hợp với mục tiêu giáo dục, đào tạo nhằm giáo dục toàn diện học sinh.
3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện