Thực Trạng Các Phương Pháp Tổ Chức Giáo Dục Kngt Bằng Tiếng Việt Cho Học Sinh Dtts Ở Các Trường Thpt Huyện Thạch An, Cao Bằng‌

sinh DTTS của các trường THPT trên địa bàn huyện Thạch An, Cao Bằng

Tìm hiểu về thực trạng các phương pháp tổ chức giáo dục KNGT bằng Tiếng Việt cho HSDTTS tại các trường THPT huyện Thạch An, Cao Bằng kết quả khảo sát 50 CBQL, GV và 200 học sinh DTTS tại các trường THPT huyện Thạch An được thể hiện cụ thể tại bảng 2.5:

Đánh giá thực trạng về các phương pháp tổ chức giáo dục KNGT bằng Tiếng Việt cho học sinh, tổ chức các cuộc thi, giao lưu câu lạc bộ, hoạt động tình nguyện, văn nghệ

TDTT được học sinh và CBQL đánh giá cao (mức trung đánh giá là tốt x = 2.64-2,66) cho thấy phương pháp đổi mới giảng dạy đã được triển khai tốt tại các trường THPT huyện Thạch An. Bên cạnh đó nội dung tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được CBQL, GV đánh giá ở mức tốt ( x =2.6) trong khi đó học sinh đánh giá ở mức khá. Như vậy cho

thấy, học sinh vẫn mong muốn các phương pháp, các hình thức tổ chức giáo dục KNGT bằng tiếng việt được tổ chức ở nhiều hình thức và nhiều phương pháp khác nhau.

Bảng 2.5. Thực trạng các phương pháp tổ chức giáo dục KNGT bằng Tiếng Việt cho học sinh DTTS ở các trường THPT huyện Thạch An, Cao Bằng‌


Phương pháp tổ chức

CBQL, GV


x

Học sinh


x

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Chưa thực

hiện

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Chưa thực

hiện

Giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt

thông qua các bộ môn


30


20


0


2,6


100


60


40


2,3

Đổi mới phương pháp giảng dạy: Sử dụng giáo án điện tử,giáo cụ

trực quan sinh động....


35


13


2


2,66


148


28


28


2,64

Tổ chức thảo luận, chơi

trò chơi

20

20

10

2,2

60

76

64

1,98

Dạy học bằng tình huống

15

23

12

2,06

40

60

100

1,7

Làm việc theo nhóm

27

18

5

2,44

96

68

36

2,3

Noi gương

20

15

15

2,1

60

60

80

1,9

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số tại trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng - 9

Phương pháp tổ chức thảo luận, chơi trò chơi, dạy học bằng tình huống, phương

pháp nêu gương được nhóm học sinh đánh giá ở mức khá. Chứng tỏ các phương pháp này tổ chức chưa thực tốt tại các trường THPT Thạch An. Đồng thời nội dung này, CBQL, GV đánh giá cũng ở mức độ khá, nhưng ở mức cao hơn ( x = 2.06 - 2.44) đối với học sinh ( x =1.7-2.3). Qua đó CBQL cần xem xét đưa vào kế hoạch hoạt động của nhà trường và đẩy mạnh các phương pháp hỗ trợ cho việc GD KNGT bằng Tiếng Việt cho học sinh trong thời gian tới.

Khi được phỏng vấn trực tiếp,Em Lò Thị Bướm học sinh trường THPT huyện Thạch An cho biết, trong quá trình dạy học, giáo viên chưa dạy được nhiều bằng phương pháp tình huống. Các em cũng mong muốn được tham gia nhiều vào các câu hỏi tình của trong bài học để hiểu sâu bài học, đồng thời cũng rèn luyện được KNGT bằng Tiếng việt cho bản thân. Cũng vấn đề này, nhìn nhận từ lãnh đạo các trường THPT khi được phỏng vấn, các thầy cô cho rằng nhà trường thường xuyên đôn đốc việc đổi mới phương pháp dạy học, hướng tới phát triển năng lực người học, song thực tế nhà trường đội ngũ giáo viên có một bộ phận trẻ, chưa nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy. Bởi vậy việc lồng ghép nội dung GD KNGT bằng Tiếng Việt trong tiết học của một bộ phận giáo viên còn lúng túng.

Qua bảng khảo sát, các nhà quản lí có thể nhìn được một bức tranh toàn diện để có phương pháp quản lí và chỉ đạo tốt nhất cho công tác giáo dục KNGT bằng Tiếng Việt cho học sinh DT TS.

2.3.3.4. Thực trạng tham gia các hoạt động giáo dục kĩ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt cho học sinh DTTS tại các trường THPT trên địa bàn Huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng

Qua kết quả khảo sát 50 CBQL GV và 200 học sinh Trường THPT trên địa bàn huyện Thạch An về thực trạng tham gia các hoạt động giáo dục KNGT bằng Tiếng Việt được thể hiện tại bảng 2.6:

Nhìn vào kết quả thể hiện tại bảng số liệu 2.6 chúng tôi nhận thấy:


Bảng 2.6: Thực trạng tham gia các hoạt động của học sinh về việc giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt cho học sinh DTTS tại các trường THPT trên địa bàn Huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng‌


Các hoạt động

CBQL, GV



x

Học sinh



x

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Không

tham gia

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Không

tham gia

Hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao

20

5

25

1,5

90

10

100

1,95

Hoạt động tình nguyện vì cộng đồng, mùa hè

xanh, tiếp sức mùa thi…

15

5

30

1,7

100

20

80

2,1

Tham gia câu lạc bộ (về học tập, về văn nghệ,

thể thao,…)

19

11

20

1,98

80

15

105

1,85

Tham gia các hoạt động của đoàn thanh niên.

30

10

10

2,4

100

50

50

2,25

Tham gia các cuộc thi do nhà trường tổ chức

7

10

23

1,28

12

20

167

1,43

Tích cực tham gia các hoạt động giao tiếp trong

giờ học

20

15

15

2,1

100

50

50

2,25


Các hoạt động hỗ trợ giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt cho học sinh DTTS của các trường THPT đa phần các em thường xuyên được tham gia vào các hoạt động do Đoàn thanh niên nhà trường tổ chức với mức đánh giá của CBQL x = 2.4 và

mức đánh giá của học sinh x = 2.25. Điều này cũng lý giải rất phù hợp với trực trạng tại trường, vì ĐTN là tổ chức tập hợp các đoàn viên và tổ chức các phong trào hoạt động cho đoàn viên của mình, các em cho rằng hoạt động này giúp học sinh phát triển được các kĩ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt hơn các hoạt động khác. Ở đây ta cũng thấy được khi tham gia các hoạt động của đoàn thanh niên giúp các em hình thành các kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt tự tin, hòa đồng và mạnh dạn trong các sinh hoạt tập thể, tạo sự kết nối giữa các dân tộc thiểu số thông qua các hoạt động và giao tiếp. Qua hoạt động ĐTN học sinh có thể phát triển các kỹ năng trình bày trước đám đông, kỹ năng thể hiện quan điểm chính kiến của bản thân, kĩ năng thiết lập mối quan hệ…và nhiều kĩ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt khác.

Các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao được học sinh đánh giá ở mức khá ( x


= 1.9) và CBQL, GV đánh giá thấp hơn ( x =1.5). Bởi đây là các hoạt động đòi hỏi năng khiếu, không phải tất cả học sinh đều có thể tham gia được. Mỗi lớp chỉ có số ít học sinh tham gia. Hoạt động tình nguyện vì cộng đồng, mùa hè xanh, tiếp sức mùa thi được học

sinh đánh giá thực trạng tham gia ở mức khá (trung bình x =2.1), đánh giá của giáo viên về nội dung này thấp hơn, trung bình ( x =1.9) nhưng cũng đánh giá ở mức khá, vì theo các thầy cô giáo thì cho rằng hoạt động này chủ yếu tập trung ở một số bạn học sinh tích cực, còn lại những bạn nhút nhát, kém tự tin thì ít khi tham gia.

Tham gia các cuộc thi do nhà trường tổ chức được học sinh và cả CBQL, GV đánh giá ở mức trung bình, yếu ( x = 1.43; x =1.28), dường như chưa thu hút được nhiều học sinh tham gia trong các hoạt động để giáo dục, nâng cao kỹ năng giao tiếp

bằng Tiếng Việt cho các em, đặc biệt là đối với học sinh DTTS tại các trường THPT

huyện Thạch An, Cao Bằng. Bên cạnh đó việc tham gia các hoạt động giao tiếp bằng Tiếng Việt trong giờ học thì cả CBQL, GV và học sinh đều đánh giá ở mức khá (Trung

bình x =2.1; x =2.25) cho thấy thực trạng tham gia hoạt động tại lớp học cũng là hình thức thu hút được học sinh qua các phương pháp giảng dạy của mỗi thầy cô, qua đó giáo dục KN GT bằng Tiếng Việt cho học sinh đạt hiệu quả cao.


Ta thấy các hoạt động như hoạt động tình nguyện là hình thức hoạt động phát

triển được nhiều kĩ năng giao tiếp, tạo ra môi trường thuận lợi để học sinh tham gia phát triển kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt cho học sinh, giúp cho học sinh có cơ hội được tiếp xúc với nhiều đối tượng khác nhau. Những đối tượng trong giao tiếp này không còn bó hẹp trong phạm vi môi trường nhà trường nữa mà đã được mở rộng ra

với nhiều đối tượng khác. Nội dung này được CBQL, GV đánh giá ở mức khá ( x =2.4) và học sinh đánh giá cùng mức khá ( x =2.24).

Trong các hoạt động của đoàn thanh niên học sinh có cơ hội được thực hành

được trải nghiệm thực tế từ đó phát triển kỹ năng giao tiếp như kỹ năng thiết lập mối quan hệ, kỹ năng diễn đạt, kỹ năng hướng dẫn, kỹ năng định vị, kỹ năng nắm bắt đặc điểm đối tượng giao tiếp. Hay là Tham gia câu lạc bộ (về học tập, về văn nghệ, thể thao,…), các cuộc thi do Nhà trường tổ chức cần được tăng cường đẩy mạnh hơn nữa vì khi tham gia sinh hoạt tại một câu lạc bộ học sinh có cơ hội được trao đổi về nhiều vấn đề trong cùng một lĩnh vực mà họ quan tâm, được cùng nhau tham gia các hoạt động chung từ đó các kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt được hình thành và ngày càng hoàn thiện hơn. Từ thực trạng trên, các nhà quản lý cần có kế hoạch tổng thể trong các hoạt động của nhà trường để phối hợp với nhau nhằm tăng cường giáo dục KNGT bằng Tiếng Việt cho HSDTTS như thực hiện lồng ghép giáo dục KNGT bằng tiếng Việt trong các môn học, trong các hoạt động của ĐTN cũng cần lồng ghép cả các cuộc thi, các câu lạc bộ….. để thu hút học sinh được tham gia cùng lúc các hoạt động được nhiều hơn. Các hoạt động trên vừa là các hoạt động thể hiện trí tuệ, năng khiếu, sự tự tin của bản thân vừa là môi trường rèn luyện giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt cho học sinh DTTS tại các trường THPT. Đây cũng chính là một thực tế mà cán bộ quản lý, giáo viên quan tâm để khắc phục.

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt cho học sinh DTTS các trường THPT huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng

2.4.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt cho học sinh DTTS tại các trường THPT trên địa bàn huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng

Để đánh giá thực trạng việc xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt cho học sinh DTTS tại các trường THPT huyện Thạch An, chúng tôi đã tiến hành khảo sát 50 cán bộ quản lý và giáo viên của các trường

THPT trên địa bàn huyện Thạch An, Cao bằng kết quả thu được tại bảng 2.7 như sau:

Bảng 2.7. Thực trạng xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục

kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng việt cho học sinh DTTS tại các trường THPT trên địa bàn Huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng


Nội dung

Mức độ thể hiện


x


Tốt

Chưa tốt

Không

thực hiện

Xây dựng chương trình kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số hành động theo nhiệm vụ năm học

của nhà trường


40


8


2


2,76

Cụ thể hóa kế hoạch chung thành kế hoạch cụ

thể đối với hoạt động giáo dục kỹ năng giáo tiếp bằng TV cho HS DTTS


30


17


3


2,54

Xây dựng kế hoạch riêng cho hoạt động giáo dục

KNGT bằng tiếng việt cho HS DTTS

14

21

20

2,08

Xây dựng kế hoạch phát triển KNGT bằng

Tiếng Việt cho học sinh DTTS

16

13

21

1,9

Xây dựng kế hoạch quản lý nội dung chương trình, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động

GDKNGT bằng Tiếng Việt cho học sinh DTTS


13


22


15


1,96

XD kế hoạch và tổ chức bồi dưỡng cho GV về nội dung giáo dục kĩ năng giáo tiếp bằng Tiếng

Việt cho học sinh DTTS


20


20


10


2,2

Xây dựng kế hoạch phối hợp giữa Đoàn thanh niên nhà trường với các Tổ chuyên môn để xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng giao

tiếp bằng Tiếng Việt cho học DTTS


35


8


7


2,56

Xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá kết quả

hoạt động giáo dục KNGT bằng TV cho học sinh DTTS


10


11


29


1,62

Xây dựng quy chế khen thưởng, phê bình kịp

thời trong việc triển khai kế hoạch GDKNGT bằng TV cho HS DTTS


12


17


21


1,82

Qua số liệu khảo sát, nhìn chung các trường THPT trên địa bàn huyên Thạch

An đã thực hiện tốt việc lồng ghép xây dựng chương trình kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số hành động theo nhiệm vụ năm học của nhà trường được CBQL đánh giá ở mức tốt ( x =2.76). Ban Giám hiệu các trường đã chú ý lồng ghép xây dựng chương trình ngay từ xây dựng kế hoạch của

năm học, điều đó cho thấy BGH các trường đã có cái nhìn tổng thể, quan tâm tới việc giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt cho học sinh DTTS tại trường mình, ngoài việc lồng ghép trong kế hoạch năm học còn có xây dựng kế hoạch phối hợp giữa Đoàn thanh niên nhà trường với các tổ chuyên môn để xây dựng kế hoạch hoạt động giáo

dục kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt cho học DTTS được đánh ở mức độ tốt ( x

=2.56). Đây chính là điều kiện quan trọng để tổ chức các hoạt động giáo dục KNGT bằng tiếng việt cho HS DTTS tại huyện Thạch An.

Bên cạnh việc xây dựng kế hoạch tổng thể chung, có kế hoạch phối hợp tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt giữa các lực lượng thì việc xây dựng kế hoạch quản lý nội dung chương trình, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động GDKNGT bằng Tiếng Việt cho học sinh DTTS đánh giá ở mức khá ( x

=1.96); xây dựng kế hoạch riêng cho hoạt động giáo dục KNGT bằng Tiếng Việt cho HS DTTS cũng chưa được thực hiện tốt ( x =2.08). Qua các số liệu trên ta thấy cán bộ quản lý của các trường THPT chỉ chú trong đến kế hoạch chung, kế hoạch phối hợp để

thực hiện, còn các các kế hoạch còn lại để triển khai các nội dung, chương trình, phương pháp hình thức tổ chức mới chỉ thực hiện được một phần chưa được chú trọng quan tâm nhiều.

Việc xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động giáo dục KNGT bằng TV cho học sinh DTTS được đánh giá không thực hiện tốt với mức đánh giá trung bình thấp ( x =1.62). Đồng thời công tác có quy chế khen thưởng, phê bình kịp thời

trong việc triển khai kế hoạch GDKNGT bằng TV cho HS DTTS chưa rõ ràng, thường phối hợp với các nội dung khác nên chưa động viên được GV. Mức đánh giá nội dung này không cao ( x =1.82). Đây là một thực trạng không tốt, Cán bộ quản lý của các trường THPT tại huyện Thạch An cần lưu ý trong những năm học tiếp theo. Từ đây

nhà quản lý của các trường THPT cần xem xét điều chỉnh lại việc xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt cho học sinh DTTS thường xuyên và kịp thời. Việc xây dựng kế hoạch chưa đủ mạnh, cần phải có chương trình và kế hoạch cụ thể chi tiết, cần có sự kiểm tra và đánh giá thường xuyên và khách quan trong công tác giáo dục toàn diện học sinh và các KNGT bằng Tiếng Việt cho học sinh DTTS của nhà trường thì kết quả mới cao.

Theo thầy Nguyễn Thanh Bình lãnh đạo trường THPT Canh Tân, Huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng việc xây dựng hoạt động giáo dục KNGT bằng Tiếng Việt cho học sinh DTTS là điều rất quan trọng, BGH nhà trường cũng đã quan tâm để phát triển KNGT bằng Tiếng Việt cho các em nhưng việc bồi dưỡng giáo dục đó cũng đã được đề ra trên kế hoạch, giao cho ĐTN và các lực lượng khác phối hợp nhưng khi đi vào xây dựng kế hoạch cụ thể đặc biệt là kế hoạch riêng để tổ chức hoạt động giáo dục KNGT bằng Tiếng Việt cho học sinh DTTS cũng gặp nhiều khó khăn như nội dung, chương trình, bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp cho giáo viên, môi trường, phong tục tập quán của địa phương…. Bên cạnh đó công tác chỉ đạo và kiểm tra đánh giá của các cấp, các ban ngành cũng chưa thật sự thường xuyên, các giải pháp thực hiện chưa thật sự đồng bộ.

2.4.2. Thực trạng tổ chức quản lý hoạt dộng giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt cho học sinh DTTS tại các trường THPT huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng

Tìm hiểu thực trạng tổ chức quản lý hoạt dộng giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt cho học sinh DTTS tại các trường THPT huyện Thạch An, luận văn tiến hành khảo sát CBQL và giáo viên tại các trường THPT trên địa bàn huyên, kết quả thu được tại bảng 2.8 như sau:

Thực tế cho thấy kỹ năng không hình thành qua lời nói mà phải được hình thành qua hoạt động, hành động. Vì vậy để tổ chức tốt các hoạt động giáo dục KNGT bằng Tiếng Việt cho học sinh DTTS, lãnh đạo các đơn vị cần có nhiều nội dung, phương pháp tổ chức quản lý để thu được kết quả tốt nhất trong hoạt động giáo dục KNGT bằng Tiếng Việt cho học sinh DTTS.

Bảng 2.8. Thực trạng tổ chức quản lý hoạt động giáo dục

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 21/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí