Quản lí hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường tiểu học tại thành phố Đà Nẵng - 36

được các trường thực hiện thường xuyên, liên tục như các môn học chính khóa trong nhà trường”. CBQLPGD 2 cũng đồng ý với CBQLPGD 1 và cho biết thêm “để việc tập huấn, bồi dưỡng này thực sự có hiệu quả thì các cấp lãnh đạo Bộ GD & ĐT, Sở GD & ĐT cần cho biên soạn lại nội dung GDMT mới, trên cơ sở đó, tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ CBQL và giáo viên”.

Qua trao đổi, phỏng vấn với CBQLPGD, cả 2 đều có chung một nhận xét như sau: Nhà trường có xây dựng kế hoạch kiểm tra HĐGDMT và kế hoạch này được nằm trong kế hoạch kiểm tra nội bộ của nhà trường theo học kì, năm học. Ban giám hiệu thực hiện việc kiểm tra, đánh giá theo kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, công tác kiểm tra, đánh giá HĐGDMT chưa thực sự hiệu quả, còn mang tính định tính, chưa xây dựng được các tiêu chí cụ thể trong đánh giá nội dung GDMT; việc kiểm tra diễn ra chưa thường xuyên, chưa liên tục và thường chỉ tập trung đánh giá kiến thức, chưa chú trọng đến đánh giá hành vi, kĩ năng.

Qua trao đổi với CBQLPGD, họ cho rằng cần có các điều kiện hỗ trợ cho HĐGDMT cho học sinh tiểu học. CBQLPGD 2 cũng nêu ra một số các điều kiện như sau: “CBQL cần nắm vững những chủ trương, chính sách của các cấp về GDMT để từ đó đề ra kế hoạch phù hợp với nhà trường; cần quan tâm đầu tư cơ sở vật chất cho nhà trường như xây dựng sân chơi, bãi tập, các khu vườn sinh thái cho HS vui chơi, trải nghiệm; bố trí nguồn kinh phí cho các hoạt động GDMT nhất là các hoạt động ngoại khóa, dã ngoại, tham quan để HS có thêm những kĩ năng”.

c. Biện pháp quản lí HĐGDMT cho HS ở các trường TH tại TPĐN

Qua trao đổi với CBQL Phòng GD&ĐT 1 và 2, cả 2 đều thống nhất quan điểm: Nhà trường cần làm tốt công tác nâng cao nhận thức cho các LLGD và HS thì mới có nền tảng để thực hiện có hiệu quả mục tiêu GDMT trong nhà trường”. CBQL PGD 1 nói thêm “ngoài việc nhà trường làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, thì vai trò của Hiệu trưởng trong việc phối hợp với chính quyền địa phương để tuyên truyền nội dung GDMT đến cộng đồng dân cư, đến PPHS cũng hết sức cần thiết, nó hỗ trợ rất nhiều cho nhà trường trong việc GDMT cho HS ở trường tiểu học.

Khi trao đổi với CBQL PGD 1, 2 về kết quả khảo sát trên, cả 2 đều cho rằng biện pháp đề xuất phù hợp với thực tế, vì HĐGDMT cho HS trong trường tiểu học chủ yếu được triển khai và thực hiện xoay quanh 02 đối tượng chính đó là LLGD

trong nhà trường và HS. Các đối tượng này thuộc sự quản lí trực tiếp của Hiệu trưởng nhà trường. Chính vì vậy, nếu Hiệu trưởng quan tâm đến việc nâng cao nhận thức cho các đối tượng này thì tính khả thi sẽ cao, vì nó nằm trong khả năng và phạm vi điều hành, quản lí của Hiệu trưởng nhà trường.

Qua phỏng vấn CBQL PGD 1 và 2, họ cũng đồng ý với 5 nội dung đề xuất để thực hiện biện pháp “Tăng cường quản lí việc xây dựng nội dung GDMT phù hợp tình hình thế giới, quốc gia và địa phương”. Tuy nhiên, các nhà quản lí cho rằng 2 biện pháp: “Hiệu trưởng chỉ đạo các LLGD đánh giá thực trạng nội dung GDMT chưa phù hợp là vô cùng cần thiết cho việc xây dựng nội dung GDMT phù hợp, khả thi. Bởi, có đánh giá đúng thực trạng nội dung GDMT hiện hành thì nhà trường mới xây dựng được nội dung GDMT sát với tình hình môi trường thực tế địa phương và thế giới. Việc xây dựng này nhằm giúp cho nội dung xây dựng mới có tính khả thi cao. CBQL PGD 2 bàn thêm “Trong thực tế, mặc dù nhà trường có quan tâm tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên. Tuy nhiên, do hoạt động giáo dục trong nhà trường bị chi phối bởi nhiều nội dung, nhiều hoạt động khác nhau, nên việc bồi dưỡng về nội dung GDMT một cách riêng lẻ thì tính khả thi không cao, mà thường tổ chức mang tính lồng ghép vào với các hoạt động khác trong nhà trường”.

Qua trao đổi với CBQLPGD, họ cũng cho rằng biện pháp “Hoàn thiện công tác quản lí hình thức, phương pháp GDMT thông qua HĐGDNGLL” là cần thiết và có tính khả thi trong quản lí nhà trường. Họ đánh giá cao tính cần thiết và tính khả thi của 2 nội dung cụ thể sau: Xác định và xây dựng các hình thức, phương pháp GDMT thông qua HĐGDNGLL; Tăng cường chỉ đạo tổ chức các cuộc giao lưu, thi tài về GDMT cho HS. Vì theo họ, HĐGDMT cho HS ở trường tiểu học sẽ đạt được mục tiêu, đạt hiệu quả cao khi nhà trường thường xuyên tổ chức các HĐGDNGLL và xác định được các hình thức, phương pháp cũng như nội dung tổ chức phù hợp. Thông qua HĐGDNGLL để giáo dục môi trường cho HS là hình thức có thể xem là hiệu quả nhất.

Với CBQL PGD 2 cho biết thêm “Xây dựng 1 số mô hình GDMT dựa vào thực địa, trải nghiệm là nội dung đề xuất rất hay và thiết thực, bám sát với nhu cầu thực tế của HS. Để quản lí HĐGDMT cho HS đạt hiệu quả thì ngoài việc tổ chức các cuộc thi, giao lưu về BVMT, thì xây dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm thực địa sẽ giúp HS ghi nhớ lâu hơn và có những bài học lí thú từ môi trường đem lại”.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 313 trang tài liệu này.

Qua phỏng vấn CBQLPGD, cả 2 đều đồng ý biện pháp 4 đề xuất với 5 nội dung cụ thể là cần thiết và có tính khả thi. Song, họ cho rằng, để biện pháp này đạt hiệu quả thì cần cải tiến tập trung vào việc xây dựng tiêu chí trong kiểm tra, đánh giá là cần được quan tâm đầu tiên, bởi không thể kiểm tra, đánh giá một cách chung chung mà cần xây dựng tiêu chí cụ thể. Và khi xây dựng tiêu chí cũng cần lưu ý đến việc đánh giá, kiểm tra qua 2 hình thức khác nhau của HĐGDMT cho HS, đó là hình thức lồng ghép, tích hợp trong các môn học và lồng ghép, tích hợp trong các HĐGDNGLL.

Qua trao đổi với CBQLPGD, họ cũng cho rằng biện pháp “Đẩy mạnh công tác phối hợp giữa nhà trường với các LLGD ngoài nhà trường trong HĐGDMT cho HS ở trường tiểu học” là cần thiết và có tính khả thi trong quản lí nhà trường. Họ đánh giá cao tính cần thiết và tính khả thi của biện pháp Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác phối hợp, xác định vai trò nhiệm vụ, ý thức trách nhiệm phối hợp của từng LLGD tham gia vào hoạt động GDMT cho HS. Vì theo họ, công tác truyền thông nhận thức có được quan tâm thì mới tạo được sức lan tỏa trong nhà trường, trong PHHS và cộng đồng. Từ đó, các LLGD trong và ngoài nhà trường cùng cộng đồng trách nhiệm trong việc thực hiện kế hoạch GDMT cho HS ở trường tiểu học. Theo các nhà quản lí cấp phòng, họ cho rằng hiện nay nguồn kinh phí 20% chi khác của trường tiểu học tương đối lớn, vì vậy, Hiệu trưởng cần biết cân đối nguồn kinh phí để hỗ trợ mua sắm trang thiết bị, tài liệu phục vụ cho HĐGDMT. Đồng thời, cần biết khuyến khích GV tự làm thêm các ĐDDH từ các sản phẩm tái chế, vừa góp phần giáo dục môi trường, vừa tạo ra được các ĐDDH có giá trị để bổ sung, thay thế các thiết bị dạy học còn thiếu mà nguồn kinh phí nhà trường chưa thể đầu tư được. Tuy nhiên, để phong trào làm ĐDDH tự làm đạt kết quả thì Hiệu trưởng cũng cần xây dựng cơ chế khen thưởng đối với các cá nhân, các tổ chuyên môn làm được nhiều ĐDDH mang lại hiệu quả cho HDGD nói chung và HĐGDMT cho HS nói riêng.

Quản lí hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường tiểu học tại thành phố Đà Nẵng - 36

2. Phỏng vấn CBQL nhà trường

a. Về thực trạng HĐGDMT cho HS ở các trường TH tại TPĐN

Qua phỏng vấn với CBQL, GV nhà trường, CBQL phòng GD&ĐT, PHHS cũng như lãnh đạo Phòng TNMT, doanh nghiệp, 100% đối tượng được phỏng vấn đều cho rằng việc GDMT cho học sinh tiểu học là rất cần thiết bởi theo họ đây là cấp học nền

tảng, nếu hành vi được hình thành và rèn luyện ngay từ những ngày còn nhỏ sẽ trở nên bền vững hơn khi người đó trưởng thành.

Qua phỏng vấn CBQL nhà trường, cả 4 CBQL đều cho rằng nhà trường luôn quan tâm đến vấn đề GDMT cho HS, tuy nhiên do khối lượng công việc và các hoạt động ngoại khóa của nhà trường quá nhiều, nhất là các hoạt động theo chủ điểm, chủ đề hằng tuần, hằng tháng của Hội đồng Đội nên việc quan tâm chưa thường xuyên, liên tục.

Qua kết quả phỏng vấn CBQL nhà trường, cả 4 người đều thống nhất giáo viên nhà trường luôn xác định rõ mục tiêu GDMT cho HS trong từng hoạt động cụ thể. Song trên thực tế các mục tiêu nhỏ đan xen nhau, nên GV đôi lúc chưa xác định cụ thể, rành ròi từng mục tiêu.

Qua phỏng vấn CBQL và GV nhà trường, thu được kết quả đồng nhất như sau: Nội dung GDMT được nhà trường thực hiện theo đúng Bộ tài liệu hướng dẫn của Bộ GD&ĐT năm 2005. Trong nhiều năm thực hiện, họ cho rằng Bộ tài liệu này có nhiều điểm không còn phù hợp với xu thế môi trường quốc tế, quốc gia và địa phương. Họ mong muốn Bộ GD&ĐT xây dựng lại Bộ tài liệu mới phù hợp với tình hình thực tiễn. Qua trao đổi, phỏng vấn CBQL 1 và 2 cho rằng: Hình thức GDMT được nhà trường lựa chọn linh hoạt phù hợp với từng hoạt động GDMT cụ thể. Song, do điều kiện về diện tích, về kinh phí, nên nhà trường chưa tổ chức được nhiều hoạt động trải nghiệm. Đa số GV được phỏng vấn và CBQL 3 và 4 thì cho rằng việc tổ chức chuyên đề riêng về GDMT cho đội ngũ GV chưa được chú trọng, chủ yếu là lồng ghép trong

buổi sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn.

Qua phỏng vấn CBQL và GV nhà trường, họ cũng đưa ra ý kiến đồng nhất với ý kiến của CBQL Phòng GD&ĐT như đã nêu ở trên.

b. Về thực trạng quản lí HĐGDMT cho HS ở các trường TH tại TPĐN

Qua phỏng vấn CBQL nhà trường, tất cả đều cho rằng: Nhà trường luôn chú trọng đến quản lí mục tiêu của tất cả các hoạt động diễn ra trong nhà trường. Song, việc quản lí mục tiêu GDMT dù được quan tâm nhưng phần lớn nó được đưa vào trong mục tiêu giáo dục chung của nhà trường. CBQL 2,4 nói thêm: Việc quản lí mục tiêu GDMT trong nhà trường còn mờ nhạt, bởi mục tiêu này thường được triển khai trong mục tiêu giáo dục, mục tiêu dạy học chung của nhà trường.

Qua phỏng vấn CBQL nhà trường, cả 4 đều cho rằng: Hiệu trưởng thường xuyên chỉ đạo, triển khai các nội dung chuyên môn trong HĐSP, trong đó có HĐGDMT; Hiệu trưởng đã phân chia các mảng công tác cho từng thành viên trong Ban giám hiệu, trong liên tịch đảm trách. Và họ đánh giá việc này được làm thường xuyên, có hiệu quả.

Qua phỏng vấn CBQL nhà trường, họ cho biết: “Ban giám hiệu thường xuyên yêu cầu GV xác định các hình thức, phương pháp GDMT phù hợp với từng nội dung, từng hoạt động. Và nhà trường cũng đã tổ chức các buổi tập huấn cho GV nắm vững hình thức, phương pháp GDMT cho HS. Mặc dù việc tập huấn không được thực hiện thường xuyên nhưng đem lại hiệu quả cao nhất”.

Qua phỏng vấn CBQL và GV, tất cả đều cho rằng: Nhà trường quan tâm đến công tác kiểm tra đánh giá thể hiện ở việc xây dựng kế hoạch kiểm tra, triển khai trong HĐSP, tiến hành kiểm tra định kì, đột xuất và sau mỗi lần kiểm tra đều có nhận xét, góp ý cho cá nhân. Tuy nhiên, việc kiểm tra chỉ dừng lại với HĐGDMT thông qua tiết dạy trên lớp, chưa kiểm tra HDGDMT được tổ chức ngoài giờ lên lớp. Mặt khác, nhà trường cũng chưa quan tâm đến khen thưởng cá nhân và tập thể có thành tích trong việc thực hiện HĐGDMT cho HS tại nhà trường.

Qua phỏng vấn CBQL nhà trường, tất cả đều cho rằng: việc quản lí các điều kiện phục vụ, hỗ trợ cho HĐGDMT tại các đơn vị trường học còn hạn chế. Điều này do phần kinh phí hoạt động tại các trường TH (không có nguồn học phí). Trong khi đó hoạt động chuyên môn và hoạt động GD khác khá nhiều nên việc cân đối nguồn kinh phí trong HĐGDMT rất ít. Chính vì thế dẫn đến việc đầu tư CSVC, trang bị tài liệu, ĐDDH và các phương tiện hỗ trợ GDMT không đạt kết quả cao, làm ảnh hưởng đến chất lượng HĐGDMT cho HS tại trường TH.

Qua phỏng vấn CBQL nhà trường và CBQL PGD, tất cả đều có chung một ý kiến: để quản lí công tác phối hợp các LLGD trong HĐGDMT cho HS ở trường tiểu học, hầu hết các trường đều có huy động sự tham gia của các lực lượng trong và ngoài nhà trường, nhưng kết quả chưa cao. CBQL 1 và 4 nói thêm: Nhà trường có quan tâm đến việc huy động các LLDG trong công tác phối hợp GDMT, xác định được trách nhiệm của Nhà trường – Gia đình trong phối hợp. Tuy nhiên, việc tổ chức xây dựng kế hoạch và triển khai kế hoạch chưa được quan tâm nên ít nhiều ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản lí HĐGDMT nói riêng và hoạt động quản lí nhà trường nói chung.

3. Phỏng vấn GV

a. Về thực trạng HĐGDMT cho HS ở các trường TH tại TPĐN


Đối với GV, tất cả cho rằng GV quan tâm đến HHĐGDMT cho HS, song chưa thường xuyên, chủ yếu trong các tiết dạy có lồng ghép, tích hợp.

Qua kết quả phỏng vấn GV thì họ cũng nhận thấy bản thân luôn có ý thức xác định mục tiêu khi tổ chức HHĐGDMT cho HS. Tuy nhiên mục tiêu này thường được lồng ghép trong mục tiêu chung của bài học có nội dung tích hợp GDMT. Khi HĐGDMT được tổ chức thông qua HĐGDNGLL thì mục tiêu về GDMT sẽ được quan tâm nhiều hơn.

Qua phỏng vấn CBQL và GV nhà trường, thu được kết quả đồng nhất như sau: Nội dung GDMT được nhà trường thực hiện theo đúng Bộ tài liệu hướng dẫn của Bộ GD&ĐT năm 2005. Trong nhiều năm thực hiện, họ cho rằng Bộ tài liệu này có nhiều điểm không còn phù hợp với xu thế môi trường quốc tế, quốc gia và địa phương. Họ mong muốn Bộ GD&ĐT xây dựng lại Bộ tài liệu mới phù hợp với tình hình thực tiễn.

Qua phỏng vấn GV nhà trường, GV 1, 2, 4, 5, 7 thì cho rằng họ rất quan tâm đến việc lựa chọn các phương pháp GDMT cho HS. Tùy theo từng nội dung hoạt động mà lựa chọn PP phù hợp. Phương pháp GDMT được GV sử dụng nhiều nhất và cũng đem lại hiệu quả thông qua dạy học lồng ghép, tích hợp là PP trực quan, PP hỏi đáp, PP thực hành. Với GV 3, 6, 8 thì cho rằng GDMT muốn đạt hiệu quả cao thì cần cho các em được trải nghiệm, tức là sử dụng PP thực địa, được thực hành thì HS sẽ ghi nhớ nhanh và lâu hơn.

Qua phỏng vấn CBQL và GV nhà trường, họ cũng đưa ra ý kiến đồng nhất với ý kiến của CBQL Phòng GD&ĐT như đã nêu ở trên.

b. Về thực trạng quản lí HĐGDMT cho HS ở các trường TH tại TPĐN

Qua phỏng vấn GV, có 4 GV (2,3.5,7) cho rằng: Hiệu trưởng phân công cho phó hiệu trưởng nhà trường đảm trách HĐGDMT, tại trường, kế hoạch triển khai nội dung HĐGDMT nằm trong kế hoạch nội dung giảng dạy các bộ môn, không có kế hoạch riêng nên việc kiểm tra thực hiện nội dung này cũng được tiến hành chung với kiểm tra hoạt động dạy học trên lớp qua dự giờ, hồ sơ sổ sách, giáo án. 4 GV còn lại thì cho rằng: Hiệu trưởng chưa quan tâm đến việc xây dựng kế hoạch triển khai nội

dung GDMT và chưa chú trọng công tác kiểm tra. Việc quản lí nội dung GDMT cho HS chỉ được trao đổi trong các buổi sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn.

Qua phỏng vấn GV, tất cả đều cho biết: BGH luôn yêu cầu GV phải xác định cụ thể hình thức, phương pháp GDMT cho HS và tổ chức kiểm tra nội dung này thông qua việc dự giờ, kiểm tra giáo án. Tuy nhiên hiệu quả không cao vì thực tế hình thức, phương pháp GDMT không thể tách rời với hình thức, phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng bộ môn, nhất là khi GDMT được dạy lồng ghép, tích hợp qua các tiết học, bài học. GV 3,4,5 cho biết thêm: Họ còn lúng túng trong việc lựa chọn hình thức và phương pháp GDMT cho HS và mong muốn được tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng về PP, hình thức GDMT do các cấp tổ chức.

Qua phỏng vấn GV, cả 8 GV đều có chung một ý kiến, đó là: Các điều kiện hỗ trợ HĐGDMT trong nhà trường còn nhiều hạn chế về phương tiện, trang thiết bị cũng như nguồn tài liệu tham khảo; việc tập huấn bồi dưỡng không thường xuyên; kinh phí và thời gian dành riêng cho HĐGDMT chưa được quan tâm đúng mức; sân chơi, bãi tập chật hẹp… chính vì thế ít nhiều ảnh hưởng đến kết quả hoạt động GDMT cho HS tại nhà trường.

Qua phỏng vấn GV, họ cũng khẳng định nhà trường có quan tâm đến công tác phối hợp với LLGD ngoài nhà trường trong các hoạt động giáo dục, trong đó có HĐGDMT. Trên thực tế, nhà trường cũng nhận được sự hỗ trợ từ PHHS, chính quyền địa phương trong HĐGDMT cho HS tại nhà trường. Tuy nhiên, theo họ, việc phối hợp này chưa thường xuyên, mang tính sự vụ, sự việc nên hiệu quả mang lại chưa cao. GV 2 cho biết thêm: “Việc chưa tận dụng hết các nguồn lực bên ngoài nhà trường cho HĐGD nói chung và HĐGDMT cho HS nói riêng là một thiệt thòi cho nhà trường, cho HS”.

4. Phỏng vấn HS

Qua phỏng vấn HS, cả 4 nhóm đều xác định các em được các thầy cô giảng dạy và cho tham gia các hoạt động GDMT. Khi hỏi các nội dung GDMT nào các con được học, thì các nhóm HS nêu được tên các nội dung, các chủ đề hoặc các hoạt động do trường tổ chức. Phần lớn các em chưa phân biệt được đâu là nội dung kiến thức, đâu là thái độ, đâu là kĩ năng. Các nội dung về MT được 4 nhóm HS trả lời phần lớn

giống nhau, bao gồm các nội dung sau: vệ sinh trường lớp, bảo vệ cây xanh, tiết kiệm điện, nước; bảo vệ nguồn nước xanh, trồng cây; sử dụng và làm sản phẩm tái chế.

Qua phỏng vấn đối với 4 nhóm HS, chúng tôi cũng thu được kết quả gần với kết quả khảo sát. Đối với 4 nhóm HS, các em đều xác định các hình thức như đã nêu ở trên đều được các thầy cô giáo sử dụng trong HĐGDMT. Song, hình thức được sử dụng thường xuyên là hình thức tích hợp vào tiết dạy, vào tiết sinh hoạt lớp và sinh hoạt dưới cờ. Hình thức dã ngoại hay tổ chức các chuyên đề thì chỉ có 1 - 2 lần trong một năm học. Riêng nhóm HS 3 thì các em cho rằng các em còn thường xuyên được các thầy cô lồng ghép nội dung GDMT trong giờ ăn, giờ nghỉ, giờ sinh hoạt vui chơi.

Qua trao đổi với HS nhóm 1 và 2, các em cho rằng thầy, cô thường sử dụng phương pháp hỏi đáp, phương pháp thuyết trình để giảng dạy các bài học có nội dung GDMT. Các em cho biết, các em thích PP thực địa, PP thảo luận nhóm vì giúp cho chúng em nhớ lâu hơn, và giúp chúng em tìm ra được nhiều kết quả từ câu hỏi của cô/ thầy đưa ra, từ đó, các em có thêm nhiều kiến thức hơn”. Với nhóm HS 3, 4 thì các em lại cho rằng thầy, cô thường dùng phương pháp trực quan (chủ yếu là tranh ảnh minh họa) và thảo luận nhóm. Nhóm HS 3 thì mong muốn được thầy cô tổ chức thực hành ở vườn trường hoặc được đi dã ngoại ở các khu sinh thái ngoài nhà trường. Qua trao đổi với 4 nhóm HS, đa số các em cho biết cô giáo chỉ kiểm tra nội dung GDMT trong bài học có tích hợp, lồng ghép và có nhận xét, đánh giá trước lớp. Nhìn chung bạn nào cũng trả lời được các câu hỏi kiểm tra của thầy cô tại lớp. Nhóm HS 3 cho biết thêm “Trong giờ sinh hoạt lớp, giờ bán trú, cô giáo có nhắc nhở chúng em về vấn đề giữ gìn vệ sinh các nhân, vệ sinh môi trường lớp học và không có đánh

giá, xếp loại bằng cách cho điểm”.

5. Phỏng vấn PHHS

Qua phỏng vấn với PHHS, họ cho biết bản thân thỉnh thoảng được GV chủ nhiệm thông báo về hoạt động GDMT của HS trong ngày ra quân Chủ nhật Xanh – sạch – Đẹp, trong hoạt động sinh hoạt dưới cờ”, đồng thời, Nhóm PHHS 1 và 2 cho biết họ cũng được GVCN mời tham gia hoạt động dã ngoại, trải nghiệm tại vườn rau sinh thái Hòa Phong, vườn sinh thái Đức Trí… Qua đó, PHHS cùng GV quản lí HS, hướng dẫn HS ý thức về bảo vệ môi trường”.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/02/2024