Tỷ Trọng Dư Nợ Bán Buôn Và Bán Lẻ Tại Bidv Từ Năm 2006-2010


Biểu đồ 2.17: Tỷ trọng dư nợ bán buôn và bán lẻ tại BIDV từ năm 2006-2010


- Dư nợ bán lẻ - Dư nợ bán buôn



90.8%


86.0%


89.2%


90.0%


88.3%


9.2%

14.0%

10.8%

10.0%

11.7%

2006 2007 2008 2009 2010



Nguồn: Báo cáo công tác tín dụng từ năm 2006 – 2010 [25] Nhìn chung, tổng dư nợ của BIDV tăng trưởng khá cao trong giai đoạn 2006 – 2010 (năm 2007 tăng 34%, năm 2009 tăng 29% và năm 2010 tăng 28%, ngoại trừ năm 2008 có tốc độ tăng trưởng thấp nhất 23% là do chịu ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, tăng trưởng kinh tế bị suy giảm, xuất khẩu giảm sút mạnh, sản xuất gặp nhiều khó khăn). Sự tăng trưởng mạnh mẽ trong hoạt động tín dụng

bán buôn là yếu tố chủ yếu đóng góp vào sự tăng trưởng tín dụng của BIDV.

Dư nợ tín dụng bán buôn có tốc độ tăng trưởng tương đối cao và ổn định qua các năm, với mức tăng trưởng bình quân là 27%. Với truyền thống phục vụ các doanh nghiệp lớn, các dự án trọng điểm của đất nước, hoạt động tín dụng bán buôn là hoạt động trọng tâm của BIDV. Trong giai đoạn 2006 – 2010, nền khách hàng doanh nghiệp ngày càng được mở rộng. Thông qua việc BIDV giữ vai trò đầu mối hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong nước phát triển, giữ vai trò đầu mối thu xếp, tài trợ vốn cho các dự án trọng điểm của Chính phủ. Ngoài việc hợp tác toàn diện với các tập đoàn, tổng công ty lớn, BIDV còn thực hiện vai trò đầu mối thu xếp, tài trợ vốn cho nhiều dự án trọng điểm trong các lĩnh vực: năng lượng, giao thông và tài chính nông thôn. Đến thời điểm 31/12/2010, tổng số lượng khách hàng bán buôn tại BIDV tăng gấp 2.4 lần so với thời điểm 31/12/2006. Trong đó, số khách hàng DNNVV chiếm 59.3%. Điều này phản ánh định hướng hoạt động của BIDV là gia tăng quan hệ với các DNNVV có tình hình hoạt động kinh doanh tốt, tiến tới trở thành một ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam về cung cấp dịch vụ tài chính cho các DNNVV theo đúng chủ trương chính sách trợ giúp phát triển DNNVV của Chính phủ. BIDV không ngừng nghiên cứu phát triển các sản phẩm tín dụng mới, cải thiện sản phẩm hiện có để có thể phục vụ tốt hơn nhu cầu của nhóm


khách hàng này. Bên cạnh gia tăng tín dụng đối với nhóm khách hàng DNNVV, BIDV vẫn khẳng định vai trò là định chế tài chính hàng đầu Việt Nam trong việc tài trợ vốn và cung ứng sản phẩm DVNH đối với các Tập đoàn, Tổng Công ty nắm giữ các ngành kinh tế then chốt. Với vị thế và cơ chế chính sách của BIDV dành cho nhóm khách hàng này, hơn 80 Tập đoàn, Tổng công ty đã xác định BIDV là ngân hàng chủ lực trong việc cung ứng tín dụng và dịch vụ như: Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petro Việt Nam), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel), Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam, Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex)… và hàng loạt các Tập đoàn kinh tế tư nhân lớn như Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, Tập đoàn Vingroup, Tập đoàn Hòa Phát, Công ty Cổ phần Eurowindow… Đồng thời, với thế mạnh trong việc tài trợ các dự án đầu tư lớn, BIDV đã và đang được tín nhiệm giao phó tài trợ nhiều dự án quan trọng cấp quốc gia có tầm ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của kinh tế Việt Nam như nhà máy nhiệt điện Hải Phòng, Uông Bí; Nhà máy lọc dầu Dung Quất; Thủy điện Sơn La, Lai Châu; Nhà máy xi măng Hoàng Thạch; Dự án đô thị mới Thủ Thiêm…

Dư nợ bán lẻ có tốc độ tăng trưởng bình quân khá cao, BIDV từ lâu đã có thế mạnh và bề dày kinh nghiệm trong cho vay đầu tư phát triển đối với các doanh nghiệp quy mô lớn. Mặc dù, BIDV thực hiện định hướng trở thành một NHBL, BIDV mới thực sự chú trọng đến hoạt động tín dụng bán lẻ 3 năm gần đây, đặc biệt chỉ tới cuối năm 2008, cùng với việc nhận thức tầm quan trọng của việc phát triển hoạt động kinh doanh NHBL là việc chuyển đổi mô hình tổ chức theo TA2, hoạt động tín dụng bán lẻ mới bước đầu được quản lý tách bạch với cơ chế và chính sách riêng. Giai đoạn này cũng chứng kiến sự chuyển đổi của BIDV từ hầu như chỉ có hoạt động tín dụng bán buôn sang phát triển cả hoạt động tín dụng bán lẻ. Trong giai đoạn 2006 – 2010, BIDV đạt tốc độ tăng trưởng tín dụng bán lẻ khá cao, bình quân tăng 30,5%/năm, nâng tỷ trọng dư nợ tín dụng bán lẻ trên tổng dư nợ lên 12.9%, đồng thời BIDV thuộc nhóm 5 NHTM có dư nợ tín dụng bán lẻ lớn nhất trong hệ thống ngân hàng.


Biểu đồ 2.18: So sánh cho vay bán lẻ của BIDV với một số ngân hàng

32,450

30,876

29,930

24,891

23,005

22,163

19,894

18,763

19,449

18,500

17,379

16,372

15,910

15,562

15,558

13,677

11,555

9,3 10,148

96

7,171

7,527

11,300

8,215

7,414

Đơn vị: tỷ đồng


2007


2008


2009


2010


Sacombank ACB BIDV VCB Eximbank Techcombank

Nguồn: Báo cáo hoạt động NHBL năm 2010, báo cáo thường niên các ngân hàng [29]

Biểu đồ 2.19: Tăng trưởng tín dụng bán lẻ giai đoạn 2006 – 2010

Đơn vị: tỷ đồng


35,000

30,000

25,000

20,000

15,000

10,000

5,000

-

29,930

19,894

15,558

15,562

8,573

2006 2007 2008 2009 2010

Nguồn: Bản công bố thông tin của BIDV tháng 12/2011 [24]

Tốc độ tăng trưởng dư nợ bán lẻ luôn tăng trưởng thấp hơn tốc độ tăng trưởng tổng dư nợ. Điều này xuất phát từ nguyên nhân: Hỗ trợ pháp lý trong hoạt động bán lẻ còn thiếu: Quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh của các cá nhân, hộ gia đình còn chưa có quy định cụ thể và kiểm tra giám sát, gây khó khăn cho hoạt động quản lý dòng tiền của khách hàng. Ngoài ra, cũng có nguyên nhân từ phía BIDV tư duy thiết lập quan hệ với khách hàng là TCKT hơn là quan hệ với khách hàng cá nhân do làm


việc với khách hàng bán lẻ sẽ mất nhiều thời gian và công sức hơn để hướng dẫn khách hàng và điều tra nghiên cứu khách hàng.

2.3.2.2. Về chất lượng tín dụng

Có thể nói thành công nhất trong hoạt động tín dụng của BIDV giai đoạn này là công tác xử lý nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng và công tác quản lý rủi ro tín dụng.

Bảng 2.13: Chất lượng tín dụng của BIDV giai đoạn 2006 - 2010


Chỉ tiêu

2006

2007

2008

2009

2010


Kiểm toán quốc tế

- Dư nợ xấu

8,689

4,756

4,183

4.521

5.982

- Tỷ lệ (%)

9.60

3.90

2.75

2.8

2.7

Theo BIDV

- Dư nợ xấu

8,639

3,865

3,066

4,361

5.373

- Tỷ lệ (%)

9.10

3.22

2.01

2.28

2.31

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 271 trang tài liệu này.

Ngân hàng bán buôn và bán lẻ tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam - 16

Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng năm 2006 – 2010 [25]

Biểu đồ 2.20: Dư nợ cho vay và tỷ lệ nợ xấu giai đoạn 2006 - 2010


300,000

250,000

200,000

150,000

100,000

50,000

-

254,192

9.6%

198,979

154,176

93,453

125,596

3.9%

12.0%

10.0%

8.0%

6.0%

2.8%

2.8%

4.0%

2.7%

2.0%

0.0%

2006

2007

2008

2009

2010

Tổng dư nợ (tỷ đ)

Tỷ lệ nợ xấu

Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng năm 2006 – 2010 [25]

Năm 2006, BIDV đã tạo ra bước ngoặt lịch sử, là NHTM đầu tiên xây dựng thành công hệ thống xếp hạng nội bộ và được NHNN chính thức cho phép áp dụng phân loại nợ theo điều 7 Quyết định 493/2005/QĐ – NHNN (đây là phương thức phân loại nợ dựa trên phương pháp định tính kết hợp với định lượng, tiệm cận với thông lệ quốc tế), góp phần đánh giá thực chất hơn chất lượng tín dụng, kiểm soát được nợ xấu, có biện pháp ngăn ngừa và xử lý rủi ro kịp thời.

Ngay sau khi hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ ra đời, các chính sách tín dụng và chính sách khách hàng được thực hiện đồng bộ, theo đó BIDV chỉ mở rộng quan hệ tín dụng với các khách hàng ở nhóm nợ tốt, thu hẹp dần dư nợ ở nhóm khách hàng xấu, đồng thời có kế hoạch giải pháp xử lý nợ xấu quyết liệt, nợ xấu của BIDV được cải thiện đáng kể, từ 9.6% năm 2006 giảm xuống còn 3.9% năm 2007, năm 2008 chỉ còn là


2.75% và năm 2009 là 2.8% và năm 2010 là 2.7% (theo kiểm toán quốc tế). Danh mục tín dụng được rà soát thường xuyên để phát hiện kịp thời các khách hàng có biểu hiện yếu kém về tài chính và có tình hình đột biến có nguy cơ không trả được nợ để chuyển nhóm nợ xấu và đồng thời lên ngay kế hoạch, biện pháp xử lý.

Đồng thời, để tạo nguồn xử lý nợ xấu, trong giai đoạn này BIDV đã phải tập trung nâng cao hiệu quả kinh doanh để trích lập dự phòng rủi ro. Trong 5 năm, BIDV đã dùng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý đưa nợ xấu từ nội bảng sang theo dõi ngoại bảng với số tiền là 8.435 tỷ đồng. BIDV cũng đã thực hiện trích đúng và đủ dự phòng rủi ro, đảm bảo đủ bù đắp khi có rủi ro xảy ra.

Bảng 2.14: Tỷ lệ nợ xấu của khối bán buôn và bán lẻ năm 2006 – 2010

Đơn vị tính: %


Tỷ lệ nợ xấu

2006

2007

2008

2009

2010

Khối bán buôn

2.09

3.22

2.04

2.35

2.61

Khối bán lẻ

2.2

0.8

3.5

2.4

1.8

Nguồn: Báo cáo công tác tín dụng của BIDV năm 2006 – 2010 [25]

Tỷ lệ nợ xấu của khối bán buôn giai đoạn 2006 – 2010 có xu hướng giảm dần do BIDV đã nỗ lực kiểm soát nợ xấu đến từng danh mục khoản vay. Mặc dù trong thời gian này tình hình kinh tế có nhiều biến động ảnh hưởng tới hoạt động tín dụng và chất lượng tín dụng của BIDV, nợ xấu vẫn được kiểm soát.

Chất lượng tín dụng bán lẻ, giai đoạn 2006 – 2010, nhìn chung về số tuyệt đối nợ quá hạn/nợ xấu tăng lên cùng với xu hướng tăng lên về quy mô tín dụng bán lẻ, và duy trì ở mức dưới 3% theo thông lệ quốc tế, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ nợ xấu chung.

2.3.2.3. Cơ cấu tín dụng theo sản phẩm, ngành nghề

Tín dụng bán buôn

Trong số 35 ngành kinh tế đã được phân loại theo hệ thống xếp hạng tín nhiệm nội bộ tại BIDV, giai đoạn 2006 – 2010 khách hàng xây dựng chiếm lớn nhất 30% tổng số khách hàng được xếp hạng, tiếp đến là ngành thương mại công nghiệp nhẹ, hàng tiêu dùng chiếm 25% tổng số khách hàng được xếp hạng. Cơ cấu tín dụng bán buôn chuyển dịch theo hướng tích cực, danh mục cho vay được đa dạng hóa. Các sản phẩm tín dụng của BIDV trên thị trường hiện nay được phát triển tập trung theo 4 hướng: (i) các sản phẩm truyền thống (cho vay ngắn hạn theo món/hạn mức/hạn mức tín dụng dự phòng, cho vay đầu tư dự án, thấu chi, chiết khấu GTCG…), (ii) các sản phẩm tài trợ theo


ngành (xăng dầu, giấy, thức ăn chăn nuôi, xây lắp, thủy điện, đầu tư bất động sản…),

(iii) các sản phẩm tài trợ theo chuỗi (iv) các sản phẩm đặc thù cho mục đích đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo tiện ích cho khách hàng. BIDV đã chuyển dịch hướng cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh và mở rộng cho vay DNNVV. Tỷ trọng cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng dần, từ 56.8% năm 2006 tới 63.51% năm 2010. Công tác quản lý giới hạn tín dụng đối với các ngành nghề kinh doanh đã đạt được những bước tiến quan trọng, đặc biệt là giảm tỷ lệ cho vay xây dựng xuống từ mức 45% năm 2004 thành 27% năm 2010.

Biểu đồ 2.21: Cơ cấu dư nợ tín dụng theo ngành nghề kinh doanh giai đoạn 2006 - 2010

100%


90%

17%

24%

19%

20%

22%

80%


60%

50%

4%

9%

6%

5%

5%

5%

70%

4%

12%

6%

3%

15%

16%

2%

16%

6%

4%

25%

6%

6%

4%

9%

40%

19%

20%

18%

12%

30%

9%

7%

7%

8%

7%

20%


10%

25%

24%

23%

23%

27%

0%

2006

2007

2008

2009

2010

Ngành khác

Khách sạn, nhà hàng


Thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ, môto, xe máy, đồ dùng cá nhân và gia đình Nông, lâm nghiệp

và thủy sản


Công nghiệp khai thác mỏ


Công nghiệp chế biến


Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước


Xây dựng

Nguồn: Bản công bố thông tin BIDV tháng 12/2011 [24]

Việc xây dựng và triển khai các sản phẩm tín dụng đặc thù đã tạo tiền đề cho việc triển khai đánh giá hiệu quả, kiểm soát rủi ro tín dụng toàn hệ thống trên cơ sở đánh giá từng lĩnh vực, từng nhóm khách hàng. Từ đó, là cơ sở cho việc xây dựng định hướng, kế hoạch phát triển tín dụng hợp lý và hiệu quả. Tuy nhiên công tác phát triển các sản phẩm tín dụng đặc thù của BIDV cũng có những hạn chế như: Việc xây dựng


các sản phẩm tín dụng đặc thù hiện nay chủ yếu hướng tới việc quản lý, kiểm soát tốt rủi ro, chưa chú trọng nhiều vào việc đáp ứng nhu cầu khách hàng; Hầu hết sản phẩm tín dụng đặc thù mới xây dựng được cơ chế chính sách, chưa xây dựng được giá bán sản phẩm riêng, do vậy đã là giảm tính linh hoạt khi triển khai sản phẩm; Phần lớn các sản phẩm khi xây dựng chưa xác định được tiêu chí đánh giá hiệu quả sản phẩm và chưa được theo dõi, quản lý một cách thống nhất; Hệ thống sản phẩm tín dụng đặc thù hiện nay của BIDV là khá đa dạng với nhiều sản phẩm đặc trưng gắn với hình ảnh BIDV tiền thân là ngân hàng phục vụ trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, tuy nhiên, so với các ngân hàng khác, BIDV còn thiếu một số sản phẩm tín dụng cơ bản như: Bao thanh toán trong nước, bao thanh toán xuất nhập khẩu và thẻ tín dụng doanh nghiệp.

Tín dụng bán lẻ

Biểu đồ 2.22: Cơ cấu sản phẩm tín dụng bán lẻ tại BIDV 31/12/2010


Cho vay khác 20%

Cho vay hộ kinh doanh 41%

Cho vay cầm cố GTCG 14%

Cho vay nhà ở 25%

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh NHBL năm 2010 [29]

BIDV tập trung 3 sản phẩm chủ yếu (chiếm tới 80% trong dư nợ tín dụng bán lẻ) là cho vay hộ sản xuất kinh doanh (41%) và cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở (25%) và cho vay cầm cố GTCG (14%). Có thể thấy đây là một trong những sản phẩm “thế mạnh” và có tiềm năng phát triển của BIDV. Tuy nhiên, hiện tại BIDV chỉ có duy nhất một sản phẩm phục vụ cho tất cả các mục đích kinh doanh khác nhau. Trong khi đó, các ngân hàng khác đang cung cấp các danh mục sản phẩm với mục đích hỗ trợ kinh doanh khá đa dạng. Điển hình như ACB với 4 sản phẩm: Cho vay trả góp sản xuất kinh doanh, Cho vay sản xuất kinh doanh dịch vụ và Cho vay hỗ trợ phát triển nông nghiệp.

Có thể thấy rằng danh mục sản phẩm tín dụng bán lẻ của BIDV hiện nay chưa thực sự chi tiết và phù hợp với thực trạng nền khách hàng. Vì vậy, sản phẩm chưa có tính cạnh tranh cao so với các sản phẩm cùng loại của các ngân hàng khác trên thị


trường. Bên cạnh đó, BIDV chưa có các sản phẩm tiềm năng mà các ngân hàng khác đang triển khai như: Cho vay mua hàng trả góp (phối hợp với các nhà phân phối lớn về tiêu dùng),… Các sản phẩm cho vay cá nhân của BIDV chưa ứng dụng công nghệ hiện đại (đơn vay vốn trực tuyến, tư vấn online, qua điện thoại…) nên chưa thuận tiện, chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng một cách nhanh chóng, kịp thời.

Mặc dù, BIDV có lịch sử không lâu dài về cho vay đối tượng khách hàng bán lẻ. Nhưng cũng như các sản phẩm tín dụng bán lẻ khác, nhờ mạng lưới kênh phân phối rộng lớn và vị thế trong hoạt động bán buôn, BIDV chắc chắn sẽ giữ thị phần đáng kể trên thị trường tín dụng bán lẻ trong thời gian sắp tới.

2.3.3. Dịch vụ thanh toán

Dịch vụ thanh toán (bao gồm cả thanh toán trong nước và quốc tế), đây là dòng sản phẩm chủ lực đem lại nguồn thu lớn nhất trong tổng thu nhập từ hoạt động dịch vụ của BIDV chiếm 31.8%/năm, qua 5 năm 2006 – 2010 tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 29%/năm. BIDV đứng thứ 2 trong số các NHTMNN (sau Agribank, trên Vietinbank). Hiện BIDV đã thực hiện thành công dự án hiện đại hóa, quản lý dữ liệu tập trung, xử lý giao dịch trực tuyến và được đánh giá là ngân hàng có hệ thống công nghệ ngân hàng hiện đại nhất Việt Nam. Kết hợp với mạng lưới rộng thì dịch vụ thanh toán của BIDV thực sự có ưu thế so với đối thủ cạnh tranh. Với ưu thế về mạng lưới chi nhánh rộng khắp trên toàn quốc, danh mục sản phẩm đa dạng, phong phú với chi phí thấp, tốc độ nhanh và độ an toàn cao, ngày càng có nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán của BIDV. Đồng thời, BIDV cũng được lựa chọn là ngân hàng cung cấp dịch vụ thanh toán cho cả hai sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và Hồ Chí Minh, và là ngân hàng quyết toán cho BankNet trong dịch vụ thanh toán bù trừ thẻ nội địa.

Biểu đồ 2.23: Thu nhập từ hoạt động thanh toán giai đoạn 2006 – 2010

800

700

600

500

400

300

200

100

0

2006

2007

2008

2009

2010

Đơn vị: tỷ đồng


766


645





449



323




226




















Nguồn: Bản công bố thông tin của BIDV tháng 12/2011 [24]

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/11/2022