One-Sample Test
Test Value = 0 | ||||||
t | df | Sig. (2- tailed) | Mean Difference | 95% Confidence Interval of the Difference | ||
Lower | Upper | |||||
Cau 7.1 | 81.649 | 299 | .000 | 2.853 | 2.78 | 2.92 |
Cau 7.2 | 104.394 | 299 | .000 | 3.080 | 3.02 | 3.14 |
Cau 7.3 | 101.135 | 299 | .000 | 2.980 | 2.92 | 3.04 |
Cau 7.4 | 117.077 | 299 | .000 | 3.080 | 3.03 | 3.13 |
Cau 7.5 | 148.671 | 299 | .000 | 3.100 | 3.06 | 3.14 |
Cau 7.6 | 119.800 | 299 | .000 | 3.200 | 3.15 | 3.25 |
Cau 7.7 | 124.154 | 299 | .000 | 3.227 | 3.18 | 3.28 |
Cau 7.8 | 95.870 | 299 | .000 | 3.093 | 3.03 | 3.16 |
Cau 7.9 | 106.292 | 299 | .000 | 3.153 | 3.09 | 3.21 |
Có thể bạn quan tâm!
- Xin Anh, Chị Vui Lòng Cho Biết Ý Kiến Của Mình Về Sự Cần Thiết Và Tính Khả Thi Của Các Biện Pháp Quản Lí Hoạt Động Gdmt Cho Hs Ở Các Trường Tiểu Học
- Quản lí hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường tiểu học tại thành phố Đà Nẵng - 31
- Quản lí hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường tiểu học tại thành phố Đà Nẵng - 32
- Các Kế Hoạch Phối Hợp (Sau Thực Nghiệm) Kế Hoạch Phối Hợp Giữa Nhà Trường – Gia Đình –
- Số Liệu Spss (Phần Biện Pháp)
- Quản lí hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường tiểu học tại thành phố Đà Nẵng - 36
Xem toàn bộ 313 trang tài liệu này.
Bootstrap for One-Sample Test
Mean Difference | Bootstrapa | |||||
Bias | Std. Error | Sig. (2- tailed) | 95% Confidence Interval | |||
Lower | Upper | |||||
Cau 7.1 | 2.853 | .000 | .035 | .001 | 2.783 | 2.923 |
Cau 7.2 | 3.080 | -.001 | .029 | .001 | 3.020 | 3.133 |
Cau 7.3 | 2.980 | .000 | .029 | .001 | 2.923 | 3.037 |
Cau 7.4 | 3.080 | .000 | .027 | .001 | 3.030 | 3.137 |
Cau 7.5 | 3.100 | .000 | .021 | .001 | 3.060 | 3.143 |
Cau 7.6 | 3.200 | .000 | .028 | .001 | 3.147 | 3.263 |
Cau 7.7 | 3.227 | -.001 | .027 | .001 | 3.177 | 3.283 |
Cau 7.8 | 3.093 | .001 | .033 | .001 | 3.030 | 3.163 |
Cau 7.9 | 3.153 | .001 | .030 | .001 | 3.093 | 3.210 |
a. Unless otherwise noted, bootstrap results are based on 1000 bootstrap samples
Case Processing Summary
N | % | ||
Cases | Valid | 300 | 100.0 |
Excludeda | 0 | .0 | |
Total | 300 | 100.0 |
a. Listwise deletion based on all variables in the procedure.
Reliability Statistics
N of Items | |
.847 | 9 |
Item-Total Statistics
Scale Mean if Item Deleted | Scale Variance if Item Deleted | Corrected Item- Total Correlation | Cronbach's Alpha if Item Deleted | |
Cau7.1 | 24.91 | 7.651 | .288 | .866 |
Cau7.2 | 24.69 | 6.945 | .659 | .821 |
Cau7.3 | 24.79 | 7.272 | .527 | .835 |
Cau7.4 | 24.69 | 7.681 | .433 | .844 |
Cau7.5 | 24.67 | 7.608 | .624 | .829 |
Cau7.6 | 24.57 | 7.082 | .685 | .819 |
Cau7.7 | 24.54 | 7.072 | .713 | .817 |
Cau7.8 | 24.67 | 6.923 | .594 | .828 |
Cau7.9 | 24.61 | 6.860 | .690 | .817 |
DANH SÁCH CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THAM GIA KHẢO SÁT
TÊN TRƯỜNG | |
01 | Trường Tiểu học Núi Thành (Phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu) |
02 | Trường Tiểu học Bế Văn Đàn (Phường Hòa Khê, quận Thanh Khê) |
03 | Trường Tiểu học Lê Đình Chinh (Phường Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn) |
04 | Trường Tiểu học Bùi Thị Xuân (Phường Hòa An, quận Liên Chiểu) |
05 | Trường Tiểu học Hòa Phước (Xã Hòa Phước, huyện Hòa Vang) |
06 | Trường Tiểu học Trần Thị Lí (Phường Thanh Bình, quận Hải Châu) |
07 | Trường Tiểu học Trần Quang Diệu (Phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn) |
08 | Trường Tiểu học Tây Hồ (Phường Phước Ninh, quận Hải Châu) |
09 | Trường Tiểu học Nguyễn Du (Phường Hòa Thuận Đông, quận Hải Châu) |
10 | Trường Tiểu học Huỳnh Ngọc Huệ (Phường Thạc Gián, quận Thanh Khê) |
11 | Trường Tiểu học Hoàng Duy Khương (P. Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ) |
12 | Trường Tiểu học Hòa Phú (Hòa Thọ, Hòa Phú, huyện Hòa Vang) |
13 | Trường Tiểu học Phan Đăng Lưu (P. Hòa cường Bắc, quận Hải Châu) |
DANH SÁCH ĐƠN VỊ THỰC NGHIỆM
Tên trường, đơn vị | |
1 | Trường Tiểu học Phan Đăng Lưu (Phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu) |
2 | Trường Tiểu học Hoàng Duy Khương (Phường Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ) |
3 | Trường Tiểu học Huỳnh Ngọc Huệ (Phường Hòa An, quận Thanh Khê) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN XIN THỰC NGHIỆM
Kính gửi: Trưởng phòng Phòng Giáo dục & Đào tạo Hải Châu, Thanh Khê, Cẩm Lệ
Ban giám hiệu trưởng tiểu học Phan Đăng Lưu, Hoàng Duy Khương, Huỳnh Ngọc Huệ
Tôi tên là Trần Thị Thúy Hà, hiện đang là Nghiên cứu sinh trường Đại học sư phậm thành phố Hồ Chí Minh.
Hiện nay tôi đang nghiên cứu đề tài “Quản lí hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường tiểu học tại thành phố Đà Nẵng. Được sự quan tâm của quý thầy/cô, chúng tôi đã hoàn thành việc khảo sát đánh giá thực trạng hoạt động GDMT và quản lí HHGDMT cho học sinh ở các trường tiểu học tại TP Đà Nẵng.
Đồng thời, chúng tôi đã xây dựng và đề xuất được hệ thống các biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả quản lí HĐGDMT cho học sinh ở các trường tiểu học tại TP Đà Nẵng. Nhằm đánh giá tính hiệu quả của biện pháp đề xuất, chúng tôi dự kiến tiến hành thực nghiệm tại 3 trường TH Phan Đăng Lưu, Hoàng Duy Khương, Huỳnh Ngọc Huệ thuộc 3 Phòng GD & ĐT Hải Châu, Thanh Khê, Cẩm Lệ.
Vì vậy, chúng tôi rất mong nhận được sự quan tâm và đồng thuận của quý cấp để chúng tôi có thể hoàn thành được mục đích nghiên cứu của mình. Chúng tôi xin gửi kèm theo kế hoạch tổ chức thực nghiệm để quý Phòng và quý trường được biết và hỗ trợ cho chúng tôi trong suốt quá trình thực nghiệm tại trường.
Xin trân trọng cảm ơn quý cấp!
Hải Châu, ngày 20 tháng 7 năm 2020 Kính đơn
Trần Thị Thúy Hà
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Đà Nẵng, ngày 15 tháng 7 năm 2020
KẾ HOẠCH
Thực nghiệm biện pháp quản lí hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường tiểu học tại TP Đà Nẵng
Thực hiện mục đích nghiên cứu, chúng tôi xây dựng kế hoạch tổ chức thực nghiệm tại 3 trường tiểu học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng nhằm kiểm nghiệm tính hiệu quả của biện pháp quản lí, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác GDMT cho HS ở các trường tiểu học tại Thành phố Đà Nẵng.
Chúng tôi xây dựng kế hoạch tổ chức thực nghiệm biện pháp quản lí “Đẩy mạnh công tác phối hợp giữa nhà trường với các LLGD ngoài nhà trường trong HĐGDMT cho HS ở trường tiểu học tại thành phố Đà Nẵng” với những nội dung cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Nhằm xác định tính hiệu quả của biện pháp thực nghiệm đối với công tác quản lí HĐGDMT cho HS ở trường tiểu học tại TP Đà Nẵng.
Qua thực nghiệm, cải thiện được nhận thức, nhu cầu, thái độ của các LLGD trong công tác phối hợp HĐGDMT cho HS; cải thiện kĩ năng tổ chức xây dựng và triển khai kế hoạch phối hợp cũng như kĩ năng vận hành các nguồn lực từ công phối hợp các LLGD.
Kết hợp giữa nội dung tập huấn, bồi dưỡng với việc tổ chức trao đổi kinh nghiệm từ hoạt động thực tiễn của CBQL, giáo viên, NV, PHHS và Chính quyền địa phương nhằm nâng cao hiệu quả công tác GDMT cho HS nhà trường.
II. NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG VÀ SỐ LƯỢNG THỰC NGHIỆM
1. Thực nghiệm (Thử nghiệm) giải pháp
Để đánh giá tính hiệu quả của các biện pháp đề xuất trong quản lí HĐGDMT cho HS ở các trường tiểu học tại thành phố Đà Nẵng thì cần tiến hành thực nghiệm. Song do điều kiện, NCS chỉ chọn biện pháp 5 để tiến hành thực nghiệm. Việc chọn biện pháp 5 “Đẩy mạnh công tác phối hợp giữa nhà trường với các LLGD ngoài nhà trường trong HĐGDMT cho HS ở trường tiểu học tại thành phố Đà Nẵng” để thực nghiệm vì đây được xem như biện pháp có tính đột phá trong hệ thống các biện pháp đề xuất. Đồng thời, HĐGDMT cho học sinh tiểu học là hoạt động giáo dục mang tính thường xuyên, liên tục, diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi. Vì vậy, ngoài sự tham gia giáo dục của nhà trường, cần có sự phối hợp tham gia giáo dục của gia đình và xã hội để việc HĐGDMT cho HS đạt hiệu quả cao hơn.
2. Mục đích thực nghiệm
Kết quả của thử nghiệm nhằm chứng minh hiệu quả và tính khả thi của giải pháp 5 “Đẩy mạnh công tác phối hợp giữa nhà trường với các LLGD ngoài nhà trường trong HĐGDMT cho HS ở trường tiểu học tại thành phố Đà Nẵng””.
2. Nội dung thực nghiệm
- Thực nghiệm biện pháp quản lí “Đẩy mạnh công tác phối hợp giữa nhà trường với các LLGD ngoài nhà trường trong HĐGDMT cho HS ở trường tiểu học tại thành phố Đà Nẵng” tại 3 trường tiểu học với các nội dung chính sau:
- Tầm quan trọng, nhu cầu và thái độ trong phối hợp giữa Nhà trường – Gia đình
– Chính quyền địa phương trong HĐGDMT cho HS ở trường tiểu học;
- Tổ chức xây dựng kế hoạch phối hợp giữa Nhà trường – Gia đình – Chính quyền địa phương trong HĐGDMT cho HS ở trường tiểu học;
- Triển khai thực hiện kế hoạch phối hợp giữa Nhà trường – Gia đình – Chính quyền địa phương trong HĐGDMT cho HS ở trường tiểu học.
4. Đối tượng, địa bàn và thời gian thực nghiệm
a. Đối tượng thực nghiệm:
Nhóm 1 gồm: CBQL, GV, NV nhà trường (144 người)
+ Ban giám hiệu: 9 người (Mỗi trường 3 người)
+ Giáo viên: 126 người (Mỗi trường 42 người)
+ Nhân viên: 9 người (Mỗi trường 3 người)
Nhóm 2 gồm: PHHS và chính quyền địa phương (255 người)
+ PHHS: 225 người (Mỗi trường 75 người, là BDD PHHS các lớp)
+ Lãnh đạo địa phương: 30 người (Mỗi phường 10 người)
b. Địa bàn và thời gian thực nghiệm
- Thực nghiệm: Dự kiến từ tháng 9 năm 2020 đến tháng 12 năm 2020.
- Địa bàn thực nghiệm: tại 3 trường Tiểu học (TH Phan Đăng Lưu – Quận Hải Châu, TH Hoàng Duy Khương – Quận Cẩm Lệ, TH Huỳnh Ngọc Huệ - Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng).
III. QUY TRÌNH THỰC NGHIỆM
1. Chuẩn bị thực nghiệm
Bước 1: Lập kế hoạch thực nghiệm
Nghiên cứu sinh lập kế hoạch thực nghiệm, báo cáo Phòng Giáo dục và Đào tạo 3 quận về kế hoạch thực nghiệm để xin ý kiến phê duyệt.
Nghiên cứu sinh báo cáo Ban giám hiệu, các đoàn thể và giáo viên cốt cán trong 3 trường tham gia thực nghiệm về kế hoạch thực nghiệm và xin ý kiến đồng thuận của nhà trường.
Nghiên cứu sinh xây dựng bộ công cụ khảo sát, chuẩn bị đầy đủ các tài liệu tuyên truyền, xây dựng dự thảo kế hoạch phối hợp xin ý kiến chuyên gia. Sau đó trao đổi, thống nhất với nhà trường để đưa vào thực nghiệm.
Bước 2: Tổ chức tập huấn
Nghiên cứu sinh thông qua nhà trường tổ chức báo cáo những nội dung cơ bản về lí luận vấn đề nghiên cứu, đề xuất các biện pháp và thống nhất tiến trình, quy trình tổ chức thực nghiệm.
Nghiên cứu sinh thông qua nhà trường tổ chức tham vấn những vấn đề cơ bản về nguyên lí, nguyên tắc, phương pháp và các điều kiện liên quan đến quản lí, tổ chức, đánh giá HĐGDMT và hoạt động thực nghiệm trên cơ sở mục tiêu vấn đề nghiên cứu đã đề xuất.
2. Tiến hành thực nghiệm
Bước 1: Kiểm tra các điều kiện tổ chức thực nghiệm
Đề nghị các trường dự thảo kế hoạch phối hợp trong HĐGDMT cho HS ở trường trên cơ sở văn bản chỉ đạo của các cấp.
Hỗ trợ trường xác định và phân công nhiệm vụ cho các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường theo chức năng, vai trò và trách nhiệm của các bên liên quan.
Xác thực các điều kiện về nguồn cung giáo dục (nhân lực, vật lực, tài lực) của nhà trường đảm bảo tổ chức thử nghiệm dựa trên các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục môi trường và mục tiêu vấn đề nghiên cứu.
Phối hợp với nhà trường đo kết quả đầu vào theo tiêu chí đánh giá trên các mục tiêu thực nghiệm.
Bước 2: Khảo sát trước thực nghiệm
a. Tiến hành khảo sát trước thực nghiệm
- Thời gian khảo sát: Dự kiến Tuần thứ 2 của tháng 9 năm 2020.
- Mục đích và nội dung khảo sát: Thu thập kết quả về tầm quan trọng, nhu cầu, thái độ phối hợp của CBQL, GV, NV, PHHS và chính quyền địa phương trong HĐGDMT cho HS ở trường tiểu học; kết quả tổ chức xây dựng kế hoạch phối hợp và triển khai kế hoạch phối hợp giữa Nhà trường – Gia đình – Chính quyền địa phương trong HĐGDMT cho HS ở trường tiểu học với các nội dung liên quan đến biện pháp đề xuất trước thực nghiệm.
- Công cụ khảo sát: xây dựng bộ phiếu hỏi dành riêng cho 2 nhóm đối tượng (Nhóm 1 gồm CBQL – GV, NV; Nhóm 2 gồm PHHS – Chính quyền địa phương).
- Cách thức tiến hành: Thông qua lãnh đạo nhà trường để phát phiếu khảo sát cho các đối tượng và thu phiếu về xử lí.
b. Kết quả khảo sát trước thực nghiệm
Kết quả trước thực nghiệm không đạt mục tiêu nên NCS tổ chức tác động để cải thiện các kết quả đưa ra đối với việc áp dụng biện pháp 5 tại 3 trường thực nghiệm.
Bước 3: Tiến hành thực nghiệm
a. Tác động trước khi thực nghiệm
b. Khảo sát kết quả sau tác động
- Thời gian khảo sát: Dự kiến Tuần thứ 2 của tháng 11 năm 2021.
- Mục đích và nội dung khảo sát: Thu thập kết quả về tầm quan trọng, nhu cầu, thái độ phối hợp của CBQL, GV, NV, PHHS và chính quyền địa phương trong HĐGDMT cho HS ở trường tiểu học; kết quả tổ chức xây dựng kế hoạch phối hợp