3.9 Các tham số hàm sinh trưởng của bò Lai Sind, F1 (Brahman ×
Lai Sind) và F1 (Charolais × Lai Sind) 89
3.10 Tuổi, khối lượng và tăng khối lượng tuyệt đối tại điểm uốn 91
3.11 Tăng khối lượng của bò nuôi vỗ béo từ 18 đến 21 tháng tuổi 96
3.12 Hiệu quả sử dụng thức ăn của bò nuôi vỗ béo từ 18 đến 21
tháng tuổi 98
3.13 Hiệu quả kinh tế nuôi vỗ béo bò lai hướng thịt từ 18 đến 21
tháng tuổi 99
3.14 Tăng khối lượng bò nuôi vỗ béo từ 21 đến 24 tháng tuổi 100
3.15 Hiệu quả sử dụng thức ăn bò nuôi vỗ béo 21 -24 tháng tuổi 103
3.16 Hiệu quả kinh tế bò nuôi vỗ béo bò từ 21 đến 24 tháng tuổi 104
3.17 Thành phần thân thịt của bò lai hướng thịt 105
3.18 Thành phần hóa học thịt của bò lai hướng thịt 108
3.19 Giá trị pH của cơ dài lưng ở các thời điểm sau giết thịt 109
3.20 Màu sắc của thịt bò ở các thời điểm khác nhau sau giết thịt 113
3.21 Tỷ lệ mất nước tại các thời điểm bảo quản và chế biến 117
3.22 Độ dai của thịt ở các thời điểm sau khi giết thịt (N) 118
DANH MỤC HÌNH
Tên hình | Trang | |
3.1 | Tăng khối lượng của bò lai hướng thịt nuôi trong nông hộ | 64 |
3.2 | Tăng khối lượng của bò lai hướng thịt nuôi theo dõi | 65 |
3.3 | Đường cong sinh trưởng hàm Gompertz bò Lai Sind NNH | 92 |
3.4 | Đường cong sinh trưởng hàm Gompertz F1(Bra × LS) NNH | 92 |
3.5 | Đường cong sinh trưởng hàm Gompertz F1(Char × LS)NNH | 93 |
3.6 | Đường cong sinh trưởng hàm Gompertz Lai Sind NTD | 93 |
3.7 | Đường cong sinh trưởng hàm Gompertz F1(Bra × LS) NTD | 94 |
3.8 | Đường cong sinh trưởng hàm Gompertz F1(Bra × LS) NTD | 94 |
3.9 | Tăng khối lượng của bò nuôi vỗ béo từ 18 đến 21 tháng tuổi | 97 |
3.10 | Tăng khối lượng của bò nuôi vỗ béo từ 21đến 24 tháng tuổi | 101 |
3.11 | Biến đổi pH của thịt bò | 111 |
Có thể bạn quan tâm!
- Khả năng sinh trưởng, sản xuất thịt của bò lai sind, F1 brahman × lai sind và F1 charolais × lai sind nuôi tại Đăk Lăk - 1
- Một Số Giống Bò Được Sử Dụng Trong Nghiên Cứu
- Một Số Chỉ Tiêu Và Phương Pháp Đánh Giá Khả Năng Sinh Trưởng Và Cho Thịt Của Bò
- Chất Lượng Thịt Và Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Chất Lượng Thịt Bò
Xem toàn bộ 170 trang tài liệu này.
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, chăn nuôi bò ở nước ta phát triển mạnh, cung cấp nguồn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng cho xã hội, cung cấp phân bón và sức kéo cho sản xuất nông nghiệp, tăng thu nhập cho người dân nông thôn. Theo số liệu thống kê của Cục Chăn nuôi (2007)[16] đàn bò ở nước ta có 6.724.703 con, phân bố ở các tỉnh Tây Nguyên 763.317 con chiếm 11,25% tổng đàn bò cả nước. Riêng ở tỉnh Đăk Lăk, số lượng bò tăng nhanh: từ
197.000 năm 2004 lên 221.668 con năm 2007, trong đó bò Lai Sind chiếm 34,23%. Theo kế hoạch đến năm 2010, đàn bò của tỉnh đạt 370.000 con, tỷ lệ bò lai đạt 40%, tốc độ tăng đàn hàng năm đạt 5 - 6%.
Đăk Lăk có diện tích 13.085 km2, chiếm 3,9% diện tích tự nhiên của cả
nước. Đất dành cho lâm nghiệp 602.479,94 ha; đất chưa sử dụng 136.362,01 ha (Chi cục thống kê Đăk Lăk, (2007)[15]. Địa hình Đăk Lăk có độ cao trung bình 500 - 700 m, địa hình cao nguyên bằng phẳng nằm ở giữa tỉnh chiếm 53% diện tích, núi cao chiếm 35%, đất vùng trũng chiếm 12%, phần lớn đất đai tự nhiên là đất đỏ bazan thuận lợi cho việc phát triển cây công nghiệp như Cà Phê, Cao Su, Bông vải…. Đây cũng là một tỉnh có diện tích đồng cỏ lớn, thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi bò thịt hàng hóa và đã hình thành nhiều vùng chăn nuôi chuyên canh.
Hiện nay, chăn nuôi bò thịt đã trở thành một ngành chuyên môn hóa khá cao. Khai thác tối đa tiềm năng di truyền của con vật, sử dụng các phương thức chăn nuôi hợp lý, nắm chắc thị trường tiêu thụ là những hướng đi cơ bản của sản xuất bò thịt. Sản phẩm thịt bò có tỷ lệ protein cao, thơm ngon, màu sắc đẹp, thịt mềm, phù hợp thị hiếu của người tiêu dùng đang được chú trọng trong chăn nuôi bò thịt.
Trong nhiều năm qua, chúng ta đã tiến hành cải tạo đàn bò Vàng theo hướng nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Chương trình “Sind hóa” được coi là bước đi đầu nhằm giải quyết sức kéo và tạo nền cho việc lai tạo tiếp theo. Bò Lai Sind mới tăng được lượng thịt khoảng 5% so với bò địa phương (Lê Viết Ly, 1995)[26], các nghiên cứu thăm dò cho lai giữa các giống bò thịt với bò Lai Sind được bắt đầu từ 1975 - 1978, 1982 do Viện Chăn nuôi chủ trì tại các Nông trường Đồng Giao (Ninh Bình), Hà Tam (Gia Lai - Kon Tum), Bình Định và vùng phụ cận Hà Nội. Các nghiên cứu lai kinh tế bò thịt ở các địa phương khác nhau trong cả nước đã xác định được một số cặp lai sinh trưởng tốt, năng suất thịt cao, chất lượng thịt tốt hơn bò địa phương. Ví dụ F1(Drought Master × Lai Sind), F1(Brahman × Lai Sind), F1(Simmental × Lai Sind).
Đăk Lăk có các điều kiện tự nhiên phù hợp với phát triển chăn nuôi bò
thịt. Tuy nhiên, các giống bò nuôi thịt chủ yếu là các giống bò địa phương và bò Lai Sind. Do vậy việc đưa các giống bò thịt có năng suất cao vào địa bàn tỉnh Đăk Lăk và sử dụng chúng phối giống với bò cái Lai Sind để tạo bò lai hướng thịt là một đòi hỏi cấp bách nhằm nâng cao năng suất, cải thiện chất lượng thịt và mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho người chăn nuôi bò thịt. Xuất phát từ đòi hỏi trên chúng tôi tiến hành đề tài:
“Khả năng sinh trưởng, sản xuất thịt của bò Lai Sind, F1 (Brahman
× Lai Sind) và F1 (Charolais × Lai Sind) nuôi tại Đăk Lăk”.
2 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm đánh giá và so sánh khả năng sinh trưởng, cho thịt, chất lượng thịt của bò Lai Sind và hai tổ hợp lai giữa tinh bò đực Brahman, Charolais với bò cái Lai Sind, đồng thời cải thiện năng suất và chất lượng thịt của các nhóm bò này bằng biện pháp nuôi vỗ béo.
3 Đóng góp khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1 Đóng góp khoa học của luận án
* Phân tích được các tính trạng năng suất chủ yếu của bò Lai Sind, F1(Brahman × Lai Sind) và F1 (Charolais × Lai Sind) nuôi tại Đăk Lăk.
* Xác định chất lượng thịt theo các tiêu chí màu sắc, độ dai, độ pH, tỷ
lệ mất nước bảo quản, tỷ lệ mất nước chế biến đối với thịt bò.
* Sử dụng hàm Gompertz mô hình hóa quá trình sinh trưởng của các nhóm bò lai nói trên ứng dụng vào trong lai giống và nuôi dưỡng bò thit.
3.2 Ý nghĩa thực tiễn của luận án
- Đánh giá được khả năng sinh trưởng, sản xuất thịt của bò Lai Sind, F1(Brahman × Lai Sind), F1 (Charolais × Lai Sind) nuôi tại Đăk Lăk.
- Góp phần phát triển vùng sản xuất bò thịt chất lượng cao.
- Góp phần vào giảng dạy các môn học liên quan cho ngành Chăn nuôi Thú y.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1 Cơ sở lý thuyết của vấn đề nghiên cứu
1.1.1 Tính trạng số lượng và sự di truyền tính trạng số lượng
1.1.1.1 Tính trạng số lượng
Tính trạng số lượng được gọi là tính trạng đo lường vì sự nghiên cứu của chúng phụ thuộc vào sự đo lường. Tuy nhiên có một số tính trạng mà giá trị của nó thu được bằng cách đếm như số con đẻ trong một lứa, số trứng đẻ trong một chu kỳ... vẫn được coi là tính trạng số lượng. Phần lớn các tính trạng có giá trị kinh tế của vật nuôi đều là tính trạng số lượng, hầu như các thay đổi trong tiến trình tiến hóa của sinh vật là sự thay đổi của tính trạng số lượng. Tính trạng số lượng có các đặc trưng sau:
+ Tính trạng số lượng biến thiên liên tục;
+ Phân bố tần suất giá trị của tính trạng số lượng là phân bố chuẩn;
+ Là tính trạng do nhiều gen điều khiển, mỗi gen có một tác động nhỏ;
+ Chịu tác động rất lớn của các yếu tố ngoại cảnh.
1.1.1.2 Sự di truyền của tính trạng số lượng
Di truyền học số lượng vẫn lấy các quy luật di truyền của Mendel làm cơ sở, nhưng do đặc điểm riêng của tính trạng số lượng so với tính trạng chất lượng, nên phương pháp nghiên cứu của di truyền học số lượng khác với phương pháp nghiên cứu của di truyền học Mendel.
Ở các đời lai, tính trạng số lượng không phân ly theo một tỷ lệ nhất định, kết quả đó hầu như đối lập với quy luật di truyền Mendel. Do vậy nhiều nhà nghiên cứu di truyền trước đây cho rằng sự di truyền tính trạng số lượng không tuân theo quy luật di truyền Mendel. Đến năm 1908 các công trình
nghiên cứu của Nilsson - Ehle mới xác định được tính trạng số lượng biến thiên liên tục và di truyền theo đúng quy luật của tính trạng chất lượng có biến dị gián đoạn, tức là các định luật cơ bản về di truyền của Meldel (trích theo Trần Đình Miên và Cs 1994)[34]. Bộ phận di truyền liên quan tới các tính trạng số lượng được gọi là di truyền học số lượng hoặc di truyền sinh trắc hay di truyền thống kê. Do đặc trưng của tính trạng số lượng nên phương pháp nghiên cứu di truyền số lượng khác với phương pháp nghiên cứu di truyền chất lượng:
+ Đối tượng nghiên cứu không dừng lại ở mức độ cá thể mà phải mở rộng ở mức độ quần thể bao gồm các nhóm cá thể.
+ Sự sai khác giữa các cá thể không thể chỉ là sự phân loại mà phải có sự đo lường từng cá thể.
Cơ sở di truyền tính trạng số lượng được thiết lập bởi các công trình nghiên cứu của Fisher (1918)[89]; Wright (1926); Haldane (1932); (trích theo Nguyễn Văn Thiện, 1995)[54], Đặng Vũ Bình (2002)[4]. Để giải thích sự di truyền tính trạng số lượng Nilsson-Ehle (1908) đã đưa ra giả thuyết đa gen với nội dung sau: Tính trạng số lượng chịu tác động của nhiều cặp gen, phương thức di truyền của các cặp gen này tuân theo các quy luật cơ bản của di truyền: như sự phân ly, tổ hợp và liên kết... Mỗi gen thường có tác dụng nhỏ đối với các tính trạng kiểu hình, nhưng nhiều gen có giá trị cộng gộp lớn hơn. Tác dụng của các gen khác nhau trên cùng một tính trạng có thể cộng gộp hoặc không công gộp. Ngoài ra còn có thể có các kiểu tác động ức chế khác nhau giữa các gen nằm ở các locus khác nhau.
Trong thực tế nếu biết được chính xác số lượng gen quyết định tính trạng số lượng có thể đề ra các phương pháp trực tiếp nghiên cứu các tính trạng số lượng đó.
Theo Morgan (1911), Wright (1933) (trích theo Phan Cự Nhân (1977)[37], quá trình hình thành tính trạng của gia súc không những chịu sự chi phối của các gen mà còn chịu sự chi phối rất lớn của điều kiện môi trường.
Giá trị của một tính trạng (giá trị kiểu hình) biểu thị thông qua giá trị kiểu gen và sai lệch môi trường:
P = G + E
Trong đó: P: Giá trị kiểu hình
G: Giá trị kiểu gen
E : Sai lệch môi trường.
Sai lệch của môi trường của một quần thể bằng không, do đó giá trị trung bình kiểu hình bằng giá trị trung bình kiểu gen. Giá trị kiểu gen của tính trạng số lượng do nhiều gen có hiệu ứng nhỏ cấu tạo thành, các gen có hiệu ứng riêng biệt rất nhỏ, nhưng khi tập hợp nhiều gen sẽ có ảnh hưởng rõ rệt tới tính trạng nghiên cứu.
Phân tích giá trị của tính trạng số lượng cho thấy muốn cải tiến năng suất của vật nuôi cần phải tác động cải tiến di truyền (G) bằng cách tác động vào hiệu ứng cộng gộp thông qua các biện pháp chọn lọc. Tác động vào các hiệu ứng trội và át chế bằng các biện pháp tạp giao. Tác động về mặt môi trường bằng cách cải tiến điều kiện chăn nuôi, nâng cao chất lượng thức ăn, cải tiến chuồng trại và các điều kiện môi trường, tăng cường các biện pháp thú y.
Theo Johanson (1968)[102], tính trạng số lượng thể hiện bằng các giá trị đo lường và được xác định bằng các tham số riêng. Theo Nguyễn Văn Thiện (1995)[54] khi nghiên cứu di truyền các tính trạng số lượng người ta thường dùng các tham số thống kê mô tả cũng như xác định các mối tương quan, phụ thuộc tuyến tính.